Vương dựng nước, là bức tranh tổng thể tái hiện lại đời sống sinh hoạt văn hóa của thời kỳ tổ tiên ta dựng nước. Tại khu di tích lịch sử Đền Hùng ngoài các công trình, hệ thống đền lăng tẩm hiện có, cần quy hoạch mở rộng trục hành lễ và sân trung tâm lễ hội. Quy hoạch xây dựng khu vui chơi giải trí tại khu vực hồ Gò Cong và Trung tâm văn hoá thanh thiếu thi làm nơi giáo dục truyền thống cội nguồn cho thế hệ trẻ. Nghiên cứu quy hoạch xây dựng tháp Hùng Vương hoành tráng và độc đáo (tháp có thể cao 18 tầng tượng trưng cho 18 đời vua Hùng) xứng đáng là công trình thế kỷ, là biểu tượng của tinh thần tự cường dân tộc, là nơi tri ân công đức tổ tiên.
Nghiên cứu xây dựng tượng đài bọc trăm trứng, xây dựng tượng mẹ Âu Cơ dẫn 50 người con lên núi và Lạc Long Quân dẫn 50 người con xuống biển tượng trưng cho cuộc khai hoang phá thạch mở mang bờ cõi của thời đại các Vua Hùng. Quy hoạch và mở mang sân trung tâm lễ hội để các đoàn nghệ thuật đặc sắc của các dân tộc trên toàn quốc có đủ diện tích, không gian biểu diễn nghệ thuật dân tộc phục vụ du khách về dự hội. Với định hướng quy hoạch như trên, khách du lịch về dự lễ hội Đền Hùng sẽ được tắm mình trong không khí hoành tráng và linh thiêng của lễ hội, thấm đẫm lịch sử cội nguồn tổ tiên dân tộc. Với sự tái hiện bằng hệ thống hình tượng và các truyền thuyết dân gian sẽ là bài học lịch sử thú vị mà sâu sắc về lịch sử cội nguồn và thời kỳ Hùng Vương dựng nước.
Để thực hiện được các ý tưởng trên, quá trình quy hoạch và thực hiện quy hoạch thành phố Việt Trì là Thành phố lễ hội cội nguồn phải thể hiện và kế thừa được giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, đặc biệt là lễ hội vùng đất Tổ Hùng Vương và các giá trị văn hoá thời đại Hùng Vương. Kết hợp hài hoà cảnh quan thiên nhiên, con người vùng đất Tổ. Kế thừa những giá trị văn hoá truyền thống của Việt Nam trong lễ hội, trong sinh hoạt của cộng đồng dân cư, nội dung các lễ hội phải thể hiện đặc trưng cội nguồn của dân tộc Việt Nam.
Trước hết, cần điều tra, đánh giá giá trị hệ thống di sản lễ hội truyền thống là yếu tố quyết định đến việc xây dựng "Thành phố lễ hội". Lễ hội dân gian Việt Trì mang những yếu tố hình thức của lễ hội người Việt nói chung, nhưng cũng mang tính đặc thù độc đáo của vùng trung du là điểm khởi hành của lịch sử dân tộc. Tiêu biểu nhất, hấp dẫn nhất và có sức thu hút công chúng mạnh mẽ nhất là lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng
Vương. Việc tổ chức các hoạt động lễ hội phong phú gắn với việc thường xuyên tu bổ, tôn tạo các hạng mục trong quần thể di tích đã góp phần nâng vị thế của khu di tích lịch sử đền Hùng tương xứng với khu văn hóa tâm linh lớn nhất của cả nước, là linh hồn sống động trong không gian lễ hội của thành phố Việt Trì.
Với hệ thống tài nguyên văn hóa lễ hội độc đáo, Việt Trì cần tập trung phát triển du lịch lễ hội, văn hóa tâm linh hướng về cội nguồn, phù hợp với định hướng phát triển của "Cụm du lịch Thành phố Việt Trì - Lâm Thao và Phù Ninh, trung tâm là đền Hùng gắn với công viên Văn Lang".
Tăng cường khai thác và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, phát huy thế mạnh của du lịch văn hóa tâm linh; Tập trung đầu tư xây dựng, tu bổ khu di tích lịch sử Đền Hùng, khu di chỉ khảo cổ Làng Cả và các di tích quan trọng như: Đình Lâu Thượng, đình An Thái, đền Vân Luông... Khôi phục, bảo tồn và phát huy cao nhất hiệu quả kinh tế - xã hội văn hóa của các di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống còn lưu giữ dày đặc dấu tích của thời kỳ Hùng Vương dựng nước như: Lầu Thượng, Lầu Hạ ở Trưng Vương, Lầu Kén Rể ở Tiên Cát..., các lễ hội truyền thống như: Lễ Tịch Điền ở Minh Nông, bơi chải Bạch Hạc, rước Chúa Gái ở Thị trấn Hùng Sơn...để tạo nên một diện mạo văn hóa đặc trưng bản sắc dân tộc của thành phố lễ hội về cội nguồn.
Phục dựng các lễ hội truyền thống cần phù hợp với giá trị đích thực của lễ hội dân tộc Việt Nam. Hạn chế tình trạng "Sân khấu hóa lễ hội", đưa lễ hội lên sân khấu quảng trường kiểu phương Tây. Cần khai thác giá trị cộng đồng trong hệ thống lễ hội, các hình thức biểu diễn nghệ thuật, trò chơi, những loại hình nghệ thuật độc đáo mang tính dân gian như hát Xoan Kim Đức, Xoan An Thái...với sự tham gia hào hứng, tự giác, cùng hướng đến một cái đích với tinh thần nhất quán cao của cộng đồng du khách mà không cần kịch bản, tổng đạo diễn, tuy phải tuân thủ những quy định về giao lưu khá chặt chẽ. Mặt khác, lễ hội truyền thống của Việt Trì và vùng phụ cận với tính chất là một sản phẩm du lịch phải đáp ứng được nhu cầu hướng về cội nguồn của khách du lịch, có ý nghĩa tâm linh, lịch sử sâu sắc, mang đậm sắc thái cội nguồn.
3.2.3. Đa dạng hóa các sản phẩm và loại hình du lịch trên địa bàn
Có thể bạn quan tâm!
- Hiệu Quả Của Việc Bảo Tồn Và Phát Huy Di Sản Lễ Hội Để Phát Triển Du Lịch
- Những Vấn Đề Đặt Ra Và Bài Học Kinh Nghiệm Trong Việc Bảo Tồn, Phát Huy Di Sản Lễ Hội Để Phát Triển Du Lịch
- Phục Dựng Lại Các Lễ Hội Truyền Thống Gắn Với Các Tua, Tuyến Du Lịch Trọng Điểm, Xây Dựng Thành Phố Việt Trì - "thành Phố Lễ Hội"
- Đẩy Mạnh Các Hoạt Động Marketing, Thông Tin, Quảng Bá, Ứng Dụng Các Thiết Bị Khoa Học Kỹ Thuật Và Tăng Cường Đầu Tư Cho Hoạt Động Du Lịch
- Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở Phú Thọ hiện nay - 15
- Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở Phú Thọ hiện nay - 16
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Tài nguyên du lịch văn hóa của Phú Thọ rất đa dạng, phong phú, đồng thời có giá trị to lớn về văn hóa và lịch sử. Di sản lễ hội chính là cơ sở để mỗi địa phương tạo cho mình những "Sắc thái" khác biệt trong chương trình du lịch mang dấu ấn bản địa.
Phải bám sát những tiềm năng, nguồn lực sẵn có về di sản lễ hội của tỉnh nhà để xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, ấn tượng. Ví dụ: ở Nhật Bản có lễ hội Hounen - lễ hội dương vật lớn nhất thế giới thu hút rất đông du khách. Trong khi đó, ở Phú Thọ có lễ hội Trò Trám (Tứ Xã - Lâm Thao) cũng có các nghi thức phồn thực. Có thể xây dựng lễ hội Trò Trám thành một sản phẩm du lịch đặc sắc trên vùng đất Tổ trên cơ sở nghiên cứu để phát triển lễ hội Trò Trám thành một lễ hội phồn thực với quy mô lớn hơn trên cơ sở vẫn bảo tồn nét nguyên gốc các nghi lễ liên quan; Ngoài ra cần đầu tư, nghiên cứu xây dựng một kịch bản để khai thác Trò Trám thành một sản phẩm du lịch độc đáo ở Việt Nam. Kịch bản này sẽ phải được các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý bàn bạc và hoàn thiện dần trong quá trình tổ chức hàng năm, để làm sao vừa bảo tồn được những nội dung cơ bản của lễ hội Trò Trám truyền thống, vừa phát triển, bổ sung, nâng tầm cho lễ hội này để biến nó thành một lễ hội phồn thực, một sản phẩm độc đáo của du lịch Phú Thọ, có một không hai ở Việt Nam.
Gắn liền với các lễ hội truyền thống là ẩm thực cội nguồn. Đến với Phú Thọ, du khách không thể không nhớ tới hai loại "Bánh truyền quốc" là bánh chưng và bánh dày gắn liền với truyền thuyết hoàng tử Lang Liêu thời vua Hùng thứ 6. Có thể đặt hàng với Viện nghiên cứu phát triển nông nghiệp để nghiên cứu, lai tạo, chọn giống, nhân bản tạo ra giống lúa nếp đặc biệt, chọn khu vực đất trồng phù hợp với loại lúa này trên địa bàn Phú Thọ. Xây dựng công nghệ làm bánh chưng, bánh dày đặc biệt để tạo ra một sản phẩm đặc biệt. Các tuor du lịch sẽ đưa khách tới xem một chu trình sản xuất sản phẩm bánh từ cấy lúa đến thu hoạch (trực triếp hoặc gián tiếp), chế biến và thưởng thức lọai bánh "Nhớ đời" trên vùng đất huyền thoại thời Hùng Vương dựng nước. Hiện nay huyện Tân Sơn đang có giống gà nhiều cựa, vậy có thể nghiên cứu lai tạo nhân giống để sản xuất giống gà này thành một thứ đặc sản như gà 9 cựa trong câu truyện Vua Hùng kén rể sẽ là một sản phẩm ẩm thực độc đáo đặc biệt. Phát triển món cá Lăng, cá Anh Vũ thành đặc sản vùng ngã ba sông.
Đồng thời, tại các điểm du lịch lễ hội truyền thống cũng cần phải tạo ra nhiều loại hình dịch vụ du lịch bổ trợ mới, nhằm bổ sung và đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của du khách, tạo ra những sản phẩm đặc trưng có sự khác biệt giữa các vùng miền gắn liền với các truyền thuyết, huyền thoại để kích thích và tăng nhu cầu cho khách du lịch khi mua sắm. Mở rộng liên kết với các nghệ nhân và những đơn vị có thương hiệu để sản xuất các mặt hàng lưu niệm có chất lượng cao. Các mặt hàng lưu niệm sẽ tập trung chủ yếu khai thác những họa tiết hoa văn thời đại Hùng Vương để có những hàng hóa đặc biệt làm quà tặng và bán đồ lưu niệm cho du khách, như: Trống đồng, thạp đồng, đồ gốm thô... Cần đầu tư nghiên cứu về kỹ thuật và mỹ thuật để các sản phẩm du lịch trở nên bền vững và trở thành "thương hiệu" của từng địa phương.
Để tăng thêm hiệu quả giáo dục, cần đưa thêm những nội dung mới, những trò chơi mới, các hoạt động thể thao, văn nghệ có chọn lọc và phù hợp với nội dung của từng lễ hội.
3.2.4. Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông và các công trình dịch vụ văn hóa, vui chơi giải trí, ẩm thực tại các điểm du lịch lễ hội
Hệ thống giao thông là yếu tố quan trọng trong việc phát triển các tua tuyên du lịch, ảnh hưởng đến việc phát triển các dịch vụ, lưu thông hàng hoá phục vụ khách du lịch. Vì vậy, căn cứ vào các điểm du lịch, khu du lịch để quy hoạch đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng mới hệ thống giao thông phục vụ du lịch. Trong đó chú trọng cả hệ thống giao thông động và giao thông tĩnh.
Xây dựng cải tạo hệ thống giao thông động là hệ thống giao thông giúp các phương tiện vận chuyển lưu động một cách thuận tiện, đồng thời chú ý cả các hệ thống giao thông tĩnh (bao gồm các điểm đỗ xe, các bến bãi đỗ xe an toàn thuận tiện) tại các điểm du lịch, khu du lịch lễ hội.
Đặc điểm du lịch lễ hội chủ yếu tổ chức theo mùa vụ vào thời điểm lễ hội diễn ra, do vậy lượng du khách thường tăng đột biến. Nếu hệ thống giao thông không đảm bảo sẽ dễ dẫn đến ùn tắc giao thông vào các dịp lễ hội hoặc gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến tính mạng của khách du lịch. Hệ thống giao thông của Phú Thọ hiện nay khá thuận tiện phục vụ du lịch lễ hội. Tuy nhiên vào các dịp 10/3 hàng năm vẫn diễn ra tình
trạng quá tải, hệ thống hạ tầng giao thông không phát triển kịp so với sự gia tăng các phương tiện vận tải hành khách, nhất là xe ô tô du lịch.
Xác định lễ hội Đền Hùng là trọng tâm, do vậy các tuyến giao thông được xác định gồm tuyến quốc lộ số 2, Hà Nội - Lào Cai qua Đền Hùng tuyến này cơ bản đảm bảo được vận chuyển hành khách từ khu vực Hà Nội lên Đền Hùng. Tuy nhiên trên quốc lộ 2 đoạn Phù Ninh - Tuyên Quang cần quy hoạch mở rộng và nâng cấp tuyến đường này để du khách từ Lào Cai - Yên Bái - Hà Giang - Tuyên Quang thuận lợi trong các dịp về Đền Hùng tham gia lễ hội, quy hoạch nâng cấp tuyến quốc lộ 32A, 32B, 32C nối Việt Trì - Đền Hùng - Tam Nông - Thanh Sơn và Sơn La- Điện Biên. Đây là tuyến quan trọng thứ 2 cần nâng cấp để tạo điều kiện du khách từ các tỉnh vùng Tây Bắc, Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu về Đền Hùng.
Căn cứ vào thực tế và sự thay đổi địa giới hành chính Hà Tây hợp nhất vào Hà Nội, do vậy cầu Trung Hà nối Tam Nông với Hà Nội và trục đường Hồ Chí Minh dọc theo tuyến bờ hữu Sông Hồng lên Yên Bái là yếu tố thuận lợi cần bổ sung quy hoạch mở tuyến đường lớn nối đường Hồ Chí Minh qua cầu Phong Châu, qua Lâm Thao lên Đền Hùng. Tuyến giao thông này nếu được mở sẽ cơ bản giảm tải cho tuyến quốc lộ 2. Việc mở bổ sung tuyến giao thông nối đường Hồ Chí Minh qua huyện Lâm Thao lên Đền Hùng sẽ tạo một trục hành lang kinh tế tạo điều kiện phát triển các loại hình dịch vụ khách sạn sinh thái khu vực ven phía tây Đền Hùng. Đây là khu vực đồi núi thấp có điều kiện để quy hoạch các khách sạn sinh thái nghỉ dưỡng và hệ thống Resoft tiện nghi hiện đại phục vụ du lịch.
Cần khảo sát cụ thể và quy hoạch chi tiết hệ thống bãi đỗ xe tại tất cả các điểm du lịch lễ hội, đảm bảo lưu lượng xe máy và ô tô ra vào thuận tiện tránh tình trạng ùn tắc giao thông. Hiện nay các điểm đỗ xe ô tô và xe máy chưa được quy hoạch chi tiết và khoa học, hạ tầng bến bãi thấp kém, bụi bẩn, diện tích chật hẹp, thường bị quá tải trong mùa lễ hội. Cần phải quy hoạch các công trình vệ sinh công cộng tại các bãi đỗ xe và các điểm du lịch đông người đảm bảo sạch sẽ và kín đáo. Việc quy hoạch các công trình vệ sinh công cộng vừa giải quyết vấn đề môi trường vừa giúp du khách sau một chặng đường dài có nơi tu chỉnh trang phục, vệ sinh cá nhân để bước vào lễ hội một cách tự tin
thoải mái. Bên cạnh đó cần đầu tư xây dựng hệ thống đèn chiếu sáng, điện phục vụ sinh hoạt và hệ thống cấp thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường.
Tỉnh cần có chính sách khuyến khích xây dựng các công trình dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, các cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch. Đối với du lịch lễ hội ở Phú Thọ nhất là tại các lễ hội thuộc các điểm du lịch miền núi như vườn quốc gia Xuân Sơn, hồ Ao Châu Hạ Hoà, Ao Giời - Suối Tiên cần nghiên cứu một loại hình cơ sở lưu trú mới đó là hệ thống nhà dân có phòng cho khách du lịch thuê (Homestay). Loại hình này vừa tiết kiệm cho ngành du lịch không phải đầu tư cơ sở vật chất, vừa hợp với thị hiếu của khách du lịch, vừa không bị lãng phí đầu tư. Tuy nhiên, cần hướng dẫn và hỗ trợ người dân bản địa về kiến thức du kịch lễ hội (giao tiếp, ứng xử và phong cách phục vụ) đồng thời phải tăng cường quản lý để đảm bảo an toàn cho khách.
Bên cạnh đó cần quy hoạch xây dựng các khu vui chơi giải trí với hệ thống hoàn chỉnh và phong phú tại các điểm du lịch. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay hầu như không có khu riêng biệt phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí của khách du lịch. Vì vậy, cần có những giải pháp để phát triển và đa dạng hóa các loại hình vui chơi giải trí, như: Tìm các nhà đầu tư và đẩy nhanh tốc độ xây dựng các khu vui chơi giải trí tại công viên Văn Lang và khu Bạch Hạc để phục vụ nhu cầu của khách du lịch và nhân dân địa phương. Song song với việc đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất của dịch vụ vui chơi giải trí thì cũng cần chú trọng phát triển các hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống cội nguồn. Đầu tư xây dựng Trung tâm giới thiệu văn hóa nghệ thuật truyền thống cội nguồn, xây dựng mô hình làng bản của người Văn Lang xưa...để du khách có dịp tìm hiểu cuộc sống của tổ tiên thời xa xưa, gợi lên giá trị truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" và các giá trị văn hoá khác của người Việt Nam. Cần khai thác các thiết chế thể thao hiện có tại thành phố Việt Trì và trung tâm một số huyện, thị một cách hiệu quả, như: Nhà thi đấu, bể bơi, sân vận động...để tổ chức các sự kiện thể thao đỉnh cao nhằm thu hút khách du lịch và phục vụ cho các nhu cầu vui chơi giải trí của người dân địa phương.
3.2.5. Xây dựng môi trường văn hóa trong hoạt động du lịch
Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong hoạt động du lịch là một trong những giải pháp phải thường xuyên quan tâm thực hiện. Những hiện tượng không lành mạnh tại một số điểm tham quan du lịch như: Sự quá tải về phương tiện dịch vụ, cửa
hàng ở một số điểm du lịch lễ hội vào thời kỳ cao điểm (chính hội, giữa mùa du lịch), nạn chèo kéo khách, ăn mày, ăn xin, lừa đảo, tệ nạn xã hội hoặc tình trạng thiếu hướng dẫn viên chuyên nghiệp... vẫn đang tồn tại trong các hoạt động du lịch.
Bên cạnh những yếu tố tích cực là khơi dậy lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý thức hướng về cội nguồn, lễ hội còn tồn tại một số tập quán lạc hậu, những biểu hiện mê tín, những tệ nạn xã hội. ở một số nơi, lễ hội được tổ chức không phải để tôn vinh các giá trị truyền thống mà để kinh doanh kiếm lời. Họ rào làng, bịt lối, bán vé vào cửa, bán vé vào lễ, gây phiền hà cho người đến lễ hội, trái ngược hẳn với tục mở rộng vòng tay đón bạn mười phương về chung vui hội làng thời xưa. Các tệ nạn mê tín dị đoan như: Lên đồng, bói toán, đội bát nhang, uống nước thánh, đốt vàng mã, cúng tế, rước xách linh đình kéo dài ngày càng có chiều hướng gia tăng. Hơn nữa, trong lễ hội đã bắt đầu xuất hiện các tệ nạn xã hội như: Đánh bạc, cá cược, hút chích...
Để giải quyết được tình trạng nêu trên, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong hoạt động du lịch, cần có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa chính quyền địa phương và các ngành liên quan thì mới có thể giải quyết được tận gốc.
Bên cạnh việc thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng cho người dân và đối tượng kinh doanh. Một trong những yếu tố cần thiết để xây dựng môi trường văn hoá trong hoạt động du lịch lễ hội là phải có ban quản lý, ban tổ chức lễ hội do chính quyền địa phương thành lập. Lễ hội cấp nào thì thành lập ban tổ chức ở cấp đó. Cần phải có sự tham gia của nhiều ngành và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ từng ngành
,phải giải quyết triệt để các tệ nạn xã hội và những tiêu cực làm ảnh hưởng đến môi trường văn hoá trong du lịch lễ hội.
Ngành Công an phải đảm bảo an toàn giao thông và an ninh cho du khách, ngăn chặn các tệ nạn ma tuý, đánh bạc, cá cược, móc túi… Ngành Lao động - Thương binh xã hội phải giải quyết triệt để nạn xin ăn, hành khất, tổ chức thu gom các đối tượng tâm thần, lang thang trong khu vực lễ hội và các điểm du lịch. Ngành Văn hoá thông tin phải ngăn chặn được các tệ nạn mê tín dị đoan, đồng cốt, bói toán, rút thẻ, quản lý được các trò chơi, tạo được sân chơi lành mạnh. Ngành Thương mại và cơ quan quản lý thị trường phải quản lý được các dịch vụ bán hàng, không để xảy ra tình trạng bắt chẹt khách, bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Phải quy hoạch các gian hàng khoa học và niêm yết giá
bán công khai, không được để tình trạng bán hàng rong, “buôn thúng bán mẹt” ngồi lê la khắp các dọc đường để “chèo kéo” khách du lịch. Ngành Y tế phải kiểm tra các nhà hàng kinh doanh, ăn uống, nước giải khát, xác định nguồn gốc thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh.
Trong hoạt động du lịch, nhất là du lịch lễ hội, vấn đề bảo vệ sức khoẻ con người phải được đặt lên hàng đầu, chính quyền các cấp phải có phương án phòng chống dịch bệnh đảm bảo an toàn cho du khách. Sẽ không thể có khách du lịch đến bất kỳ nơi nào nếu nơi đó để dịch bệnh xảy ra, kể cả dịch bệnh trên người hay trên gia súc có thể lây sang người (tiêu chảy cấp, dịch Sars, H1N1, lở mồm long móng, dịch H5N1…). Nếu các địa phương để xảy ra dịch bệnh trước mùa du lịch lễ hội thì sẽ ảnh hưởng đến không khí lễ hội, thiệt hại về kinh tế, mất nguồn thu cho ngành du lịch. Nếu để xảy ra trong dịp lễ hội thì không chỉ thiệt hại về kinh tế, về người mà có thể gây rối loạn xã hội.
Do vậy, việc tổ chức lễ hội để phát triển du lịch phải được đặt trong mối quan hệ phối hợp nhiều chiều của các ngành, các cấp, mà địa phương, đơn vị tổ chức lễ hội phải có trách nhiệm giải quyết.
Bên cạnh đó, cần phải có nội quy lễ hội, nội quy dành cho khách du lịch và người dân địa phương, nội quy cho ban tổ chức lễ hội, đặc biệt là cần hình thành một thái độ phong cách ứng xử văn hoá của người dân bản địa và đội ngũ tiếp viên, hướng dẫn viên trong hoạt động du lịch lễ hội.
3.2.6. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với việc bảo vệ và phát huy, khai thác các giá trị văn hóa mang tính đặc trưng của lễ hội phục vụ cho hoạt động du lịch
Hệ thống các quan điểm của Đảng và bảo tồn di sản văn hoá gắn với phát triển kinh tế đã được nhà nước thể chế hoá bằng pháp luật. Đây là cơ sở pháp lý để nhà nước tăng cường việc quản lý và mọi công dân có trách nhiệm và nghĩa vụ phải thực hiện. Điều 9 của Luật Di sản văn hoá ghi rõ: "Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá".