Công Tác Duy Trì, Bảo Tồn Di Tích Và Lễ Hội Đền Nguyễn Bỉnh Khiêm

lịch. Còn phần lễ chính trong ngày 28 thì dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân huyện và thành phố. Kế hoạch luôn được xây dựng cách đó khoảng vài tháng trước khi lễ hội chính thức diễn ra. Cờ hoa, khẩu hiệu, cờ tổ quốc được treo dọc các tuyến đường dẫn đến đền Trạng.

Lễ hội luôn được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, có sự chọn lọc cẩn thận trước khi bước vào tiến hành. Nhằm mang tới cho du khách cái nhìn đẹp nhất về lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

2.2.2. Lễ hội

2.2.2.1. Phần lễ

Lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm từ lâu đã trở thành một lễ hội được mong đợi hàng năm của nhân dân thành phố Hải Phòng nói riêng và nhân dân ở các nơi khác nói chung. Cùng với sự đóng góp của nhân dân, sự đầu tư của thành phố và nhà nước, khu di tích đã dựng một cách khang trang. Lễ hội Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thực sự là một điểm đến văn hóa của Hải Phòng.

Các nét văn hóa truyền thống luôn được Ủy ban Nhân Dân thành phố và huyện Vĩnh Bảo cố gắng giữ gìn.

Một trong số nét văn hóa làm nên sự riêng biệt trong lễ hội Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm góp phần khơi dậy nguồn văn hóa mang đậm nguồn cốt dân tộc đó chính là các nghi lễ truyền thống. Theo dòng thời gian các nghi Lễ của đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn được những người con của làng Trung Am – xã Lý học giữ gìn khá trang nghiêm, bài bản như một niềm tôn kính, sự ước vọng dành cho vị Trình Quốc Công.

Theo những lời kể lại của các bậc lão liên làng Trung Am, từ năm 1927 đã diễn ra một cuộc trùng tu lớn tại ngôi đền. Con cháu trong dòng họ Nguyễn hậu duệ của cụ Trạng ở đây đã chính thức đặt ra quy định. Lễ hội đền Trạng năm nào cũng phải tiến hành đầy đủ 3 phần:

- Lễ Mộc Dục

- Lễ Rước Văn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

- Lễ Cáo Yết

Tìm hiểu ba nghi lễ này mới thấy được lòng tôn kính, tính chuẩn mực được giữ dìn đã làm thành nét văn hóa của những nghi lễ khi bước vào mùa lễ hội.

Di tích lịch sử và lễ hội Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng - 7

Theo quy định thì lễ Mộc Dục là nghi lễ được mở đầu, đây còn được gọi là nghi lễ tắm tượng. Việc lau chùi, sắp xếp phần hậu cung trang nghiêm được tiến hành cẩn thận chu đáo bởi những người có uy tín trong làng. Muốn được vào bao xái tượng và đồ thờ trong đền thì phải ăn uống, vệ sinh sạch sẽ trong khoảng một tuần trước đó. Việc này thường dao trước cho một cụ chuyên phụ trách. Ban quản lý đền cũng không được làm việc này.

Lễ Mộc Dục được làm vào ngày 23 tháng 11 âm lịch hàng năm. Trong nghi lễ này cần phải sắp sếp lễ gồn có: Rượu, thịt, hương hoa để làm lễ báo cáo với cụ (Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm) để xin phép cụ cho làm lễ vào ngày 26, 27, 28 hoặc kéo dài thêm ngày 29 cùng tháng.

Lễ Mộc Dục thường được diễn ra thầm lặng trước ngày mở hội từ 5 đến 7 ngày. Sau khi làm xong nghi lễ Mộc Dục ban tổ chức mới chuẩn bị cho lễ Rước Văn và lễ Cáo Yết. Đây là hai nghi lễ được chuẩn bị rất công phu.

Để thực hiện hai nghi lễ này ngay từ những ngày họp họ trong năm. Dòng họ Nguyễn làng Trung Am phải chọn ra 22 cụ vào trong đội tư văn. Các cụ trong đội tư văn phải đảm bảo các yêu cầu: từ 55 tuổi trở lên, có sức khỏe tốt và sử dụng thuần thục tất cả các động tác của bài tế. Các bài tế được các cụ tập duyệt trong nhiều buổi trước khi tiến hành thực hiện nghi lễ chính thức. Trong 22 cụ của đội tư văn đó sẽ chon ra một cụ có tư chất nổi chội để làm người chủ tế. Yêu cầu khắt khe với người chủ tế là ngoài công việc thông thạo nghi lễ cụ già đó cần phải có một gia đình hoàn thiện, làm ăn trong sạch, con cháu vương trưởng.

Trước đây lễ “rước văn” thường được làm cùng với lễ “rước nước” lấy từ dòng sông Hàn. Nay lễ “rước nước” không còn nữa nhân dân tập trung vào làm lễ “rước văn” với tất cả lòng thành kính của mình.‌

Thông thường bài tế được dao cho người có uy tín giỏi văn chương trong làng viết sau đó được các chức sắc trong làng kiểm tra. Bài văn tế phải đảm bảo được cái cốt xưa. Mỗi năm chỉ bổ xung thêm một số thông tin sao cho phù hợp với tình hình đơn vị tổ chức lễ hội. Bài văn tế vừa thể hiện được lòng ngưỡng mộ công đức cao vời của danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa phải thể hiện được tâm nguyện của nhân dân phấn đấu học và làm theo tâm đức của người.

Nghi lễ cuối cùng là lễ “cáo yết” hay còn gọi là nghi lễ mở cửa đền nhằm báo cáo với cụ Trạng việc chính quyền địa phương, cháu con tổ chức lễ hội và mời cụ về dự chính lễ vào ngày hôm sau.

Để làm lễ chính vào ngày hôm sau thì mọi thứ phải được thông báo, làm theo kịch bản đã được viết lúc trước đó như việc sắp xếp hàng ngũ, đội hình lễ nghi để tế cáo yết. Nhằm kiểm tra lại đội hình tư văn đó thành phần đủ chưa?, văn tế đủ chưa? và lễ như thế nào?, làm lễ mặn hay lễ chay cũng phải đầy đủ. Nếu ngày hôm sau các cụ làm sai động tác tế của mình thì phải cắm thẻ phạt. Sau khi tế xong cụ ông đó phải mang giầu, rượu ra để báo cáo với các cụ chức sắc trong làng để các cụ thông cảm.

Lễ kỉ niệm chính vào ngày hôm sau tức là ngày 28 tháng 11 âm lịch sẽ do ban tổ chức lễ hội tổ chức và làm đúng các bước theo kịch bản chương trình đã được vạch ra từ trước đó.

Ngày 29 tháng 11 âm lịch các đội tế và khách thập phương sẽ đến đâng hương. Cũng là ngày khép lại lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

2.2.2.2. Phần hội

Song song với việc tổ chức các nghi lễ truyền thống thì phần hội cũng được diễn ra hết sức sôi nổi. Thu hút đông đảo nam thanh, nữ tú tham gia với sự cổ vũ nhiệt tình của bà con xa gần.

Một khoảng trống rộng được ban tổ chức dành riêng cho việc tổ chức các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa của vùng đất quê hương Vĩnh Bảo như: vật cổ truyền, cờ người, pháo đất, chơi đu, đập niêu, kéo co...cùng với đó là các môn thể thao hiện đại như tổ chức giải bóng chuyền thanh niên.

Buổi tối trong ba ngày lễ hội đều có các chương trình liên hoan ca múa nhạc với các tiết mục văn nghệ đã được tập luyện công phu của các xã trong khu vực huyện, thành phố và sự góp vui của các đoàn nghệ thuật tỉnh bạn. Mang đến cho lễ hội đền Trạng một không gian văn hóa vô cùng tươi mới. Thu hút được sự rất nhiều quan tâm của du khách xa gần.

Bên cạnh những trò chơi dân gian và liên hoan văn nghệ còn có các chương trình giành riêng cho học sinh các trường phổ thông trong khu vực huyện và thành phố như chương trình “chọn người hiền tài”. Nhằm giáo dục các em về truyền thống hiếu học, nhớ về cội nguồn. Luôn gắng sức học tập trở thành người hiền tài của đất nước để xứng đáng là con em trên quê hương Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Có thể thấy rằng lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mang đến một không gian văn hóa vừa có tính cổ truyền vừa mang tính hiện đại. Nó không chỉ đóng một phần không nhỏ làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân Vĩnh Bảo nói riêng, thành phố Hải Phòng và du khách thập phương nói chung mà còn thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với một danh nhân văn hóa lớn của dân tộc.

Thời gian tuy có thể làm mờ phai các dấu tích xưa hay những đền đài cũ song có những điều thiêng liêng không thể nào phai nhạt được bởi nó xuất phát từ cội nguồn văn hóa dân tộc, từ đời sông văn hóa tinh thần cộng đồng làng xã. Việc duy trì tiếp nối các nghi lễ và xây dựng những nét văn hóa mới tại lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa phản ánh được ước mơ,

tâm nguyện của đời sau lại vừa giữ dìn được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc vốn có từ rất lâu.‌‌

2.2.3. Công tác duy trì, bảo tồn di tích và lễ hội đền Nguyễn Bỉnh Khiêm

2.2.3.1. Công tác quản lý bảo tồn, tôn tạo di tích

Khu di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được xây dựng lại từ năm 1989 để kỷ niệm 400 năm ngày mất của Trạng. Tính đến nay vừa tròn 27 năm. Trong 27 năm đó diện tích khu di tích đã được mở rộng, xây dựng khang trang lên rất nhiều. Ban đầu khu di tích còn thuộc sự quản lý của xã lý học. Do vậy mà quy mô tổ chức lễ hội và quản lý đền chưa thực sự làm tốt vì thiếu tính chuyên môn trong khi đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được nhà nước xếp hạng di tích quốc gia từ năm 1991. Vì thế không thể tránh được những thiếu sót. Trong 3 năm trở lại đây khu di tích trực thuộc Ủy Ban Nhân dân huyện Vĩnh Bảo nên công tác quản lý, tôn tạo cũng được làm có hiệu quả hơn. Cũng trong thời gian đó Ban quản lý khu di tích được thành lập tại đền với nhiều bộ phận nhân viên gồm có: Trưởng ban quản lý, Phó ban, nhân viên tiếp tân, nhân viên bộ phận thuyết minh có 5 người, kế toán tài vụ 2 người, dịch vụ được tuyển chọn kỹ lưỡng ngoài ra còn có ban bảo vệ khu di tích. Tuy nhiên so với diện tích và số lượng du khách đến với đền lên tới hàng mấy chục nghàn người trên một năm đặc biệt đông vào dịp lễ hội thì với số lượng nhân viên như vậy khó có thể đáp ứng được hết nhu cầu của du khánh.

Để công trình được tu bổ, tôn tạo cảnh quan, bảo tồn phát huy giá trị lịch sử văn hoá của di tích, đáp ứng nhu cầu văn hoá tâm linh của nhân dân và du khách xa gần. Năm 2010, được sự quan tâm của nhà nước, thành phố, Ủy Ban Nhân dân huyện Vĩnh Bảo cùng các nhà hảo tâm, doanh nghiệp xa gần công đức. Khu di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được tôn tạo lại, mở mang, xây dựng khang trang xứng đáng là một di tích cấp quốc gia. Khu di tích được xây dựng trên diện tích đất rộng gần 6ha. Số tiền đầu tư đã

lên tới gần 100 tỷ đồng. Với sân quảng trường trước tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm xây dựng với kinh phí hơn 2 tỷ đồng, vườn tượng mất khoảng 5 tỷ đồng, xây dựng nhà thờ song thân phụ mẫu Trạng mất gần 45 tỷ đồng được hoàn thành trong dịp kỷ niệm 425 ngày mất của danh nhân và được xây dựng toàn bộ bằng gỗ lim, đồi nhân tạo, vườn thông, tượng đài ...cũng mất mấy chục tỷ đồng. Khu di tích vẫn còn đang trong thời gian quy hoạch gây dựng, do đó mà diện tích còn mở rộng thêm nữa, số tiền đầu tư chưa thể dừng lại ở con số 100 tỷ đồng.‌

2.2.3.2. Hoạt động tâm linh ở khu vực Đền

Vào dịp lễ hội, đầu xuân, mùa thi hay những ngày mùng 1, 15 âm lịch hàng tháng Đền Trạng luôn đón tiếp một lượng khách đông đảo. Đặc biệt là trong dịp lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, du khách khắp nơi đều bớt chút thời gian trở về với đất Trạng với mong muốn thắp lên nén nhang tỏ lòng thành kính với một danh nhân văn hóa đã có những đóng góp to lớn của mình vào sự nghiệp phát triển đất nước, cũng có những người đến đây ngoài lòng thành kính còn có mong muốn cầu cho mình tài lộc, danh vọng.

Bên cạnh những hoạt động tâm linh hết sức thiêng liêng đó lại có những con người chưa thực sự có ý thức đúng đắn khi tham gia lễ hội. Bởi vì không cần phải quá phô trương, rải tiền xung quanh đền hay thắp thật nhiều hương thì mới tỏ được lòng thành kính hay cầu những điều mà bản thân mình mong muốn, điều này vừa làm mất mỹ quan nơi đền, chùa vừa lãng phí tiền của vô ích. Còn có những người đến tranh nhau vào cúng bái, nhận lễ không chịu nhường nhau gây lộn xộn, ồn ào ở cửa chùa, đền thậm chí là đặt tiền thật, tiền vàng lên tượng một cách vô ý thức làm mất đi tính uy nghi nơi được cho là thiêng liêng. Đó là còn chưa kể đến việc xả rác thoải mái thiếu ý thức của người dân trong khi khu di tích đền Trạng trong khi đền đã được trang bị rất nhiều thùng đựng rác.

Có một thực trạng mà luôn xảy ra trong các dịp lễ hội không phải chỉ có trong lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm mà còn có trong rất nhiều các lễ hội ở các khu vực khác trong cả nước đó là cứ mỗi dịp lễ hội, mọi thứ đều tăng một cách bất thường: tiền vé xe tăng gấp đôi có thể là gấp ba lần, nếu thường ngày một vé xe từ 2000 – 3000đ thì trong mùa lễ hội sẽ tăng thành 10.000đ thậm chí là 15.000đ khiến cho người dân không khỏi phàn nàn, dịch vụ ăn uống, tiền hương khói đồ cúng cũng tăng theo một cách chóng mặt và chưa có sự quy hoạch, sắp xếp về nơi bán hàng và giá cả trong đền một cách hợp lý. Nạn cướp dật cũng xảy ra thường xuyên ở những nơi đông người đặc biệt là các khu vui chơi giải trí, các dịch vụ cờ bạc bịp, hành nghề bói toán mê tín dị đoan hoạt động rất nhiều xung quanh ngôi đền...

Đến với đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có một thành phần rất đông đảo đó là các em học sinh, sinh viên đến đây dâng hương với mong muốn cầu cho việc học hành của mình được suôn sẻ, thi cử đỗ đạt vào dịp mùa thi. Các em đến với đền Trạng không chỉ vào dịp lễ hội mà còn vào những mùa thi (những ngày cuối tháng 5). Trong số đó, phần đông là học sinh lớp 9 và lớp 12, với tâm lý cầu mong may mắn và đạt cao điểm trong kỳ thi tới. Rất nhiều học sinh không chỉ đến từ Hải Phòng mà còn từ các tỉnh lân cận, thậm chí có cả khách Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, Huế, Thái Nguyên … Các sĩ tử được các thầy, cô giáo hoặc các hướng dẫn viên du lịch tổ chức lễ dâng hương thành kính, nghe giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của Trạng Trình và thăm toàn bộ khu di tích. Tuy nhiên, bên cạnh những hoạt động có tổ chức mang tính định hướng giáo dục và văn hóa như vậy, vẫn có một bộ phận khách là các sĩ tử tự tổ chức đến Khu di tích theo nhóm bạn hoặc theo gia đình. Những sĩ tử này thường hoạt động tự do theo sở thích hoặc không hiểu các quy tắc văn hóa tôn nghiêm nơi đền thờ. Dễ thấy, những học sinh, nhất là học sinh THCS, thắp cả bó hương lễ bái, các em tự do đi ngang, đi tắt qua các

gian điện thờ chính, tụm năm, tụm bảy, nói cười, chụp ảnh thậm chí la hét và nói tục…vô tư. Tại khu vực tượng đài rất đông học sinh tụ tập chụp ảnh, thắp hương, trong số đó nhiều em cố trèo để chạm bằng được vào bàn tay cụ Trạng hoặc cây bút cụ đang cầm. Một học sinh (giấu tên) nói: “Có thờ có thiêng, chúng em đến đây là xin cụ cho thi đỗ, mà thi là viết nên sờ vào bút Thánh thì phải làm được bài”! Những tưởng nhóm bạn đi cùng sẽ cười ồ trước cái triết lý ông cụ non của bạn, nhưng thật ngạc nhiên, tất cả cùng gật đầu tán thưởng...điều này thật khiến cho người ta phải suy ngẫm về ý thức của một bộ phận lớp trẻ khi tham gia lễ hội đền Trạng.‌

Từ xưa đến nay lễ hội không những góp phần làm cho các giá trị nguồn cội được thăng hoa, mà còn hướng con người tới những điều tốt đẹp. Dù vậy, trên thực tế trên cho thấy có những mặt trái vô tình tồn tại ở trên đã làm mất đi giá trị của lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, cần phải được hạn chế và loại bỏ đi những điều không hay đó thì lễ hội mới có là một nét đẹp văn hóa thực sự.

2.2.3.3. Công tác quản lý các hoạt động tâm linh ở Đền

Lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng có sức hấp dẫn và thu hút du khách trong địa bàn thành phố và một số tỉnh lân cận. Trong những năm qua khâu công tác quản lý, tổ chức lễ hội tại đền cũng có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân trong khu vực, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, du lịch.

Tuy nhiên những hạn chế trong lễ hội, một phần lớn lỗi thuộc về ý thức tham gia lễ hội của người dân và phần lỗi không nhỏ thuộc về ban quản lý lễ hội chưa làm thật tốt nhiệm vụ của mình. Cùng với sự phối kết hợp của các ban ngành, trong mỗi dịp lễ hội lực lượng bảo vệ của xã, công an huyện cùng với ban quản lý lễ hội luôn được tăng cường, con số lên tới hơn 100 người.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí