Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở Phú Thọ hiện nay - 6


1996

34.9

31.5

33.6

100

1997

33.1

33.2

33.7

100

1998

31.6

35.0

33.4

100

1999

30.7

35.8

33.5

100

2000

29.8

36.5

33.7

100

2001

29.3

37.4

33.3

100

2002

29.1

38.1

32.8

100

2003

29.8

36.9

33.3

100

2004

28.9

37.4

33.7

100

2005

28.7

37.6

33.7

100

2006

28.0

37.6

33.4

100

2007

26.0

38.8

35.2

100

2008

25.9

38.8

35.2

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở Phú Thọ hiện nay - 6


Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ.

* Về phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế

- Thực trạng phát triển nông, lâm, thuỷ sản: Tỉnh Phú Thọ có lợi thế là đỉnh tam giác của đồng bằng châu thổ sông Hồng, nơi hợp lưu 3 dòng sông với đất đai khá màu mỡ, thời tiết khí hậu thuận lợi, ngành sản xuất nông, lâm, thủy sản tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên đã có bước phát triển tương đối toàn diện, vững chắc với tốc độ tăng trưởng khá, có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, phù hợp với phương thức sản xuất hàng hoá gắn kết với thị trường; đồng thời tăng giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích, đã hình thành các vùng sản xuất cây nguyên liệu tập trung, gắn với chế biến như trồng rừng nguyên liệu cung ứng cho Công ty Giấy Bãi Bằng, kết hợp với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Do vậy giá trị ngành sản xuất nông, lâm, thuỷ sản liên tục đạt cao. Năm 2004 GDP tăng gần 24% so với năm 2001, đứng thứ 3 trong khu vực trung du bắc bộ (sau Bắc Giang và Quảng Ninh). Do chỉ đạo thâm canh tốt lựa chọn cây con có năng xuất chất lượng giá trị cao nên sản lượng lương thực của Phú Thọ tăng từ 35,7 vạn tấn (năm 2001) lên trên 42 vạn tấn (năm 2004). Từ chỗ thiếu lương thực đến nay Phú Thọ đã

giải quyết căn bản vấn đề an ninh lương thực, từng bước phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp đảm bảo năng suất đi đôi với chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để góp phần phục vụ du lịch, dịch vụ.

- Về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

Phú Thọ là một tỉnh có nền công nghiệp phát triển tương đối sớm. Vào năm 1959 ngành công nghiệp Phú Thọ bắt đầu phát triển và đến năm 1962 Việt Trì là một trong những khu công nghiệp đầu tiên của các tỉnh phía bắc và cả nước đã có đóng góp lớn cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất miền Nam. Sau khi đất nước thống nhất, do cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp và nền kinh tế kế hoạch hoá quá lâu, dẫn đến công nghiệp Phú Thọ nằm trong tình trạng trì trệ kém phát triển. Sau Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) công nghiệp Phú Thọ bắt đầu có sự phục hồi ở giai đoạn 1991 - 1997 mức tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 11% năm, gần bằng mức tăng trưởng công nghiệp cả nước. Giai đoạn 2000 – 2004 tốc độ tăng trưởng công nghiệp - TTCN đã tăng lên 14% năm, Phú Thọ trở thành một tỉnh của vùng Đông Bắc có ngành công nghiệp mạnh nhất, là trung tâm công nghiệp của vùng. Ngành công nghiệp của tỉnh đã chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Năm 1997, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 33.2% đến năm 2007 tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 38,8% trong cơ cấu kinh tế. Các ngành công nghiệp Phú Thọ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế cả nước gần như chiếm vị trí độc tôn là công nghiệp sản xuất phân bón của Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao, công nghiệp sản xuất chế biến giấy của Công ty Giấy Bãi Bằng, Nhà máy giấy Việt Trì, công nghiệp sản xuất hoá chất…

Nhìn vào bức tranh công nghiệp của tỉnh Phú Thọ ta dễ dàng thấy rõ vai trò chủ đạo của khối doanh nghiệp quốc doanh, nhất là các doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn, như Công ty Giấy Bãi Bằng, Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao… Năm 2004 giá trị sản xuất của khối doanh nghiệp này đạt gần 2.600 tỷ đồng, chiếm trên 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành. Hệ thống công nghiệp địa phương sau khi tiến hành cổ phần hoá cũng đang phát triển mạnh năm 2004 giá trị sản xuất của khối này đạt hơn 256 tỷ đồng. Hiện nay tỉnh Phú Thọ đang đầu tư quy hoạch xây dựng hệ thống các khu công nghiệp tại Thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao, huyện Phù Ninh,

Thị xã Phú Thọ để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp. Tỉnh Phú Thọ định hướng phát triển 3 chương trình công nghiệp trọng điểm trên địa bàn là chế biến nông lâm sản, thực phẩm, chương trình khai thác tận thu phế liệu công nghiệp tại chỗ và chương trình sản xuất hàng xuất khẩu với mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài và huy động vốn từ nhân dân. Ưu tiên đầu tư phát triển các lĩnh vực điện tử, sản xuất linh kiện ô tô, xe máy, sản xuất hàng dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng… Phấn đấu đến năm 2020 Phú Thọ cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp.

- Về giao thông vận tải:

Phú Thọ là tỉnh miền núi nhưng rất thuận lợi về mặt giao thông do 3 hệ thống đường bộ, đường sông, đường sắt tạo nên mạng lưới giao thông thuận lợi phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế, dịch vụ, du lịch….

Hệ thống đường bộ với 5 tuyến đường quốc lộ và 31 tuyến tỉnh lộ nối Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc lại có thêm tuyến đường cao tốc Hà Nội - Côn Minh, tuyến đường Hồ Chí Minh dọc bờ hữu ngạn sông Hồng, Phú Thọ trở thành một trung tâm kinh tế của vùng.

Đường sông với 3 tuyến sông Hồng, sông Lô, sông Đà cùng với cảng Việt Trì là một trong 3 cảng lớn nhất miền Bắc, đường sắt nối Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Yên Bái, Côn Minh (Trung Quốc) tạo nên mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh giúp cho việc giao lưu kinh tế và phát triển du lịch thuận lợi. Những năm gần đây tỉnh Phú Thọ đã quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, đến nay 100% các xã miền núi đã có đường ô tô vào trung tâm xã.

Trong lĩnh vực vận tải từ năm 2000 đến nay số lượng phương tiện cơ giới tăng nhanh. Do đặc điểm của tỉnh là điểm nối giữa vùng đồng bằng Bắc bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nên hoạt động vận tải rất đa dạng về phương thức. Riêng phương tiện vận tải hành khách trên đường bộ tuyến Hà Nội - Việt Trì, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Hoà Bình tạo điều kiện cho khách du lịch tham quan Phú Thọ và các tỉnh lân cận tạo thành tuyến, tua du lịch liên tỉnh. Bên cạnh vận tải nội vùng còn có vận tải qúa cảnh, liên vận quốc tế. Chất lượng phục vụ vận tải, đặc biệt là vận tải hành khách đã được cải thiện rõ rệt. Hoạt động vận tải với nhịp độ nhanh, ổn định đã đáp ứng nhu cầu vận chuyển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội "Một hệ thống giao thông khá

hoàn chỉnh và thuận lợi với đường bộ, đường sắt, đường thuỷ đã tạo đà cho một thị trường vận tải phát triển, ngoài những doanh nghiệp Nhà nước có thâm niên trong lĩnh vực vận tải thì sự góp mặt của hàng trăm doanh nghiệp tư nhân đã giúp người sử dụng dịch vụ vận tải ở Phú Thọ được hưởng những dịch vụ hoàn hảo và tiện ích nhất.”[15, tr.105]

- Hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch - dịch vụ: Hệ thống thương mại và dịch vụ tổng hợp đã phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh kể cả các xã đặc biệt khó khăn cũng đã có các dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân.

Về hạ tầng du lịch: Toàn tỉnh có 76 cơ sở lưu trú với 1200 phòng trong đó có 13 khách sạn được xếp sao (1 khách sạn 3 sao với 75 phòng, 9 khách sạn 2 sao với 386 phòng, 3 khách sạn 1 sao với 117 phòng); 4915 nhà hàng phục vụ du lịch lữ hành. Hệ thống hạ tầng du lịch trên đã đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu của khách du lịch tại các điểm tuyến du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. Với hệ thống dịch vụ "mở", các nhà hàng dịch vụ chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh cá thể chiếm hơn 90% nên rất năng động. Hệ thống dịch vụ trên đang góp phần vào việc phục vụ chương trình du lịch trên địa bàn tỉnh.

* Về các lĩnh vực văn hoá - xã hội:

Các thiết chế lĩnh vực văn hoá của tỉnh Phú Thọ tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh so với các tỉnh khu vực, một số lĩnh vực đứng đầu các tỉnh phía Bắc.

Về Y tế tỉnh Phú Thọ được chia 3 tuyến, tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến cơ sở. Tuyến tỉnh có 6 bệnh viện, tuyến huyện có 12 bệnh viện cấp huyện và tuyến xã có 274 trạm y tế cấp xã, 230 trạm y tế có bác sỹ, 61,4% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở với hệ thống y tế trên công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân và các chương trình mục tiêu về y tế đã thực hiện tốt. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ với hệ thống cơ sở vật chất và đội ngũ y, bác sỹ có chất lượng đã trở thành một trong những bệnh viện hiện đại nhất khu vực phía Bắc và đang trong lộ trình xây dựng thành bệnh viện Đa khoa khu vực.

Về giáo dục đào tạo, Phú Thọ là tỉnh có sự nghiệp giáo dục đào tạo khá ổn định và phát triển hệ thống cơ sở vật chất được đầu tư, quy mô mạng lưới trường lớp hợp lý. Toàn tỉnh có 301 trường Mầm non /274 xã, thị trấn, với 47.744 học sinh, giáo dục phổ thông có 605 trường với 8.232 phòng học trong đó Tiểu học là 296 trường, THCS 261

trường, THPT 53 trường. Toàn tỉnh có 7 trường Cao Đẳng, Đại học, 7 trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề với quy mô đào tạo đa ngành đa lĩnh vực phục vụ tốt cho việc đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh. Tỉnh Phú Thọ đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vào 2002 và hoàn thành phổ cập THCS vào năm 2003. Hiện nay tỉnh Phú Thọ là đơn vị đầu tiên của cả nước đang phấn đấu đạt phổ cập bậc trung học vào năm 2015. Phú Thọ được đánh giá là một trong những tỉnh miền núi dẫn đầu về giáo dục trong cả nước.

Về văn hoá: Phú Thọ là tỉnh có nhiều di tích lịch sử văn hoá, di tích lịch sử kháng chiến có giá trị về mặt kiến trúc lịch sử, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, toàn tỉnh có 1372 di tích lịch sử văn hoá, 260 lễ hội truyền thống. Xét về giá trị văn hoá, hệ thống di tích lịch sử, lễ hội truyền thống đang là di sản văn hoá truyền thống quý báu không chỉ của vùng đất Tổ mà của cả dân tộc Việt Nam. Phú Thọ là một tỉnh có thiết chế văn hoá rộng từ tỉnh đến cơ sở, hệ thống thư viện, nhà văn hoá, viện bảo tàng được đầu tư xây dựng kiên cố và có giá trị phục vụ cao. Đặc biệt là các thiết chế ở thôn xã, khu dân cư được tập trung xây dựng hoàn chỉnh. Đến nay, toàn tỉnh đã có 2051/2854 khu dân có nhà văn hoá được xây dựng. Theo Nghị quyết số 56/2003 của Hội đồng nhân dân tỉnh đến năm 2010 toàn tỉnh sẽ có 100% khu dân cư có Nhà văn hoá, cao hơn nhiều so với chỉ tiêu chung của cả nước (chỉ tiêu của cả nước là 60%).

Hệ thống thư viện, phòng đọc được tập trung đầu tư xây dựng. Toàn tỉnh có 277 thư viện phòng đọc, tủ sách tại khu dân cư, 286 thư viện trong trường học đạt tiêu chuẩn quốc gia, 251 điểm Bưu điện văn hoá xã, 275 tủ sách pháp luật, 13/13 thư viện tuyến huyện, 1 thư viện khoa học tổng hợp của tỉnh, trong đó có hơn 4000 tài liệu thư tịch, địa chí, ấn phẩm về thời đại Hùng Vương đang phục vụ việc bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hoá thời đại Hùng Vương.

Nhìn chung văn hoá thông tin, báo chí xuất bản, phát thanh truyền hình của tỉnh là một lĩnh vực quan trọng của tỉnh Phú Thọ trong đó các giá trị văn hoá cả vật thể và phi vật thể chiếm vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH.

2.1.3. Truyền thống văn hoá - lịch sử

Phú Thọ là một tỉnh có bề dày truyền thống văn hoá lịch sử, là cái nôi của nền văn hoá Lạc Việt, kinh đô đầu tiên của dân tộc Việt Nam, hệ thống di sản văn hoá vật thể và

phi vật thể dày đặc trên mảnh đất Phú Thọ cho thấy một vùng đất văn hiến. Các di sản văn hoá thể hiện dấu tích của người Việt cổ đã có mặt trên mảnh đất Phú Thọ từ rất sớm. Với địa thế “sơn chầu, thủy tụ” sự hợp lưu của 3 dòng sông đã tạo một vùng đất trù phú với nền văn minh sông Hồng, văn minh lúa nước từ buổi bình minh của lịch sử.

Hệ thống di sản văn hoá vật thể đã dải khắp các làng xã trên địa bàn tỉnh và tập trung nhiều ở vùng ven sông Hồng, với 1372 di tích lịch sử văn hoá gồm 161 di tích khảo cổ học, 262 Chùa còn lại là di tích kiến trúc, trong đó có 181 di tích đã xếp hạng cấp tỉnh và 70 di tích được xếp hạng quốc gia. Chỉ tính riêng di tích khảo cổ với một số lượng lớn đậm đặc trong đó các di tích khảo cổ quan trọng như di tích Làng Cả (Phường Thọ Sơn - Thành phố Việt Trì), di tích Xóm Dền (xã Gia Thanh - Huyện Phù Ninh), di tích Gò Mun xã Tứ Xã, di tích Sơn Vi - xã Sơn Vi, di tích Phùng Nguyên - xã Kinh Kệ (huyện Lâm Thao). Từ các hiện vật di vật qua các đợt đào thám sát khai quật ở các di tích quan trọng này là cơ sở khoa học để chứng minh cho thời kỳ lịch sử có thật của người Việt Cổ và thời kỳ Hùng Vương dựng nước của dân tộc trong tiến trình hình thành các dân tộc ở khu vực Đông Nam á. Nghiên cứu lịch sử thời đại các Vua Hùng qua lịch sử thành văn và cả truyền thuyết dân gian, chúng ta đã có đủ niềm tin để chứng minh lịch sử thời đại các Vua Hùng. Các bộ sử dân tộc từ "Đại việt sử ký” của Lê Văn Hưu (Thế kỷ 13) tới "Đại việt sử ký toàn thư” (Thế kỷ 17) và "Việt sử thông giám cương mục” (Thế kỷ 19), hệ thống “Ngọc Phả Hùng Vương”, "Việt Điện U linh” và hàng trăm truyền thuyết, lễ hội truyền thống còn được bảo tồn và lưu giữ đến ngày hôm nay là một kho tàng văn hoá quý báu của dân tộc. Khi chúng ta tìm đến các di tích khảo cổ học đậm đặc được bảo giữ trong lòng đất vùng đất Tổ, các hiện vật được tìm thấy được các cơ quan khoa học nghiên cứu xác minh qua hệ thống máy móc hiện đại của Đức, Mỹ, Ôxtrâylia đã đi tới kết luận rằng thời đại kim khí sơ kỳ sắt với văn hoá Gò Mun cách ngày hôm nay 2000 - 3000 năm. Các di tích lịch sử do người xưa để lại bảo tồn trong lòng đất được các nhà khảo cổ học chứng minh từ thời kỳ hậu kỳ đá mới, sơ kỳ kim khí tới văn hoá Đông Sơn "Phô bày một nền văn minh Việt cổ của các Vua Hùng, đặt bên cạnh nền văn minh Lưỡng Hà của Ai Cập cổ đại, văn minh sông Hằng của ấn Độ cổ đại và văn minh sông Hoàng Hà của Trung Quốc” [80, tr.23].

Các hệ thống di tích, di vật ấy được giáo sư Hà Văn Tấn khái quát là "Văn minh sông Hồng” gồm 4 nền văn hoá kế tiếp nhau diễn ra khoảng 2000 năm trước công nguyên đó là văn hoá Phùng Nguyên, văn hoá Đồng Đậu văn hoá Gò Mun, văn hoá Đông Sơn. Từ các chứng tích lịch sử được phát hiện trong các di tích có thể khẳng định “con người phát triển thời đại Hùng Vương ở Phú Thọ mang dấu ấn của Phổ hệ Phùng Nguyên - Đông Sơn lưu vực Sông Hồng và cư dân thời đại Hùng Vương ở Phú Thọ cư trú ổn định, lâu dài ở một số khu vực nhất định có quan hệ rộng mở với xung quanh, nhất là vùng rìa châu thổ bắc bộ, là cơ tầng hình thành quốc gia Văn Lang thời các Vua Hùng” [80, tr.41].

Truyền thống văn hoá - lịch sử của Phú Thọ vô cùng phong phú. Nếu nghiên cứu gắn kết các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể sẽ thấy hệ thống di sản văn hoá Phú Thọ chứa đựng dấu ấn đặc sắc của nền văn minh Việt Cổ, chứa đựng thời kỳ rực rỡ của văn minh sông Hồng, mang đậm dấu ấn bản sắc văn hoá dân tộc. Đặc trưng cơ bản nhất của di sản văn hoá phi vật thể là gắn với tín ngưỡng thờ các Vua Hùng và tướng lĩnh thời kỳ Hùng Vương dựng nước. Bên cạnh đó còn có tín ngưỡng, diễn xướng dân gian, truyền thuyết, thơ ca …. gắn với quá trình lao động sản xuất của người dân lao động.

Các lễ hội truyền thống gần như phân bố dày đặc ở các làng xã trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh có 274 xã, thị trấn thì có từ 260 lễ hội truyền thống và phân bố tập trung chủ yếu ở các xã vùng ven Sông Hồng và khu vực xung quanh Đền Hùng, các lễ hội này thường gắn chặt với hệ thống di tích và các tín ngưỡng thờ Vua Hùng. Trong đó một số lễ hội tiêu biểu có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá lớn có ảnh hưởng sâu sắc tới cộng đồng dân cư không phải chỉ ở vùng, khu vực mà toàn quốc gia dân tộc như lễ hội Đền Hùng, lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ, các lễ hội tiêu biểu đặc sắc khác như lễ hội Rước Chúa Gái, lễ hội Trò Trám, lễ hội Bơi chải Bạch Hạc, lễ hội hát Xoan Kim Đức - An Thái...

Bên cạnh lễ hội truyền thống còn có văn nghệ dân gian rất phong phú và đa dạng. Một số hình thức văn nghệ dân gian đặc sắc đang được lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp như Hát Xoan Phú Thọ, Hát Trống quân. Các loại hình sinh hoạt văn nghệ dân gian được lưu truyền trong nhân dân là hoạt động văn hoá tinh thần không thể thiếu trong đời sống nhân dân được nhân dân bảo tồn và phát huy như Hát Ghẹo (Nam Cường - Huyện Tam Nông), Ca Trù (Bình Bộ - Phù Ninh), Hát Xường, Hát Rang, Hát Ví của dân tộc

Mường (huyện Thanh Sơn), Hát Ru (dân tộc Dao), Hát Sình Ca, Vèo Ca (dân tộc Cao Lan), Múa Sinh Tiền, Múa Xuân Ngưu, Múa Mỡi, Đâm Đuống, Múa Chuông, Múa Rùa (dân tộc Dao)…

Các truyền thuyết thời Hùng Vương, thời Hai Bà Trưng trong đời sống tinh thần của người dân Phú Thọ được lưu giữ trong trí nhớ, trong tâm thức nhân dân khá đậm nét. Bên cạnh đó trên mảnh đất Phú Thọ còn có một số loại hình văn nghệ dân gian độc đáo như truyện cười Văn Lang, thơ Bút Tre trở thành một hiện tượng văn hoá dân gian, là một sinh hoạt văn hoá tinh thần của người dân lao động sau những giờ lao động vất vả.

Với hệ thống lễ hội truyền thống vàcác loại hình văn nghệ dân gian đậm đặc như trên, người dân Phú Thọ có đời sống văn hoá tinh thần rất phong phú, là một kho tàng văn hoá truyền thống chứa đựng các giá trị văn hoá, giá trị nghệ thuật và các hệ giá trị khác vô cùng quý báu. Từ đó hình thành một nếp sống, một phong tục tập quán đáng quý. Đó là tinh thần cộng đồng, tinh thần đoàn kết, truyền thống uống nước nhớ nguồn. Các lễ hội truyền thống, hệ thống di tích lịch sử văn hoá dày đặc với tín ngưỡng thờ các Vua Hùng và tướng lĩnh đã luôn nhắc nhở người dân Phú Thọ giữ gìn truyền thống cha ông, truyền thống và công lao dựng nước, giữ nước của các Vua Hùng và các thế hệ tiền nhân.

Truyền thống ấy đã hun đúc tinh thần đoàn kết, tinh thần yêu nước tự cường dân tộc của người dân Phú Thọ. Các di tích lịch sử văn hoá, các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã thể hiện tinh thần yêu nước và ý chí quật cường của người dân Phú Thọ trải dài theo tiến trình lịch sử từ thời Hùng Vương dựng nước, thời kỳ bắc thuộc, thời kỳ độc lập tự chủ đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Tỉnh Phú Thọ là căn cứ cách mạng, là cái nôi của văn nghệ kháng chiến. Chỉ tính riêng di tích lịch sử cách mạng gắn với lễ hội cách mạng trên địa bàn Phú Thọ đã chiếm 32 di tích lễ hội được xếp hạng; trong đó có 13 di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia tiêu biểu như di tích lịch sử và lễ hội Tiên Động xã Tiên Lương - Cẩm Khê (là một căn cứ tiêu biểu kỷ niệm phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp); di tích lịch sử là lễ hội cách mạng chiến khu Vạn Thắng trong phong trào kháng Nhật góp phần vào công cuộc cách mạng Tháng 8/1945; di tích lịch sử và lễ hội chiến thắng sông Lô 1947 trong chiến dịch Thu Đông năm 1947 có ý nghĩa lịch sử khoa học sâu sắc trong lịch sử chiến thắng chống Pháp, phá tan cuộc tấn công của Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Ngoài ra còn một loạt các di tích lịch sử lễ hội cách mạng khác như di tích lịch sử lễ hội

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/12/2023