Hiệu Quả Của Việc Bảo Tồn Và Phát Huy Di Sản Lễ Hội Để Phát Triển Du Lịch

Một số lễ hội có chất lượng thấp, đặc biệt phần lễ nghi như tế lễ, lễ vật, rước kiệu… ở nhiều nơi còn lúng túng, chưa đúng truyền thống.

Một số lễ hội được phục hồi cả về phần lễ và phần hội nhưng do điều kiện kinh tế

- xã hội của địa phương nên không được tổ chức hàng năm. Năm nào có điều kiện thì xã tổ chức, khó khăn thì lại để năm sau hoặc chỉ tổ chức đơn giản, bỏ bớt nhiều hình thức lễ nghi diễn xướng dẫn đến lễ hội không diễn ra như đúng nguyên bản của nó như Rước Chúa Gái (Thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao).

Các lễ hội chỉ duy trì phần lễ, không còn bảo lưu phần hội: Đây là nhóm chiếm số lượng lớn trong hệ thống lễ hội tỉnh Phú Thọ. Tại nhiều địa phương tổ chức hàng năm nhưng mới chỉ duy trì được phần lễ. Đó là dịp cúng tế vào các ngày tiệc làng hoặc vào ngày rằm, mồng một. Có nhiều nơi tổ chức đầy đủ cả lễ vật, lễ tế thần, rước kiệu, nhưng sau đó không tổ chức hội làng cùng những trò diễn xướng, trò chơi dân gian truyền thống. Có những nơi vẫn cúng tế tại đình nhưng lại mất đi những trò diễn xướng và trò chơi dân gian đặc sắc.

Nhóm các lễ hội đã bị mai một hoàn toàn: Đây là nhóm các lễ hội đã mất hoàn toàn cả phần nghi lễ và phần hội. Chỉ còn được ghi nhận trong các nguồn tư liệu và trong trí nhớ của các cụ già. Đây là một khó khăn rất lớn trong công tác bảo tồn các lễ hội truyền thống, nhất là việc nghiên cứu phục dựng các lễ hội truyền thống để phát triển du lịch.

* Tình hình quản lý và tổ chức lễ hội:

Các lễ hội được tổ chức lần đầu, lễ hội được khôi phục lại sau nhiều năm bị gián đoạn hoặc có những lễ hội có sự thay đổi về nội dung, quy mô, địa điểm đều được ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cấp, các cơ quan chức năng quản lý, hướng dẫn và kiểm tra chặt chẽ theo các quy định hiện hành.

Các lễ hội thường gắn với các di tích lịch sử văn hoá nhất là các di tích đã được xếp hạng đều được thành lập Ban quản lý di tích. Việc thành lập các Ban quản lý di tích có trách nhiệm báo cáo định kỳ với cơ quan chuyên môn về công tác bảo vệ, quản lý di vật, cổ vật và mọi hoạt động liên quan đến di tích giúp cho công tác quản lý và tổ chức lễ hội ở Phú Thọ có nhiều thuận lợi.

Hầu hết các lễ hội đã được tổ chức thường xuyên hay mới được khôi phục lại đều nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền và đông đảo nhân dân. Vì thế, đa phần lễ

hội đều được tổ chức an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, đáp ứng được nhu cầu văn hoá, nguyện vọng sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân các địa phương. Thông qua lễ hội góp phần truyền dạy truyền thống văn hoá, củng cố tinh thần đoàn kết, giáo dục đạo lý "Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc. Có thể nói, lễ hội được tổ chức tạo điều kiện tốt cho công tác bảo tồn, tôn tạo di tích, đồng thời phát huy được vai trò, giá trị của di tích trong đời sống cư dân địa phương.

Tuy vậy, công tác quản lý và tổ chức lễ hội còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế: Một số địa phương khôi phục lễ hội còn thiếu kinh nghiệm, chưa có đủ kiến thức về văn hoá truyền thống hoặc do các cụ già lại chỉ nhớ lõm bõm. Vì vậy, dẫn đến tình trạng lễ hội tổ chức chưa đúng nghi thức cổ truyền, còn có sự mất cân đối giữa phần lễ và phần hội, phần lớn nghiêng về phần lễ còn phần hội ít được chú trọng, thậm chí không được tổ chức; Nhiều lễ hội không chú ý đến các trò chơi dân gian truyền thống. Nhiều trò chơi dân gian đặc sắc không được tổ chức hoặc có tổ chức nhưng rất ít, thay vào đó là các môn thể thao hiện đại, có nơi còn để diễn ra các trò chơi có tính chất cờ bạc đỏ đen như cò quay, vui chơi có thưởng trá hình… Một số địa phương tổ chức lễ hội rườm rà, tốn kém, phô trương hình thức nhưng lại kém hiệu quả, chưa có sức hấp dẫn lớn đối với đông đảo nhân dân; Việc tổ chức lễ hội chưa kết hợp được với các hoạt động du lịch, chưa tổ chức được các dịch vụ phục vụ khách tham quan du lịch hoặc có tổ chức nhưng còn đơn giản, không hấp dẫn du khách. Chưa có những sản phẩm truyền thống mang đặc trưng vùng đất Tổ phục vụ du khách. Cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch còn thiếu; chưa xây dựng được lực lượng nghệ nhân ở các địa phương là những người tham gia giữ gìn, bảo tồn và phục dựng lễ hội tại cơ sở. Đội ngũ cán bộ văn hoá từ cấp huyện đến cấp xã thiếu về số lượng và chưa đủ năng lực để hướng dẫn, tổ chức và phục dựng lễ hội và các hoạt động văn hoá dân gian.

Từ năm 2005, ba tỉnh Phú Thọ - Lào Cai - Yên Bái đã liên kết để tổ chức chương trình du lịch về nguồn được phát động và khai mạc hàng năm luân phiên tại các tỉnh nhằm tạo các tua du lịch liên tỉnh và gắn kết lễ hội truyền thống vùng đất Tổ với các tỉnh Tây Bắc, lấy lễ hội Đền Hùng làm trung tâm của chương trình du lịch về nguồn. Trong chương trình lễ hội về cội nguồn của 3 tỉnh Phú Thọ - Lào Cai - Yên Bái, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức thành công chương trình khai mạc lễ hội về cội nguồn năm 2009 tại sân lễ hội

Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Đồng thời lấy các lễ hội tiêu biểu tại các huyện, thị, thành làm điểm nhấn như: lễ hội Đình Thạch Khoán (huyện Thanh Sơn), lễ hội Đình Đào Xá (huyện Thanh Thuỷ), lễ hội làng Ngọc Tân (huyện Đoan Hùng), ngày hội văn hoá huyện Tân Sơn, ngày hội văn hoá huyện Yên Lập… Đặc biệt, lần đầu tiên Phú Thọ tổ chức khôi phục lại lễ hội Chọi trâu ở xã Phù Ninh (huyện Phù Ninh) với quy mô tương đối lớn, thu hút được sự tham gia của nhiều chủ trâu và sự quan tâm của đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh. Đây là một lễ hội có tiềm năng du lịch rất lớn. Khôi phục lại lễ hội này năm đầu tiên, công tác tổ chức lễ hội còn nhiều bất cập, hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng, sân bãi thi đấu, công tác quản lý điều hành lễ hội còn nhiều vấn đề phải rút kinh nghiệm. Tuy nhiên lễ hội Chọi trâu Phù Ninh là một lễ hội có sức hấp dẫn và là tài nguyên du lịch tiềm năng có thể khai thác và phát huy trong hoạt động du lịch.

Nhìn chung, công tác tổ chức lễ hội truyền thống ở Phú Thọ ngày càng thu hút được sự quan tâm của các cấp, chính quyền và nhân dân. Các lễ hội ở Phú Thọ đa phần phát triển theo hướng bảo lưu các yếu tố tích cực của văn hoá truyền thống đặc biệt là văn hoá thời Hùng Vương dựng nước, kết hợp với một vài yếu tố mới để phù hợp với hiện tại, về cơ bản vẫn đảm bảo được các giá trị văn hoá truyền thống, thể hiện tính phong phú, đặc sắc của văn hoá vùng đất Tổ - vùng đất cội nguồn và là một tài nguyên du lịch đặc biệt cần phải được nghiên cứu bảo tồn là phát huy giá trị trong hoạt động du lịch.

2.2.3. Hiệu quả của việc bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch

2.2.3.1. Hiệu quả về kinh tế

Quá trình bảo tồn phát huy giá trị của lễ hội Đền Hùng và các lễ hội truyền thống đặc sắc vùng đất Tổ đã tạo cơ hội to lớn cho ngành Du lịch phát triển và mang lại nguồn thu đáng kể cho tỉnh. Từ việc phát huy giá trị lễ hội truyền thống trong hoạt động du lịch mang lại hiệu quả cao, du lịch đang là một ngành kinh tế mũi nhọn ở Phú Thọ, một ngành công nghiệp không khói, công nghiệp sạch. Từ năm 2005, ba tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lao Cai đã phối hợp tổ chức chương trình "Du lịch về nguồn” tuyên truyền quảng bá các địa danh du lịch của 3 tỉnh, đầu tư phục hồi các lễ hội truyền thống đặc sắc, mở rộng quy mô lễ hội. Trong giai đoạn này, lượng khách du lịch không ngừng tăng qua các năm: Năm 2001 đón 63.756 lượt khách lưu trú và 1.700.000 lượt khách tham quan, đến năm 2005 đón 224.038 lượt khách lưu trú tăng gấp 3,5 lần so với năm 2001 và 3.000.000đ lượt khách tham quan

tăng gấp 1,76 lần so với năm 2001. Theo đó, doanh thu du lịch cũng có mức tăng cao với nhịp độ tăng trưởng bình quân 21,08% năm. Năm 2001 doanh thu du lịch, khách sạn đạt

67.476 tỷ đồng đến năm 2005 đạt 145.033 tỷ đồng, tăng gấp 2,15 lần so với năm 2001, góp phần làm giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 12,1% năm, đưa tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP của tỉnh năm 2005 chiếm 34%. Đến năm 2007 tỷ trọng này là 35,2% góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành du lịch dịch vụ và công nghiệp, giảm cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Phú Thọ là nơi có nhiều tiềm năng và điều kiện phát triển các sản phẩm du lịch văn hoá lịch sử đặc sắc, có thể nói không có nơi nào có lợi thế về tài nguyên du lịch nhân văn tập trung như ở Phú Thọ mà tâm điểm là khu di tích lịch sử Đền Hùng và lễ hội Đền Hùng, các làng cổ cùng các lễ hội ven Đền Hùng là những địa danh hấp dẫn có thể phát triển mạnh du lịch.

Trong bối cảnh xã hội phát triển, đời sống KT-XH được nâng lên, nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân cũng tăng dần. Với thế mạnh về tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và đặc sắc, tỉnh Phú Thọ đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Công tác quy hoạch bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá của các di tích lịch sử và lễ hội truyền thống đã được quan tâm đầu tư như quy hoạch phát triển du lịch Đầm Ao Châu - Hạ Hoà giai đoan 1998 -2000; Quy hoạch phát triển khu di tích lịch sử Đền Hùng tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 được Chính phủ phê duyệt. Các lễ hội truyền thống đặc sắc vùng đất Tổ được nghiên cứu phục dựng để phát triển du lịch như lễ hội Trò Trám (xã Tứ Xã), lễ hội Rước Chúa Gái (thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao); lễ hội Đình Ngọc Tân (huyện Thanh Ba), lễ hội hát Xoan (xã Kim Đức, thành phố Việt Trì). Việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá của lễ hội truyền thống và các di sản văn hoá vùng đất Tổ đã tạo ra tiềm năng du lịch nhân văn, du lịch văn hoá lễ hội hấp dẫn nhất của Việt Nam. Điều đó khẳng định vai trò to lớn của văn hoá nói chung, lễ hội truyền thống nói riêng đối với phát triển kinh tế. Như vậy văn hoá đã tác động trực tiếp vào kinh tế và có giá trị kinh tế to lớn.

Giá trị kinh tế của việc bảo tồn các lễ hội truyền thống gắn với phát triển du lịch còn thể hiện ở chỗ tạo ra công ăn việc làm cho người dân địa phương và hình thành phát triển mạnh các dịch vụ phục vụ cho hoạt động du lịch.

Trước hết là sự phát triển nhanh của các dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ (Cơ sở lưu trú). Từ khi Việt Trì quy hoạch thành Thành phố lễ hội, khu di tích lịch sử Đền Hùng được quy hoạch là rừng Quốc gia Đền Hùng thì lượng khách đến dự lễ hội, thăm quan tăng đột biến, các cơ sở dịch vụ lưu trú cũng tăng với tốc độ rất nhanh. Năm 2004 chỉ có 14 cơ sở lưu trú với 796 phòng và 1424 giường, đến năm 2007 đã có 27 cơ sở lưu trú, 1200 phòng và 2220 giường. Doanh thu của các đơn vị, cơ sở lưu trú cũng tăng đột biến: Năm 2003 doanh thu 67.162 triệu đồng, đến năm 2005 doanh thu đạt 342.026 triệu đồng, đến năm 2007 doanh thu 509.844 triệu đồng.

Bảng 2.4: Thống kê sự phát triển của cơ sở kinh doanh khách sạn du lịch và doanh thu từ năm 2003 -2007



Đơn vị tính

2003

2004

2005

2006

2007

1. Cơ sở lưu trú

Cơ sở

14

14

59

60

76

- Số buồng

Buồng

576

796

984

1021

1.200

- Số giường

Gường

1.169

1424

1668

1596

2.220

2. Lượt khách

Lượt khách

95.202

96.878

185.083

204.240

245.187

3. Doanh thu

Triệu đồng

67.162

224.910

342.026

403.833

509.844

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở Phú Thọ hiện nay - 10

Nguồn: Niên giám thống kê Phú Thọ.

Ngoài sự phát triển nhanh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ với doanh thu lớn thì dịch vụ ăn uống giải khát phục vụ khách du lịch cũng phát triển mạnh. Các cơ sở dịch vụ này phát triển mạnh ở Restaurant, Coffe-Shop, Bar, các quán ăn nhanh, các tiện nghi phụ vụ ăn uống có thể nằm ngay trong các khách sạn, cơ sở lưu trú hoặc phát triển tại các điểm du lịch, lễ hội nhằm phục vụ cả khách du lịch và cả cư dân địa phương. Tổng mức bán lẻ tại các dịch vụ du lịch, các điểm lễ hội cũng tăng nhanh. Năm 2003 tổng mức bán lẻ dịch vụ du lịch là 198.153 triệu đồng, đến năm 2005 tổng mức bán lẻ là 342.026 triệu đồng, đến năm 2007 đạt 617.446 triệu đồng.

Bên cạnh đó dịch vụ vận tải hành khách cũng phát triển mạnh nhờ có lượng du khách dự các lễ hội truyền thống tăng nhanh. Dịch vụ vận tải phát triển đa dạng và chất

lượng tăng dần cả vận tải đường dài và vận tải nội bộ. Nếu chỉ tính riêng các đầu mối doanh nghiệp vận tải hành khách đăng ký tại tỉnh Phú Thọ và doanh thu từ các đơn vị vận tải hành khách thì sự tăng trưởng nhanh về doanh thu phù hợp với quá trình phát triển du lịch và lượng khách tăng hàng năm. Ví dụ doanh thu vận tải hành khách năm 2003 đạt 61.770 triệu đồng, năm 2005 đạt 95.872 triệu đồng đến năm 2007 đã lên tới168.301 triệu đồng.

Ngoài ra còn hàng loạt các dịch vụ sản xuất bán hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm đặc sản địa phương. Các dịch vụ trên vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị xã hội bởi nó đã tạo việc làm mới cho hàng ngàn lao động cho cư dân các địa phương có lễ hội gắn với hoạt động du lịch, đồng thời góp phần xoá đói giảm nghèo tại các địa phương.

Giá trị kinh tế của việc bảo tồn di sản lễ hội gắn với phát triển du lịch còn thể hiện sự đảm bảo mối quan hệ giữa văn hoá và kinh tế. Xét về mặt lý luận thì mối quan hệ biện chứng giữa văn hoá và kinh tế được thể hiện rất cụ thể trong sự tác động qua lại giữa lễ hội và du lịch và sự tác động ngược trở lại của du lịch tới lễ hội. Cái này làm tiền đề, làm cơ sở cho cái kia phát triển và ngược lại. Lễ hội là tài nguyên cho du lịch, du lịch lại thúc đẩy giao lưu văn hoá trong lễ hội, góp phần bảo tồn di sản lễ hội trong chính cộng đồng dân cư ở địa phương, đồng thời lan toả ra cả vùng, cả nước. Xét về mặt thực tiễn, lễ hội truyền thống với sức hút cộng đồng to lớn đã mang lại nguồn thu lớn cho ngành du lịch và từ đó doanh thu du lịch góp phần đầu tư trở lại để bảo tồn phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống, di tích lịch sử, môi trường…

2.2.3.2. Hiệu quả về văn hoá

Việc bảo tồn các lễ hội truyền thống gắn với phát triển du lịch sẽ mang lại hiệu quả to lớn về mặt văn hoá. Nếu chỉ đặt lễ hội truyền thống trong một môi trường đơn lẻ là hội làng trong một không gian hẹp thì bản thân lễ hội truyền thống đã có những giá trị như phân tích ở phần đầu luận văn. Nhưng khi việc bảo tồn các giá trị văn hoá của lễ hội truyền thống được gắn với phát triển du lịch thì lễ hội truyền thống đã tạo ra những hiệu quả lớn về mặt văn hoá.

Hoạt động du lịch lễ hội góp phần vào bảo tồn nền văn hoá truyền thống, bảo tồn các giá trị lịch sử, giá trị văn hoá trong đời sống nhân dân, các giá trị ấy được lưu đọng trong tâm thức khách du lịch. Qua hoạt động du lịch các giá trị văn hoá, giá trị lịch sử của

lễ hội không phải chỉ bó hẹp trong phạm vi làng, phạm vi địa phương có lễ hội mà còn lan rộng ra cả vùng, cả nước, thậm chí vượt ra khỏi lãnh thổ quốc gia. Cho nên việc bảo tồn các giá trị văn hoá lễ hội gắn với phát triển du lịch đã tạo thành một bảo tàng sống động về truyền thống văn hoá lịch sử một cách chân thực và hấp dẫn. Với chức năng phản ánh, tái hiện lịch sử, khi tham dự lễ hội, khách du lịch nhận thức được cuộc sống xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định. Tham dự lễ hội Đền Hùng, khách du lịch sẽ hiểu biết thêm về lịch sử thời kỳ Hùng Vương dựng nước với những phương thức sinh hoạt của người Việt cổ cách chúng ta 3- 4000 năm về trước. Khi các giá trị văn hoá truyền thống được thẩm thấu, lưu đọng trong mỗi người, trong cộng đồng, các giá trị này lại được nhào nặn để hình thành một giá trị mới tốt đẹp hơn. Chẳng hạn du khách khi tham gia lễ hội truyền thống vùng đất Tổ hẳn sẽ có tình cảm trân trọng, tự hào về lịch sử hào hùng của các Vua Hùng đã có công khai sơn, phá thạch dựng nên Nhà nước Văn Lang trong buổi đầu lịch sử. Từ đó hình thành lòng yêu nước, tinh thần tự cường dân tộc.

Hiệu quả văn hóa của việc bảo tồn lễ hội truyền thống còn mang lại sự nhận thức được giá trị đích thực của lễ hội. Đó là bản sắc riêng có của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia mà ta có thể tự hào về nó. Giá trị ấy đã được kết tinh trong nền văn hoá dân tộc và được chứa đựng trong lễ hội truyền thống, được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Hiệu quả văn hoá của việc bảo tồn các giá trị lễ hội truyền thống còn thể hiện ở tinh thần đoàn kết cộng đồng dân tộc. Lễ hội truyền thống là sản phẩm sáng tạo của nhân dân, là hoạt động cộng đồng, nó đã cuốn hút mọi lứa tuổi mọi lớp người, trở thành nhu cầu, thành mong ước của nhân dân.

Con người đến với lễ hội truyền thống với tất cả niềm tin, hy vọng và niềm vui. Mọi người từ các "xứ” gần xa nô nức kéo nhau về dự hội tạo thành một quần thể, hướng về cội nguồn với niềm tin chân thành và niềm hy vọng sâu sắc cho bản thân cũng như cộng đồng. Từng con người đã tự cố kết với nhau, bình đẳng trong mọi hoạt động của lễ hội từ việc tham gia đến việc thụ hưởng "lộc thánh”, họ cùng chung niềm tin, cùng chung một mệnh (Cộng cảm, cộng mệnh), từ đó tạo thành một quần thể đầy sức mạnh.

Từ những thời điểm thiêng liêng đó, trước sự chứng kiến và ban phúc của nhân vật được phụng thờ, cộng đồng đạt được sự thống nhất ý chí, tiền đề cho sự thống nhất hành động, tạo thành sức mạnh vật chất của cả cộng đồng vốn là điều rất cần thiết cho cuộc

sống sau đó. Mặt khác, sự thống nhất ý chí cũng đã định hình thành truyền thống, bắt nguồn từ phong tục, tập quán nếp sống đã được thử thách, chắt lọc qua nhiều thế hệ thấm sâu vào tâm thức mọi người. Nếp sống, cách nghĩ này được cộng đồng thừa nhận thành chân lý, đạo đức truyền thống được đúc kết thành phương châm ứng xử giao tiếp xã hội giữa người với người "Lá lành đùm lá rách”, "Tối lửa tắt đèn có nhau”, "Bán anh em xa mua láng giềng gần”.

Việc bảo tồn phát huy giá trị của di sản lễ hội để phát triển du lịch cũng đồng thời tạo ra hiệu quả và giá trị thẩm mỹ. Quá trình tham gia lễ hội của du khách cũng là quá trình thể hiện mối quan hệ ứng xử giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng, cộng đồng với cá nhân. Với cộng đồng đây là dịp thuận lợi để tập hợp mọi thành viên có chung một khát vọng, niềm tin, gắn bó thành một khối để biểu thị sức mạnh bảo vệ chân lý, bảo vệ cái đẹp, cái cao cả mà cộng đồng tôn thờ. Đối với cá nhân đây là dịp "Cái tôi” hoà nhập trong cái chung cộng đồng và như vậy mọi người đều muốn sống tốt lành với nhau coi nhau như ruột thịt. Không những thế qua hoạt động du lịch lễ hội con người còn thể hiện nét ứng xử của mình với môi trường, với thiên nhiên.

Bằng nội dung của mình, lễ hội bao giờ cũng chứa đựng trách nhiệm nhắc nhở mọi thành viên của cộng đồng những bài học. Về lịch sử và đạo lý, về lao động sản xuất, về tinh thần thượng võ… Di sản lễ hội với những ý nghĩa này đã mang giá trị nhân văn to lớn và bền vững; Đồng thời, giá trị thẩm mỹ được thể hiện trong nội dung và nghệ thuật của lễ hội, với những ước muốn cao đẹp được coi là lý tưởng cuộc sống mà người dân hàng ngày cần noi theo và hướng tới.

Quá trình bảo tồn di sản văn hoá lễ hội còn góp phần làm giàu nền văn hoá truyền thống dân tộc, đồng thời làm cân bằng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là trong thời kỳ phát triển công nghiệp. Và như đã khẳng định, hiệu quả giá trị văn hoá của di sản lễ hội được nhân dân nhiều đời kế tiếp, bổ sung tạo ra một nếp sống truyền thống phổ biến khắp vùng trung du đất Tổ. Truyền thống này biểu dương tinh thần và sức mạnh cố kết cộng đồng, bộc lộ bản sắc và sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân dân, hình thành kết cấu văn hoá Nhà - Làng - Nước làm nền tảng vững chắc mà bao đời nay các thế lực phương Bắc không thể phá vỡ và đồng hoá nổi.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/12/2023