2.2.4. Những vấn đề đặt ra và bài học kinh nghiệm trong việc bảo tồn, phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch
Trong quá trình thực hiện việc bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch đã có sự phát triển phục hồi nhanh các lễ hội truyền thống ở các vùng, các địa phương. Đó là sự “phục hưng văn hoá truyền thống”. Đây là một thành tựu vì nó đáp ứng tâm thức về nguồn, cố kết cộng đồng dân tộc, cân bằng đời sống tâm linh, thoả mãn nhu cầu hưởng thụ văn hoá. Lễ hội đóng vai trò như là bảo tàng sống góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đồng thời có giá trị lớn về mặt kinh tế qua hoạt động du lịch. Tuy nhiên quá trình bảo tồn di sản lễ hội để phát triển du lịch cũng xuất hiện những vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu một cách đầy đủ, khoa học để giải quyết đúng hướng nhằm vừa bảo tồn được văn hoá truyền thống phát huy được các giá trị văn hoá của lễ hội đồng thời phát triển du lịch nhân văn một cách bền vững.
Thứ nhất: Cần phải có quy hoạch cụ thể các lễ hội truyền thống gắn với phát triển du lịch. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ nội dung hình thức và các trò diễn của từng lễ hội để lựa chọn quy hoạch phát triển du lịch lễ hội. Phát triển du lịch lễ hội nhưng vẫn bảo tồn được lễ hội truyền thống đặc sắc, “phải tìm tòi khôi phục và phát huy nét riêng, nét độc đáo và lễ hội của địa phương mình, làng mình. Và từ nét riêng, nét độc đáo đó sẽ góp vào "Vườn hoa lễ hội” của chúng ta nhiều sắc hương hơn” [73, tr.346]. Trên cơ sở đó phát triển du lịch bền vững, tránh tình trạng phục hồi ồ ạt các lễ hội truyền thống mà không nghiên cứu kỹ nét đặc trưng của từng lễ hội, dễ dẫn đến "nhất thể hoá”, "Đơn điệu hoá” các lễ hội truyền thống, dẫn đến nhàm chán và không thu hút được khách du lịch.
Thứ hai: Bảo tồn di sản lễ hội để phát triển du lịch cần phải tránh xu hướng "thương mại hoá" lễ hội. "Thương mại hoá" lễ hội là hoạt động chỉ chú ý đến mục tiêu kinh tế, các hoạt động văn hoá của lễ hội chủ yếu phục vụ mục đích kiếm lợi nhuận mà bỏ qua các yếu tố văn hoá cần phải bảo tồn; sinh ra các dịch vụ kiềm tiền bất chính như “Khấn vái thuê”, tự đặt các hòm công đức tràn lan để kiếm tiền, tự xây dựng các "Di tích mới” để thu tiền như lễ hội Chùa Hương - Bà Chúa Kho… Những hoạt động trên đi ngược lại với tính văn hoá và tính chất linh thiêng, bản chất vốn có của lễ hội truyền thống.
Thứ ba: Quá trình bảo tồn các lễ hội để phát triển du lịch cần phải chú ý chọn lọc bảo tồn những cái tích cực, những giá trị văn hóa đặc sắc tiêu biểu của lễ hội và gạt bỏ những cái lạc hậu, dị đoan, đồng thời tiếp thu và bổ sung các yếu tố mới phù hợp với thời đại và phù hợp với tính chất và đặc thù từng lễ hội, tránh hiện đại hoá cái truyền thống hoặc phục hồi không có sự chọn lọc, cho phục dựng cả các yếu tố lạc hậu sẽ rơi vào tình trạng bảo thủ và phản văn hoá. Vì vậy, quá trình phục dựng các lễ hội truyền thống phải biết loại bỏ những tàn dư, hủ tục đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Quá trình bảo tồn phải xử lý tốt mối quan hệ giữa truyền thống và cách tân, giữa dân tộc và hiện đại để đảm bảo cho sự phát triển du lịch lễ hội đúng hướng.
Thứ tư: Quá trình bảo tồn phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch phải tránh tình trạng phai nhạt bản sắc. Do nhu cầu phát triển của du lịch, do nhu cầu muốn làm mới lễ hội, người tổ chức lễ hội đã khai thác lễ hội mang nặng tính sân khấu (sân khấu hoá lễ hội) hoặc can thiệp quá sâu vào lễ hội làm cho lễ hội mang tính hành chính, dẫn đến nguy cơ lễ hội phai nhạt bản sắc và kém hiệu quả.
Xu thế toàn cầu hoá đã tạo điện thuận lợi để chúng ta giao lưu, tiếp cận tinh hoa của các nền văn hoá tiên tiến trên thế giới, nhưng cũng là mối đe doạ nguy cơ về phai nhạt bản sắc văn hoá dân tộc. Do vậy phải có thái độ đúng đắn, khách quan, khoa học để giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của các lễ hội, để chúng ta hoà nhập mà không hoà tan.
Tiểu kết chương 2
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Các Lễ Hội Truyền Thống Ở Phú Thọ Gắn Với Di Tích
- Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở Phú Thọ hiện nay - 9
- Hiệu Quả Của Việc Bảo Tồn Và Phát Huy Di Sản Lễ Hội Để Phát Triển Du Lịch
- Phục Dựng Lại Các Lễ Hội Truyền Thống Gắn Với Các Tua, Tuyến Du Lịch Trọng Điểm, Xây Dựng Thành Phố Việt Trì - "thành Phố Lễ Hội"
- Đa Dạng Hóa Các Sản Phẩm Và Loại Hình Du Lịch Trên Địa Bàn
- Đẩy Mạnh Các Hoạt Động Marketing, Thông Tin, Quảng Bá, Ứng Dụng Các Thiết Bị Khoa Học Kỹ Thuật Và Tăng Cường Đầu Tư Cho Hoạt Động Du Lịch
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
1. Phú Thọ là mảnh đất cội nguồn dân tộc có địa thế hết sức thuận lợi về giao thông, về môi trường sinh thái tự nhiên, là mảnh đất "sơn chầu, thủy tụ” là nơi chứa đựng nhiều di tích lịch sử văn hoá truyền thống và lễ hội với các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể rất đặc sắc đang được bảo tồn. Những di sản văn hoá đất Tổ đã khẳng định Nhà nước Văn Lang và thời đại Hùng Vương gắn liền với quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đây là một thời kỳ rực rỡ của văn minh sông Hồng, văn minh thời đại Hùng Vương được chứa đựng trong các lễ hội truyền thống vùng đất Tổ và là tài nguyên đặc biệt cho du lịch.
2. Các đặc điểm của lễ hội truyền thống ở Phú Thọ là sự phản ánh thời đại các Vua Hùng, là bảo tàng sống có giá trị lịch sử giá trị văn hoá, thể hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, đạo lý truyền thống uống nước nhớ nguồn, là di sản quý báu của dân tộc cần phải được quy hoạch để phát triển du lịch và coi du lịch nhân văn, du lịch lễ hội là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, là lợi thế cần phát huy.
3. Cần phải có quy hoạch cụ thể việc bảo tồn các di sản lễ hội gắn với du lịch, tránh các hiên tượng đơn giản hoá lễ hội, trần tục hoá lễ hội, thương mại hoá lễ hội làm phai nhạt bản sắc dân tộc. Đồng thời xây dựng các điểm du lịch, tua du lịch phải góp phần bảo tồn, giữ gìn tôn tạo và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống trên quê hương đất Tổ.
Chương 3
Phương hướng và giải pháp
nhằm bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ hiện nay
3.1. Phương hướng chung
Phú Thọ là mảnh đất tiềm năng trong phát triển du lịch nhân văn do thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông và hệ thống di sản văn hoá vật thể, phi vật thể rất phong phú đặc sắc. Tiêu biểu là lễ hội Đền Hùng và các lễ hội truyền thống thời Hùng Vương dựng nước cùng hệ thống các di tích tạo nên một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn to lớn. Các chủ trương của Đảng và chương trình phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh đều thể hiện rõ quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế tỉnh Phú Thọ lấy du lịch lễ hội làm ngành kinh tế mũi nhọn. Nền tảng để xác định chiến lược, phát triển văn hoá là Nghị quyết TW5 khoá 8 về "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” và Kết luận hội nghị lần thứ X BCH TW Đảng khoá IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW5 (khoá VIII) trong tình hình mới. Đảng ta đã chỉ rõ: “Đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hoá, nền tảng tinh thần xã hội” [21] [22]. Những văn kiện ấy của Đảng có tầm quan trọng đặc biệt vừa có tính chiến lược lâu dài vừa mang tính cấp bách trước mắt để phát triển hài hoà cả kinh tế và văn hoá. Tháng 7 năm 2004 Bộ Chính trị, BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 37 NQ/ TW về định hướng phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Trung du miền núi phía bắc đến năm 2010, trong đó xác định Phú Thọ là một trọng điểm của du lịch văn hoá lịch sử và du lịch lễ hội. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam trong "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995 - 2010 và định hướng đến năm 2020” xác định Phú Thọ, đặc biệt là khu du lịch Đền Hùng được đánh giá là khu du lịch tâm linh hướng về cội nguồn quan trọng của khu vực miền núi phía Bắc và của cả nước. Đây cũng là điểm du lịch nằm trong hệ thống các tuyến điểm du lịch Quốc gia.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVI cũng đã xác định rõ "phát triển mạnh mẽ dịch vụ, du lịch, từng bước xây dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”
[19]. Tháng 1 năm 2006 BTV Tỉnh Uỷ ban hành Nghị quyết số 01- NQ/TU về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006- 2010 và định hướng đến 2020, UBND tỉnh cũng ban hành Chương trình số 987/CTr- UBND ngày 2/06/2006 về chương trình phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ 2006- 2010 và định hướng đến 2020. Đề án quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy các di tích lịch sử văn hoá tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000- 2010.
Các phương hướng chung để phát triển du lịch lễ hội ở Phú Thọ được xác định là:
Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá truyền thống, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch sẵn có, đẩy mạnh tốc độ phát triển du lịch, từng bước đa dạng hoá các sản phẩm, các loại hình du lịch, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phấn đấu đưa Phú Thọ trở thành trung tâm du lịch hướng về cội nguồn, trọng tâm là khu di tích lịch sử Đền Hùng gắn với xây dựng Thành phố Việt Trì thành Thành phố lễ hội.
Đẩy mạnh xã hội hoá về du lịch, huy động các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể cộng đồng đầu tư phát triển khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch dưới sự quản lý của Nhà nước.
Phát triển du lịch bền vững phải đặt trong mối quan hệ liên ngành liên vùng trong khu vực cả nước. Phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ giá trị tài nguyên du lịch góp phần xoá đói giảm nghèo, có cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong tỉnh hỗ trợ tác động lẫn nhau cùng phát triển.
Phát triển du lịch phải gắn liền với đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đặc biệt là văn hoá vùng đất Tổ Hùng Vương.
Quy hoạch phát triển văn hoá gắn kết với phát triển du lịch của tỉnh cần tập trung đầu tư khôi phục và phát triển các lễ hội tiêu biểu đặc sắc để xây dựng điểm du lịch lễ hội là lợi thế của tỉnh Phú Thọ. Các sản phẩm lễ hội và di tích làm hạt nhân để hình thành nên các điểm, khu du lịch. Xây dựng các điểm du lịch lễ hội góp phần bảo tồn giữ gìn tôn tạo và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống trên quê hương đất Tổ. Thông qua các hoạt động du lịch, nhận thức của du khách và cộng đồng dân cư được nâng lên, tạo được ý thức trân trọng, giữ gìn bảo vệ và phát triển các di tích và lễ hội. Nguồn kinh phí thu được từ các hoạt động du lịch góp phần trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua ngân sách Nhà
nước để tu bổ, tôn tạo phục dựng lễ hội truyền thống góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội.
Xuất phát từ phương hướng trên, giải pháp để bảo tồn phát huy lễ hội truyền thống để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phải đề cập đến những vấn đề mang tính tổng thể, đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch và bảo tồn các giá trị văn hoá của lễ hội, giải quyết được những vấn đề đang đặt ra từ thực tiễn.
3.2. Hệ thống giải pháp
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch bảo tồn và phát huy các di sản lễ hội để phát triển du lịch
Công tác quy hoạch bảo tồn lễ hội truyền thống để phát triển du lịch là một giải pháp mang tính quyết định cả hai lĩnh vực: quyết định các lễ hội truyền thống cần được bảo tồn và các tua tuyến du lịch trọng điểm phù hợp với điều kiện và tiềm năng du lịch, hay nói cách khác là sẽ quyết định cả yếu tố văn hoá và kinh tế. Việc quy hoạch sẽ liên quan đến tất các các yếu tố nhằm bảo tồn lễ hội truyền thống và phát triển du lịch. Đó là việc xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư, quy hoạch mạng lưới giao thông, quy hoạch kết cấu hạ tầng và các thiết chế phục vụ cho các điểm du lịch lễ hội. Do vậy việc quy hoạch phải đảm bảo tính đồng bộ đảm bảo cả mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, đảm bảo cho sự phát triển bền vững tránh tình trạng quy hoạch này chồng chéo lên quy hoạch khác hoặc làm phá vỡ quy hoạch khác. Chẳng hạn quy hoạch du lịch không được làm ảnh hưởng hoặc phá vỡ cảnh quan môi trường thiên nhiên, môi trường sinh thái, việc xây dựng các công trình hạ tầng để tổ chức lễ hội và phát triển du lịch bắt buộc phải xây dựng “Báo cáo đánh giá tác động môi trường” theo luật bảo vệ môi trường, luật xây dựng...
Căn cứ vào các đặc điểm lễ hội truyền thống tỉnh Phú Thọ và các yếu tố khác có liên quan như tài nguyên thiên nhiên, hệ thống danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hoá, hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ, đường sắt, thông tin liên lạc, cấp cứu y tế, yếu tố con người…để lập quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết.
Từ các yếu tố trên, việc quy hoạch lễ hội truyền thống để phát triển du lịch ở Phú Thọ phải lấy lễ hội Đền Hùng làm trọng tâm. Xác định du lịch lễ hội về nguồn là trục trung tâm chi phối các lễ hội khác. Các lễ hội du lịch khu vực quanh Đền Hùng và lễ hội
thời kỳ Hùng Vương đặc sắc có giá trị du lịch là phần bổ sung làm phong phú và đầy đủ thêm các giá trị văn hoá lịch sử.
Vì vậy giải pháp về quy hoạch bảo tồn và phát huy các di sản lễ hội trong hoạt động du lịch cần tiến hành đảm bảo các nội dung sau:
- Về mục tiêu: Bảo tồn và kế thừa có chọn lọc các di sản văn hóa trong sinh hoạt lễ hội, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống. Đẩy mạnh và tăng cường xã hội hóa hoạt động lễ hội để phát huy các giá trị văn hóa lễ hội và khai thác mọi nguồn lực để đầu tư bảo tồn lễ hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt lễ hội của nhân dân. Xác định rõ các lễ hội đặc trưng tiêu biểu, từng bước hình thành mạng lưới lễ hội gắn kết với phục vụ du lịch văn hóa tâm linh và du lịch sinh thái.
Quá trình quy hoạch phải đảm bảo sự gắn kết động bộ và hợp lý giữa các yếu tố văn hoá nhân văn với các yếu tố tự nhiên như môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên tạo nên sự bổ sung tác động hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động du lịch.
Bảo tồn, ghi chép lưu giữ làm sáng tỏ và phong phú thêm các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của hệ thống di tích liên quan đến lễ hội trong toàn tỉnh. Nghiên cứu lập quy hoạch tổng thể cũng như quy hoạch chi tiết các lễ hội tiêu biểu cần bảo tồn, phát huy nhằm bảo vệ cơ sở vật chất cho lễ hội, phát huy các giá văn hóa vật thể và phi vật thể, gắn hoạt động lễ hội với phát triển du lịch và dịch vụ, các lễ hội tiêu biểu được quy hoạch chi tiết dựa trên các nguyên tắc:
+ Phục dựng lại nghi lễ và các trò chơi, trò diễn đầy đủ và sinh động, hấp dẫn hơn nhưng phải đảm bảo yếu tố truyền thống, nguồn gốc của lễ hội tránh lai căng pha tạp làm phai nhạt bản sắc.
+ Sáng tạo và làm phong phú thêm phần lễ, phần hội đã có một cách phù hợp, thể hiện sinh động các yếu tố di sản cần bảo tồn và phát triển.
+ Loại bỏ những yếu tố lạc hậu, hủ tục, dị đoan không phù hợp với đời sống và sinh hoạt văn hóa hiện nay, xử lý tốt các lễ hội truyền thống trong hoàn cảnh tâm lý xã hội hiện đại, giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa truyền thống và cách tân, giữa dân tộc và hiện đại.
- Quá trình nghiên cứu quy hoạch bảo tồn lễ hội phần nội dung cần chú ý cả 2 phần: Phần lễ và phần hội theo nguyên tắc phần lễ là phần chủ đạo, phần hội là phần phát
sinh tích hợp. Việc bảo tồn phục dựng phải đảm bảo tính chủ đạo và bản chất của lễ hội truyền thống:
+ Phần lễ: Cần phải nghiên cứu kỹ các tài liệu, thư tịch trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu đã có, khai thác các giá trị truyền thống, phong tục, tập quán và hình thức dân gian khác có tính đặc thù của Phú Thọ để giới thiệu, thu hút khách du lịch và phát huy giá trị văn hóa trong lễ hội. Xác định các nghi thức tế lễ, trang phục và các đặc trưng cần bảo tồn và lược bỏ những yếu tố không còn phù hợp, rườm rà.
+ Phần hội: Xác định, phục dựng các trò chơi dân gian, nghệ thuật diễn xướng mang dấu ấn riêng của lễ hội vùng đất Tổ như hát Xoan, đón phường Xoan, rước nước, ném còn, đánh phết, bơi chải...
Quá trình nghiên cứu quy hoạch bảo tồn lễ hội truyền thống trong hoạt động du lịch phải tiến hành tổng kiểm kê, rà soát, xác định thứ tự ưu tiên đối với từng lễ hội, trên cơ sở đó tính toán các nguồn lực, năng lực quản lý và điều hành hoạt động của chính quyền địa phương quản lý lễ hội. Khai thác, kế thừa các tri thức dân gian của cộng đồng dân cư để nghiên cứu tư liệu hóa, phục dựng lại các nghi lễ, các trò chơi, trò diễn dân gian trong lễ hội. Đánh giá lại các giá trị di sản văn hóa còn lưu giữ được để bảo tồn, phát huy. Nghiên cứu, xây dựng hồ sơ di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) đối với từng lễ hội. Tiến hành điều tra, sưu tầm, thu thập bằng văn tự, băng ảnh, phim ảnh làm cơ sở để phục hồi những hình thức sinh hoạt lễ hội đã bị mai một, những nghi thức trình diễn đã bị thất truyền và có nguy cơ thất truyền...
Quá trình quy hoạch phải căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất đai tại các di tích, cấp hạng đã được công nhận để điều chỉnh dành quỹ đất, bảo đảm không gian tổ chức lễ hội bao gồm cả diện tích đất đai dành cho nội tự di tích, diện tích đất đai phục vụ các hoạt động hội và dịch vụ hàng quán, bến bãi trông giữ phương tiện, kết cấu hạ tầng giao thông. Việc bố trí đất đai cho hoạt động lễ hội phải tuân thủ các quy định của Luật Di sản, Luật đất đai, Luật bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đảm bảo hài hòa với quy hoạch tổng thể chung.
Từ các yếu tố trên việc quy hoạch bảo tồn các lễ hội truyền thống để phát triển du lịch ở Phú Thọ đảm bảo sự gắn kết giữa tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch