thay vì quy định “công dân” như Hiến pháp năm 1992 đã quy định “mọi người”, “không ai”. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới về nhận thức lý luận và giá trị thực tiễn khi không đồng nhất quyền con người với quyền công dân. Đặc biệt Hiến pháp 2013 đã khẳng định "Nhà
nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân ; công nhân trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân".
, tôn
Hiến pháp năm 2013 quy định cụ thể một số quyền của con người như:
Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bi ̣tước đoạt tính mạng trái luật; Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình...; Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa; Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường; v.v... [45].
Điều này thể hiện bước tiến mới trong việc mở rộng và phát triển các quyền con người. Nội dung của các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong các điều khác của Hiến pháp năm 2013 phù hợp với các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, nhất là Công ước quyền con người về chính trị, dân sự và Công ước quyền con người về kinh tế, văn hóa và xã hội năm 1966 của Liên hợp quốc. Đây cũng chính là sự khẳng định cam kết mang tính hiến định của Nhà nước ta trước Nhân dân và trước cộng đồng quốc tế về trách nhiệm tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam, điều đó thể hiện vị trí của con người ngày càng được nâng cao.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí cho rằng:
Quyền con người nói chung và trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng được ghi nhận trong các văn bản pháp luật là tiền đề để
quyền con người được bảo đảm thực thi trong đời sống. Thông qua các quy định của luật hình sự, luật tố tụng hình sự, luật thi hành án hình sự, Nhà nước trao cho con người những phương tiện cần thiết để bảo vệ các quyền của mình và thiết lập các cơ chế để giải quyết cũng như đảm bảo các quyền của các chủ thể [17, tr.46].
1.2. Nội dung bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam - 1
- Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam - 2
- Các Đặc Điểm Cơ Bản Của Quyền Con Người
- Bảo Vệ Quyền Con Người Bằng Chế Định Hoãn Chấp Hành Hình Phạt Tù
- Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam - 6
- Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam - 7
Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.
1.2.1. Bảo vệ quyền con người bằng chế định miễn chấp hành hình phạt
Miễn chấp hành hình phạt là một biện pháp tha miễn mang tính nhân đạo, nhằm bảo vệ quyền con người. Để tăng cường việc bảo vệ quyền con người hiện nay miễn chấp hành hình phạt được áp dụng trên phạm vi rộng, có thể đặt ra với những người phạm tội chưa chấp hành hình phạt, cũng có thể đặt ra với những hình phạt đang được chấp hành và đặt ra với cả những hình phạt đã được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành mà hệ quả là người đó không phải chấp hành hình phạt đó nữa khi người phạm tội thỏa mãn một số điều kiện nhất định về nhân thân và ý thức tuân thủ pháp luật... được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân đề nghị thì Tòa án xem xét việc miễn chấp hành hình phạt cho họ.
Hiện nay, xoay quanh khái niệm miễn chấp hành hình phạt vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau, GS.TSKH Lê Văn Cảm cho rằng: "Miễn chấp hành hình phạt là hủy bỏ việc chấp hành biện pháp cưỡng chế về hình sự nghiêm khắc nhất mà Tòa án đã tuyên trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đối với người bị kết án" [11, tr.790]; TS. Phạm Văn Beo viết trong Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam: "Miễn chấp hành hình phạt là không buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt mà Tòa án đã tuyên đối với họ" [3, tr.464]; Còn theo TS. Trịnh Tiến Việt:
Miễn chấp hành hình phạt là không buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt (toàn bộ hình phạt hoặc một phần hình phạt còn lại) mà Tòa án đã tuyên đối với họ khi đáp ứng những điều kiện nhất định và thuộc một trong các trường hợp do Bộ luật hình sự quy định [59, tr.401].
Qua phân tích các quan điểm của các nhà khoa học - luật gia, tác giả cho rằng, về cơ bản các quan điểm đều thống nhất chung về bản chất pháp lý của miễn chấp hành hình phạt là một nội dung phản ánh chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước, được thể hiện thông qua việc không buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt đã tuyên nếu thuộc một trong các trường hợp được Bộ luật hình sự quy định.
Do đó, theo tác giả thì, miễn chấp hành hình phạt là không buộc người bị kết án phải chấp hành toàn bộ hình phạt hoặc một phần hình phạt còn lại mà Tòa án đã tuyên đối với người phạm tội khi họ đáp ứng những điều kiện do Bộ luật hình sự quy định.
Từ định nghĩa trên có thể thấy miễn chấp hành hình phạt có bản chất pháp lý của là một chế định nhân đạo của luật hình sự Việt Nam và được thể hiện ở chỗ Tòa án vẫn quyết định hình phạt nhất định trong bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật đối với người phạm tội, nhưng không buộc người này phải chấp hành toàn bộ hình phạt đó khi có đầy đủ căn cứ và những điều kiện do pháp luật hình sự quy định.
Ví dụ, anh Nông Văn Tài, bị Tòa án phạt 30 tháng tù giam về tội cố ý gây thương tích, trong khi chờ thi hành án, anh Tài đã có công cứu được 2 trẻ em bị nước lũ cuốn trôi, được chính quyền địa phương xác nhận, Tài là người có nhân thân tốt, chăm chỉ làm ăn, trong quá trình chờ thi hành án, anh luôn chấp hành tốt các quy định của pháp luật. Anh Tài có có Đơn đề nghị Viện Trưởng viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp đề nghị Toàn án nhân dân cùng cấp
miễn chấp hành hình phạt đối với anh và đã được Tòa án chấp thuận, quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt đã tuyên đối với Nông Văn Tài.
Qua khái niệm về miễn chấp hành hình phạt, có thể thấy được tư tưởng bảo vệ quyền con người thông qua chế định này, đây là một chế định nhân đạo của Luật hình sự Việt Nam, với chế định này có thể một người bị Tòa án kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng không buộc người này phải chấp hành toàn bộ hình phạt hoặc một phần hình phạt còn lại, khi có đầy đủ căn cứ đáp ứng những điều kiện do pháp luật hình sự quy định. Khi được miễn chấp hành hình phạt, người phạm tội không phải chịu hậu quả pháp lý hình sự bất lợi của việc phạm tội do bản thân thực hiện. Họ không phải chấp hành hình phạt do Tòa án đã tuyên đối với họ.
Điều kiện để được miễn chấp hành hình phạt không phụ thuộc vào thời gian chấp hành hình phạt mà phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau như: thái độ, sự hợp tác, ý thức của người bị kết án; tình trạng bệnh tật của người bị kết án; khả năng gây nguy hiểm cho xã hội của người bị kết án; chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước,... trên cơ sở các quy định của pháp luật hình sự, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng đối tượng, Tòa án xem xét quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt đối với người chưa chấp hành hoặc miễn chấp hành phần còn lại đối với người đã chấp hành được một phần của hình phạt, qua đó giúp người bị kết án nhanh chóng trở lại với xã hội, hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Điều đó thể hiện việc cụ thể hóa nội dung bảo vệ quyền con người trong Hiến pháp thông quan các quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự, trong trường hợp này đó là nội dung bảo vệ quyền "được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ” [45, Điều 20] (với quy định về tình trạng bệnh tật của người bị kết án).
1.2.2. Bảo vệ quyền con người bằng chế định giảm mức hình phạt đã tuyên
Trong chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mục đích của hình phạt là
nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục, cải tạo, thuyết phục. Do đó, việc giáo dục, cải tạo người bị kết án chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp cải tạo lao động, học tập để khuyến khích, động viên người bị kết án nỗ lực cải tạo, rèn luyện sớm trở thành người lao động lương thiện, có ích cho gia đình và xã hội. Vì vậy, Bộ luật hình sự đã cụ thể hoá chính sách hình sự và tư tưởng nhân đạo trong pháp luật, giảm mức hình phạt đã tuyên là một trong các chế định thể hiện chính sách khoan hồng của nhà nước Việt Nam đối với người phạm tội.
Chế định giảm mức hình phạt đã tuyên đã được đề cập từ Bộ Luật hình sự năm 1985, Bộ Luật hình sự năm 1999, mới đây nhất Bộ Luật hình sự năm 2015 tiếp tục kế thừa, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chế định này. Tuy nhiên, các bộ luật này đều chưa đưa ra được khái niệm về giảm mức hình phạt đã tuyên.
Giảm mức hình phạt đã tuyên gắn liền với hình phạt. Khi thực hiện tội phạm thì hậu quả pháp lý của người phạm tội phải gánh chịu đó là hình phạt (trừ các trường hợp đặc biệt). Khi tội phạm được thực hiện, tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, hậu quả để lại cho xã hội (nếu có) và các yếu tố thuộc về nhân thân người phạm tội,... các cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho người phạm tội, khi chưa đủ cơ sở pháp lý để miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, Tòa án còn có thể xem xét để giảm mức hình phạt đã tuyên đối với người phạm tội. Đây là một chế định có tính nhân đạo của nhà nước ta nhằm khuyến khích, động viên những người phạm tội ăn năn, hối cải, hướng thiện để nhận được sự khoan hồng, cụ thể ở đây là hình thức giảm mức hình phạt đối với người phạm tội đã bị Tòa án tuyên.
Dưới góc độ khoa học luật hình sự, có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm giảm mức hình phạt đã tuyên, nhưng về bản chất vẫn cơ bản thống nhất về nội hàm khái niệm, cụ thể như sau:
Theo GS.TSKH Lê Văn Cảm, "Giảm mức hình phạt đã được tuyên là rút ngắn thời hạn của việc chấp hành phần còn lại của loại hình phạt có thời hạn hoặc miễn việc tiếp tục chấp hành phần còn lại của loại hình phạt không có thời hạn đối với người bị kết án" [11, tr.792].
Với một góc độc khác về giảm mức hình phạt đã tuyên, TS. Cao Thị Oanh cho rằng: "Giảm thời hạn chấp hành hình phạt là giảm một phần thời hạn chấp hành hình phạt đã tuyên cho người bị kết án" [41, tr.232];
TS. Trịnh Tiến Việt có quan điểm về giảm thời hạn chấp hành hình phạt như sau:
Giảm thời hạn chấp hành hình phạt là việc Toà án rút ngắn thời hạn của việc chấp hành hình phạt còn lại của loại hình phạt có thời hạn hoặc miễn tiếp tục chấp hành phần còn lại của loại hình phạt khác đối với người bị kết án khi có thành tích, tiến bộ trong việc lao động, cải tạo và có đề nghị của cơ quan, tổ chức (cơ quan, tổ chức hữu quan, cơ quan thi hành hình phạt tù, Viện kiểm sát) hoặc chính quyền địa phương được giao trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục [59, tr.424-425].
Qua phân tích các quan điểm của các tác giả nêu trên và dựa vào nội hàm của mối liên hệ của chế định này với hình phạt, tác giả đưa ra khái niệm giảm mức hình phạt đã tuyên như sau: Giảm mức hình phạt đã tuyên là việc rút ngắn thời gian phải chấp hành phần hình phạt còn lại hoặc miễn toàn bộ thời gian còn lại của hình phạt mà Toà án đã tuyên với người bị kết án.
Có thể nói, giảm mức hình phạt đã tuyên là sự rút ngắn hoặc miễn toàn bộ thời gian phải chấp hành hình phạt còn lại mà Tòa án đã tuyên đối với người phạm tội. Người bị kết án cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù chung thân, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định (phụ thuộc vào từng loại hình phạt), có nhiều tiến bộ và đã bồi thường
được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể xem xét quyết định giảm bớt thời gian hoặc miễn toàn bộ thời gian còn lại của việc chấp hành hình phạt mà Tòa án đã tuyên đối với người bị kết án. Qua đó thời gian chấp hành hình phạt còn lại của người bị kết án được rút ngắn hoặc chấm dứt.
Giảm mức hình phạt đã tuyên là một chế định nhân đạo của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, người phạm tội chỉ có thể được giảm hình phạt đã tuyên khi họ đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định (đảm bảo thời gian tối thiểu theo quy định của Bộ Luật hình sự), đồng thời phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam. Chế định này tạo cơ hội cho người đang chấp hành hình phạt tù có cơ hội được giảm mức hình phạt, nhanh chóng được tái hòa nhập cộng đồng.
Bộ Luật hình sự Việt Nam 2015 quy định:
Người bị kết án cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù chung thân, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.
Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù có thời hạn, 12 năm đối với tù chung thân [46, Điều 63].
Giảm mức hình phạt đã tuyên là chế định thể hiện sự khoan hồng của pháp luật với những người đã thực hiện tội phạm. Khi đã thực hiện tội phạm thì hậu quả pháp lý mà người thực hiện tội phạm phải gánh chịu đó là hình phạt. Đối với mỗi loại tội phạm, tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đối với xã hội mà người phạm tội sẽ phải gánh chịu hình
phạt tương ứng. Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, với hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất nhân đạo, luôn khoan hồng với những người biết ăn năn, hối cải, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và sự tiến bộ trong trong quá trình cải tạo mà người phạm tội có thể được giảm thời hạn chấp hành hình phạt, để sớm trở lại với cuộc sống bình thường.
1.2.3. Bảo vệ quyền con người bằng chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt
Giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt là chế định thể hiện sự khoan hồng của pháp luật với những người đã thực hiện tội phạm. Đây là sự cụ thể hoá quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc khoan hồng với những người biết ăn năn, hối cải, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và sự tiến bộ trong trong quá trình cải tạo, đặc biệt là đối với những người đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, mà người phạm tội có thể được giảm thời hạn chấp hành hình phạt vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức quy định đối với trường hợp giảm mức hình phạt đã tuyên (quy định tại Điều 63 Bộ luật hình sự 2015), để sớm được trở lại với cuộc sống bình thường.
Chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt đã được đề cập ngay từ Bộ Luật hình sự năm 1985, tiếp đó là Bộ Luật hình sự năm 1999, mới đây nhất Bộ Luật hình sự năm 2015 tiếp tục kế thừa chế định này. Tuy nhiên, các bộ luật này đều chưa đưa ra khái niệm về giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt.
Bộ Luật hình sự năm 1999 quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt, với nội dung "Người bị kết án có lý do đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì Tòa án có thể xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức quy định tại Điều 58 của Bộ luật này" [44, Điều 59].