Các Tác Động Của Du Lịch Đối Với Lễ Hội Truyền Thống

Lễ hội truyền thống làm phong phú, đa dạng hấp dẫn các chương trình du lịch, các tua du lịch góp phần thu hút đông đảo du khách tham gia ở các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch nghỉ dưỡng… Nếu kết hợp các tua du lịch, vừa du lịch văn hoá kết hợp với sinh thái, nghỉ dưỡng sẽ góp phần tăng tính hấp dẫn của chương trình du lịch đáp ứng nhu cầu du khách tạo nên sự phát triển đồng bộ các hoạt động dịch vụ mang tính liên hoàn, dịch vụ này thúc đẩy dịch vụ kia phát triển, thậm chí kích thích cả sản xuất như sản xuất hàng tiêu dùng, hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ, kích thích làng nghề truyền thống…

* Các tác động tiêu cực

Lễ hội truyền thống là hoạt động cộng đồng có giá trị văn hoá tín ngưỡng tâm linh rất lớn, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, ranh giới giữa hoạt động tín ngưỡng với hoạt động mê tín dị đoan rất mong manh. Vì vậy, khi lễ hội truyền thống trở thành một hoạt động du lịch thì các yếu tố tiêu cực của lễ hội có nguy cơ trỗi dậy rất mạnh như các hoạt động bói toán, xóc thẻ, đồng cốt tướng số, buôn thần bán thánh… làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh phong tục tập quán và nét đẹp văn hoá, ảnh hưởng đến du lịch kể cả khách du lịch nội địa hay du khách quốc tế.

Lễ hội được tổ chức trong một thời gian và không gian nhất định nên khách du lịch tăng đột biến vào những ngày chính hội như Hội Đền Hùng, Hội Chùa Hương, lễ hội Đền Trần… gây ách tắc giao thông, mất an toàn về tài sản, sức khoẻ và tính mạng của du khách, do đó cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động du lịch. Bên cạnh đó một số kẻ gian lợi dụng đông người chen lấn xô đẩy, móc túi, cướp giật tài sản, các dịch vụ lợi dụng lượng du khách đông để nâng giá, "chặt chém’’ khách du lịch; một số kẻ hành khất xin ăn lê la trên vỉa hè, lòng đường làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh con người và văn hoá dân tộc.

Tính thời vụ của hoạt động lễ hội vào các thời điểm mang tính truyền thống đã dẫn đến sự lệ thuộc của hoạt động du lịch vào các lễ hội mà không thể thay đổi. Tính ổn định tương đối về lịch trình thời gian của lễ hội tác động vào tính năng động của hoạt động du lịch tạo nên sự lệch pha mà buộc hoạt động du lịch phải tuân theo tạo nên sự cứng nhắc đôi khi bất khả kháng. Chẳng hạn du khách muốn đến du lịch tại Đền Hùng tham dự lễ hội để tưởng nhớ công lao các Vua Hùng và tham gia các trò diễn dân gian thời Hùng

Vương dựng nước thì bắt buộc phải đi du lịch vào dịp 10/3 hàng năm bất kể thời tiết mưa hay nắng và sức khoẻ của du khách có thuận lợi hay không, du khách không có cơ hội chọn lựa vào dịp khác. Hơn nữa tính cố định về mặt thời gian, địa điểm của lễ hội truyền thống ảnh hưởng không thuận lợi đến hoạt động du lịch của một số bộ phận du khách nhất là đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động trong các doanh nghiệp.

1.3.2. Các tác động của du lịch đối với lễ hội truyền thống

* Các tác động tích cực

Du lịch là môi trường để bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống được chứa đựng trong lễ hội đảm bảo cho sự lưu giữ các giá trị văn hoá từ thế hệ này sang thế hệ khác, nói cách khác thông qua các hoạt động du lịch lễ hội mà các giá trị văn hoá truyền thống được trao truyền. Sự trao truyền này được thực hiện thông qua việc tiếp cận giao lưu của khách du lịch với các hoạt động của lễ hội truyền thống và người dân bản địa. Lễ hội là một bảo tàng sống động về lịch sử, truyền thống văn hoá dân tộc còn du lịch là môi trường để “bảo tàng sống” được phô diễn ra một cộng đồng rộng lớn, vượt qua biên giới địa phương khu vực. Từ đó các giá trị lịch sử, giá trị văn hoá truyền thống và các giá trị khác mà lễ hội hàm chứa sẽ được hình thành và lưu giữ trong từng khách du lịch và tiếp tục hình thành nên những giá trị mới.

Du lịch là chất xúc tác để lễ hội truyền thống được bảo tồn một cách chặt chẽ và bền vững hơn. Bởi lẽ nhu cầu khách du lịch lễ hội luôn muốn khai khai thác tính độc đáo, bản sắc truyền thống và sự khác biệt của địa phương, vùng diễn ra lễ hội. Không ai đi du lịch để trải nghiệm, khám phá khai thác các giá trị văn hoá ở nơi giống y như mình đang sinh sống. Và sẽ không ai muốn đi du lịch lễ hội nếu cách tổ chức các nghi lễ, trò diễn của các lễ hội các địa phương cứ na ná giống nhau. Do vậy đặc điểm này đòi hỏi địa phương tổ chức lễ hội truyền thống luôn phải tìm cách bảo tồn các giá trị văn hoá đặc sắc của địa phương, không lai căng pha tạp. Bên cạnh đó du lịch cũng tạo ra cho lễ hội truyền thống những sắc thái mới, sức sống mới.

Du lịch lễ hội tạo ra sự giao thoa văn hoá góp phần làm giàu cho văn hoá truyền thống của cha ông, phổ biến rộng rãi văn hoá địa phương, văn hoá tộc người tới mọi miền tổ quốc thông qua hoạt động du lịch. Đồng thời du lịch cũng góp phần quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam và truyền thống văn hoá dân tộc đối với bạn bè thế giới,

tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc tạo sự gắn kết trong quan hệ ngoại giao và đường lối đối ngoại của Đảng.

Du lịch gắn kết và tác động vào lễ hội truyền thống làm cho lễ hội truyền thống không chỉ là một hoạt động văn hoá tinh thần vui chơi giải trí đơn thuần, mà lễ hội truyền thống có giá trị to lớn về mặt kinh tế. Vai trò đó được thể hiện qua việc tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương, phát triển các loại hình dịch vụ mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa văn hoá và kinh tế.

* Các tác động tiêu cực:

Bên cạnh các tác động tích cực, du lịch cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến các lễ hội truyền thống. Do yếu tố đặc thù của du lịch thường tập trung rất đông người và khách ở nhiều vùng khác nhau tới dẫn đến tình trạng biến đổi lễ hội truyền thống theo nhu cầu của khách du lịch. Lễ hội truyền thống thường gắn với những khuôn mẫu và không gian bản địa với nét văn hoá cổ truyền “Khi hoạt động du lịch mang tính liên ngành liên vùng và xã hội hoá cao… sẽ dễ làm mất sự cân bằng dẫn tới phá vỡ khuôn mẫu truyền thống của địa phương trong quá trình diễn ra lễ hội” [62, tr.288].

Dưới tác động của hoạt động du lịch, lễ hội truyền thống dễ bị thương mại hoá để phục vụ lợi nhuận, coi trọng yếu tố kinh tế, làm lu mờ các yếu tố văn hoá truyền thống. Hòm công đức ở một số di tích, lễ hội được đặt quá nhiều, các nghi lễ trò diễn phục vụ cho mục đích thu tiền, các dịch vụ thu tiền quá đắt, quảng cáo tràn lan… làm mất đi tính thiêng của lễ hội.

Lễ hội truyền thống thường gắn với di tích, tuy nhiên với tác động của du lịch với số lượng du khách đông đã tác động đến di tích làm ảnh hưởng đến giá trị văn hoá nguyên sơ của di tích, xâm hại đến di tích; Cảnh quan môi trường nơi diễn ra lễ hội cũng bị phá huỷ do số lượng du khách tập trung đông trong các ngày lễ hội.

Tiểu kết chương 1


1. Lễ hội truyền thống với tư cách là di sản văn hoá, là kho tàng văn hoá dân tộc đã có giá trị to lớn trong đời sống xã hội hiện đại. Mặc dù trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình toàn cầu hoá là một xu thế tất

yếu nhưng lễ hội truyền thống với giá trị văn hoá, giá trị nhân văn to lớn vẫn là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân.

2. Lễ hội truyền thống đã có vai trò to lớn trong việc cố kết cộng đồng dân tộc tạo nên nền tảng vững chắc của tinh thần đoàn kết toàn dân, hướng con người tới giá trị đạo đức giá trị nhân văn, vươn tới các giá trị chân- thiện-mỹ, giúp con người giải toả căng thẳng mệt nhọc, bế tắc khô cứng trong cuộc sống thường ngày. Đồng thời lễ hội truyền thống góp phần bảo tồn lưu giữ trao truyền các giá trị văn hoá dân tộc. Với kinh tế du lịch, lễ hội là một nguồn tài nguyên vô giá cho ngành du lịch khai thác và phát triển.

3. Lễ hội truyền thống và du lịch có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Những tác động giữa lễ hội và du lịch và sự tác động ngược trở lại của du lịch với lễ hội đòi hỏi cần vận dụng và phát huy tính tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực. Cần có quan điểm biện chứng trong đánh giá và phát triển mối quan hệ này.

Chương 2

thực trạng bảo tồn và phát huy

vai trò của di sản lễ hội để phát triển du lịch ở tỉnh phú thọ hiện nay


2.1. Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Phú Thọ là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây bắc Thủ đô Hà Nội có tổng diện tích là 3.528 km2 phía bắc giáp Tuyên Quang, phía nam giáp Hoà Bình, phía đông giáp Vĩnh Phúc, phía tây giáp Sơn La và Yên Bái. Với một vị trí địa lý thuận lợi ở vị trí tiếp giáp giữa Đông Bắc, đồng bằng Sông Hồng và Tây Bắc, Phú Thọ là trung tâm của tiểu vùng phía Tây và phía Đông Bắc Việt Nam.

Với vị trí là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội và hệ thống giao thông thuận lợi đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nối tỉnh Phú Thọ với các tỉnh phía Tây và phía Đông Bắc với Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh thành phố lớn khác trong cả nước. Đây là yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế, đồng thời cũng là yếu tố thuận lợi cho việc tiếp thu, giao lưu văn hoá với thủ đô Hà Nội với các tỉnh vùng Tây, Đông Bắc.

Hệ thống giao thông thuận lợi với các trục, tuyến giao thông quan trọng như Quốc lộ số 2 nối Hà Nội - Việt Trì - Tuyên Quang - Hà Giang. Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai và nối sang Vân Nam Trung Quốc, đây là tuyến nằm trong hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng. Bên cạnh đó tuyến đường Hồ Chí Minh chạy dọc bờ hữu ngạn Sông Hồng nối liền Hà Nội - Phú Thọ - Yên Bái (qua 6 huyện của tỉnh Phú Thọ). Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua Phú Thọ và thành tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Bắc Kinh. Tuyến giao thông đường sông do 2 con sông: Sông Hồng - Sông Lô từ Vân Nam Trung Quốc qua các tỉnh phía Bắc chạy dọc về Việt Trì gặp Sông Đà tạo thành ngã ba sông, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, du lịch dịch vụ.

Các yếu tố về vị trí địa lý tự nhiên cho thấy Phú Thọ có lợi thế để trở thành trung tâm kinh tế xã hội của vùng. Vì vậy, trong quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định: Xây dựng Phú Thọ trở

thành trung tâm kinh tế vùng; là một trong những trung tâm khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao du lịch của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; là đầu mối giao thông nội vùng và là Thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam”.[75]

- Đặc điểm về địa hình:

Do địa hình của tỉnh Phú Thọ nằm ở cuối dãy Hoàng Liên Sơn nên địa hình chia cắt tương đối mạnh. Sự chuyển tiếp của dãy Hoàng Liên Sơn giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dẫn từ Tây Bắc xuống đông nam. Diện tích đồi núi chiếm 64%, tổng diện tích tự nhiên, nhiều sông, suối (4,1%). Mỗi khu vực địa hình gắn với dân tộc khác nhau tạo nên những tập quán, nếp sống văn hoá riêng. Từ sự chia cắt về địa hình và các đặc điểm về văn hoá có thể chia Phú Thọ làm 3 tiểu vùng như sau:

* Tiểu vùng miền núi cao: Bao gồm 5 huyện với tổng diện tích là 239 km2, chiếm

67,8% tổng diện tích toàn tỉnh gồm các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, Hạ Hoà. Với đặc điểm là vùng núi cao tiểu vùng này có thuận lợi trong việc phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, du lịch sinh thái… Dân cư tiểu vùng này chủ yếu là các dân tộc Mường, Dao, Cao Lan, Mông… với những phong tục tập quán truyền thống và vẫn lưu giữ được nhiều giá trị văn hoá đặc sắc, phong phú tạo nên bản sắc riêng. Bên cạnh đó tiểu vùng này được thiên nhiên ban tặng những khu vực có giá trị, là nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn như Đầm Ao Châu, vườn quốc gia Xuân Sơn, Ao Giời- Suối Tiên cùng với nguồn tài nguyên nhân văn là lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ tạo nên sản phẩm du lịch văn hoá đặc trưng, hấp dẫn.

* Tiểu vùng giữa: Gồm 4 huyện với tổng diện tích là 710 km2, chiếm 20,1% tổng

diện tích toàn tỉnh gồm các huyện Tam Nông, Thanh Thuỷ, Cẩm Khê, Thanh Ba. Tiểu vùng này thuận lợi trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp với nhiều sản phẩm nông nghiệp đa dạng, nhiều làng nghề truyền thống. Đây là tiểu vùng tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế và các loại hình dịch vụ. Về dân cư vùng này chủ yếu là người kinh với một nền văn hoá khá phát triển, nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc, cùng với tín ngưỡng phong tục tập quán phong phú, mang đậm nét văn hoá của làng quê Việt Nam. Các lễ hội truyền thống đặc sắc như: lễ hội làng xã Chí Tiên, xã Lương Lỗ (huyện Thanh Ba); lễ hội Phết - Hiền Quan, lễ hội hát Ghẹo làng Nam Cường, lễ hội giã bánh dày làng Trúc Phê, lễ hội trình nghề xã Hương Nha, lễ hội nấu cơm thi thôn Gia Dụ -

xã Vực Trường, lễ hội Đền Nhà Bà - TT. Hưng Hoá, lễ hội múa Mo - xã Thanh Uyên (Huyện Tam Nông); lễ hội Rước voi Đào Xá, lễ hội Đền Lăng Sương - xã Trung Nghĩa (Huyện Thanh Thuỷ); lễ hội làng Đồng Lương, lễ hội cướp cầu - xã Đông Phú, xã Điêu Lương, hội bơi chải - xã Tuy Lộc, lễ hội đình Thổ Khối xã Phương Xá (Huyện Cẩm Khê). ở tiểu vùng này bên cạnh lễ hội có nhiều di tích lịch sử văn hoá gắn với tín ngưỡng thờ tự các Vua Hùng và các tướng lĩnh thời Hùng Vương dựng nước. Các lễ hội gắn với di tích lịch sử văn hoá Đình, Đền cùng các nghi lễ, các trò diễn dân gian, các phong tục tập quán tạo nên bản sắc văn hoá đặc trưng vùng đất trung du Phú Thọ. Bên cạnh đó do thiên nhiên đã ban tặng vùng này những tài nguyên quý giá như suối khoáng nóng Thanh Thuỷ với một trữ lượng lớn là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng.

Tuy nhiên tiểu vùng này cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế do đất đai bạc màu cằn cỗi khó canh tác, địa hình đồi núi bị chia cắt khó thiết kế quy hoạch hệ thống cấp thoát nước tưới tiêu, giao thông không thuận lợi nên khó thu hút đầu tư phát triển công nghiệp. Lễ hội truyền thống rất nhiều nhưng bị mai một, hệ thống di tích lịch sử xuống cấp và công tác quy hoạch bảo tồn bị hạn chế nên chưa phát huy được tiềm năng, khai thác lễ hội gắn với du lịch, dịch vụ.

* Tiểu vùng đô thị, đồng bằng và không gian văn hoá vùng đất Tổ Hùng Vương:

Tiểu vùng này gồm 4 huyện, thị, thành với tổng diện tích là 425 km2 chiếm 12%

tổng diện tích đất tự nhiên tỉnh Phú Thọ, gồm Thành phố Việt Trì, Thị xã Phú Thọ, huyện Lâm Thao, huyện Phù Ninh. Điều kiện địa hình thuận lợi với hệ thống sông tạo nên những cánh đồng phù sa màu mỡ của vùng châu thổ Sông Hồng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đây là vùng sản xuất lương thực trọng điểm của tỉnh với nhiều sản phẩm chất lượng và năng xuất cao. Các khu vực đồng bằng huyện Lâm Thao, gò đồi thấp của Thị xã Phú Thọ, Phù Ninh, Việt Trì tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp - TTCN hình thành nên các cụm khu công nghiệp thu hút đầu tư nước ngoài. Nét đặc trưng vùng này là có Rừng Quốc gia Đền Hùng và khu di tích lịch sử Đền Hùng cùng nhiều di tích lịch sử văn hoá, di chỉ khảo cổ, các lễ hội truyền thống liên quan đến thời đại Hùng Vương được trải đậm đặc trên các thôn, xóm, làng ở vùng này. Hệ thống di

tích xếp hạng cấp Tỉnh, cấp Quốc gia chủ yếu tập trung ở vùng này, nhiều xã có từ 2-3 di tích Quốc gia như: Đình Hy Cương, Đình Hữu Bổ Thượng, Đình Văn Luông, Đình Thanh Đình, Đình làng Kim Bái, Đình Sơn Vi… các di tích khảo cổ như Gò Mun, Sơn Vi, Phùng Nguyên (huyện Lâm Thao), di tích Xóm Dền xã Gia Thanh (Phù Ninh), Làng cả (Thành phố Việt Trì) đã chứng tỏ nền văn hoá xuất hiện rất sớm, từ thời kỳ đồ đá cha ông ta đã có mặt nơi này để sinh cơ lập nghiệp. Cùng với các di tích lịch sử văn hoá là các lễ hội truyền thống phong phú đặc sắc như lễ hội hát Xoan - xã Kim Đức, lễ hội hát Xoan thôn An Thái, lễ hội Trò trám xã Tứ Xã, lễ hội Rước Chúa Gái - Thị trấn Hùng Sơn, lễ hội Phết xã Sơn Vi, lễ hội Chọi trâu - xã Phù Ninh, lễ hội bơi chải - Bạch Hạc, lễ hội thi giã bánh dày làng Mộ Chu Hạ… Đây là kho tàng văn hoá dân gian vùng đất Tổ chứa đựng giá trị to lớn, là điều kiện thuận lợi để xây dựng Thành phố Việt Trì cùng các huyện phụ cận thành "Thành phố lễ hội cội nguồn các dân tộc Việt Nam" theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Với những điều kiện thuận lợi về địa hình cùng với các tài nguyên văn hoá, tiểu vùng này có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch - dịch vụ.

Tuy nhiên tiểu vùng này đang phát triển mạnh các cụm công nghiệp, khu công nghiệp dẫn đến môi trường bị ảnh hưởng, các làng, xã đang quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá cũng chịu tác động tiêu cực từ bên ngoài, ảnh hưởng đến quá trình bảo tồn các di sản văn hoá truyền thống của vùng.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

* Về cơ cấu kinh tế

Phú Thọ là một tỉnh có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tương đối khá và bền vững theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tạo sự chuyển biến cơ bản trong quá trình CNH-HĐH đất nước. Toàn Đảng toàn dân Phú Thọ đang phấn đấu thoát khỏi tỉnh nghèo và cơ bản trở thành Tỉnh công nghiệp vào 2020.

Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Thọ trong những năm qua

Đơn vị tính: %



Năm

Cơ cấu kinh tế chia ra


Tổng số %

Nông, lâm, thủy

sản

Công nghiệp -XD

Dịch vụ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở Phú Thọ hiện nay - 5

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 17/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí