Yêu Cầu Bảo Vệ Quyền Con Người, Quyền Công Dân

chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm về ma túy, trong đó có tội MBTPCMT.

Đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng, trong đó có tội MBTPCMT là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó các cơ quan tiến hành tố tụng giữ vai trò nòng cốt, trung tâm. Kết quả và hiệu quả thực hiện công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của CQĐT, VKSND và TA có tính quyết định trong việc kéo giảm tình hình tội phạm, đặc biệt là tội phạm về ma túy, trong đó có tội MBTPCMT. Bởi ADPL hình sự đúng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử không chỉ đảm bảo người phạm tội phải chịu sự trừng trị của pháp luật, duy trì sự nghiêm minh của pháp luật, giúp người phạm tội ý thức được và rò hành vi vi phạm của mình, từ đó có ý thức cải tạo tốt để trở về với cuộc sống lương thiện, không tái phạm mà còn có ý nghĩa phòng ngừa xã hội rộng lớn, có giá trị tuyên truyền sâu rộng, là sự cảnh tỉnh cho bất kỳ cá nhân nào trong xã hội để họ từ bỏ ý định phạm tội về ma túy, MBTPCMT.

Do đó, ADPL hình sự nói chung, ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT nói riêng không thể và không bao giờ tách rời với mục tiêu, yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm về ma túy nói riêng mà ngược lại phải luôn đề cao yêu cầu này. Bởi với bản chất tốt đẹp của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ và nền tư pháp xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng thì mục tiêu hướng đến là tất cả vì con người, đảm bảo quyền con người.

Để đáp ứng yêu cầu của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy, tội MBTPCMT, quá trình ADPL hình sự nói chung, ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT trước hết phải hướng đến việc đảm bảo điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội; việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự phải phù hợp với tính chất, mức độ và đảm bảo các căn cứ pháp luật. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân

thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

3.1.4. Yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền công dân

Bảo vệ quyền con người, quyền công dân là một yêu cầu có tính nguyên tắc đã được ghi nhận tại khoản 1 Điều 14 Hiến pháp 2013: “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” [42]. ADPL hình sự hướng tới tới việc bảo vệ pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng và nghiêm chỉnh thực thi trong thực tiễn cuộc sống. Nền tư pháp XHCN lấy mục tiêu phục vụ nhân dân là mục tiêu cao nhất. Hoạt động tư pháp suy cho cùng là vì con người, bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người, tránh các hành vi xâm hại từ phía các cơ quan, tổ chức, cá nhân kể cả các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực thi công vụ gây ra.

Hoạt động ADPL hình sự nói chung, ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT nói riêng không có mục đích nào khác ngoài việc giải quyết vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai cũng như bỏ lọt tội phạm, góp phần quan trọng vào bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013. Có thể khẳng định xuất phát từ yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013 mà việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về ADPL hình sự nói chung, ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT nói riêng, cũng như nâng cao hiệu quả trong thực tiễn ADPL hình sự là vấn đề có tính tất yếu.

3.2. Một số giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội MBTPCMT trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh tây ninh

3.2.1. Các giải pháp chung

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

3.2.1.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự về tội MBTPCMT

BLHS năm 1999 chưa phân định rò về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc

Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh - 9

chiếm đoạt chất ma túy, do đó quy định các hành vi trên cùng vào một điều luật. BLHS 2015 tách các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy ra và quy định độc lập về tội danh cũng như mức hình phạt cụ thể đối với từng hành vi đó theo quy định tại các Điều 249, 250, 52 251 và 252 BLHS 2015. Trong đó, Điều 251 BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định tội MBTPCMT. Mặt khác, đã pháp điển hóa các quy định về hành vi phạm tội một cách cụ thể, chi tiết.

Tuy vậy, việc quy định mức hình phạt giữa các khoản của Điều 251 của BLHS năm 2015 có khoảng cách tương đối lớn (02 đến 07 năm; 07 năm đến 15 năm), mặt khác mức hình phạt không bảo đảm tính kế tiếp, dẫn đến sự không hợp lý, thậm chí là không công bằng. Ví dụ: Một người bị xét xử theo khoản 1 Điều 251 BLHS (có khung hình phạt từ 02 năm đến 07 năm tù), căn cứ vào các tình tiết của vụ án, TA hoàn toàn có quyền xử phạt 07 năm tù. Trong khi đó một người khác bị xét xử về cùng tội danh, theo khoản 2 Điều 251 BLHS (có khung hình phạt từ 07 năm đến 15 năm tù) là khung tăng nặng, bị coi là có mức độ nguy hiểm hơn, TA cũng hoàn toàn có quyền xử phạt 07 năm tù. Điều này là không hợp lý. Tương tự ở Khoản 3 và 4 Điều 251 BLHS.

Do đó, nên sửa như sau: Điều 251. Tội… Người nào…. thì bị phạt tù từ hai năm đến dưới bảy năm. Phạm tội…. thì bị phạt tù từ bảy năm đến dưới mười lăm năm. Khoản 3 và khoản 4 Điều 251 BLHS cũng sửa tương tự như ở khoản 1 và khoản 2 Điều 251 BLHS.

Bên cạnh đó, người phạm tội MBTPCMT có thể bị phạt tiền, là hình phạt bổ sung đối với tội này. Trên thực tế có nhiều đối tượng phạm các tội này là người nghiện ma túy, trong khi đó trách nhiệm hình sự về các tội phạm này không có loại trừ người nghiện ma túy. Đã có nhiều địa phương, cơ quan tiến hành tố tụng không thống nhất khi ADPL hình sự, có địa phương áp dụng theo hướng có lợi cho bị can, nhưng có địa phương thì không áp dụng. Nếu áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung cho những đối tượng này thì rất khó

có khả năng thi hành án khi không có tiền hoặc không có công việc ổn định để có tiền. Vì vậy, cần có sự điều chỉnh theo hướng bổ sung cụm từ “trừ trường hợp người nghiện ma túy đã bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh” tại khoản 5 của Điều 251. Cụ thể như sau: “5. Người phạm tội, trừ người nghiện ma túy đã bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh có thể phạt tiền từ 5. 000. 000 đồng đến dưới 500. 000. 000 đồng…”

3.2.1.2. Bổ sung, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội mua bán trái phép chất ma túy

- Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 08/2015/TTLT ngày 14/11/2015

Ngày 14/11/2015 Bộ Công an, VKSND tối cao, TAND tối cao, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP sửa đổi tiểu mục 1. 4 trong Thông tư số 17/2007, có nội dung:

“1. 4. Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại và trọng lượng chất ma túy, tiền chất thu giữ được. Bắt buộc phải trưng cầu giám định hàm lượng để xác định trọng lượng chất ma túy trong các trường hợp sau:

a) Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch;

b) Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng;

c) Xái thuốc phiện;

d) Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.

Ngoài các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d tiết 1. 4 Mục này, nếu có căn cứ và xét thấy cần thiết, TA trực tiếp trưng cầu giám định để bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật. . . ”.

Để thống nhất trong việc ghi kết luận giám định, ngày 29/8/2016 Bộ Công an ban hành Công văn số 2955/CSĐT(C44) về việc giải quyết các vụ án về ma túy, trong đó hướng dẫn chi tiết cách ghi trong kết luận giám định, tại mục 1.

“1. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP sửa đổi, bổ sung tiết 1. 4 mục 1 Phần I Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC- TANDTC-BTP, quy định: “1. 4. Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại và trọng lượng chất ma túy, tiền chất thu giữ được”.

Vì vậy, đối với những trường hợp không bắt buộc phải trưng cầu giám định để xác định hàm lượng, CQCSĐT Công an các cấp khi ra quyết định trưng cầu giám định đối với các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy đã thu giữ được thì nội dung yêu cầu giám định cần ghi rò: “Mẫu gửi giám định có phải là chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy không? Loại chất ma túy, tiền chất gì? Trọng lượng (khối lượng) của mẫu gửi giám định là bao nhiêu?”.

Đối với cơ quan thực hiện việc giám định, trong kết luận giám định phải xác định rò về chất ma túy để phù hợp với quy định của BLHS. Ví dụ như chất Heroine, chất Cocain. . . không được kết luận “là chế phẩm Heroine” hoặc “có thành phần Heroine . . . ”.

Ngày 02/02/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 19/2018/NĐ-CP quy định về việc tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy tại một số điều của BLHS năm 2015. Theo tinh thần của Nghị định này, về cơ bản vẫn dựa trên Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC- BTP ngày 14/11/2015 để tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy. Tại Nghị định số 19/2018/NĐ-CP chỉ hướng dẫn cách tính tổng trọng lượng của

chất ma túy khi thu giữ giám định chỉ có thành phần một chất (01 loại) ma túy. Trong nhiều vụ án viên ma túy thu giữ gửi giám định chứa thành phần của 02 chất ma túy, có viên chứa đến 03 chất ma túy. Như vậy, cách tính tổng trọng lượng của một chất ma túy trong viên ma túy được giám định chứa đến 02 hay 03 chất ma túy, thậm chí chứa đến 05 hay 06 chất ma túy, thì chưa được hướng dẫn cụ thể.

Có thể nói các văn bản của các ngành, của từng ngành đã ban hành nhằm giải quyết kịp thời các vụ án về ma túy, tạo điều kiện cho các cơ quan tiến hành TTHS, trong đó ngay ở giai đoạn đầu tiên CQCSĐT và VKSND các cấp thống nhất trong nhận thức và trong việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn vẫn còn một số chỗ bất cập, theo đó Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14/11/2015 chỉ bắt

buộc giám định hàm lượng trong bốn trường hợp; còn trong Công văn số 2955/CSĐT(C44) của Bộ Công an ban hành ngày 29/8/2016 lại nêu thêm quy định bổ sung thêm cách thức ghi trong biên bản giám định rằng mẫu giám định có phải là chất ma túy không? Khối lượng, trọng lượng nhưng không nêu hàm lượng; Nghị định số 19/2018/NĐ-CP chỉ hướng dẫn cách tính tổng trọng lượng của chất ma túy khi thu giữ giám định chỉ có thành phần một chất (01 loại) ma túy, trong thực tế nhiều loại ma túy thu được nhưng có nhiều chất khác nhau, vậy cách tính hàm lượng, trọng lượng phải như thế nào?

- Liên ngành tư pháp trung ương cần ban hành thông tư thay thế Thông tư 17 để phù hợp với BLHS năm 2015, trong đó phải thống nhất hướng dẫn rò một số điểm sau đây:

+ Tại điểm 1. 4 của Thông tư 17 có hướng dẫn “Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất ma túy, tiền chất. Nếu chất được giám định không phải là chất ma túy hoặc không phải là tiền chất dùng vào việc sản

xuất trái phép chất ma túy, nhưng người thực hiện hành vi ý thức rằng chất đó là chất ma túy hoặc chất đó là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma túy”.

Như vậy, nếu chất được giám định không phải là ma túy, nhưng đối tượng vẫn tưởng rằng đó là ma túy nên mang đi bán thì vẫn phạm vào Khoản 1 Điều 251 BLHS năm 2015. Tuy vậy, điều này xảy ra bất cập là một người nhầm tưởng và mang nhiều bánh bột trắng (lầm tưởng là heroin) và một người cũng nhầm tưởng và mang 05 gram heroin đi bán đều bị truy cứu TNHS theo Khoản 1 Điều 251 BLHS năm 2015. Nếu đối tượng khai thác điểm này để thực hiện hành vi phạm tội thì sẽ rất nguy hiểm. Do đó, liên ngành tư pháp cần thống nhất hướng dẫn khắc phục tình trạng này.

- Tại điểm 3. 5 Thông tư 17 hướng dẫn “Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 194 (hoặc Điều 195 hoặc Điều 196) của BLHS mà các hành vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia), thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh đầy đủ đối với tất cả các hành vi đã được thực hiện theo điều luật tương ứng và chỉ phải chịu một hình phạt. Ví dụ: một người mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy rồi vận chuyển đến một địa điểm mới và tàng trữ tiền chất đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tên tội danh là mua bán, vận chuyển tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy theo Điều 195 của BLHS và chỉ phải chịu một hình phạt”.

BLHS năm 2015 đã tách 04 hành vi trước đây quy định tại Điều 194 thành 04 tội độc lập từ Điều 249 đến 252. Nếu xảy ra trường hợp như trên thì sẽ xử lý thế nào. Theo tác giả luận văn thì không thể xử lý như hướng dẫn tại Thông tư 17 mà phải xử theo từng tội độc lập, hình phạt sẽ được tổng hợp

theo Điều 55 của BLHS năm 2015. Có như vậy mới thể hiện sự nghiêm khắc và phù hợp với nhu cầu thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy trong giai đoạn hiện nay.

Tuy vậy, điều này sẽ gây bất lợi cho người phạm tội. Ở góc độ xử lý cũng cần xác định rò ý thức chủ quan là việc tàng trữ thực chất là điều kiện hay hệ quả tất yếu của hành vi MBTPCMT. Do vậy, vấn đề này cũng cần liên ngành tư pháp trung ương có hướng dẫn để thống nhất xử lý.

3.2.2. Giải pháp đặc thù đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

3.2.2.1. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Tây Ninh và thành phố Tây Ninh trong hoạt động áp dụng pháp luật hình sự đối với tội phạm về ma túy nói chung, tội mua bán trái phép chất ma túy nói riêng

Như phân tích trong Chương 2, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra của lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Tây Ninh nói chung và thành phố Tây Ninh nói riêng chưa thực sự sâu sát. Việc kiểm tra, chỉ đạo, điều hành thực hiện các thao tác nghiệp vụ còn chưa thường xuyên, chặt chẽ. Do đó những thiếu sót của ĐTV, KSV, Thẩm phán trong ADPL hình sự nói chung, ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT nói riêngchưa được phát hiện hoặc chưa được chấn chỉnh khắc phục kịp thời. Mặt khác, vẫn còn tình trạng các cấp lãnh đạo tin tưởng, thoả mãn với báo cáo án của ĐTV, KSV, Thẩm phán.

Trong thời gian tới, để trong hoạt động ADPL hình sự đối với tội phạm về ma túy nói chung, tội MBTPCMT nói riêng đạt hiệu quả cao, cần phải tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra của lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Tây Ninh nói chung và thành phố Tây Ninh nói riêng đối với công tác này. Theo đó, cần làm tốt các nội dung sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022