Bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng - Thực trạng và giải pháp - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN ĐẶNG PHƯỚC TÂM


BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM

ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng - Thực trạng và giải pháp - 1

KHOA LUẬT


NGUYỄN ĐẶNG PHƯỚC TÂM


BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM

ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


Chuyên ngành : Luật kinh tế

Mã số : 60 38 01 07


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Thu


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG 7

1.1. Khái niệm người lao động đi làm việcnước ngoài theo hợp đồng và bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 7

1.1.1. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 7

1.1.2. Bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng . 14

1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng 17

1.2.1. Bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm phát huy nhân tố con người, thể hiện tinh thần nhân đạo và đảm bảo công bằng xã hội 17

1.2.2. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là lực lượng có những đóng góp to lớn vào sự phát triển của kinh tế - xã hội chung của toàn cầu 18

1.2.3. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã, đang và sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro 19

1.3. Pháp luật về bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 20

1.3.1. Vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 20

1.3.2. Nội dung và biện pháp bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 21

1.4. Lược sử pháp luật Việt Nam về bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 26

1.4.1. Giai đoạn năm 1980 – 1994 26

1.4.2. Giai đoạn năm 1994-2006 28

1.4.3. Từ năm 2006 đến nay 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG32

2.1. Nội dung bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 32

2.1.1. Nội dung bảo vệ người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 32

2.1.2. Nội dung bảo vệ người lao động Việt Nam trong thời gian đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 56

2.1.3. Nội dung bảo vệ người lao động Việt Nam sau khi làm việc ở nước ngoài 79

2.2. Biện pháp bảo vệ người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 81

2.2.1. Biện pháp bảo vệ người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài 81

2.2.2. Biện pháp bảo vệ người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài 85

2.2.3. Biện pháp bảo vệ người lao động sau thời gian làm việc ở nước ngoài 87

Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG 89

3.1. Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 89

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 92

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 92

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 102

KẾT LUẬN 112

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong thời đại toàn cầu hóa, việc sử dụng và phân bố lao động theo nhu cầu thị trường đã trở thành hiện tượng tự nhiên, mang tính toàn cầu và tuân thủ quy luật kinh tế - dòng lao động sống sẽ chuyển dịch tới bất kỳ nơi nào mà ở đó có mức thù lao cao hơn. Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là một chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước ta nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam có khoảng 500.000 lao động đang làm việc tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mỗi năm người lao động gửi về nước hơn 1,6 - 2 tỷ USD [40] và họ đang ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong xã hội. Vấn đề bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng vì đó mà được Đảng và nhà nước ta quan tâm rất nhiều.

Công tác bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể tuy nhiên thực tế vẫn còn vướng nhiều hạn chế, bất cập và tồn tại nhiều điểm nóng như tình trạng người lao động bị lừa đảo xuất khẩu lao động, bị thu phí dịch vụ, tiền môi giới quá cao so với quy định, không được giáo dục định hướng trước khi xuất khẩu hoặc giáo dục định hướng không đến nơi đến chốn, công việc, thời gian, tiền lương lao động không đúng như trong hợp đồng, tình trạng lao động không có việc làm hay tình trạng người lao động bị chủ đánh đập, chửi bới, lăng mạ, bị xâm hại tình dục… Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do hệ thống quy định pháp luật hiện hành của nước ta còn nhiều sơ hở, chưa phù hợp với thực tiễn, người lao động thiếu hiểu biết pháp luật, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, cá nhân đưa người lao động đi làm việc nước ngoài cố tình làm trái quy định pháp

luật, việc quản lý hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của các cơ quan quản lý nhà nước còn lỏng lẻo, chưa nghiêm minh.

Từ trước đến nay ít thấy có một tác phẩm nào nghiên cứu toàn diện vấn đề bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bởi vậy có thể nói việc lựa chọn đề tài nghiên cứu về vấn đề này là điều rất cần thiết không chỉ nhằm giúp đỡ những người lao động Việt Nam “yếu thế” đang làm việc nước ngoài mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc ngăn chặn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, đảm bảo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực Việt Nam.

Từ những lý do đó mà tôi đã chọn đề tài: “Bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng- Thực trạng và giải pháp ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu chung về vấn đề bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chúng ta không thể không tìm hiểu tác phẩm Lao động di trú trong pháp luật quốc tế và Việt Nam của Khoa Luật, ĐHQGHN Trung Tâm Nghiên Cứu Quyền Con Người & Quyền Công Dân, NXB Lao Động - Xã Hội, Hà Nội 2011. Tác phẩm tập hợp các bài viết, công trình nghiên cứu của các giảng viên Khoa Luật và một số chuyên gia bên ngoài của về vấn đề bảo vệ lao động di trú nói chung và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nói riêng: TS. Lê Thị Hoài Thu , “Pháp luật hiện hành về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”; Đặng Nguyên Anh, “Xuất khẩu lao động, một số vấn đề chính sách và thực tiễn”; Đặng Nguyên Anh, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Trần Thị Bích, Đào Thế Sơn , “Nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế - xã hội của di cư quốc tế tại Việt Nam”; GS.TS Nguyễn Đăng Dung - Vũ Công Giao, “Khuân khổ pháp lý quốc tế về bảo vệ người lao động di trú”, Vũ Công Giao - Lã Khánh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2022