Thực Trạng Bảo Tồn Và Phát Huy Di Sản Lễ Hội Để Phát Triển Du Lịch Ở Tỉnh Phú Thọ

cách mạng Chân Mộng- Trạm Thản, di tích lich sử và lễ hội chiến khu Hiền Lương, di tích lịch sử và địa điểm chiến khu 10 - Gia Điền và lễ hội cách mạng Gia Điền, di tích lịch sử và lễ hội chiến thắng Tu Vũ và 16 di tích lịch sử cách mạng lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sống và làm việc tại Phú Thọ.

Truyền thống văn hoá lịch sử phong phú và tự hào là nền tảng vững chắc, là động lực thúc đẩy Đảng bộ và nhân dân Phú Thọ phát huy truyền thống văn hoá, truyền thống lịch sử để xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới.

2.2. Thực trạng bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ

2.2.1. Quá trình nhận thức

Sự chuyển biến về nhận thức trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá lễ hội để phát triển du lịch bắt đầu từ sau Nghị quyết TW 5 khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam, tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đặc biệt là từ năm 2001, Quốc hội ban hành Luật Di sản văn hoá, năm 2005 ban hành Luật Du lịch đã làm thay đổi nhận thức và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc bảo tồn các di sản văn hoá gắn với việc phát triển du lịch.

ở Phú Thọ, nhận thức của các cấp lãnh đạo, nhân dân về bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa của di sản văn hoá và lễ hội truyền thống khá sâu sắc. Ngay sau khi tái lập tỉnh năm 1997, toàn tỉnh đã tiến hành kiểm kê có hệ thống toàn bộ di tích, kiểm kê lễ hội toàn tỉnh và xây dựng đề án bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể của tỉnh đến năm 2010. Đặc biệt là sau năm 2006 khi Quốc hội quyết định lấy ngày 10/3 hàng năm là Quốc lễ thì du lịch nhân văn, du lịch lễ hội trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Phú Thọ.

Nhận thức về việc gắn việc bảo tồn di sản văn hoá với phát triển du lịch được thể hiện rõ trong các Nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ và các chương trình, đề án quy hoạch của Tỉnh như Nghị quyết số 01/NQ-TU của BTV Tỉnh uỷ Phú Thọ về phát triển du lịch Phú thọ giai đoạn 2006- 2010 định hướng đến 2020.

Chương trình phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến 2020 của UBND tỉnh Phú Thọ đã xác định mục tiêu xây dựng Thành phố Việt Trì thành Thành phố lễ hội, đồng thời phát huy các lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên du

lịch tự nhiên và văn hoá truyền thống, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch sẵn có đẩy mạnh tốc độ phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đưa Phú Thọ trở thành trung tâm du lịch hướng về cội nguồn, trọng tâm là khu di tích lịch sử Đền Hùng gắn với xây dựng Thành phố Việt Trì thành “Thành phố lễ hội”.

Từ khi Quốc hội chọn ngày 10/3 hàng năm là ngày Quốc lễ, nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân Phú Thọ về cội nguồn dân tộc cũng được nâng lên rất nhiều. Từ đó, khách du lịch từ mọi miền Tổ quốc về dự lễ hội cũng tăng với số lượng lớn, UBND tỉnh cũng điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch tại Đền Hùng, xác định Đền Hùng là khu du lịch thể thao lễ hội và sinh thái Quốc gia. Vì vậy, hướng phát triển du lịch Phú Thọ đến năm 2020 xác định "Đền Hùng là điểm du lịch về nguồn của cả nước, có vị trí quan trọng làm đòn bẩy phát triển du lịch tại các điểm du lịch khác trên địa bàn. [82, tr.96].

Nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền về bảo tồn các di sản văn hoá nhất là các lễ hội truyền thống để phát triển du lịch là đúng đắn thể hiện trong các Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh, các chương trình đề án, dự án quy hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh và chương trình hoạt động hàng năm.

Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở địa phương và cộng đồng cư dân chưa nhận thức đầy đủ về giá trị của việc bảo tồn các lễ hội truyền thống để phát triển du lịch trên địa bàn. Qua điền dã nghiên cứu thực tế một số lễ hội truyền thống có tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và quá trình trao đổi phỏng vấn các đối tượng gồm lãnh đạo địa phương, ban tổ chức lễ hội và người dân cho thấy nhận thức về vấn đề này chưa đầy đủ. Điều đó dẫn đến quá trình thực hiện việc phục dựng, bảo tồn các lễ hội truyền thống không đúng với bản chất vốn có của lễ hội, làm mất đi giá trị nguyên bản của lễ hội. Sau đây là một số trường hợp điển hình:

Lễ hội Trò Trám - xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao là lễ hội truyền thống đặc sắc có tiềm năng phát triển du lịch tốt, địa phương đã nhiều lần tổ chức hội thảo để phục dựng bảo tồn lễ hội gắn với phát triển du lịch; đã đầu tư trang phục và một số vật dụng của trò diễn, đầu tư tu bổ Miếu Trò và sân diễn trò để phục vụ lễ hội Trò Trám có đủ điều kiện tổ chức đúng với tính chất và nội dung vốn có của nó, đồng thời phục vụ tốt hơn cho khách tham quan chứng kiến lễ hội. Tuy nhiên, lãnh đạo xã lại quy hoạch cắm đất thổ cư cho các hộ dân trên toàn bộ con đường độc đạo qua cánh đồng và hồ nước dẫn vào Miếu Trò,

cấp đất ngay trên trên cả mặt hồ nước sát bên Miếu Trò (nơi diễn ra lễ hội hàng năm). Việc cấp đất trên sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cảnh quan môi trường xung quanh di tích, làm mất cảnh quan sinh thái tự nhiên mặt hồ, hồ nước sẽ bị biến thành "ao tù” và với hệ thống nhà dân quay lưng vào toàn bộ di tích thì di tích sẽ mất đi vẻ linh thiêng, trang nghiêm thanh tịnh vốn có. Và như vậy thì khách du lịch về tham dự lễ hội không còn cảm thấy vẻ đẹp thanh tịnh và yên tĩnh của làng quê Việt Nam, sẽ cảm thấy bức bối trong không gian chật hẹp còn lại của di tích. UBND huyện Lâm Thao đã phải chỉ đạo dừng việc cấp phép xây dựng cho các hộ dân và yêu cầu xã lập quy hoạch di dời dân ra địa điểm khác, trả lại cảnh quan thiên nhiên vốn có của di tích.

Việc duy trì nội dung tế lễ, các trò diễn, lễ rước của lễ hội Trò Trám là rất cần thiết nhưng lễ rước, lễ tế của Trò Trám chỉ được rước một lần hàng năm vào dịp lễ hội. Nhưng lãnh đạo xã ở đây đã đem lễ hội rước lễ tế và thực hiện tại một ngôi Đền trong lễ khánh thành công trình Nhà Tả vu, Hữu vu của ngôi Đền tạo nên sự kệch cỡm "Râu ông nọ cắm cằm bà kia”.

Trong nhân dân, nhận thức về bảo tồn các lễ hội truyền thống cũng chưa đầy đủ và thống nhất, vẫn còn tư tưởng cá nhân hẹp hòi, người đi trước không chịu trao truyền kinh nghiệm cho người đi sau những lễ tiết, nghệ thuật trong nghi lễ lễ hội. Điều đó có thể làm lễ hội truyền thống dễ bị mai một và biến dạng, mất tính nguyên gốc của lễ hội.

2.2.2. Quá trình tổ chức triển khai bảo tồn và phát huy di sản lễ hội ở tỉnh Phú Thọ

2.2.2.1. Đặc điểm của lễ hội truyền thống ở tỉnh Phú Thọ

Toàn tỉnh có 274 xã, thị trấn thì có tới 260 lễ hội. Trong đó có 223 lễ hội truyền thống, 05 lễ hội tôn giáo và 32 lễ hội lịch sử cách mạng. Trong luận văn này tác giả chủ yếu khảo sát phân tích đánh giá đặc điểm của lễ hội truyền thống trên 13 huyện, thị, thành của tỉnh Phú Thọ. Qua khảo sát cho thấy các lễ hội truyền thống tập trung nhiều ở vùng Việt Trì, Lâm Thao, Phù Ninh. Đây là vùng đất cổ, có nhiều di tích lịch sử, di tích khảo cổ nhất trên địa bàn tỉnh như Gò Mun, xã Tứ Xã, di tích Sơn Vi - xã Sơn Vi, di chỉ Phùng Nguyên - xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, di tích Làng Cả- Thành phố Việt Trì, di tích Xóm Dền xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh. Các di tích này thể hiện toàn bộ dấu vết của người Việt cổ đã sinh cơ lập nghiệp nơi này và hầu hết nằm ven sông

Hồng. Từ việc phân tích các di chỉ khảo cổ, các di tích văn hoá, các lễ hội truyền thống được tập trung nhiều ở vùng này cho thấy đây là vùng đất trù phú thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và sinh sống của cư dân. Đây cũng là cái nôi của nền văn minh lúa nước của vùng đồng bằng sông Hồng. Đây là mảnh đất thuận lợi để các bộ lạc sinh sống canh tác nông nghiệp. Từ các di tích khảo cổ, các di tích lịch sử văn hoá và các lễ hội truyền thống ở vùng đất này cho thấy thời đại Hùng Vương và kinh đô Văn lang là một vấn đề lịch sử có thực của thời kỳ Hùng Vương dựng nước.

Đặc điểm thứ nhất là các lễ hội truyền thống ở Phú Thọ tái hiện và gắn liền với sinh hoạt nông nghiệp của cư dân, các lễ hội ở vùng này cho thấy một nền văn minh nông nghiệp rực rỡ, cuộc sống của cư dân gắn liền với tín ngưỡng nông nghiệp, các lễ hội gắn liền với thờ lúa thần, rước lúa thần, lễ hội tịch điền, lễ hội thờ thần Sông như lễ hội Đền Bạch Hạc - Thành phố Việt Trì, lễ rước lúa thần trong lễ hội Trò Trám xã Tứ Xã, lễ hội xuống đồng xã Minh Nông- Thành phố Việt Trì. Qua đó các lễ hội đã thể hiện cuộc sống nông nghiệp chủ yếu trồng trọt và công cuộc chế ngự thiên nhiên, đắp đê ngăn nước, phòng chống lũ lụt và mong ước của người dân vùng này luôn cầu mong mưa thuận gió hoà cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi nảy nở. Nghiên cứu và quan sát nội dung lễ hội ở Phú Thọ, các hoạt động tế lễ, rước, các bài văn tế, các trò diễn đều có sự gắn kết với nông nghiệp, với nền văn minh lúa nước. Lễ hội lớn nhất là lễ hội Đền Hùng không chỉ là lễ hội để tưởng nhớ công lao các Vua Hùng mà lễ hội cũng đậm đặc tín ngưỡng nông nghiệp. ở vùng Phú Thọ có nhiều lễ hội và truyền thuyết về Vua Hùng dạy dân cấy lúa, chẳng hạn "Các dấu tích còn lưu lại đến tận thế kỷ thứ XIX tại khu vực Đền Thựơng trước khi tiến hành trùng tu di tích năm 1997 vẫn còn dấu tích thờ một hạt lúa thần có kích thước rất lớn (to bằng chiếc thuyền 3 cắng mà người dân dùng trong mùa nước lụt), có hình giống như một hạt thóc khổng lồ”[68, tr.50]. Truyền thuyết kể rằng hàng năm các Vua Hùng vẫn lên Đền thượng để gọi vía lúa và quanh vùng Đền Hùng nhiều lễ hội có tục lấy tiếng hú, hoặc trong lễ lạ điền (lễ xuống đồng) của cư vân vùng Phú Thọ vẫn thường đọc bài gọi vía lúa:

Hú ông lúa, bà lúa Cỏ lên cỏ úa

Lúa lên lúa xanh

Tốt hơn xung quanh Tốt hơn láng giềng Cao lên bằng cổ Trổ lên bằng đầu Bông như đuôi trâu Bông như đuôi nghé Bông nào be bé Cũng bằng đuôi voi Bông nào loi thoi

Cũng bằng đuôi ngựa Hạt nào rụng rựa Cũng bằng bình vôi Ba con gà lôi

Cũng không lôi nổi.

Các lễ hội truyền thống vùng Phú Thọ là sự tái hiện những sinh hoạt tiền nông nghiệp và nông nghiệp từ săn bắn hái lượm đến nghi thức trồng trọt chăn nuôi… Riêng tục lấy tiếng hú, rước tiếng hú xuất hiện trong nhiều lễ hội truyền thống vùng Phú Thọ. Tiếng hú là một loại ngôn ngữ tín hiệu, trong thời kỳ săn bắn hái lượm con người có thể coi tiếng hú là tín hiệu có giá trị như một báu vật thiêng của người Việt cổ để họ tìm nhau. Trong nhiều lễ hội của vùng Phú Thọ người ta đã dùng tiếng hú trong nghi lễ có thể gắn với săn bắn, tín ngưỡng phồn thực như “hú tùng dí”, "tục rước ông khiu bà khiu” hoặc trong các nghi lễ khác như trong lễ hội Rước Chúa Gái - Thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao cũng có tục lấy tiếng hú. Ngay cả trong lễ hội Múa Mo Nam Cường, xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông là một lễ hội tôn giáo thời Công chúa Xuân Nương (thời Hai Bà Trưng), lễ hội mang tính nghệ thuật nhưng cũng là để tôn kính thần nông và cũng dùng tiếng hú. Khi mọi thứ chuẩn bị đầy đủ đội hình chỉnh tề chủ tế quần trắng, áo xanh, mũi tế, chân đi hia, đứng bên hương án hô: "Hú hú hô, hú hú hô! Múa mo đã về!”. Trai gái hai hàng cũng hú theo nhắc lại 3 lần. Chúa mo bỏ hương, rút cờ múa rồi hát (Mừng sỹ):

"Trong làng cây móc Làng ta đi học

Là đỗ tam khoa Là hú hú ha

Là hú hú hơ!”

Trai gái làng hú tiếp 2 câu cuối 3 lần: "là hú hú ha, là hú hú hơ” sau đó Chúa Mo lại múa tiếp, hát tiếp (Mừng nông).

"Trong làng cây muỗng Làng ta làm ruộng

Lúa tốt đề đa Là hú ha ha Là hú hơ hơ!”

Trai gái làng lại hú tiếp 2 câu cuối ba lần: "là hú ha ha, là hú hơ hơ.” cứ thế Chúa Mo hát tiếp, múa tiếp đến mừng công, mừng thương…. trai gái làng hú theo cầu chúc cho "Tứ dân” khang thịnh mùa màng tốt tươi.

Bên cạnh đó, ở vùng Phú Thọ còn có nhiều làng xã tổ chức đánh cá thờ. Cuộc sống chủ yếu là săn bắt, đánh cá, trồng lúa… “để nhớ ơn các vị thần linh đã thường xuyên phù trợ cho mình có cá ăn, các cư dân ở đây đã sinh ra lệ đánh cá thờ dâng cúng thần linh”. ở Tứ Xã, huyện Lâm Thao có tục đánh cá để thờ và quy định hẳn một khu đồng và một ngày 11 tháng chạp hàng năm cả dân làng ra đánh cá ở đồng Láng để thờ thần nên gọi là hội đánh cá Láng thờ. ở làng Đào Xá, huyện Thanh Thủy cũng mở hội đánh cá vào ngày 28 tháng giêng.

Nhìn chung các lễ hội truyền thống ở vùng quê đất Tổ đã phản ánh, tái hiện cuộc sống của cư dân nông nghiệp thời Việt cổ, từ cuộc sống săn bắt, đến trồng trọt nông nghiệp và mọi sinh hoạt khác của cư dân. Tất cả đều được lễ hội truyền thống vùng Phú Thọ tái hiện khá đầy đủ và phong phú ở từng dạng lễ hội khác nhau, phản ánh một xã hội nông nghiệp một nền văn minh lúa nước vùng châu thổ sông Hồng rực rỡ.

Đặc điểm thứ hai của lễ hội truyền thống vùng đất tổ Phú Thọ là các lễ hội đều gắn với tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng, vợ con và tướng lĩnh thời đại các Vua Hùng. Các lễ hội này gắn với thời kỳ lịch sử của thời kỳ Hùng Vương dựng nước, thờ những người anh hùng dân tộc có công bảo vệ xóm làng gắn liền với tục thờ cúng tổ tiên và truyền thống đạo lý “uống nước, nhớ nguồn” của dân tộc Việt. Qua quá trình điều tra

khảo sát thống kê tổng hợp các lễ hội của 13 huyện, thị, thành trong tỉnh cho thấy: Toàn tỉnh có 228 lễ hội truyền thống thì có trên 150 (chiếm hơn 60%) lễ hội mà đối tượng tưởng niệm là các Vua Hùng và các tướng lĩnh thời Vua Hùng như Tản viên Sơn Thánh, Tam Lang Đại Vương (con Vua Hùng thứ 3), Hùng Quốc Vương, Hùng Hoa Vương, Hùng Hy Vương; Cao Sơn, Quý Minh, Quý ất, Bạch Ninh, Canh Công (thời Hùng Vương thứ 18) tập trung nhiều nhất là các huyện Lâm Thao 17/23 lễ hội, Phù Ninh 19/24 lễ hội, Việt Trì 17/31 lễ hội, Cẩm Khê 19/30 lễ hội thờ tự các Vua Hùng và các nhân vật thời đại Hùng Vương. Sự kiện này cho thấy Vua Hùng và các tướng lĩnh thời đại các Vua Hùng là những nhân vật thiêng, có công lao to lớn trong việc khai sơn phá thạch giúp dân phòng chống thiên tai bảo vệ nhân dân, được nhân dân thờ phụng và trở thành đức tin trong tiềm thức của người Việt cổ từ xa xưa truyền lại cho tới hôm nay. Điều đó càng chứng tỏ thời đại các Vua Hùng là thời đại của lịch sử, một thời đại hào hùng trong dựng nước, giữ nước. Các lễ hội truyền thống trên vùng đất Phú Thọ đã tái hiện lại cuộc sống người Việt cổ từ thời đại Hùng Vương các hoạt động săn bắn, đánh cá, trồng trọt…. Trong các lễ hội này cả phần lễ và phần hội đều thể hiện tín ngưỡng thờ cúng tôn vinh các Vua Hùng và tướng lĩnh. Phần lễ hầu hết đều có lễ tế, lễ rước, bài văn tế các Vua Hùng. Phần hội là các trò diễn dân gian tái hiện cuộc sống cư dân và thời đại Hùng Vương như Vua Hùng kén rể, Vua Hùng đi săn, Vua Hùng dạy dân cấy lúa, Sơn Tinh rước Ngọc Hoa về Tản viên, cuộc chiến chống thiên tai bão lũ, chống giặc ngoại xâm… Các sự kiện trên được tái hiện trong hầu hết các lễ hội truyền thống vùng đất Tổ. Vì thế lễ hội truyền thống vùng Đất tổ có giá trị như một kho báu sống về lịch sử thời đại các Vua Hùng. Qua các chứng tích lịch sử và lễ hội truyền thống vùng Đất tổ ta có thể thấy thời đại các Vua Hùng là một bản thiên anh hùng ca dựng nước.

Ngoài các lễ hội mà nhân vật được tưởng niệm là Vua Hùng và các tướng lĩnh thời Hùng Vương thì các lễ hội truyền thống còn lại chủ yếu là tưởng niệm tôn vinh các vị Vua và tướng lĩnh trong các thời kỳ, thờ Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh, Công Chúa thời Hai Bà Trưng như lễ hội Đình Mộ Chu Hạ- Phường Bạch Hạc - Thành phố Việt Trì thờ Vua Lê Đại Hành, lễ hội Đền Thượng xã Thuỵ Vân - Thành phố Việt Trì và lễ hội Đền Sa Lộc xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao cùng thờ tướng Lân Hổ Hầu thế kỷ thứ 13. Huyện Tam Nông có nhiều lễ hội như lễ hội Đền Chùa Đình Hiền Quan, lễ hội Làng Hương Nha, lễ hội Nam Cường- xã Thanh Uyên, lễ hội Đình Phú Cường, xã Tam Cường, lễ hội

Cầu Trâu xã Hương Nha, lễ hội Đình Gia Dụ xã Thanh Uyên đều thờ Xuân Nương Công Chúa là nữ tướng thời Hai Bà Trưng.

Đặc điểm thứ ba là các lễ hội truyền thống ở Phú Thọ chủ yếu được tổ chức vào mùa xuân. Qua khảo sát thống kê biểu dưới đây sẽ thấy rõ sự tập trung lễ hội truyền thống trên vùng đất Phú Thọ.

Bảng 2.2: Lễ hội truyền thống trên vùng đất Phú Thọ chia theo mùa



STT


Tên đơn vị

Tổng số lễ hội

Chia ra theo mùa

Ghi chú

Mùa

xuân

Mùa

hạ

Mùa

thu

Mùa

đông

1.

Việt Trì

31

24

3

3

1


2.

Phú Thọ

14

8

1

1

4


3.

Cẩm Khê

30

30

0

0

0


4.

Đoan Hùng

12

11

0

1

0


5.

Lâm Thao

23

23

0

0

0


6.

Hạ Hoà

13

13

0

0

0


7.

Thanh Ba

13

13

0

0

0


8.

Tam Nông

31

27

0

3

1


9.

Yên Lập

6

6

0

0

0


10.

Thanh Sơn

18

16

0

0

2


11.

Thanh Thủy

14

13

0

1

0


12.

Phù Ninh

24

21

3

0

0



Cộng

228

204

7

9

8


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở Phú Thọ hiện nay - 7

Nguồn: Tác giả thống kê.


Phân tích biểu thống kê trên cho thấy toàn tỉnh có 204/228 lễ hội được tổ chức vào mùa xuân chiếm 89,4% tổng số lễ hội, lễ hội vào mùa hạ 7/228 chiếm 3%, lễ hội vào mùa thu 9/228 chiếm 4%, lễ hội vào mùa đông 8/228 chiếm 3,5%. Quan sát và theo dõi các lễ hội truyền thống trong mùa xuân lại thấy chủ yếu được tổ chức nhiều vào tháng giêng. Sự phân bố không đều về thời gian trong năm mà chủ yếu tập trung vào mùa xuân cho thấy sự liên kết ảnh hưởng chặt chẽ của lễ hội truyền thống với sản xuất nông nghiệp và nghề

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 17/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí