phát triển Luật Nhân đạo quốc tế tại Geneva (1974 -1977) nhưng sau đó được Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế định nghĩa:
* Bạo loạn nội bộ “là hành động nổi loạn tự phát do một hay nhiều nhóm tổ chức chống lại nhà cầm quyền do tồn tại tình trạng căng thẳng trong nội bộ quốc gia hoặc trong quá trình đó xảy ra bạo lực và chính phủ buộc phải sử dụng lực lượng cảnh sát, quân đội để ngăn chặn tình hình này” [45, tr.75]. Hậu quả là số lượng nạn nhân không lớn. Ví dụ cuộc bạo loạn ở Tây Nguyên 10/04/2004, khoảng hàng ngàn đồng bào người dân tộc thiểu số đã dùng máy cày, máy kéo và hàng trăm xe máy, mang theo hung khí, gậy gộc và đá... đã vào các chợ, trường học và nhà dân đập phá và cướp bóc lương thực thực phẩm, xô xát với dân chúng trong vùng và tấn công người thi hành công vụ. Hành động này nhanh chóng kết thúc sau khi có sự can thiệp và trấn an tinh thần của chính phủ, nguyên nhân của cuộc bạo loạn là hầu hết những đồng bào dân tộc tham gia vụ này đều bị dụ dỗ, lôi kéo. Cuộc bạo loạn này chỉ mang tính tự phát do bị dụ dỗ, lôi kéo, số lượng nạn nhân chết không đáng kể.
* Căng thẳng nội bộ “là khái niệm cụ thể chỉ những tình huống cụ thể mà có sự căng thẳng nghiêm trọng (về chính trị, tôn giáo, chủng tộc, kinh tế hoặc xã hội…) mà thường là hậu quả của những cuộc xung đột vũ trang hoặc bạo loạn nội bộ” [45, tr.75]. Những tình huống căng thẳng nội bộ được thể hiện dưới một hoặc nhiều đặc điểm sau: có một số lớn người bị bắt giữ, có một số lớn tù “chính trị”, có thể tồn tại tình trạng giam giữ, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo; có tình trạng tước bỏ những bảo đảm pháp lý cơ bản, bất kể là có tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở quốc gia hay không; có những cáo buộc về các vụ mất tích.
Trong hai trường hợp này Luật Nhân quyền quốc tế sẽ điều chỉnh để bảo vệ quyền cơ bản của những người liên quan đến bạo loạn nội bộ và căng thẳng nội bộ trừ trường hợp xảy ra những hậu quả nghiêm trọng, với số lượng nạn nhân lớn, hoặc đã có dấu hiệu rõ rang chuyển thành một cuộc xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế thì lúc đó Luật Geneva mới áp dụng
Chương 2
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỐN CÔNG ƯỚC GENEVA VỀ VIỆC BẢO HỘ NẠN NHÂN CHIẾN TRANH
2.1. Các nguyên tắc chung
Thứ nhất: Phân biệt giữa thường dân và binh lính, giữa mục tiêu dân sự và mục tiêu quân sự [45, tr.30]:
Nguyên tắc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sự an toàn của dân thường vì nếu các bên tham chiến mặc lẫn thường dân thì khi chiến sự xảy ra với một tình trạng rất hỗn loạn các bên khó có thể phân biệt được và tất yếu làm tăng rủi ro cho thường dân. Một lí do khác là, tình trạng lộn xộn trong chiến tranh làm cho tâm lý các chiến binh hoảng loạn, mất bình tĩnh, vì thế, họ có thể xả súng vào đối phương bất cứ lúc nào chỉ trong tích tắc. Hậu quả là, quyền lợi của thường dân - đặc biệt là quyền được sống (một trong những quyền cơ bản nhất của con người) sẽ bị xâm hại nghiêm trọng, số lượng thường dân vô tội bị chết, bị thương và khó có thể đưa đến bệnh viện để chữa trị kịp thời vì sự nguy hiểm của chiến tranh. Mặt khác, nếu không quy định nguyên tắc này thì các bên xung đột sẽ sử dụng cách thức này để ngụy trang gây rủi ro cho thường dân nghiêm trọng. Do đó, nguyên tắc này đòi hỏi các bên tham chiến trong các cuộc xung đột vũ trang luôn phải phân biệt rõ giữa thường dân và binh lính để bảo vệ thường dân và tài sản của họ.Trong bốn Công ước Geneva thì chưa đề cập đến vấn đề này nhưng trong phần II về quy chế chiến sỹ và tù binh Khoản 3, Điều 44, Nghị định thư (I) đã quy định rõ: “Để tăng cường việc bảo hộ thường dân chống lại hậu quả của những cuộc xung đột, các chiến sỹ có trách nhiệm phải tự phân biệt họ với thường dân khi họ tham gia vào việc chiến đấu...” [44, tr.388].
Có thể bạn quan tâm!
- Tính Cấp Thiết Bảo Vệ Quyền Con Người Trong Bối Cảnh Xung Đột Vũ Trang
- Đặc Điểm, Vai Trò, Của Bốn Công Ước Geneva
- Vị Trí, Vai Trò Của Bốn Công Ước Geneva
- Những Quy Tắc Về Bảo Vệ Và Đối Xử Đối Với Tù Binh
- Bảo Vệ Các Nhân Viên Y Tế, Đơn Vị Y Tế Và Phương Tiện Vận Chuyển Y Tế
- Những Quy Tắc Về Bảo Vệ Các Khu Vực, Địa Điểm Y Tế Và An Toàn [45, Tr.315]:
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Mặt khác, để bảo vệ thường dân, các đơn vị y tế, nhân viên y tế thì Luật
Geneva yêu cầu phải phân biệt rõ được mục tiêu quân sự (việc tấn công quân sự là hợp pháp) và mục tiêu dân sự (được bảo vệ khỏi sự tấn công của các bên tham chiến). Việc phân biệt hai mục tiêu này là cơ sở để bảo vệ gián tiếp các cá nhân dân sự.
Thứ hai: Cấm tấn công và bảo hộ những người không tham gia hoặc đã bị loại khỏi vòng chiến đấu [45, tr.30]:
Nguyên tắc này xuất phát từ quan điểm chiến tranh là quan hệ giữa các quốc gia, các binh lính vì mục tiêu chung của quốc gia là tiêu diệt kẻ địch. Về nguyên tắc, khi họ không tham gia hoặc đã bị loại khỏi vòng chiến đấu tức là họ đã trở thành những con người bình thường. Mặt khác, họ tham gia cuộc chiến có thể tự nguyện hoặc bị cưỡng ép, vì thế, thật bất hợp lý khi tước đi mạng sống của họ. Nguyên tắc này đều được quy định cụ thể trong bốn Công ước và được chi tiết hóa trong hai Nghị định thư trong cả hai loại xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế và không mang tính chất quốc tế. Nội dung cơ bản của nguyên tắc này đó là tất cả những người thuộc lực lượng vũ trang bị thương, bị bệnh, bị đắm tàu, tù binh, dân thường, nhân viên y tế, tù binh, nhân viên tôn giáo, nhà báo… đều phải được tôn trọng và bảo vệ mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, tín ngưỡng, tôn giáo...
Bên cạnh đó, “không được có bất kỳ hành động chủ ý hay sự lơ là không thích đáng có hại đến sức khỏe và sự toàn vẹn thân thể hay tinh thần của những người nằm dưới quyền lực của bên đối phương” [44, tr.373]. Đặc biệt, việc giết hại hoặc làm bị thương binh lính khi họ đã quy hàng hoặc đã bị loại khỏi vòng chiến đấu đều bị cấm.
Thứ ba: Đối xử nhân đạo với tù binh và những người của bên đối phương bị bắt giữ [44, tr.31]:
Tính nhân đạo được thể hiện xuyên suốt trong bốn Công ước Geneva và hai Nghị định thư bổ sung năm 1977. Cụ thể đó là: các bên tham chiến
phải tôn trọng sinh mạng, phẩm giá, các quyền tự do về tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo, quyền được liên lạc với gia đình và tiếp nhận cứu trợ, trong lúc giao chiến họ là kẻ thù, sẵn sàng cầm súng giết hại đối phương, nhưng khi hạ vũ khí, các bên đối phương phải tôn trọng và đảm bảo cho tù binh có các quyền cơ bản của một con người, cung cấp chỗ ăn, chỗ ở đảm bảo các điều kiện về ánh sáng, vệ sinh và chăm sóc y tế cho họ, đặc biệt khi vi phạm pháp luật theo Điều 83 Công ước (III): “Khi xem xét nên áp dụng chế tài kỉ luật hay tư pháp đối với hành vi vi phạm của tù binh, nước giam giữ phải bảo đảm sao cho các nhà chức trách có thẩm quyền thể hiện một thái độ khoan dung ở mức độ cao nhất” [44, tr.262] hoặc theo Điều 87 Công ước (III) khi quyết định hình phạt thì tù binh có tình tiết giảm nhẹ là “các nhà chức trách của Nước giam giữ đặc biệt lưu ý tới việc bị cáo, do không phải là công dân của nước giam giữ, nên không có nghĩa vụ phải trung thành với Nước giam giữ…” [44, tr.263], hoặc trong những điều kiện nhất định thì mới sử dụng hình phạt tử hình…
Ngoài ra, chúng ta không thể không kể đến một số nguyên tắc khác như “nguyên tắc quyền không được khuyết từ” [45, Điều 7 Công ước Geneva (I), (II), (III) và trong Điều 8 Công ước Geneva (IV)]; “nguyên tắc không ai bị gây khó dễ hoặc bị kết án vì hoạt động nhân đạo nhằm giúp đỡ các đối tượng được bảo hộ” [45, Điều 18 Công ước Geneva (I), Điều 21 Công ước Geneva (II)].
2.2. Bảo hộ đối với những người tham chiến
2.2.1. Bảo vệ những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu
2.2.1.1. Khái niệm người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu
Trong Công ước (I), (II) không đưa ra khái niệm người bị thương, bị ốm trên bộ, người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu trên biển bị đắm tàu mà chỉ đưa ra một cách cụ thể những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu thuộc những đối tượng nào. Cụ thể, Công ước (I), (II) đưa ra những đối tượng sau thuộc diện bảo vệ: thành viên các lực lượng vũ trang, quân đội nhân dân, quân tình nguyện
trực thuộc các lực lượng vũ trang, thành viên phong trào kháng chiến có tổ chức, những người đi theo lực lượng vũ trang nhưng không trực tiếp tham gia các lực lượng vũ trang và được các lực lượng vũ trang cho phép như phóng viên chiến tranh, nhân viên dân sự trên máy bay, thành viên thủy thủ đoàn của các đội thương thuyền, những người cư trú tại lãnh thổ không bị chiến đóng tự động cầm vũ khí chống lại kẻ thù. Nghị định thư (I) đã bổ sung, chi tiết hóa việc bảo vệ người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu ở Mục II. Theo Điều 8 Nghị định thư (I) đưa ra định nghĩa người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu bao gồm cả binh lính và thường dân, đây là điểm mới so với các văn kiện trước đó. Khái niệm “người bị thương” bao gồm các dấu hiệu sau: có chấn thương và không có bất kỳ hành động đối địch nào. Khái niệm “người bị bệnh” thì dấu hiệu thông thường là bệnh tật, ngoài ra còn có các dấu hiệu khác: rối loạn bất lực khác về thể chất hoặc tinh thần và không có bất kỳ hành động đối địch nào. Cụ thể, định nghĩa còn nêu ra một số đối tượng cụ thể được coi là những người bị thương, bị ốm như người tàn tật, phụ nữ có thai, sản phụ, trẻ sơ sinh...
Liên quan đến khái niệm của người bị đắm tàu thì phạm vi khái niệm người bị đắm tàu bao gồm cả trên biển (theo nghĩa truyền thống) và trên các sông, hồ… dù đối tượng chuyên chở đó thuộc quân sự hay dân sự. Khái niệm tàu được mở rộng ra cả máy bay. Ngoài ra, sự “rủi ro” cũng được mở rộng theo hướng: việc đắm tàu thuyền và máy bay do việc bắn hạ bởi hỏa lực của các bên tham hoặc các lí do khác như: trục trặc kỹ thuật, do điều kiện thời tiết… cũng thuộc vào khái niệm người bị đắm tàu. Việc định nghĩa những danh từ trên chỉ trong một điều luật giúp cho người áp dụng luật dễ dàng thực thi hơn, tránh được tình trạng lúng túng khi áp dụng pháp luật đồng thời tránh được những trường hợp bỏ sót, những trường hợp không được liệt kê trong các Công ước nhưng cần thiết phải bảo vệ.
2.2.1.2. Những quy tắc về bảo vệ những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu
* Điều kiện để được bảo vệ là những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu phải từ bỏ bất kỳ hành động đối địch nào [45, tr.295]:
Theo quy định ở Điều 12, Điều 13 Công ước (I), (II) chỉ nêu ra nguyên tắc cần thiết phải bảo vệ những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu nhưng chưa đưa ra điều kiện được bảo vệ đối với họ là gì. Theo Điều 8 Nghị định thư (I) nhấn mạnh điều kiện để bảo vệ người bị thương, bị bệnh, bị đắm tàu, đó phải là: “ …không có bất kỳ hành động đối địch nào” [44, tr.370]. Cụ thể, theo Điều 41(2,c) Nghị định thư (I), để được coi là đã bị loại khỏi vòng chiến đấu thì những người có liên quan phải không tham gia các hành động đối địch và không có ý định chạy chốn; còn theo Điều 51 (3) Nghị định thư (I), để được coi là thường dân thì những người có liên quan phải không trực tiếp tham gia chiến sự trong suốt thời gian đó.
* Những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu phải được tôn trọng và bảo vệ trong tất cả mọi trường hợp. Họ phải được đối xử và chăm sóc một cách nhân đạo. Bất kỳ hành động nào nhằm tước đoạt mạng sống hoặc xâm hại những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu đều bị cấm [45, tr.291]:
Quy tắc này được hình thành xuất phát từ một thực trạng của chiến tranh vô nhân đạo được tái hiện lại chân thực trong cuốn sách ngắn “Kỷ niệm về Solferino” của Hăngri Đuynăng và thực tiễn của các cuộc chiến trong lịch sử. Đây là quy tắc đầu tiên và quan trọng nhất để bảo vệ quyền của những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu và được thể hiện trong các điều luật của Công ước (I), (II), (III), đồng thời, được tái khẳng định trong Điều 10 Nghị định thư (I) và Điều 7 Nghị định thư (II).
Để những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu được tôn trọng, bảo vệ, được chăm sóc và đối xử nhân đạo thì nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, tín ngưỡng, tôn giáo, giới tính, tín ngưỡng… phải
được thực hiện nghiêm chỉnh. Trong lịch sử tồn tại nhiều cuộc xung đột vũ trang bắt nguồn từ xung đột sắc tộc như Phátxít Đức tàn sát đối với chủng tộc người dân Do Thái, nạn diệt chủng Polpot… Chính sự phân biệt chủng tộc sâu sắc mà những nạn nhân bị tàn sát hết sức dã man, vô nhân tính, những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu chúng còn tìm mọi cách để giết hại, diệt chủng.
Điều 10 Nghị định thư (I) cũng tái khẳng định rằng đối tượng nêu trên phải được đối xử nhân đạo, nhưng cụ thể hơn đó là họ phải được chăm sóc y tế theo thể trạng của họ đòi hỏi, không được có bất kỳ sự phân biệt nào với họ dựa trên những tiêu chuẩn khác ngoài tiêu chuẩn y tế.
* Nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại đến tính mạng và thân thể của họ như sát hại hoặc thủ tiêu, tra tấn hoặc sử dụng cho các cuộc thí nghiệm sinh học, cố ý không chăm sóc y tế hoặc chủ tâm đặt họ vào nguy cơ có thể bị lây bệnh nhiễm trùng:
Hành vi nghiêm cấm này được quy định cụ thể tại Điều 12 Công ước (I), (II) và Điều 11 Nghị định thư (I). Những người bị ốm, bị thương, bị đắm tàu là những đối tượng không có khả năng tự vệ trong chiến tranh bởi vì họ gặp khó khăn ở vấn đề sức khỏe, sống bên đất của kẻ thù, sự phản kháng của họ đối với các hành vi xâm hại rất yếu ớt. Chính vì thế cần phải quy định một loạt các hành vi cấm như trên để bảo vệ những đối tượng này khỏi sự xâm hại về tính mạng, thân thể. Trong chiến tranh hiện tượng này xảy ra khá phổ biến nhưng tàn nhẫn và độc ác nhất chính là hành động “12 thí nghiệm kinh hoàng trên cơ thể con người” [27] của Đức quốc xã, trong đó có thí nghiệm về cơ, xương, hệ thần kinh, làm tê liệt về cả thể xác lẫn tinh thần. Những nạn nhân chủ yếu là tù binh, những người bị thương, bị ốm chịu đau đớn dữ dội, các phần cơ thể bị cắt xén và tàn tật suốt đời. Do đó, Điều 11 Nghị định thư (I) đã chi tiết hóa việc nghiêm cấm những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu phải chịu tác động của một hành vi y học nếu việc đó không do tình trạng sức khỏe
của họ yêu cầu và không phù hợp với những chuẩn mực y học đã được thừa nhận rộng rãi. Ngay cả khi có sự thỏa thuận của họ thì những hành động sau cũng không được phép bao gồm: cắt bỏ những bộ phận trong cơ thể, dùng làm đối tượng thí nghiệm y học hay khoa học, cắt để ghép các mô hoặc bộ phận trong cơ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp cho máu để truyền cứu hoặc cho da để ghép da thì phải có sự tự nguyện của chính chủ thể mà không phải là sự ép buộc từ phía bên ngoài thì được phép làm trái với những hành động không được phép đã nêu ở trên. Bên cạnh đó, những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu được quyền từ chối tất cả các cuộc phẫu thuật.
* Tại mọi thời điểm và nhất là sau một trận chiến, các bên xung đột cần thực hiện ngay lập tức tất cả những biện pháp để tìm kiếm và thu lượm những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu để đảm bảo chăm sóc y tế đồng thời bảo vệ họ khỏi bị cướp bóc, hành hạ:
Việc quy định trách nhiệm nhân đạo trong việc tìm kiếm và thu lượm cũng như bảo vệ họ tránh khỏi nạn trộm cướp, hành hạ được thể hiện rất rõ trong các Điều 15, 16, 17 Công ước (I); Điều 17(1) Công ước (II) và Điều 8 Nghị định thư (II). Tuy nhiên, Điều 33 Nghị định thư (I) đã quy định chi tiết trách nhiệm mỗi bên xung đột phải tìm kiếm những người mà bên đối phương báo cáo là mất tích, các bên phải phối hợp với nhau hoặc thông qua nước bảo hộ hoặc trung tâm tìm kiếm của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế hay quốc gia để tìm ra tung tích của những người này. Quy định này có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc đối với những người đang bị rơi vào những hoàn cảnh đặc biệt nguy hiểm trong các cuộc xung đột vũ trang, giúp cho họ có cơ hội sống sót để trở về bên người thân.
Ngoài những quy tắc cơ bản trên, bốn Công ước còn quy định một số các quy tắc khác như: “những người bị chết cũng phải được thu nhặt để bảo vệ họ khỏi bị tước đoạt cũng như để an táng họ một cách tử tế” [44, Điều 16 Công ước