Việc bồi thường thiệt hại và khôi phục danh dự cho người bị kết án oán đã và đang được thực hiện kịp thời, đúng trình tự, thủ tục, thể hiện ý thức cầu thị, thẳng thắn nhận trách nhiệm của các cơ quan và người tiến hành tố tụng. Tuy vậy, vẫn còn nhiều trường hợp làm oan người vô tội trong hoạt động TTHS đã gây bức xúc trong dư luận, làm giảm lòng tin trong nhân dân. Bên cạnh đó, những công dân bị oan tuy đã được minh oan nhưng những gì họ đã phải chịu đựng, những thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần thì vẫn còn đó, chưa cơ quan nào nhận trách nhiệm bồi thường cho họ, mặt khác, họ cũng chẳng biết phải khiếu kiện như thế nào để đòi hỏi quyền lợi cho mình.
Thực tiễn xử lý và khắc phục vi phạm do hoạt động tố tụng gây ra qua một số vụ án hình sự sau:
Hơn 23 năm đấu tranh tự giải oan cho mình
Đang đương chức Phó phòng Nông nghiệp huyện Vị Thanh - ông Nguyễn Thành Trung bỗng nhiên bị bắt tạm giam về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế và gây hậu quả nghiêm trọng.
Ba tháng sau khi bắt tạm giam, ông Trung được tạm tha cho hưởng tại ngoại và vụ án này rơi vào im lặng cho đến năm 2011 ông mới được giải oan. Ông Trung yêu cầu Viện KSND TP.Vị Thanh phải đền bù tổng số tiền hơn 1,6 tỷ đồng thiệt hại về vật chất, tinh thần và tiền lương trong suốt thời gian bị oan trái.
Sáng 15/7/2013, tại nhà văn hóa khu vực 2, phường 1, Viện trưởng Viện kiểm sát TP.Vi Thanh (Hậu Giang) – ông Nguyễn Đồng Khởi đã chủ trì buổi gặp mặt, công khai xin lỗi ông Nguyễn Thành Trung (SN 1952, trú tại TP.Vị Thanh) người bị cơ quan Viện KSND huyện Vị Thanh (cũ) truy tố, bắt tạm giam từ năm 1988 đến năm 2011 mới có quyết định giải oan.
Người chủ trì buổi xin lỗi đã nhắc lại quá trình, diễn biến của vụ việc Viện KSND huyện Vị Thanh (cũ) đã gây ra đối với ông Nguyễn Thành Trung làm tổn hại đến thanh danh, chức vụ và tinh thần trong suốt thời gian dài.
Tuy nhiên, buổi công khai xin lỗi của Viện kiểm sát chỉ hứa sẽ đến bù cho ông Nguyễn Thành Trung khoảng 416 triệu đồng.
Bồi thường cho 6 thanh niên bị bắt oan
Năm 2008 tại huyện Đồng Phú xảy ra một số vụ cướp, giật tài sản. Sau khi bắt và dựa vào lời khai của Nguyễn Văn Hùng (SN 1993, ngụ xã Đồng Tâm, huyện Đồng Phú), từ cuối tháng 12-2008 đến tháng 1-2009, Công an huyện Đồng Phú bắt khẩn cấp thêm 8 thanh thiếu niên khác, gồm: Sang, Trọng, Hận, Lâm, Đại, Huy, Tùng và Phan Văn Thương (SN 1989, kế nhà Tùng). Ngày 6-1-2009, Công an huyện Đồng Phú ra quyết định khởi tố các bị can.
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Định Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam Từ Khi Ban Hành Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2003 Liên Quan Tới Bảo Đảm Quyền Con Người Của Người Bị
- Quyền Hạn,nghĩa Vụ. Trách Nhiệm Của Người Tiến Hành Tố Tụng Hình Sự
- Bảo Đảm Quyền Con Người Của Người Bị Hạn Chế Quyền Tự Do Trong Khởi Tố, Điều Tra, Truy Tố, Xét Xử Vụ Án Hình Sự
- Quan Điểm Nhằm Tăng Cường Bảo Đảm Quyền Con Người Của Người Bị Hạn Chế Quyền Tự Do Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
- Giải Pháp Tăng Cường Bảo Đảm Quyền Con Người Của Người Bị Hạn Chế Quyền Tự Do Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
- Nâng Cao Nhận Thức, Trình Độ Của Điều Tra Viên, Kiểm Sát Viên, Thẩm Phán Và Hội Thẩm
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
Do không đủ chứng cứ chứng minh hành vi của 9 bị can cấu thành tội “Cướp tài sản; Cướp giật tài sản”, ngày 1-8-2011, VKSND huyện Đồng Phú ra quyết định đình chỉ vụ án hình sự đối với 9 bị can.
Ngày 11.03.2012, luật sư Dương Vĩnh Tuyến, luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Bình Phước cho biết ông đã có buổi làm việc với ông Lê Văn Trân, Viện trưởng VKSND (VKSND) huyện Đồng Phú – đại diện cơ quan giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. 6/9 thanh niên bị bắt oan do luật sư Tuyến làm đại diện yêu cầu bồi thường, gồm: Lương Văn Sang (SN 1989), Lương Văn Trọng (SN 1990), Lương Văn Hận (SN 1993, cả 3 là anh em ruột), Trương Quang Lâm (SN 1990, cả 4 cùng ngụ xã Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng- Bình Phước), Nguyễn Như Tùng (SN 1992) và Lê Văn Huy (SN 1991, cả 2 cùng ngụ xã Phú Trung, huyện Bù Gia Mập, Bình Phước).
Trước đó, gia đình 6 thanh niên trên gửi đơn yêu cầu bồi thường theo các mức từ 128 triệu đồng đến trên 180 triệu đồng. Qua thương lượng, đại diện VKSND huyện Đồng Phú chấp thuận bồi thường cho anh Sang 80.358.510 đồng, Trọng 75.680.362 đồng, Hận 78.660.795 đồng, Lâm 79.038.065 đồng, Huy 80.433964
đồng và Tùng số tiền 118.387.326 đồng. Theo quyết định của VKSND huyện Đồng Phú do ông Lê Văn Trân ký, luật sư Dương Vĩnh Tuyến (đại diện theo ủy quyền) nhận tiền bồi thường thiệt hại theo quy định và bằng tiền mặt tại cơ quan VKSND huyện Đồng Phú.
Trên đây chỉ là một số vụ án điển hình gây bức xúc dư luận trong một thời gian khá dài nhưng đã được làm sáng tỏ. Kể từ khi có Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước, số lượng các vụ án được bồi thường thiệt hại có tăng lên dần qua các năm nhưng mục đích của việc bồi thường cũng mới chỉ đạt được phần nào. Bên
cạnh đó vẫn tồn tại rất nhiều vụ án oan cần được ánh sáng công lý soi rọi. Qua quá trình minh oan và giải quyết bồi thường thiệt hại ta thấy còn rất nhiều vấn đề phải bàn. Tình trạng thiếu cộng tác, không tôn trọng người bị oan trong quá trình thương lượng bồi thường vẫn diễn ra. Các cơ quan THTT tìm cách che đậy, hợp thức hoá hành vi sai trái của nhau. Lợi dụng sự yếu thế của người dân trước nhà nước để đẩy vòng thương lượng hướng có lợi cho mình mà không xem xét hết nỗi gian truân mà người bị oan và người thân của họ đã phải chịu đựng. Tình trạng này cần được xem xét và khắc phục để làm tốt một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.
Qua những số liệu về tình trạng oan do cơ quan THTT gây ra với việc xét bồi thường thiệt hại có thể nhận thấy ngay sự chênh lệch giữa các con số. Gây oan thì nhiều nhưng sửa oan thì rất hạn chế, dường như số vụ giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan chỉ mới đếm được trên đầu ngón tay. Qua các vụ việc mà các cơ quan THTT đã và đang xét giải quyết bồi thường thiệt hại thì có thể thấy vấn đề mấu chốt dẫn đến việc giải quyết dây dưa kéo dài là do các bên không thống nhất được về cách thức và mức độ bồi thường. Thương lượng không thành, một lần nữa đã đẩy người dân vào vòng tố tụng nhưng khi ra đến tòa thì những mong mỏi, chờ đợi của họ cũng chỉ được đáp ứng phần nào, họ vẫn là những người yếu thế bên cạnh bị đơn là những cơ quan THTT- đại diện quyền lực nhà nước.
2.2.4. Bảo đảm quyền con người của người bị hạn chế quyền tự do thông qua áp dụng các quy định về quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng hình sự
2.2.4.1. Bảo đảm quyền con người của người bị hạn chế quyền tự do thông qua áp dụng các quy định về quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
Hệ thống pháp luật là căn cứ pháp lý quan trọng nhất để các cơ quan tư pháp thực hiện chức năng, nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời là cơ sở không thể thiếu được để công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình. Cho nên, cùng với hệ thống pháp luật nói chung, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong lĩnh vực TTHS được ra đời rất sớm. Hiện nay, dù đã được thông qua nhiều lần sửa đổi bổ sung, nhưng hầu hết các
văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định cả về nội dung và hình thức thể hiện. Vì thế, đã ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động tố tụng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng. Thực trạng này được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực tố tụng. Trong đó, có những hạn chế đang nổi cộm như:
Các quy định về đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người bị nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, bị can, bị cáo theo khung hình phạt cao nhất của điều luật là tử hình được quy định trong Bộ luật hình sự - nhất là đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giam chưa được đầy đủ, cụ thể, thiếu cơ sở để đảm bảo thực hiện.
Các quy định về việc thực hiện các quyền của người tham gia tố tụng, nhất là quyền của người bào chữa chưa được các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng tôn trọng.
Các quy định về việc đảm bảo quyền của người tham gia tố tụng như: Quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ, quyền yêu cầu, quyền khiếu nại các quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng... chưa được đảm bảo trong thực tế.
Các quy định về việc đảm bảo quyền được bồi thường thiệt hại, phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan, sai do người tiến hành tố tụng gây ra chưa đầy đủ, thiếu cơ chế để đảm bảo quyền này trên thực tế...
Các quy định về quyền được hoãn phiên tòa, quyền đề nghị tạm đình chỉ vụ án, quyền trưng cầu giám định, triệu tập nhân chứng v.v... chưa chặt chẽ, các quy định về trách nhiệm chưa rò ràng, nên dễ bị các bên đương sự lợi dụng gây "khó dễ" cho hoạt động xét xử.
2.2.4.2. Bảo đảm quyền con người của người bị hạn chế quyền tự do thông qua áp dụng các quy định về quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng hình sự
Thực tiễn áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự thời gian qua cho thấy, các quy định hiện hành cơ bản đã phát huy tác dụng, góp phần giữ vững kỷ cương xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân. Bên cạnh đó, quá trình áp dụng các quy định hiện hành cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng đến quá trình đi tìm sự thật vụ án, như: quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người tiến hành tố tụng có nội dung
chưa phù hợp nên khó khăn trong thực hiện; việc phân cấp thẩm quyền chưa được quy định chặt chẽ dẫn đến cơ quan tố tụng cấp trung ương vẫn thụ lý, giải quyết nhiều vụ án của cấp dưới; một số trình tự, thủ tục chưa cụ thể nên tính khả thi chưa cao.
Theo quy định, lãnh đạo Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải ký hầu hết các quyết định tố tụng, trong khi đó, Điều tra viên, Kiểm sát viên là những người được phân công trực tiếp nghiên cứu, giải quyết vụ án lại chỉ được giao những thẩm quyền hạn chế, chủ yếu là tiến hành các biện pháp tố tụng nhằm thực thi các quyết định của thủ trưởng. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và tiến độ giải quyết vụ án hình sự thời gian qua.
Hiện nay BLTTHS có quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người tiến hành tố tụng nhưng đối với những người trực tiếp xử lý vụ án hình sự như Điều tra viên, Kiểm sát viên còn chưa có sự độc lập trong việc tiến hành một số biện pháp điều tra, áp dụng biện pháp ngăn chặn. Những người này còn chịu sự chi phối nhiều về mặt hành chính, về mặt quyền hạn trong tố tụng nhiều khi dẫn đến khó khăn trong công tác giải quyết vụ án.
Nhiều vụ án các bị can được tại ngoại, bị hại, người làm chứng... được Kiểm sát viên triệu tập đến để lấy lời khai làm rò những tình tiết liên quan đến vụ án nhưng những người này không chịu đến thì Kiểm sát sát viên hiện nay không thể làm gì được (ngoài trừ bị can) vì quyền hạn của Kiểm sát viên không có áp giải bị can và dẫn giải người làm chứng.
2.3. Nhận xét, đánh giá chung về bảo đảm quyền con người của người bị hạn chế quyền tự do trong tố tụng hình sự Việt Nam
2.3.1. Ưu điểm của bảo đảm quyền con người của người bị hạn chế quyền tự do trong tố tụng hình sự Việt Nam
Thực trạng đảm bảo QCN trong TTHS ở nước ta cho thấy rằng: Các QCN trong lĩnh vực hoạt động này được quy định ngày càng đầy đủ, cụ thể để đáp ứng với yêu cầu ngày càng tăng của công dân, tổ chức tham gia vào lĩnh vực này với tư cách là những người tham gia tố tụng để được bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Hoạt động tố tụng được tiến hành theo thủ tục công khai, dân chủ, bình đẳng,
thông qua đó, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được giải quyết khách quan, toàn diện, đầy đủ, đúng pháp. Cho nên, trong TTHS số lượng các vi phạm pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, xét xử oan sai từng bước được giảm dần. Việc đảm bảo trên thực tế các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật được thi hành ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng.
Để củng cố, phát triển và hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp, cùng với việc cải cách bộ máy nhà nước, trong những năm qua, các cơ quan trong hệ thống tư pháp đã được điều chỉnh dần từng bước về cơ cấu, tổ chức. Trong đó, TAND tối cao trực tiếp quản lý Tòa án địa phương về tổ chức thay cho Bộ Tư pháp, Chánh án TAND tối cao được bổ nhiệm thẩm phán Tòa án địa phương thay Chủ tịch nước, tăng cường thẩm quyền của Tòa án cấp huyện... VKSND không thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật nói chung mà chỉ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp đồng thời bỏ Cơ quan điều tra của VKSND ở địa phương. Cơ quan điều tra được tinh gọn hơn, tập trung hơn, được tăng thêm về thẩm quyền trong hoạt động điều tra...
Hoạt động tố tụng là tổng hợp của quá trình hoạt động của nhiều cơ quan khác nhau, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bao gồm các hoạt động cơ bản như: Hoạt động điều tra của cơ quan điều tra, hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố của VKS, hoạt động xét xử của Tòa án, hoạt động thi hành án của cơ quan thi hành án, sự hoạt động phối hợp của các cơ quan bổ trợ tư pháp. Vì thế, thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tư pháp và giữa các cơ quan tư pháp với các cơ quan bổ trợ tư pháp trong tố tong trong thời gian qua được thực hiện một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ, đúng pháp luật, góp phần bảo vệ có hiệu lực, hiệu quả nhất lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong tố tụng cơ chế này bên cạnh có sự phối hợp với nhau để đảm bảo việc giải quyết các vụ án được kịp thời, nhanh chóng, khách quan đúng pháp luật còn bao hàm cả sự chế ước lẫn nhau để hạn chế việc lạm quyền, lộng quyền, vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
2.3.2. Một số hạn chế trong bảo đảm quyền con người của người bị hạn chế quyền tự do trong tố tụng hình sự Việt Nam
Trong việc thực hiện các thủ tục tố tụng trong giải quyết vụ án hình sự còn có những hạn chế và bất cập sau đây:
Thứ nhất, cùng với hệ thống pháp luật nói chung, luật TTHS được ra đời rất sớm. Hiện nay, dù đã được thông qua nhiều lần sửa đổi bổ sung, nhưng hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định cả về nội dung và hình thức thể hiện. Vì thế, đã ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động tố tụng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tong. Pháp TTHS chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ và còn nhiều sơ hở. Công tác xây dựng, giải thích, hướng dẫn và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó có pháp luật TTHS còn nhiều bất cập và hạn chế.
Thứ hai, về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của các cơ quan tố tụng còn bộc lộ những bất cập so với yêu cầu đang đặt ra trong thực tiễn như: Về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của các cơ quan tố tụng được sắp xếp theo cấp hành chính của địa phương. Mà ở mỗi địa phương, tỷ lệ dân cư, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, nhu cầu về tham gia tố tụng của nhân dân không giống nhau. Vì vậy, bên cạnh sự quá tải về hoạt động của cơ quan tố tụng ở những nơi có nhu cầu tham gia tố tụng nhiều như ở các thành phố, thị xã, thì ở các địa phương miền núi, hải đảo hoạt động của các cơ quan tố tụng hầu như không đáng kể. Cho nên, chưa đảm bảo về hiệu lực, hiệu quả của hoạt động tố tụng.
Thứ ba, đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, chưa đáp ứng với yêu cầu đang đặt ra, nhất là các địa phương vừa được chia tách. Về trình độ, năng lực nghiệp vụ còn bị hạn chế. Trong đó, số lượng điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán chưa đủ tiêu chuẩn trình độ chuyên môn còn nhiều. Một bộ phận cán bộ, công chức trong lĩnh vực này còn tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức, vi phạm pháp luật. Đây là vấn đề nghiêm trọng không những đã ảnh hưởng đến kỷ cương, pháp luật, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước mà còn trực tiếp hay gián tiếp vi phạm đến QCN, quyền công dân trong lĩnh vực này.
Thứ tư, cơ sở vật chất kỹ thuật và điều kiện làm việc là một nội dung quan trọng để đảm bảo hoạt động của các cơ quan tố tụng. Bao gồm, trụ sở làm việc, phương tiện đi lại, trang thiết bị phục vụ công tác... Qua thực tế hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong thời gian qua cho thấy: Nhu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật đối với lĩnh vực này là rất lớn, bên cạnh những nhu cầu thông dụng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tố tụng còn đòi hỏi vừa hiện đại vừa mang tính đặc chủng. Vậy nhưng, bên cạnh hệ thống các cơ sở vật chất, kỹ thuật mới được trang bị, phần lớn, các trụ sở, trang thiết bị, phương tiện hoạt động của các cơ quan tố tụng hiện nay đã và đang bị xuống cấp, lạc hậu. nhiều nơi trụ sở còn rất chật chội, phương tiện làm việc vừa thiếu lại vừa không đảm bảo. Nhất là ở cấp huyện, vùng sâu, vùng xa và các địa phương mới được chia tách. Thậm chí, có những địa phương trụ sở làm việc còn phải thuê nhà của dân kéo dài nhiều năm nên vừa ảnh hưởng hưởng đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan tố tụng, vừa chưa đáp ứng với yêu cầu đang đặt ra hiện nay.
Thứ năm, các quy định về sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan tố tụng hay nói cách khác là sự phối hợp liên ngành chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ, chưa xác định đầy đủ trách nhiệm giữa các cơ quan trong mối quan hệ này... Cho nên, trong hoạt động tố tụng còn có hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan; sự phối hợp nhiều khi bị biến tướng thành "thỏa hiệp". Thậm chí, trong mối quan hệ này còn có sự lạm quyền, vi phạm pháp luật nên chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan tố tụng chưa cao, thiếu sự "tâm phục, khẩu phục" của người tham gia tố tụng.
2.3.3. Nguyên nhân của một số hạn chế trong bảo đảm quyền con người của người bị hạn chế quyền tự do trong tố tụng hình sự Việt Nam
Những bất cập, hạn chế trong hoạt động TTHS vi phạm QCN của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy có một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
Thứ nhất, bất cập trong các quy định của BLTTHS
Nhiều quy định của BLTTHS không phù hợp với bản chất Nhà nước pháp quyền, với đường lối đổi mới tư pháp, với các chức năng tố tụng trong TTHS nước