bổ sung và phát triển vào năm 1906, 1929 chỉ quan tâm đến những người bị thương, bị ốm trên chiến trường đồng thời kêu gọi sự bảo vệ đối với tất cả các cơ sở y tế, nhân viên y tế và bất kỳ người dân giúp đỡ những người bị thương. Công ước quy định Hội Chữ thập đỏ quốc tế là một nhóm y tế trung tính. Để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn quốc tế, các Công ước Geneva năm 1949 đã mở rộng tất cả những người bị cuốn vào cuộc xung đột như: lính đánh thuê, tù binh, những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu trên bộ và trên biển, dân thường bao gồm cả người dân sống trên lãnh thổ xảy ra xung đột hoặc trong tình trạng bị chiếm đóng, các phóng viên, nhiếp ảnh gia, cán bộ tôn giáo và y tế… Sau cuộc đàm phán những hậu quả của chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945) thì bốn Công ước Geneva 1949 với 600 điều luật chính thức được ra đời cụ thể như sau:
Thứ nhất, Công ước Geneva (I) về bảo vệ những người bị thương và bị bệnh trong lực lượng vũ trang trên đất liền 1949 diễn ra tại hội nghị Geneva – được thông qua đầu tiên năm 1864 và được sửa đổi, bổ sung qua các Công ước 1906, 1929 và sau đó là Công ước Geneva 1949. Công ước Geneva (I) quy định đối tượng được bảo vệ theo Công ước này là những người bị thương và bị bệnh trong lực lượng vũ trang trên đất liền; những người bị thương, bị ốm sẽ được bảo vệ trong mọi trường hợp và pháp luật quy định họ không được từ bỏ quyền của mình; công ước còn quy định một số cơ quan giữ vai trò cộng tác và kiểm soát các hoạt động của các quốc gia bảo hộ đối với các bên xung đột; hoạt động cứu trợ của Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế cũng như bất cứ tổ chức nhân đạo phải được tôn trọng và các quốc gia phải tạo điều kiện thuận lợi có thể để hỗ trợ cũng như giúp đỡ việc thực hiện nghĩa vụ nhân đạo này; vai trò quan trọng của Phòng thông tin cũng như Cơ quan thông tin trung ương; các đơn vị và cơ sở y tế, nhân viên y tế đều không bị tấn công trừ trường hợp sử dụng sai mục đích, cách nhận dạng biểu tượng phân biệt, cách xử lý vi phạm…
Thứ hai, Công ước Geneva (II) về bảo vệ những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu thuộc các lực lượng vũ trang trên biển 1949 – được thông qua vào năm 1906 và được sửa đổi, bổ sung, thay thế bởi Công ước Geneva (II) năm 1949. Tương tự với các quy định trong công ước (I) về quốc gia bảo hộ, cơ chế hoạt động của Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế, Phòng thông tin quốc gia, Cơ quan thông tin Trung ương, Công ước Geneva (II) còn quy định các tàu bệnh viện, cơ sở y tế vùng ven bờ biển, tàu cứu hộ ven biển, nhân viên y tế trên tàu bệnh viện đều được bảo vệ khi xung đột vũ trang xảy ra; kêu gọi sự giúp đỡ của các tàu bè trung lập…
Nói tóm lại, hai Công ước Geneva (I) và (II) là tương tự nhau, bao gồm trên đất liền và trên biển tương ứng. Những người bị ốm, bị thương, bị đắm tàu chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc thành lập Hội chữ thập đỏ bởi vì:
Chiến tranh không phải là quan hệ giữa người với người, mà là quan hệ giữa các quốc gia, trong đó các cá nhân ngẫu nhiên trở thành kẻ thù của nhau, không phải với tư cách của những người công dân, mà với tư cách người lính. Vì mục đích của chiến tranh là tiêu diệt kẻ địch nên việc giết những binh lính khi họ cầm vũ khí được coi là hợp pháp; nhưng một khi những người lính đã hạ vũ khí và đầu hàng thì họ không còn là kẻ thù hoặc không còn là thành viên của kẻ thù nữa, và họ lại trở thành những con người bình thường, vì vậy, sẽ là bất hợp pháp nếu tước đi mạng sống của họ [45, tr.35].
Có thể nói, khi những người lính bị thương, bị ốm, bị đắm tàu đã hạ vũ khí sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bất lợi như: bị thương tật khó di chuyển, nằm trên chiến trường của kẻ thù, nhiều khi họ bị đẩy vào cuộc chiến vì cưỡng bức, ép buộc… thật là bất công khi cướp đi mạng sống của họ. Vì vậy, những đối tượng này phải được bảo vệ và chăm sóc. Những điểm chính của hai công ước đó là: những người bị ốm, bị thương và bị đắm tàu trong các lực lượng vũ
trang phải được chăm sóc đầy đủ; các bên tham chiến phải đối xử với các thành viên của lực lượng tham chiến đối phương bị thương, bị bệnh hoặc bị đắm tàu một cách nhân đạo, không có sự phân biệt đối xử. Mọi nỗ lực phải được thực hiện để thu thập những người chết một cách nhanh chóng; xác nhận cái chết bằng cách kiểm tra y tế; nhiệm vụ của các cơ quan trong việc bảo vệ những đối tượng này khỏi sự tấn công, trả thù, tra tấn, giết hại... Các bên tham chiến cần đảm bảo thiết bị y tế, cơ sở y tế, phương tiện vận chuyển y tế, nhân viên y tế không bị phá hủy, không bị tấn công, bị hư hỏng hoặc bị ngăn cản hoạt động ngay cả khi khu vực đó không có bệnh nhân.
Thứ ba, Công ước Geneva liên quan đến đối xử tù nhân của chiến tranh đã được thông qua 1929, sau đó được sửa đổi một cách đáng kể và thay thế bằng Công ước Geneva (III) năm 1949. Công ước Geneva (III) bảo vệ những thành viên của lực lượng vũ trang rơi vào tay kẻ thù, tức là họ thuộc sự kiểm soát của sức mạnh Nhà nước đối phương, chứ không phải của cá nhân, quân đội đã bắt họ. Nội dung chủ yếu của công ước này đó là các bên tham gia xung đột phải có trách nhiệm đối xử nhân đạo với tù binh, tôn trọng nhân phẩm của tù binh, cung cấp thực phẩm và nơi trú ẩn, cung cấp chăm sóc y tế khi cần thiết, bảo vệ khỏi sự tò mò của công chúng; không bị tra tấn tinh thần và thể chất các loại; cho phép các chuyến thăm của các đại diện của Ủy ban quốc tế Chữ thập đỏ/ Trăng lưỡi liềm đỏ và các tổ chức nhân đạo vô tư nào khác; đảm bảo vệ sinh và y tế cho tù binh; nhân viên y tế và tôn giáo bị giữ lại để giúp đỡ tù bình phải được bảo vệ; các chế tài xử lý vi phạm đối với tù binh trong khoảng thời gian tù binh chịu sự quản lý của bên đối phương.
Bên cạnh đó, tù binh được thông báo tin tức cho thân nhân và gia đình thông qua Cơ quan thông tin Trung ương hoặc hội Chữ thập đỏ quốc tế; được phép liên lạc với người thân và nhận bưu kiện cứu trợ, được phép giữ cho quần áo của họ, đồ dùng cá nhân, được cung cấp thức ăn và quần áo đầy đủ,
được chăm sóc y tế về nhu cầu sức khỏe - không thua kém những binh lính người bắt giữ họ; được trả tiền cho bất kỳ công việc họ làm, được hồi hương nếu có xác nhận bị bệnh nặng hoặc bị thương (nhưng họ không phải tiếp tục nhiệm vụ hoạt động quân sự sau đó), nhanh chóng được chuyển về nước khi chiến tranh chấm dứt; không bị kết tội khi chưa qua một tòa án nào.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo vệ quyền con người trong bốn Công ước Geneva về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh - 1
- Bảo vệ quyền con người trong bốn Công ước Geneva về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh - 2
- Tính Cấp Thiết Bảo Vệ Quyền Con Người Trong Bối Cảnh Xung Đột Vũ Trang
- Vị Trí, Vai Trò Của Bốn Công Ước Geneva
- Bảo Vệ Những Người Bị Thương, Bị Ốm, Bị Đắm Tàu
- Những Quy Tắc Về Bảo Vệ Và Đối Xử Đối Với Tù Binh
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Thứ tư, Công ước Geneva (IV) về bảo vệ thường dân trong thời gian chiến tranh được thông qua vào năm 1949 do hậu quả nghiêm trọng của chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945). Nếu như các Công ước Geneva năm 1864, 1906, 1929 mới chỉ đề cập đến việc bảo vệ những người bị thương, bị ốm thuộc các lực lượng vũ trang của các bên tham chiến thì các Công ước Geneva năm 1949 đã mở rộng phạm vi bảo vệ đến những thường dân trong chiến tranh. Thường dân phải được bảo vệ chống lại các hành vi bạo lực hoặc đe dọa, lăng mạ; các bên tham chiến phải tôn trọng danh dự, niềm tin cũng như thực hành tôn giáo và phong tục tập quán của họ; những khu vực an toàn như bệnh viện, trường học thì trong mọi trường hợp không được xem là mục tiêu tấn công, luôn được tôn trọng và bảo vệ, đặc biệt là khu vực bảo hộ dành cho người bị thương, bị bệnh, người già, trẻ em dưới 15, phụ nữ có thai hoặc bà mẹ có con dưới 7 tuổi trừ một số trường hợp luật định; vai trò quan trọng của Ủy ban hội chữ thập đỏ; phụ nữ, trẻ em được bảo vệ về nhân phẩm, không bị làm nhục, ép làm gái mại dâm, bị hãm hiếp…
Trong tiến trình phát triển của lịch sử, diễn biến xung đột vũ trang mang tính quốc tế và không mang tính quốc tế ngày càng diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều dạng vũ khí và biện pháp chiến tranh mới – với tính chất ngày càng khốc liệt, hủy diệt hơn. Mặt khác những cuộc nội chiến diễn ra với số lượng ngày càng lớn và hậu quả ngày càng nghiêm trọng, các quyền cơ bản của con người không được đảm bảo, xuất hiện các cuộc thanh trừng sắc tộc ở Kenya (30/01/2008) thuộc châu Phi – bộ tộc Kikuyu của tổng thống Kibaki là
những người phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ làn sóng bạo lực của bộ tộc Luo của Odinga và các nhóm sắc tộc khác “với thiệt hại gần 1.000 người bị chết và làm 300.000 người mất nhà cửa” [31]; “nạn diệt chủng Pol Pot đã giết hại từ 1,5 tới 2,3 triệu người trong giai đoạn 1975-1979, trong tổng dân số gần 8 triệu” [40]; hiện nay nổi lên một vấn đề thời sự lớn là cuộc thanh trừng sắc tộc giữa nhóm người Kurd sinh sống ở vùng đất Kurdistan, tiếp giáp Iraq, Iran, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ với nhóm phiến quân Sunni (nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS) với những hành vi vi phạm nghiêm trọng bốn Công ước Geneva như: cướp, hiếp, giết, mua bán phụ nữ và trẻ em, xả xúng một cách tàn sát, vô nhân đạo, chặt đầu những người thuộc nhóm người Kurd [37]. Với thực tế diễn biến phức tạp, thực tế đã chứng minh bốn Công ước Geneva chưa đủ hiệu quả pháp lý, vì thế, hai Nghị định thư bổ sung bốn công ước bao gồm Nghị định thư (I) về bảo vệ các nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế và Nghị định thư (II) về bảo vệ các nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế ra đời như một tất yếu khách quan của tình hình quốc tế.
Nghị định thư (I) tái khẳng định tính pháp lý quốc tế của các Công ước Geneva năm 1949, nhưng giải thích rõ thêm một số vấn đề còn gây khó hiểu trong quá trình áp dụng luật và hình thành thêm những quy định mới để phù hợp sự phát triển của chiến tranh quốc tế hiện đại sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Tính đến tháng 6 năm 2013, Nghị định thư (I) đã được thông qua bởi 174 quốc gia ngoại trừ Hoa Kỳ, Israel, Iran, Pakistan, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ là những trường hợp ngoại lệ đáng chú ý. Mặc dù, Hoa Kỳ, Iran và Pakistan đã ký vào 12/12/ 1977 với ý định phê chuẩn Nghị định thư sau đó cơ quan cao nhất của những quốc gia này không đồng ý phê chuẩn.
Nghị định thư (I) khẳng định các quy định của bốn Công ước Geneva ban đầu và cụ thể hóa thêm mới những nội dung cơ bản sau sau:
Nghị định thư (I) đã đưa ra giải thích rõ ràng hơn về những thuật ngữ để tránh trường hợp không hiểu rõ luật, lách luật, bỏ sót đối tượng bảo vệ, như những danh từ “người bị thương”, “người bị bệnh” và “người bị đắm tàu” bao gồm cụ thể những đối tượng nào, từ đó, mở rộng phạm vi các đối tượng được bảo vệ hay các danh từ như “đơn vị y tế”, “vận tải y tế” cũng được giải thích rõ ràng hơn.
Mặt khác, Nghị định thư (I) cũng đã bổ sung làm rõ thêm các quy định cụ thể đã ghi nhận trong bốn Công ước một cách rõ ràng, cụ thể và rất chi tiết. Đồng thời chia ra các mục, trong các mục có các phần được chia theo các đối tượng bảo hộ tạo ra sự dễ tìm và dễ áp dụng cho các bên xung đột như vận tải y tế, những người mất tích và người chết, những phương pháp và phương tiện chiến tranh – quy chế của chiến sỹ và tù binh, thường dân… Bên cạnh đó, Nghị định thư (I) đã quy định cụ thể thêm một số đối tượng, cụ thể là về người tị nạn và người không quốc tịch (Đ73), bảo hộ phụ nữ (Đ76), bảo hộ trẻ em (Đ77), bảo hộ nhà báo (Đ 79), những người trên máy bay (Đ 42) - bảo vệ đối tượng đang nhảy dù từ một chiếc máy bay gặp nạn mà không phải là lính nhảy dù, tránh xả súng không có sự phân biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người, Đ 51 và Đ 54 cấm các cuộc tấn công bừa bãi vào dân thường và tiêu hủy thực phẩm, nước, và các vật dụng khác cần thiết cho sự sống còn. Đ 77 cấm tuyển dụng đối với trẻ em dưới 15 tuổi vào lực lượng vũ trang.
Nghị định thư (II) năm 1977 sửa đổi Công ước Geneva về bảo vệ nạn nhân của xung đột vũ trang phi quốc tế nhằm cung cấp bảo vệ tốt hơn cho các nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang nội bộ diễn ra trong biên giới của một quốc gia. Tính đến tháng 4 năm 2013, Nghị định thư đã được thông qua bởi 167 quốc gia – Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Iran, Pakistan và Iraq là trường hợp ngoại lệ đáng chú ý trong đó Hoa Kỳ, Iran và Pakistan đã ký 12/12/1977 với ý định phê chuẩn nó nhưng cơ quan đại diện cao nhất của
quốc gia này không đồng ý phê chuẩn. Trước khi thông qua Nghị định thư này, Điều 3 chung cho tất cả bốn Công ước Geneva năm 1949 sẽ áp dụng cho các cuộc xung đột vũ trang không mang tính quốc tế. Có rất nhiều lí do mà bốn Công ước Geneva chỉ tập trung vào các cuộc xung đột vũ trang mang tính quốc tế nhưng lại chỉ có một điều duy nhất để áp dụng cho các cuộc xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế và có một số nước tham gia công ước nhưng lại không phê chuẩn Nghị định thư (II). Các quốc gia lo ngại rằng Nghị định thư có thể ảnh hưởng đến chủ quyền của nhà nước, ngăn chặn có hiệu quả các chính phủ duy trì luật pháp và trật tự trong biên giới của họ và nó có thể được viện dẫn để biện minh cho sự can thiệp của bên ngoài hoặc một số hành vi của thế lực thù địch lợi dụng dân chủ, nhân quyền để khiêu khích, kích động chống phá nội bộ trong một quốc gia.
Tuy nhiên, Nghị định thư (II) ra đời là một tất yếu khách quan, thực tế chứng minh là khoảng 80% các nạn nhân của xung đột vũ trang từ năm 1945 đã là nạn nhân của các cuộc xung đột không quốc tế và các xung đột không mang tính chất quốc tế thường chiến đấu với tàn ác hơn các cuộc xung đột quốc tế.
1.2.3. Đặc điểm, vai trò, của bốn Công ước Geneva
1.2.3.1. Đặc điểm của bốn Công ước Geneva
Thứ nhất, bảo vệ một số nhóm người nhất định, bảo vệ tính nhân bản Khi xung đột vũ trang xảy ra, việc các bên tham chiến sử dụng súng,
đạn và các phương tiện khác để tước đoạt mạng sống của nhau là hợp pháp. Nhưng chiến tranh là việc của các quốc gia, nếu xung đột vũ trang mà tàn sát vô nhân đạo đến những đối tượng không liên quan đến cuộc chiến thì thật là vô lý. Lẽ tất nhiên, Luật Geneva không thể bảo vệ tất cả những đối tượng bị ảnh hưởng trong các cuộc xung đột vũ trang như những binh sỹ đang cầm vũ khí, các mục tiêu quân sự, lính biệt kích, gián điệp mà chỉ bảo vệ những nhóm
người nhất định bao gồm: những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu, dân thường, tù binh, nhà báo, nhân viên y tế, nhân viên tôn giáo và một số đối tượng khác (gọi chung là các đối tượng được bảo hộ). Nếu như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người đồng tính thuộc nhóm người dễ bị tổn thương trong thời bình thì những đối tượng như những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu, dân thường, tù binh, các đối tượng dân sự được coi là nhóm người dễ bị tổn thương trong thời chiến. Bởi họ là những đối tượng trực tiếp đối mặt với bom đạn, vũ khí hạt nhân, cụ thể, dân thường có thể mất mạng sống, nếu có bị thương thì khó có thể được điều trị kịp thời do bạo lực làm đường giao thông không an toàn, bản thân những người tù nhân phạm tội trong nước trong quá trình điều tra, xét xử còn tồn tại rất nhiều vi phạm nhân quyền nên tất yếu tù binh trong cuộc chiến là đối tượng “tổn thương kép” vì là tù binh vốn dĩ đã bị tước tự do mặt khác lại thuộc thẩm quyền xét xử tòa án của kẻ thù, bất đồng ngôn ngữ… Nên việc bảo vệ các quyền lợi của nhóm đối tượng trên là cấp thiết hơn bao giờ hết, nếu không bảo vệ họ thì một thảm họa vi phạm nhân quyền sẽ tồn tại.
Theo một số tài liệu ở Nhà tưởng niệm Nguyễn Văn Cừ (Bắc Ninh), ta có thể thấy rất rõ cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam vào những năm 1930 – 1945, rất nhiều tù binh bị đối xử vô nhân đạo, không được ăn uống, tất cả những người tù bị khóa với nhau bằng một cái khóa ở chân, vệ sinh tại chỗ – một kiểu tra tấn tinh thần vô cùng tàn ác và nhẫn tâm, tra tấn về thể xác cực kì dã man mà không hề có một tòa án nào đứng ra bảo vệ họ cả. Trên thế giới, tồn tại khá nhiều cuộc chiến tranh xuất phát từ mâu thuẫn sắc tộc như Polpot đã sử dụng rất nhiều hình thức man rợ để tàn sát người dân vô tội như “chôn người tập thể, giết hại bằng cách bắn, chém và chặt đầu, đập vỡ sọ, đẩy xuống sông, xuống giếng, treo cổ lên cây, cắt cổ, mổ bụng, moi gan, cho xe tăng nghiền chết nhiều người hay bắn chết hàng loạt” [40] hoặc