Các Đặc Điểm Cơ Bản Của Quyền Con Người

Quyền tự do, dân chủ của mỗi cá nhân không tách rời nghĩa vụ và trách nhiệm công dân. Dân chủ phải đi đôi với kỷ cương, pháp luật. Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.... [59, tr.484].

Tiếp theo, vào tháng 1/2011, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chính thức đưa ra luận điểm mang tính chỉ đạo về sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong đó Đảng ta đã khẳng định sự cần thiết của các nguyên tắc tiến bộ và dân chủ, cụ thể như: Chủ quyền của nhân dân cao hơn chủ quyền của Nhà nước, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước trong hoạt động của bộ máy công quyền [20, tr.247].

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người trong tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, được cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, Việt Nam đã trở thành một nước độc lập có chủ quyền, có quyền dân tộc tự quyết, quyền lựa chọn quyết định thể chế chính trị của mình. Người dân có quyền tham gia vào việc xây dựng và quyết định các quyết sách của đất nước. Quyền bầu cử, ứng cử, ngày càng được phát huy.

Ngoài tổ chức chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam, còn có các tổ chức chính trị - xã hội và nhiều tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo lứa tuổi, giới tính, lĩnh vực nghề nghiệp hoạt động thu hút hàng chục triệu hội viên tham gia. Mọi tư tưởng và chính kiến khác nhau được tự do đề đạt có tổ chức.

Quyền tự do báo chí, tự do hội họp theo quy định của pháp luật được tôn trọng. Với số đầu báo, tạp chí tăng nhanh, thông tin đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân. Hệ thống phát thanh, truyền hình phát triển nhanh, tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

có đài phát thanh, truyền hình, người dân dễ dàng tiếp nhận thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo được đảm bảo. Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Các dân tộc được đảm bảo bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển; được tạo cơ hội phát triển như nhau, được duy trì tiếng nói và chữ viết riêng, bảo tồn văn hoá truyền thống. Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng được nâng cao.

Quyền khiếu nại, tố cáo được đảm bảo; quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được bảo vệ tính mạng sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người dân luôn được tôn trọng.

Về kinh tế, GDP bình quân đầu người liên tục tăng, tỷ lệ đói nghèo giảm. Việt Nam đã đạt được mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ do Liên hợp quốc đặt ra là giảm một nửa tỷ lệ đói nghèo giai đoạn 1990 – 2015; hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ; các chương trình chăm sóc y tế đã thu được kết quả khá. Việc khám chữa bệnh cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa, được quan tâm; chỉ số phát triển con người (HDI) đạt được những kết quả đáng khích lệ, tuổi thọ trung bình của người dân tăng lên từng năm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

Sự nghiệp phát triển văn hoá, giáo dục-đào tạo tăng nhanh, hình thức giáo dục-đào tạo được đa dạng hoá, đã đảm bảo công bằng xã hội trong văn hoá, giáo dục. Lượng thông tin được cung cấp phong phú hơn về số lượng, đa dạng về chủng loại, hấp dẫn hơn về nội dung và hình thức. Người dân được tiếp cận tốt hơn với công nghệ thông tin hiện đại.

Các quyền con người về mặt xã hội, đảm bảo công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân ngày càng được phát huy. Đã kết hợp tốt giữa tăng

Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam - 3

trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Quyền bình đẳng nam, nữ được tôn trọng. Phụ nữ tham gia công tác xã hội và chính trị ngày càng nhiều, có mặt ở các vị trí lãnh đạo các cấp Trung ương và địa phương.

Có thể khẳng định, Quyền con người ở Việt Nam không ngừng được phát huy và sự tham gia tích cực của người dân vào mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của đất nước là nhân tố quan trọng của thành công của công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Quyền con người luôn luôn gắn liền với lịch sử, truyền thống và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, văn hoá của đất nước. Do vậy không thể áp đặt hoặc sao chép máy móc các tiêu chuẩn, mô thức của nước này cho nước khác.

Hiện nay, Việt Nam vẫn đang tiếp tục từng bước hoàn thiện các văn bản pháp luật về bảo vệ quyền con người, cũng như “chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người” [18, tr.134]. Đặc biệt, với sự ra đời của Hiến pháp Việt Nam năm 2013, vấn đề tôn trọng, bảo vệ quyền con người tại Việt Nam ngày càng được khẳng định, thay vì lồng ghép các nội dung về quyền con người vào quyền công dân như các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp Việt Nam 2013 đã có một chương riêng (Chương II) quy định rõ về "Quyền con người, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân". Trong đó, có sự kế thừa, bổ sung, phát triển các bản hiến pháp trước đây của nước ta. Chương này gồm 36 điều (từ Điều 14 đến Điều 49) đề cập toàn diện về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam trên các mặt: dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Điều đó đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta đối với vấn đề quan trọng này.

Hiến pháp Việt Nam 2013 khẳng định:

1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiếp pháp và

pháp luật. 2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng [45, Điều 14].

Điều đó đã thể hiện tất cả những vấn đề về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân hoàn toàn phù hợp với thực tiễn đất nước và thống nhất với những quy định của quốc tế. “Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền” của Liên hợp quốc (năm 1948), được coi là bản “Tuyên ngôn đầu tiên của toàn nhân loại” và là “lý tưởng chung nhất mà tất cả các dân tộc, quốc gia phải đạt tới” [6, tr.144], đã công nhận con người có 26 quyền cơ bản, gồm ba nhóm sau:

Các quyền dân sự, là những quyền tự do cơ bản của cá nhân, như: quyền sống, quyền tự do thân thể; quyền không bị xâm phạm cá nhân; quyền bảo vệ danh dự, bí mật cá nhân và gia đình, bí mật về thư tín, trao đổi thông tin, tự do di chuyển chỗ ở; quyền tự do đi lại và cư trú; quyền có quốc tịch và thay đổi quốc tịch; quyền kết hôn và lập gia đình; quyền sở hữu; quyền được xét xử công khai, độc lập và công bằng khi bị ra tòa.

Các quyền về chính trị, là quyền tự do khẳng định nhân cách của mình trong đời sống chính trị; quyền tham gia công việc quản lý của nhà nước và đời sống xã hội; quyền được bầu cử, ứng cử; quyền được lập hội, gia nhập hội; quyền tự do ngôn luận thể hiện chính kiến của mình; quyền được thông tin và xuất bản, quyền tự do tín ngưỡng.

Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, là các quyền về sở hữu tài sản; quyền trao đổi; quyền lao động và tự do thể hiện năng lực của mình trong lao động; quyền được bảo vệ về mặt xã hội, được sống đầy đủ, được chăm sóc sức khỏe, được học tập và sử dụng các giá trị văn hóa.

Quyền con người là một phạm trù lịch sử - cụ thể nên nó luôn đi cùng

với sự phát triển của nhân loại, đặc biệt trong những năm gần đây vấn đề bảo vệ quyền con người luôn là vấn đề nóng được cả thế giới quan tâm, GS.TSKH Lê Văn Cảm cho rằng:

Việc bảo vệ các quyền con người đã và vẫn đang là vấn đề trung tâm có ý nghĩa thời đại của hành tinh chúng ta,... vì nó không chỉ là vấn đề "muôn thuở" mang tính lịch sử từ bao đời nay mà còn mang tính thời sự quốc tế, không những là mục tiêu cơ bản trong cuộc đấu tranh của các dân tộc vì hòa bình, tự do, dân chủ và công lý, mà còn là mối quan tâm thường xuyên của nhân loại tiến bộ trên toàn trái đất [8, tr.10].

Cho đến nay các nhà khoa học, luật gia vẫn còn có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm quyền con người, cụ thể như:

GS.TSKH Lê Văn Cảm đưa ra khái niệm quyền con người như sau:

Quyền con người là một phạm trù lịch sử - cụ thể là giá trị xã hội cao quý nhất được thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại và là đặc trưng tự nhiên vốn có cần được tôn trọng và không thể bị tước đoạt của bất kỳ cá nhân con người nào sinh ra trên trái đất, đồng thời phải được bảo vệ bằng pháp luật bởi các quốc gia - thành viên LHQ, cũng như bởi cộng đồng quốc tế [13, tr.224].

GS.TS Trần Ngọc Đường cho rằng: "Quan niệm nhân quyền vừa khẳng định cơ sở tự nhiên và giá trị nhân loại của quyền, đồng thời cũng thừa nhận thuộc tính xã hội - chính trị và lịch sử cụ thể của quyền con người thuộc một quốc gia, một dân tộc" [24, tr.21].

PGS.TS Nguyễn Văn Động đã đưa ra một số quan điểm về quyền con người như sau [23, tr.52-53]:

- Là những giá trị quý báu được thừa nhận chung bời toàn thế giới, đồng thời gắn bó chặt chẽ với sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và cả cộng đồng quốc tế;

- Trực tiếp liên quan tới các lĩnh vực sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người (từ ăn, ở, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí...) và góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách, tính nhân đạo và nhân văn của con người;

- Các quyền con người tạo thành một hệ thống thống nhất, quan hệ tác động lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau, đồng thời vừa là tiền đề, điều kiện của nhau, vừa là hệ quả của nhau, ...

TS. Trần Quang Tiệp đưa ra định nghĩa: "Quyền con người là những đặc lợi vốn có tự nhiên mà chỉ con người mới được hưởng trong những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhất định" [50, tr.14].

Trên cơ sở phân tích các quan điểm quốc tế về nhân quyền cũng như những quan điểm của các học giả tại Việt Nam, tác giả đưa ra khái niệm quyền con người như sau: Quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có của con người, những nhu cầu, lợi ích tự nhiên của con người cần được tôn trọng và bảo vệ bằng pháp luật của các quốc gia và pháp luật quốc tế.

1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của quyền con người

- Quyền con người có tính chất tự nhiên, vốn có của con người

Hiến pháp năm 2013 khẳng định "Nhà nước bảo đảm và phát huy

quyền làm chủ của Nhân dân; công nhân con người, quyền công dân" [45].

, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền

Vì vậy, khi quy định quyền con người, quyền công dân, hầu hết các điều của Hiến pháp năm 2013 quy định trực tiếp "mọi người có quyền...", "công dân có quyền" để khẳng định rõ đây là những quyền đương nhiên của con người, của công dân được Hiến pháp ghi nhận và Nhà nước có trách nhiệm tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ các quyền này.

Đây chính là nguyên tắc hiến định rất quan trọng về quyền con người, quyền công dân và theo nguyên tắc này, từ nay không chủ thể nào, kể cả các cơ quan nhà nước được tùy tiện cắt xén, hạn chế các quyền con người, quyền

công dân đã được quy định trong Hiến pháp. Cũng từ nguyên tắc này, các quy định liên quan đến các quyền bất khả xâm phạm của con người, của công dân (như quyền được sống, quyền không bị tra tấn, quyền bình đẳng trước pháp luật v.v.) là các quy định có hiệu lực trực tiếp; chủ thể của các quyền này được viện dẫn các quy định của Hiến pháp để bảo vệ các quyền của mình khi bị xâm phạm. Các quyền, tự do cơ bản khác của con người, của công dân và quyền được bảo vệ về mặt tư pháp cần phải được cụ thể hóa nhưng phải bằng luật do Quốc hội ban hành, chứ không phải quy định chung chung “theo quy định pháp luật” như rất nhiều điều của Hiến pháp năm 1992 quy định.

Quyền con người có tính chất tự nhiên, vốn có của con người. Có thể nói đây chính là đặc điểm chung của quyền con người mà bất kỳ cá nhân nào được sinh ra đều mặc nhiên thụ hưởng quyền này và bình đẳng không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo hay vị thế xã hội [Xem: 41, tr. 41].

- Quyền con người có tính pháp định

Quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có của con người, tuy nhiên trên thực tế để các quyền con người được tôn trọng, bảo vệ thì cần phải được Nhà nước công nhận bằng văn bản pháp luật cụ thể. Tại Việt Nam, Hiến

pháp năm 2013 đã quy định Nhà nước "công nhân, tôn trọng, bảo vệ và bảo

đảm quyền con người". Đồng thời Hiến pháp năm 2013 cũng quy định:

Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng [45].

Quyền con người nói chung và và trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng được ghi nhận trong các văn bản pháp luật là tiền đề để quyền con người được bảo đảm thực thi trong đời sống [17, tr. 46].

Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền cũng đã khẳng định việc thực hiện

các quyền và tự do cơ bản của con người có thể phải chịu những giới hạn nhất định, những giới hạn đó quy định trong pháp luật, với mục đích bảo đảm sự thừa nhận các quyền và tự do của người khác, hoặc để bảo đảm các yêu cầu về đạo đức, trật tự công cộng và sự thịnh vượng nói chung trong một xã hội dân chủ. Đồng thời, các quyền được ghi nhận trong các công ước có thể hạn chế bởi pháp luật của quốc gia nhưng chỉ trong một chừng mực tương thích với bản chất những quyền đó, với mục đích chính là để bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Tuy nhiên có một số quyền nhất định trong các công ước không bao giờ bị hạn chế hoặc tạm dừng việc thực hiện, thậm chí trong những trường hợp khẩn cấp, đó là quyền: sống, tự do không bị tra tấn, tự do không bị nô lệ hoặc nô dịch, thừa nhận tư cách con người trước pháp luật và tự do tín ngưỡng, tư tưởng, tôn giáo [40, tr.40].

- Quyền con người gắn liền với mỗi con người kể từ khi sinh ra

Quyền công dân gắn liền với quốc tịch của mỗi con người, do vậy công dân mang quốc tịch của quốc gia nào thì sẽ được quốc gia đó bảo hộ. Quyền con người thì lại khác, quyền con người không gắn với quốc tịch và với mỗi quốc gia mà quyền con người thì gắn liền với cá nhân người đó, không kể là người có quốc tịch hay người không có quốc tịch. Ngay khi sinh ra con người đã có sẵn những quyền đó, tùy thuộc vào hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia mà quyền con người sẽ được thừa nhận và bảo vệ ở các mức độ khác nhau.

- Quyền con người được bảo vệ bằng pháp luật

Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền nào là quyền con người, quyền nào là quyền công dân và quy định theo thứ tự: đầu tiên là các nguyên tắc hiến định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tiếp đến là các quyền dân sự, chính trị rồi đến các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội và cuối cùng là các nghĩa vụ của cá nhân, của công dân. Hiến pháp năm 2013

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/10/2023