Võ Khánh Vinh (chủ biên), Giáo dục quyền con người -Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Khoa học xã hội Hà Nội 2010;....
Hai là, sách chuyên khảo về quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự:
1) GS. TSKH. Lê Cảm, Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2009; 2) PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên), Sách chuyên khảo: Quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự, NXB Hồng Đức 2015; 3) Tòa án nhân dân tối cao - Vụ hợp tác Quốc tế, Quyền con người trong thi hành công lý, NXB Lao động -Xã hội Hà Nội 2010; 4) Trần Quang Tiệp, Bảo vệ quyền con người trong Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 2004; ...
Ba là, các bài báo khoa học về lĩnh vực bảo vệ quyền con người
1) GS. TSKH. Lê Văn Cảm, Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm hình sự - Một yếu tố cơ bản và quan trọng nhất trong việc bảo vệ con người bằng pháp luật hình sự, Tạp chí Toà án nhân dân, số 2/1990; 2) GS. TSKH. Lê Cảm, Những vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân (Số 12/2006, tr.7-13; Số 13/2006, tr.8-17; Số 14/2006, tr.4-12); 3) PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí, Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 23/2007, tr.64-80; 4) TS. Nguyễn Quang Hiền, Bảo vệ quyền con người của người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 13/2011, tr.4-11; 5) TS. Nguyễn Quang Hiền, Bảo vệ quyền con người của người bị buộc tội, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 1/2010, tr.75-81; 6) Nguyễn Hữu Hậu, Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội trong hoạt động chứng minh buộc tội của Viện kiểm sát, Tạp chí Kiểm sát số 12/2015, tr.40-48; 7) Trần Văn Hội, Kháng nghị của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự với vai trò bảo đảm quyền con người, Tạp chí Kiểm sát số 19/2015, tr.24-30; …
Bốn là, nghiên cứu dưới hình thức luận văn:
1) Giáp Mạnh Huy, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sự Việt Nam, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội 2014; 2) Nguyễn Văn Luận, Việt Nam và vấn đề bảo vệ quyền con người, Trường Đại học Luật Hà Nội 2001; 3) Phùng Thanh Mai, Bảo vệ quyền con người bằng các quy định về biện pháp tha miễn trong pháp luật hình sự, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội 2014; 4) Tống Đức Thảo, Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền con người ở nước ta hiện nay, Trường đại học Luật Hà Nội 2001; ...
Thực tế cho thấy, các kết quả nghiên cứu về quyền con người dưới các hình thức nêu trên, chủ yếu tập trung vào những vấn đề chung về quyền con người (quyền dân sự, chính trị, văn hóa xã hội…) hoặc nghiên cứu trong một lĩnh vực rộng (quyền con người trong pháp luật tố tụng hình sự, trong đấu tranh chống tội phạm…). Trên thực tế dưới góc độ luận văn thạc sỹ luật học cho tới thời điểm hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài này để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ luật học.
3. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ khái niệm, các đặc điểm quyền cơ bản của con người được bảo vệ thông qua các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự. Đồng thời, đi sâu phân tích bản chất nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam được thể hiện thông qua các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam cũng như việc bảo vệ quyền con người thông qua các chế định sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam - 1
- Các Đặc Điểm Cơ Bản Của Quyền Con Người
- Nội Dung Bảo Vệ Quyền Con Người Bằng Các Chế Định Về Chấp Hành Hình Phạt
- Bảo Vệ Quyền Con Người Bằng Chế Định Hoãn Chấp Hành Hình Phạt Tù
- Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam - 6
- Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam - 7
Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.
1) Miễn chấp hành hình phạt; 2) Giảm mức hình phạt đã tuyên; 3) Giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt; 4) Hoãn chấp hành hình phạt tù; 5) Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; 6) Tha tù trước thời hạn có điều kiện. Qua đó, căn cứ vào Hiến pháp Việt Nam năm 2013, xu thế hội
nhập quốc tế và thực tiễn bảo vệ pháp luật ở nước ta để đưa ra những đề xuất, giải pháp bảo đảm thực hiện, góp phần hoàn thiện các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam theo hướng tăng cường hơn nữa việc bảo vệ quyền con người.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn xoay quanh vấn đề bảo vệ các quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, cụ thể là: 1) Chế định miễn chấp hành hình phạt; 2) Chế định giảm mức hình phạt đã tuyên; 3) Chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt; 4) Chế định hoãn chấp hành hình phạt tù;
5) Chế định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; 6) Chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ quyền con người trong pháp luật hình sự nói chung và các quy phạm của pháp luật hình sự Việt Nam qua 06 chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, bao gồm: 1) Chế định miễn chấp hành hình phạt; 2) Chế định giảm mức hình phạt đã tuyên; 3) Chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt; 4) Chế định hoãn chấp hành hình phạt tù; 5) Chế định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; 6) Chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện. Luận văn đi sâu nghiên cứu sự bảo vệ quyền con người thể hiện qua các chế định về chấp hành hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam. Riêng đối với chế định án treo, do mức độ rộng lớn, đa dạng và phức tạp của chế định này, nên trong khuôn khổ của Đề tài này tác giả xin phép không đề cập đến.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nói trên, việc nghiên cứu được
tiến hành dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quản lý Nhà nước, quản lý xã hội cũng như chủ trương, quan điểm về việc xây dựng Bộ luật hình sự.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phân tích, tổng hợp, logic, lịch sử, quy nạp, đối chiếu, so sánh, ... nhằm làm sáng tỏ các vấn đề trong nội dung luận văn.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Việc nghiên cứu, làm sáng tổ các vấn đề về bảo vệ quyền con người nói chung và bảo vệ quyền con người thông qua các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam nói riêng là một vấn đề hết sức cần thiết, qua đó bổ sung vào kho tàng lý luận về bảo vệ quyền con bằng các chế định về chấp hành hình phạt, góp phần cụ thể hóa nội dung bảo vê ̣và bảo đảm quyền con người quy định tại Hiến pháp Việt Nam năm 2013.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo về mặt lý luận cho việc nghiên cứu về vấn đề bảo vệ quyền con bằng các chế định về chấp hành hình phạt. Ngoài ra, luận văn còn là cơ sở để đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam liên quan đến các chế định về chấp hành hình phạt, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vê ̣và bảo đảm quyền
con người trong quá trình thi hành án hình sự.
7. Những điểm mới về mặt khoa học của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền con người thông qua các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, đi sâu
nghiên cứu việc bảo vệ quyền con người thông qua chế định: miễn chấp hành hình phạt; giảm mức hình phạt đã tuyên; giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt; hoãn chấp hành hình phạt tù; tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; và chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện, trong pháp luật hình sự Việt Nam. Những điểm mới cơ bản của luận văn như sau:
- Trên cơ sở kế thừa, phát huy kết quả nghiên cứu của các học giả, tác giả đã đưa ra được các khái niệm về: Miễn chấp hành hình phạt; giảm mức hình phạt đã tuyên; giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt; hoãn chấp hành hình phạt tù; tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; tha tù trước thời hạn có điều kiện.
- Phân tích, làm rõ được một số nội dung bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam.
- Phân tích, làm rõ thực trạng các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam liên quan đến các chế định về chấp hành hình phạt.
- Đưa ra được một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam liên quan đến chế định về chấp hành hình phạt.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài Phần Mở đầu, Phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được bố cục như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Các văn bản quốc tế về nhân quyền và thực trạng các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam liên quan đến các chế định về chấp hành hình phạt.
Chương 3: Định hướng tiếp tục hoàn thiện các quy phạm liên quan đến một số chế định về chấp hành hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam theo hướng tăng cường hơn nữa việc bảo vệ quyền con người.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI BẰNG CÁC CHẾ ĐỊNH VỀ CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của quyền con người
1.1.1. Khái niệm quyền con người
Trên thế giới, vấn đề quyền con người đã được đề cập đến từ rất sớm, trong Lời nói đầu của bản Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948, Liên hợp quốc đã khẳng định: "điều cốt yếu là các quyền con người phải được bảo vệ bằng pháp luật" [40, tr.62], cũng theo Lời nói đầu trong bản Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948, thì quyền con người đối với các quốc gia thành viên Liên hợp quốc phải [40, tr.63]: 1) Là mục tiêu chung cho tất cả các dân tộc và các quốc gia phấn đấu đạt tới; 2) Tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người, đồng thời tôn trọng và bảo đảm việc tuân thủ một cách nghiêm chỉnh và hữu hiệu chúng.
Hiến chương Liên hợp quốc đã khẳng định giá trị quyền con người: Mọi thành viên trong gia đình, nhân loại đều có quyền bình đẳng và đó là những quyền không ai có thể xâm phạm được. Các quyền này được thực hiện không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ hay giới tính, đồng thời được ghi nhận chính thức trong Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948. Tuyên ngôn này đã được hầu hết các quốc gia trên thế giới thừa nhận, tuy nhiên việc thực thi Tuyên ngôn này cũng như các công ước về quyền con người tại các quốc gia khác nhau là hết sức linh hoạt, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của mỗi quốc gia.
Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 là văn kiện pháp lý xác lập các tiêu chuẩn quốc tế cho việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con
người trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Thông qua việc thừa nhận Công ước, các quốc gia chấp nhận và tự cam kết đảm bảo thực hiện quyền con người tại quốc gia mình.
Tiếp đó năm 1968, Tuyên bố Tê-hê-ran tại Hội nghị thế giới về quyền con người được tổ chức tại Iran đã khẳng định:
Tuyên ngôn thế giới về quyền con người đã xác nhận một nhận thức chung của các dân tộc trên thế giới về các quyền bất di, bất dịch và không thể bị xâm phạm của mọi thành viên trong gia đình, nhân loại và thiết lập một nghĩa vụ cho các thành viên của cộng đồng quốc tế.
Hội nghị cũng khẳng định sự tin tưởng với các nguyên tắc được đề cập trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và kêu gọi các dân tộc và các Chính phủ: "phấn đấu cho những nguyên tắc ghi nhận trong Tuyên ngôn và tăng cường hơn nữa những nỗ lực nhằm bảo đảm cho mọi người có một cuộc sống phù hợp với tự do và nhân phẩm cũng như sự hạnh phúc về thể chất, tinh thần, xã hội và văn hóa".
Việt Nam là một quốc gia tích cực trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, ngoài việc gia nhập Công ước quốc tế Giơ-ne-vơ về bảo hộ nạn nhân chiến tranh, đối xử nhân đạo với tù nhân chiến tranh (năm 1957), từ năm 1977, sau khi trở thành thành viên Liên hợp quốc, Việt Nam đã từng bước tham gia hầu hết các Công ước quốc tế về quyền con người, như: Công ước quốc tế về xóa bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc (tham gia năm 1981); Công ước về xóa bỏ mọi hình thức về phân biệt đối xử với phụ nữ (tham gia năm 1982); Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (tham gia năm 1982); Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội (tham gia năm 1982); Công ước quốc tế về quyền trẻ em (tham gia năm 1990); Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật (tham gia năm 2007); Công ước
quốc tế về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (tham gia năm 2014).
Ngoài các điều ước quốc tế cơ bản về quyền con người trên, Việt Nam còn tham gia các công ước quốc tế khác có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ quyền con người và luật nhân đạo quốc tế như Nghị định thư bổ sung Công ước Giơ-ne-vơ về bảo hộ nạn nhân trong các cuộc xung đột quốc tế (tham gia năm 1981), Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội ác diệt chủng và Công ước về ngăn chặn và trừng trị tội ác A-pác-thai (tham gia năm 1981).
Sau khi trở thành thành viên Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), năm 1994, Việt Nam đã gia nhập nhiều công ước của tổ chức này như Công ước số 5 về tuổi tối thiểu của trẻ em được tham gia lao động công nghiệp, Công ước số 6 về làm việc ban đêm của trẻ em trong công nghiệp, Công ước số 14 về quy định nghỉ hằng tuần cho lao động công nghiệp…
Việt Nam cũng tích cực tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, hợp tác nhân quyền trong khuôn khổ Cộng đồng các nước nói tiếng Pháp. Bên cạnh đó, với tư cách là thành viên ASEAN, Việt Nam cũng tích cực tham gia vào các khuôn khổ hợp tác khu vực về nhân quyền, trong đó có Ủy ban Liên Chính phủ về nhân quyền ASEAN. Ngoài ra, Việt Nam còn thường xuyên tham gia đối thoại nhân quyền với các nước như: Mỹ, Australia, Thụy Sỹ và EU.
Để thực hiện tốt các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền con người, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 đã khẳng định: “Nhà nước định ra các đạo luật nhằm xác định các quyền công dân và quyền con người, quyền đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm” [19, tr.422]. Trên tinh thần của Cương lĩnh xây dựng đất nước năm 1991, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 12/7/1992, Chỉ thị này đã ghi nhận những quan điểm quan trọng về vấn đề quyền con người và bảo vệ quyền con người: