BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP - 9

- Xây dựng chế độ phân cấp, thẩm quyền phán quyết cho rút ngắn được thời gian xử lý nghiệp, cung cấp thông tin nhanh chóng cho khách hàng mà vẫn đảm bảo an toàn cho hệ thống.

2.2.6 Mở rộng quan hệ đại lý

So với các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thì các ngân hàng trong nước bất lợi hơn về mạng lưới hoạt động vì đa số các ngân hàng này đều có mạng lưới trên khắp thế giới. Khi thực hiện BTT cho một khách hàng ở quốc gia nào thì chi nhánh ở quốc gia đó sẽ thu thập thông tin một cách dễ dàng, tiến hành đánh giá khách hàng và thẩm định khả năng thanh toán vì vậy giảm được rủi ro cho đơn vị BTT.

Việc mở chi nhánh ở nước ngoài là một vấn đề khó thực hiện đối với các ngân hàng Việt Nam bởi sự hạn chế khả năng tài chính cũng như phải có sự cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và hiệu quả mang lại. Hơn nữa, các ngân hàng trong nước cần phải thắng trên sân nhà thì mới có thể thắng trên đấu trường quốc tế. Do đó, để hoạt động BTT đạt hiệu quả và phát triển, các ngân hàng rất cần thiết phải mở rộng quan hệ đại lý vì các lợi ích sau:

- Ngân hàng đại lý sẽ cung cấp dịch vụ và tiện ích về lĩnh vực thanh toán, thông tin

liên lạc.

- Ngân hàng đại lý sẽ cung cấp thông tin về khách hàng, thị trường xuất khẩu của

Việt Nam nơi họ có trụ sở hoặc chi nhánh.

- Mạng lưới Ngân hàng đại lý sẽ giúp ta giảm chi phí giao dịch, rút ngắn thời gian thực hiện dịch và do đó thu hút được khách hàng quan hệ tài trợ ngoại thương (như là BTT) với ngân hàng.

- Ngân hàng đại lý sẽ có những hỗ trợ về kinh nghiệm, đào tạo về nhân sự.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.

Ngoài ra, các đơn vị BTT ở Việt Nam cũng cần tham gia vào hiệp hội BTT thế giới (FCI). Có rất nhiều tổ chức BTT đặt ở nhiều quốc gia khác nhau tham gia vào hiệp hội này có thể biết rõ thông tin về người mua nhiều hơn do các tổ chức BTT trong hiệp hội tại các quốc gia người mua cư trú cung cấp. Việc hoạt động trong hiệp hội này còn giúp các đơn vị BTT trao đổi kinh nghiệm và kỹ năng tác nghiệp trong khi thực hiện nghiệp vụ.

6. Các kiến nghị.

BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP - 9

- Thứ nhất, thành lập hiệp hội bao thanh toán Việt Nam trong thời gian sớm nhất nhằm hướng dẫn thực hiện cũng như bảo vệ các đơn vị BTT. Bên cạnh đó tạo sự liên kết

giữa các đơn vị BTT, trên cơ sở đó tạo nên các liên minh giữa các đơn vị BTT để tiến

hành thực hiện đồng BTT nếu một đơn vị BTT không thể thực hiện.

- Xây dựng website về hoạt động BTT nhằm cung cấp thông tin về hoạt động BTT. Giúp các doanh nghiệp hiểu sâu rộng hơn về nghiệp vụ BTT cũng như những sinh viên ngành ngân hàng tương lai có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu.


Tổng kết chương III:

Trên đây là những giải pháp đưa ra nhằm phát triển nghiệp vụ BTT tại các ngân hàng thương cổ phần đưa sản phẩm BTT tiếp cận tới các doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Các giải pháp đưa ra chủ yếu là các giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý, hoạt động marketing về sản phẩm và quản lý rủi ro đối với hoạt động BTT. Bên cạnh đó các đề nghị được đưa ra đó là thành lập hiệp hội BTT Việt Nam, website chuyên ngành về Bao thanh toán tại Việt Nam.

Kết luận


Với sự phát triển bền vững, lâu đời của BTT cùng với những lợi ích ưu việt so với các sản phẩm khác, BTT đã trở thành một sản phẩm quan trọng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Với việc nghiên cứu sâu về hoạt động BTT trên thế giới cũng như của Việt Nam trong thời gian qua đã cho chúng tôi những cái nhìn sâu sắc nhất, hoàn thiện nhất về bao thanh toán.

Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế tri thức toàn cầu, sản phẩm bao thanh toán ra đời đã ngày càng khẳng định vị thế của mình, sẽ sớm thay thế các sản cho vay thế chấp bằng tài sản có. Việc bao thanh toán ra đời và bắt đầu phát triển ở Việt Nam từ năm 2004 là một tất yếu và chắc chắn sẽ thành công tại Việt Nam nếu như nhà nước cũng như các ngân hàng, tổ chức tín dụng có hướng đi đúng đắn.


Đề tài nghiên cứu “Bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM– Thực trạng và giải pháp” với nội dung chủ yếu là các hiểu biết xúc tích về bao thanh toán, thực tiễn bao thanh toán trên thế giới cũng như của Việt Nam, các ngân hàng thương mại cổ phần, từ đó chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp, kiến nghị để hoạt động BTT phát triển cả về chất và lượng để làm nền tảng vững chắc sau này khi trở thành một nhân viên ngân hàng và tiến xa hơn nữa như sản phẩm bao thanh toán.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. TS Nguyễn Minh Kiều, (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê.

2. Trần Hoàng Ngân – Nguyễn Thị Thùy Linh (2006), Bao thanh toán (factoring) một hình thức tín dụng ở Việt Nam, Tạp chí kinh tế phát triển – Số tháng 5 trang 11.

3. TS Nguyễn Văn Hà, (2004) – Phát triển nghiệp vụ Factoring nhằm đa dạng hóa hoạt động ngân hàng ở Việt Nam – Báo phát triển kinh tế số 7 – trang 27.

4. Trần Văn Tường (2005) – Nghiệp vụ bao thah toán hay nghiệp vụ tín dụng thương mại tài trợ vốn ngắn hạn cho doanh nghiệp – Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ - Số tháng 7 trang 27

5. Đào Minh Thảo (2007) – Một số suy nghĩ về hoạt động bao thanh toán – thông tin

ngân hàng công thương Việt Nam. Số 3/2007 trang 39

6. Th.s Lý Thành Tiến (2006) – Nghiệp vụ bao thanh toán của các ngân hàng thương mại cần được đông đảo các nhà xuất khẩu Việt Nam chấp nhận – Thị trường tài chính tiền tệ ngày 15/08/2006, trang 29.

7. Nguyễn Anh Thy (2006) – Nghiệp vụ bao thanh toán là gì – Thời báo kinh tế Việt

Nam – số 32

8. Báo cáo thường niên của ngân hàng ACB năm 2006, 2007.

9. Nguyễn trần Tuấn Huy (2005) – Sản phẩm bao thanh toán (Factoring) – Những giải pháp hoàn thiện và phát triển sản phẩm bao thanh toán tại Việt Nam hiện nay – Luận văn thạc sĩ kinh tế.

10. Các trang web:

- www.acb.com.vn

- www.eximbank.com.vn

- www.ocb.com.vn

- www.techcombank.com.vn

- www.vnexpress.net

- www.tapchiketoan.com

- www.marketingchienluoc.com

- www.factors-chain.com

- www.vietnamnet.com

- www.vietcombank.com

- www.gso.gov.vn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/05/2022