bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục; quyền được bảo vệ khỏi bị bắt làm nô lệ hay nô dịch; quyền được bảo vệ khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện; quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của người bị tước tự do; quyền về xét xử công bằng; quyền tự do đi lại, cư trú; quyền được bảo vệ đời tư; quyền tự do chính kiến, niềm tin, tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do ý kiến và biểu đạt; quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân, quyền tự do lập hội, quyền tham gia vào đời sống chính trị. Nhóm quyền kinh tế, văn hóa và xã hội bao gồm: quyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống thích đáng; quyền làm việc và hưởng thù lao công bằng, hợp lý; quyền được hưởng an sinh xã hội, quyền được hỗ trợ về gia đình, quyền về sức khỏe, quyền được giáo dục.
1.1.2. Tính cấp thiết bảo vệ quyền con người trong bối cảnh xung đột vũ trang
Thứ nhất, chiến tranh tất yếu gây ra nhiều mất mát, đau thương về con ngườiTheo số liệu của Bộ quốc phòng và một số tài liệu khác, trong chiến
tranh thế giới thứ nhất: 8 triệu binh sĩ bị chết, 15 triệu người bị thương nặng, trong đó 7 triệu người bị tàn phế suốt đời, đa số những người này lại đang ở độ tuổi thanh xuân, lực lượng lao động chính. Chiến tranh còn gây ra nạn đói, bệnh tật và dân thường cũng phải chịu thảm hoạ. Nếu kể cả dân thường thì chiến tranh thế giới nhất đã gây thương vong cho khoảng 33 triệu người kể cả binh lính và dân thường. Tác hại của chiến tranh thế giới hai còn lớn hơn nhiều với số lượng hơn 60 triệu người chết trong đó: Liên Xô 27 triệu, Trung Quốc 13,5 triệu, Ba Lan 6 triệu, Đức 7,3 triệu, Nhật 2,1 triệu, Nam Tư 1,6 triệu, hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy. Qua số liệu chúng ta thấy rằng chiến tranh đã gây ra một hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại [36].
Trong chiến tranh Việt Nam,“quân Mỹ đã rải xuống Việt Nam một số
lượng lớn chất đi-ô-xin và vũ khí hủy diệt. Hậu quả làm hàng triệu người bị chết, mang thương tật, đặc biệt 150.000 trẻ em thế hệ thứ hai, thứ ba bị di chứng chất độc đang từng ngày đau đớn...” [46].
Sau khi chiến tranh kết thúc, các nạn nhân đã và đang chết dần chết mòn, đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Trong số họ, có rất nhiều cảnh ngộ bi đát, tuyệt vọng vì bệnh tật giày vò, cô đơn. Hàng trăm nghìn nạn nhân đã chết, hàng trăm nghìn người đang vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo, hàng trăm nghìn trẻ em bị dị dạng, dị tật bẩm sinh, sống đời sống thực vật...
Thứ hai, kinh tế kiệt quệ, thiệt hại lớn về tài sản
Cũng theo ghi chép từ nguồn tài liệu trên, chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, thiệt hại về vật chất khoảng 260 tỉ USD. Chi phí quân sự trực tiếp của các nước tham chiến khoảng 208 tỉ USD. Mức tăng trưởng của Châu Âu bị chiến tranh thế giới nhất làm chậm lại khoảng 8 năm.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, hàng triệu người dân và người tị nạn châu Âu bị mất nhà cửa. Nền kinh tế cả châu lục sụp đổ, phần lớn các hạ tầng công nghiệp bị phá hủy. Liên Xô bị ảnh hưởng nặng nề nhất với thiệt hại của nền kinh tế lên đến 30%. Về vật chất, các nước tham chiến đã chi khoảng 1384 tỉ USD. Thiệt hại do chiến tranh tàn phá toàn thế giới thì không tính nổi. Riêng Liên Xô 1710 thành phố, 70000 làng, 32000 nhà máy bị tàn phá hoặc thiêu huỷ. Ở Nhật Bản, 70 thành phố bị không quân Mĩ oanh kích trong đó có 2 thành phố bị ném bom nguyên tử. Thiệt hại do bọn phát xít Đức gây ra ở Châu Âu không thống kê nổi. Những thiệt hại về văn hoá, văn minh cũng rất nặng nề [36].
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo vệ quyền con người trong bốn Công ước Geneva về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh - 1
- Bảo vệ quyền con người trong bốn Công ước Geneva về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh - 2
- Đặc Điểm, Vai Trò, Của Bốn Công Ước Geneva
- Vị Trí, Vai Trò Của Bốn Công Ước Geneva
- Bảo Vệ Những Người Bị Thương, Bị Ốm, Bị Đắm Tàu
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Thứ ba, môi trường bị phá hủy nghiêm trọng.
Chiến tranh hiện đại với sức công phá của các vũ khí sát thương, nó không những gây ra những tổn thất nặng nề về con người, vật chất, mà còn tàn phá môi trường một cách nghiêm trọng. “Chẳng hạn, trong 10 năm, từ
năm 1961 - 1971, quân đội Mỹ đã rải 80 triệu lít chất diệt cỏ xuống khoảng 1/4 diện tích toàn miền Nam Việt Nam, trong đó chủ yếu là chất độc da cam có chứa 366 kg chất điôxin” [5].Với số lượng rất lớn chất độc hoá học đã rải, lặp đi lặp lại nhiều lần trong quãng thời gian dài với nồng độ cao, không những đã làm chết cây cối, động vật mà còn gây ô nhiễm môi trường trong một thời gian dài và làm đảo lộn các hệ sinh thái tự nhiên. Sự tàn phá đó gọi là cuộc chiến tranh huỷ diệt môi trường, huỷ diệt hệ sinh thái và con người ở Việt Nam.
Thứ tư, một tất yếu khách quan khi xung đột xảy ra là quyền con người bị thu hẹp, hạn chế hơn so với quyền con người trong thời bình:
Mỗi con người sinh ra đều có các quyền cơ bản của một con người vì đơn giản họ là con người. Sinh ra họ có quyền được sống, được quyền mưu cầu hạnh phúc, được xét xử công bằng, được bảo vệ quyền sức khỏe. Quyền sống với tư cách là một trong những quyền cơ bản nhất của con người được quy định trong Luật Nhân quyền quốc tế thì trong Luật Geneva, đối phương cầm súng tước đoạt mạng sống của nhau là hợp pháp, bên cạnh đó, còn tồn tại tình trạng thường dân bị giết, tù binh, hàng binh bị tra tấn, bị đối xử phi nhân đạo, rơi vào lỗ đen của pháp luật mà không được xét xử thông qua một tòa án xảy ra phổ biến trong các cuộc chiến.
Bên cạnh đó, theo Luật Nhân quyền quốc tế, mọi cá nhân mà tước đoạt tự do của người khác thì phải chịu tố tụng (ngoại trừ một số ngoại lệ) còn trong Luật Geneva, luật vẫn cho phép các nhà nước giam giữ tù binh chiến tranh, có thể giam giữ một số dân thường vì lí do an ninh. Đặc biệt, trong quá trình tố tụng có một số điểm khác biệt, về mặt lí luận, cả hai luật đều quy định bị cáo đều có quyền bào chữa. Quyền bào chữa của bị cáo vi phạm pháp luật trong xung đột vũ trang thông thường bị xử tại tòa án đối phương tức là kẻ thù trước đó của mình, bất đồng ngôn ngữ thì quyền lợi của các bị cáo sẽ gặp
nhiều khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Trái lại, bị cáo trong thời bình có thể liên lạc với người thân, tìm luật sư, đa phần là không bất đồng ngôn ngữ nên việc bảo vệ quyền lợi của họ thuận lợi hơn.
Thứ năm, các quyền cơ bản của con người bị xâm phạm nghiêm trọng.
Như đã trình bày các thông tin trên, ta thấy rõ được tác hại của chiến tranh gây ra vô cùng lớn về người, của cải, môi trường từ đó ảnh hưởng vô cùng to lớn đến vấn đề bảo vệ quyền con người. Cụ thể, quyền sống bị vi phạm nghiêm trọng, đặc biệt là nhóm người thuộc đối tượng bảo vệ vô can không liên quan đến cuộc chiến như những người dân vô tội, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, nhân viên y tế. Trong hoàn cảnh chiến tranh, dường như một thực tế là quyền bẩm sinh vốn có của con người như quyền sống, quyền được bảo vệ an toàn, quyền không bị tra tấn… vẫn còn bị vi phạm một cách ngang nhiên, việc tấn công, xả súng, ném bom, vũ khí sát thương khác bừa bãi là điều xảy ra phổ biến. Chính vì thế, thiệt hại về người, tài sản, của cải vô cùng lớn, điều tất yếu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người.
Trong một đoạn phim khủng khiếp về “cảnh binh lính Mỹ bắn chết dân thường tại Iraq và cười cợt bên các xác chết vừa được tung lên mạng” [3] thì ta mới thấy rõ được sự coi thường tính mạng của con người trong chiến tranh hiện đại. Một minh chứng không thể không nhắc tới đó là hậu quả trong chiến tranh Việt Nam “hàng triệu người mất đi quyền sống, hàng trăm bà mẹ phải sống cô quạnh tuổi già, đặc biệt 150.000 trẻ em thế hệ thứ hai, thứ ba bị di chứng chất độc, đang phải chịu một cuộc sống không trọn vẹn” [39], mọi quyền con người của thế hệ thứ hai, thứ ba bị cản trở một cách trầm trọng do biến chứng chất độc màu da cam.
Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp quyền ăn uống tối thiểu cũng không được đảm bảo do thiệt hại nặng nề của chiến tranh, chi tiêu mua vũ khí, phục vụ chiến đấu mà không thể đầu tư phát triển kinh tế, đặc biệt là các
nước nghèo khi xảy ra chiến tranh, kinh tế đã trì trệ thì lại càng lâm vào tình trạng khủng hoảng, tiêu biểu như Việt Nam thì sau khi giành chính quyền 1945 thì “hầu hết cơ sở sản xuất đều đình đốn, hàng vạn công nhân không có việc làm, tình trạng mưa bão, ngập lụt 9 tỉnh Bắc Bộ, đê sông Hồng vỡ càng làm cho đời sống nhân dân thêm khó khăn” [14, tr.102].
Mặt khác, quyền về môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cụ thể như trình bày ở trên đó là với số lượng rất lớn chất độc hoá học đã rải, lặp đi lặp lại nhiều lần trong quãng thời gian dài với nồng độ cao đã làm chết cây cối, động vật và gây ô nhiễm môi trường trong một thời gian dài dẫn tới làm đảo lộn các hệ sinh thái tự nhiên. Hiện tượng rừng, đất bị nhiễm chất hóa học làm cho rừng không thể lớn lên, đất bị nhiễm hóa chất không trồng trọt, chăn nuôi được. Từ đó, kéo theo quyền về sức khỏe của con người không được đảm bảo vì do sống trong môi trường có hóa chất độc, gây ra nhiều hiện tượng như vô sinh, sinh dị dạng, ung thư xương, ung thư da...
Đặc biệt, một số quyền như quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo cũng bị vi phạm khá phổ biến, điển hình là, thí nghiệm kinh hoàng trên cơ thể con người của Đức quốc xã, “các tù nhân trong trại tập trung bị ép buộc phải tham gia vào những thí nghiệm ghê rợn thường gây ra cái chết, biến dạng cơ thể hoặc tàn tật suốt đời” [27] như thí nghiệm trên các cặp song sinh, thí nghiệm cơ – xương – hệ thần kinh trên cơ thể của tù binh… Bên cạnh đó, một số quyền khác của con người bị ảnh hưởng như: quyền tự do đi lại, tự do cư trú, quyền được bảo vệ khỏi bị bắt giam tùy tiện, nạn đói, cưỡng bức tham gia vào lực lượng vũ trang.
1.2. Khái quát chung về bốn Công ước Geneva
1.2.1. Khái niệm về bốn Công ước Geneva
Nguồn của Luật Nhân đạo quốc tế bao gồm hai dạng: các điều ước và các tập quán, điều này có nghĩa là bên cạnh các điều ước mà chỉ có hiệu lực
ràng buộc các quốc gia thành viên, tất cả các bên tham chiến trong một cuộc xung đột vũ trang trên thế giới còn phải chịu sự ràng buộc bởi các tập quán. Các tập quán Nhân đạo quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các cuộc xung đột vũ trang hiện nay vì nó có tác dụng lấp khoảng trống còn lại của điều ước do Nhân đạo quốc tế điều chỉnh. Cả hai dạng trên đều được áp dụng trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, các tập quán với tư cách là những quy tắc xử sự được lặp đi lặp lại nhiều lần tạo thành thói quen trong ứng xử khi xung đột vũ trang xảy ra nên không cần phải cưỡng chế mà các bên tự làm giống như một quy tắc giao ước, nhưng nhược điểm là do đề cao sự tự ý thức, đạo đức, nhân đạo của các bên, không có một cơ chế pháp lý hữu hiệu nào để răn đe nếu các bên vi phạm nên tính hiệu quả của các tập quán chưa cao.
Ngược lại, luật điều ước do Nhân đạo quốc tế điều chỉnh lại giải quyết được những nhược điểm của các tập quán. Vì thế, các điều ước quốc tế do Luật Nhân đạo quốc tế điều chỉnh được thừa nhận và áp dụng ngày càng rộng rãi hơn. Trong luật Điều ước gồm hai nhánh luật: Luật Geneva và Luật Lahay. Luật Lahay “có nội dung chính là điều chỉnh các vấn đề về phương thức tiến hành chiến tranh cũng như các biện pháp và phương tiện sử dụng trong chiến tranh” [45, tr.58]. Với tư cách là một trong hai nhánh luật quan trọng của luật điều ước do luật Nhân đạo quốc tế điều chỉnh:
Luật Geneva là khái niệm chỉ tập hợp những văn kiện được xây dựng dưới sự bảo trợ của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (International committee of the Red Cross – ICRC) và được thông qua trong các hội nghị ngoại giao tổ chức ở Geneva (Thụy Sỹ) từ giữa thế kỉ XIX. Những văn kiện xuất phát từ nguồn này có nội dung trọng tâm nhằm bảo vệ nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang (bao gồm những binh sỹ bị thương, bị ốm, bị đắm tàu, thường dân, tù binh...) [45, tr.57].
Như vậy, hiểu một cách khái quát nhất luật Geneva là tập hợp các văn
kiện pháp lý quốc tế do Hội chữ thập đỏ quốc tế nghiên cứu, xây dựng và tổ chức các hội nghị ngoại giao để thông qua các văn kiện này. Phạm vi áp dụng bao gồm: xung đột vũ trang mang tính quốc tế và xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế. Đối tượng được bảo vệ theo luật Geneva bao gồm: những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu, thường dân, tù binh, nhân viên y tế, nhân viên tôn giáo, nhà báo, trường học, bệnh viện.
Tiêu biểu nhất cho những văn kiện xuất phát từ nguồn này là các công ước Geneva 1864, 1906, 1929, bốn công ước Geneva năm 1949 và hai nghị định thư bổ sung năm 1977.
Luật Geneva hiện đang có hiệu lực bao gồm bốn công ước: Công ước Geneva (I) về bảo vệ những người bị thương và bị bệnh trong lực lượng vũ trang trên đất liền 1949; Công ước Geneva (II) về bảo vệ những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu thuộc các lực lượng vũ trang trên biển 1949; Công ước Geneva (III) về việc đối xử với tù binh 1949; Công ước Geneva (IV) về bảo hộ thường dân trong thời gian chiến tranh 1949 và hai Nghị định thư bổ sung năm 1977 bao gồm: Nghị định thư (I) về bảo vệ các nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế; Nghị định thư (II) về bảo vệ các nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế. Bốn công ước và hai Nghị định thư đã thiết lập các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế về các quy tắc cư xử nhân đạo trong chiến tranh.
Công ước Geneva đầu tiên năm 1864 được thông qua tại Hội nghị ngoại giao tổ chức tại Geneva và dưới sự tổ chức, chỉ đạo của Ủy ban quốc tế giúp đỡ thương binh – tổ chức phi chính phủ quốc tế đầu tiên trên lĩnh vực này và là tiền thân của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế hiện nay – bao gồm 10 Điều với sự tham gia từ 16 quốc gia châu Âu. Sau đó, Công ước này tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và phát triển đến năm 1949 bao gồm “600 Điều với sự tham gia của 196 quốc gia” [52].
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của bốn Công ước Geneva Năm 1859, một công dân Thụy Sĩ – Hăngri Đuynăng đã tận mắt chứng
kiến hậu quả kinh hoàng, hàng ngàn binh sỹ bị thương nằm bất lực và bị bỏ rơi mà không có ai chăm sóc trong trận Solferino (miền Bắc nước Ý). Trải nghiệm đó đã gợi ý cho ông một ý tưởng thành lập tổ chức cứu trợ quốc tế, những người trong tổ chức này có thể được đào tạo trong thời bình để khi chiến sự xảy ra có nghĩa vụ chăm sóc những người bị thương, bị ốm.
Ý tưởng này được thể hiện trong cuốn sách ngắn của ông“ Kỷ niệm về Solferino” xuất bản năm 1862. Vào năm 1863, Hăngri Đuynăng kết hợp với đại tướng Guylôm Hăngri Đuyphua và ba người bạn của ông nữa, bao gồm luật gia Gustave Moynier, bác sỹ Louis Appia và bác sỹ Theodore Maunoir thành lập Ủy ban quốc tế giúp đỡ thương binh – tổ chức phi chính phủ quốc tế đầu tiên trên lĩnh vực này và là tiền thân của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế hiện nay. Năm 1864 Ủy ban này với sự thuyết phục của năm con người đầy nhân hậu đã tổ chức một hội nghị ngoại giao quốc tế ở Geneva với sự tham gia của đại diện từ 16 quốc gia châu Âu [45, tr.40].
Tại hội nghị, mỗi nước thống nhất sẽ thành lập một tổ chức cứu trợ, hỗ trợ các dịch vụ y tế quân đội trong thời chiến. Đó cũng là những manh nha đầu tiên cho sự ra đời của hội chữ thập đỏ ở các nước. Đồng thời, 16 quốc gia này đã ký một hiệp ước nói rằng trong các cuộc chiến tranh trong tương lai họ sẽ chăm sóc cho tất cả những người bị ốm, bị thương trên chiến trường dù họ là công dân của nước nào. Các bên tham chiến có thể nhận ra tính trung lập của nhân viên y tế, bệnh viện và xe cứu thương bằng cách nhận dạng biểu tượng là một chữ thập đỏ nền trắng và thừa nhận sự bảo vệ pháp lý của Hội chữ thập đỏ quốc tế. Hiệp ước đó gọi là Công ước Geneva.
Công ước Geneva đầu tiên năm 1864 với 10 điều luật và tiếp tục được