Tình Hình Thực Hiện Btt Tại Eximbank Bảng 2.12 Tình Hình Hoạt Động Btt Tại Eximbank Năm 2007

- Tình hình hoạt động ổn định, có khả năng tài chính đảm bảo thanh toán các khoản

phải trả đúng hạn theo hợp đồng mua bán hàng.

- Thuộc danh mục các bên mua hàng do tổng giám đốc quy định cho từng thời kỳ.

2.4.8.2 Phương thức áp dụng

Hiện tại Eximbank đang thực hiện ba phưong thức BTT chủ yếu:

BTT từng lần

BTT theo hạn mức

Đồng BTT

2.4.8.3 Lãi và phí thực hiện BTT

- Lãi và phí do Eximbank và khách hàng thỏa thuận, phù hợp với quy định hiện hành của NHNN và được ghi trong hợp đồng BTT.

- Lãi thực hiện BTT: Theo biểu lãi suất BTT mà Eximbank công bố từng thời kỳ.

- Lãi suất BTT quá hạn = 150 % lãi suất ghi trong hợp đồng BTT

- Phí BTT được Eximbank thu một lần khi ứng vốn cho khách hàng theo biểu phí BTT được công bố từng thời kỳ.

2.4.8.4 Mức và giới hạn BTT

Mức BTT = (giá trị khoản phải thu được BTT – Phí BTT) * tỷ lệ ứng trước.

Trong đó: tỷ lệ ứng trước tùy thuộc vào khả năng tài chính của khách hàng, mức độ

tín nhiệm trong thanh toán của bên mua hàng nhưng không vượt quá 90%.

2.4.8.5 Tình hình thực hiện BTT tại Eximbank Bảng 2.12 Tình hình hoạt động BTT tại Eximbank năm 2007

(Nguồn :Ngân hàng Eximbank)


Chì tiêu

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

Cả năm

Doanh số BTT

15,200

28,175

50,833

56,468

150,676

Số tiền ứng trước

10,757

22,009

43,054

129,717

205,537

Dư nợ ứng trước

3,249

11,638

20,037

23,982

23,982

Lãi

133.104

134.896

242.813

267.094

777.91

Phí

28.207

35.075

47.286

58.861

169.529

Tổng số bên bán

9

19

30

37


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.

BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP - 7

Từ bảng số liệu ta thấy, tình hình BTT tại Eximbank trong năm 2007 tăng đều qua

các quý, trong quý 4, doanh số BTT tăng gần gấp 4 lần so với quý I, còn dư nợ tăng gần 7

lần. Điều này cho thấy, hoạt động BTT của ngân hàng đạt hiệu quả ngày càng cao. Số lượng khách hàng cũng tăng đều đặn. Nếu như đầu năm, khách hàng tham gia BTT mới là 9 thì con số này vào cuối năm là 37 (tăng hơn 4 lần).

Đây là tín hiệu tốt và là con số đang ghi nhận từ hoạt động BTT của Eximbank trong

thời gian vừa qua.

2.11 Những hạn chế cần khắc phục tại các NHTM trong quá trình thực hiện

Thứ nhất, lợi ích của BTT là không cần dùng thương phiếu để tài trợ và giải quyết mọi tranh chấp thương mại, mà chỉ cần có hợp đồng và các hóa đơn thương mại đã được đóng dấu chuyển quyền sở hữu. Trong điều kiện Việt Nam mới chỉ có Luật các công cụ chuyển nhượng mà chưa có các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành, thì việc đưa hợp đồng BTT vào sư dụng rộng rãi vẫn còn gặp nhiều vướng mắc.

Thứ hai, sản phẩm BTT tại các NHTM trên địa bàn TP.HCM hiện nay chưa đa dạng. Các ngân hàng chỉ mới thực hiện BTT có truy đòi, và chỉ thực hiện BTT trong nước là chủ yếu. Trong khi các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam như Duestche bank, Citi Bank… đã thực hiện BTT miễn truy đòi và đó cũng là hình thức mà các đơn vị BTT trên thê giới đang áp dụng.

Thứ ba, tốc độ cấp BTT của các NHTM trên địa bàn TP.HCM chưa nhanh. Trong khi các đơn vị BTT nước ngoài chỉ mất khoảng 24 giờ cho việc xét hóa đơn, thẩm định khách hàng và ra quyết định thực hiện BTT thì các NHTM tốn khá nhiều thời gian cho công việc này.

Thứ tư, hiện nay mức phí của các NHTM trên địa bàn TP.HCM chưa thực sự hấp dẫn.

Ông Karl-Joachim Lubitz, Chủ tịch Hiệp hội bao thanh toán quốc tế (FCI) khẳng định chi phí cho dịch vụ này ở Việt Nam còn khá cao, cao hơn so với thế giới. Thực chất khi sử dụng BTT khách hàng phải trả hai lần phí, đó là phí sử dụng dịch vụ và lãi phải trả cho khoản tiền ứng trước. Đó là một điều hợp lý khi thu các khoản phí này, tuy nhiên rất khó khăn để thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ bởi họ có thể dùng hình thức vay ngắn hạn để tài trợ cho khoản cần BTT mà chỉ phải trả lãi cho khoản vay.

Thứ năm, BTT cũng như các nghiệp vụ khác cũng có những rủi ro nhất định nhưng

các NHTM hiện nay chưa có quỹ dự phòng bù đắp rủi ro và bảo hiểm BTT.

Thứ sáu, các NHTM hiện nay trong quá trình thực hiện BTT thì chưa có sự tách bạch giữa hoạt động BTT và hoạt động cấp tín dụng. Một số số ngân hàng vẫn chưa có bộ phận thực hiện BTT riêng. Bên cạnh đó, tiêu chí thẩm định tín dụng và thẩm định thực hiện BTT vẫn chưa tách bạch mặc dù việc thẩm định hai nghiệp vụ này là hoàn toàn khác nhau.

2.12 Nguyên nhân của những hạn chế

2.12.1 Nguyên nhân khách quan

Về các hạn chế của quy chế hoạt động BTT của các TCTD để triển khai thực hiện BTT chúng tôi đã phân tích ở phần trên tuy nhiên khi đi vào hoạt động vẫn còn nhiều khó khăn phát sinh. Tại khoản 1 điều 13 quy chế hoạt động BTT của các TCTD không thừa nhận nghiệp vụ BTT nếu không có sự chấp nhận bằng văn bản của bên mua.

Cũng theo quy chế này, nghiệp vụ BTT chỉ áp dụng đối với các khoản phải thu xuất phát từ các hoạt động mua bán hàng hóa mà không áp dụng cho lĩnh vực dịch vụ, một lĩnh vực rất phát triển hiện nay.

Như đã phân tích ở phần các khó khăn khi triển khai thực hiện BTT tại Việt Nam thì cho đến nay môi trường thông tin của nền kinh tế chưa được minh bạch hóa, các nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp cũng là một nguyên nhân; do đó vẫn còn gây khó khăn, hạn chế cho việc thực hiện BTT tại các NHTM.

2.12.2 Nguyên nhân chủ quan của các đơn vị BTT

Do nền kinh tế của Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy các đơn vị BTT hiện nay vẫn chủ yếu thực hện BTT đối với các doanh nghiệp lớn. Việc xác định khách hàng mục tiêu này là giảm đi lượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì chính các doanh nghiệp này mới thực sự cần tới nghiệp vụ BTT.

Các đơn vị BTT khi thực hện vẫn yêu cầu các doanh nghiệp phải có tài sản đảm bảo.

Đây là đòi hỏi chưa hợp lý so với hoạt động BTT trên thế giới.

Năng lực tài chính của các tổ đơn vị BTT (chủ yếu là các NHTM) còn thấp. Mặc dù các NHTM trong những năm gần đây đã cố gắng trong việc gia tăng vốn điều lệ tuy nhiên số vốn này vẫn còn thấp so với các ngân hàng nước ngoài khác. Do đó, nhiều NHTM chưa quan tâm đến việc triển khai nghiệp vụ BTT vì chi phí cho việc cung cấp nghiệp vụ này là khá cao.

Trình độ hiểu biết về luật pháp quốc tế, khả năng thẩm định trong nghiệp vụ BTT , kỹ năng quản trị rủi ro của nhân viên chưa cao.

Tổng kết chương II:

Qua những số liệu về tình hình thực tế hoạt động BTT trên thế giới rất khả quan

và ngày càng phát triển nhanh chóng sâu và rộng.

BTT được triển khai ở Việt Nam tử năm 2004, cho đến nay hoạt động BTT tại Việt Nam nói chung và các NHTM nói riêng chúng ta có thể thấy những kết quả đạt được còn khá khiêm tốn, còn nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện. Trên góc độ quản lý vĩ mô, các quy định pháp lý của nhà nước còn quá chung chung chưa sát với tình hình thực tế từ đó gây khó khăn bất cập cho việc triển khai hoạt động của các đơn vị BTT. Chúng tôi đã tập trung phân tích rất kỹ về vấn đề này.

Bên cạnh đó, đối với các đơn vị BTT tại Việt Nam, sản phẩm BTT là sản phẩm rất mới, các đơn vị BTT chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý nghiệp vụ về sản phẩm này, bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam còn rất rụt rè, quan niệm chỉ thích sử dụng những sản phẩm quen thuộc.. đã gây khó khăn cho hoạt động BTT. Quá trình thực hiện BTT tại các NHTM cổ phần Việt Nam do đó còn nhiều yếu kém, sai sót và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp mang tính cấp thiết trên góc độ vĩ mô, vi mô hiện

nay là rất cần thiết. Vấn đề này sẽ được trình bày trong chương 3 của đề tài.


4. Giải pháp vĩ mô

1.2 Đối với NHNN.

1.2.1 Ban hành chuẩn mực kế toán cụ thể khi thực hiện BTT

Cho đến nay, BTT đã được triển khai thực hiện khoảng 4 năm nhưng NHNN vẫn chưa ban hành quy chế hạch toán kế toán chuẩn mực. Do đó, các đơn vị BTT đã phải tự xây dựng cho mình chế độ hạch toán theo quy định hướng dẫn của các sản phẩm dịch vụ khác và thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Điển hình đó là NHTM cổ phần Á Châu, NHTM nhà Hà Nội (HBB)…Chính vì vậy dẫn đến tình trạng chế độ hạch toán của các đơn vị BTT không thống nhất với nhau, các cơ quan hữu quan rất khó trong việc quản lý cũng như theo

dõi sự phát triển của sản phẩm mới này. Do vậy, việc ban hành những chuẩn mực hạch toán

kế cho cho sản phẩm BTT là rất cần thiết.

Quy chế hạch toán kế toán ban hành cẩn phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây:

- Thứ nhất, phải phù hợp với nguyên lý, chuẩn mực kế toán hiện hành áp dụng tại

các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kế toán tài chính.

- Thứ hai, đảm bảo tính nhất quán, chặt chẽ khi áp dụng vào thực tế.

- Thứ ba, đảm bảo tính rõ ràng mạch lạc khi phản ánh hoạt động BTT trên sổ sách

kế toán của đơn vị BTT.

- Thứ tư, đối với hoạt động BTT xuất, nhập khẩu, các quy định hạch toán kế toán phải phù hợp với thông lệ quốc tế, cũng như các hiệp ước, thỏa thuận mà Việt Nam tham gia. Hiện nay có 3 ngân hàng của Việt Nam tham gia FCI đó là Á Châu, Vietcombank, Techcombank.

- Thứ năm, trong quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu và rộng như hiện nay, các quy định về hạch toán kế toán đối với hoạt động BTT chắc chắn sẽ không đáp ứng được hết những tình huống xảy ra trong thực tế. Do đó, các quy định này cần phải có tính mở, tức là có thể cập nhật, sửa đổi bổ sung khi cần thiết.

1.2.2 Phối hợp cơ quan hữu ban hành các văn bản pháp luật bảo vệ hoạt động BTT

Cho đến nay các quy định pháp lý về hoạt động BTT chưa thật đầy đủ và còn nhiều thiếu sót như đã phân tích ở trên. Do đó, NHNN cần dựa vào quá trình hoạt động thực tế ở Việt Nam trong thời gian qua cũng như các văn bản pháp lý khác để ban hành các văn bản pháp luật bảo vệ hoạt động BTT. Các văn bản này cần phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Thứ

nhất, các bên mua bán cần phải cung cấp cho đơn vị những chứng từ, báo cáo gì cho đơn vị

BTT khi sử dụng sản phẩm này.

- Thứ

hai, mức độ hình thức xử lý đối với các thông tin do bên mua, bên bán cung cấp. Những ưu đãi chung về mặt quản lý khi các bên mua bán tham gia vào hoạt động BTT.

- Thứ

ba, mức độ can thiệp của các cơ quan quản lý đến đâu trong hoạt động BTT.

- Thứ

, chế độ báo cáo thông tin của bên mua bên bán, doanh số hoạt động BTT, đặc điểm ngành nghề của bên mua, bên bán… mà các đơn vị thực hiện BTT phải báo cho NHNN.

1.2.3 Cần phải quy định rõ ràng về thuế đối với hoạt động BTT

Hiện nay, quy chế thực hiện BTT của các đơn vị BTT vẫn chưa có quy định rõ ràng về hoạt động BTT. Tại điều 18 của quy chế chỉ quy định “Các quy định về thuế đối với hoạt động bao thanh toán được thực hiện theo quy định của pháp luật”. Như đã phân tích ở các phần trước, việc áp dụng thuế chuyển nhượng hiện nay là không nên. Có chăng, khi hoạt động BTT đã thực sự phát triển thì mới áp dụng thuế, và việc thu thuế nên tiến hành theo lộ trình nhất định vừa khuyến khích BTT phát triển và đảm bảo không gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Nếu có quy định về thuế thì nội dung cơ bản của những quy định về thuế nên đảm bảo:

- Quy

định về mức độ miễn giảm thuế đối với các đơn vị BTT trong quá trình thực hiện cũng như các điều kiện cơ bản để miễn giảm thuế.

- Các

cơ quan thuế can thiệp đến mức nào đối với hoạt động BTT.

- Các

hình thức khen thưởng khi đơn vị BTT thực hiện đúng các quy định và nộp thuế đúng hạn…

1.2.4 Ban hành các quy định cụ thể rõ ràng về gia hạn, chuyển nợ quá

hạn áp dụng có hoạt động BTT.

Tại điều 17 của quy chế thực hiện BTT, quy định: “Các quy định về gia hạn thanh toán và chuyển nợ quá hạn trong bao thanh toán được thực hiện theo hướng dẫn của NHNN”. Như đã phân tích ở các phần trên, quy định như vậy không rõ ràng, gây khó khăn cho đơn vị thực hiện BTT. Việc quy định vấn đề này là rất quan trọng. Việc quy định cụ thể hơn sẽ giúp cho các đơn vị BTT có thể đánh giá tốt hơn hiệu quả hoạt động mà còn giúp các cơ quan chức năng có thể kiểm tra, quản lý tốt hoạt động BTT trên cấp độ vĩ mô, hạn chế những rủi ro cho nền kinh tế.

Các quy định này nên đáp ứng các yêu cầu sau:

- Khi nào thì được gia hạn thời hạn các khoản phải thu.

- Thời gian cụ thể chuyển từ nợ phải thu sau khi đã gia hạn sang nợ quá hạn.

- Mức trích dự phòng gia hạn và chuyển nợ quá hạn.

- Mức độ tối đa các khoản BTT được gia hạn, chuyển nợ quá hạn.

- Những quy định, chế tài khi các đơn vị BTT không thực hiện đúng các quy định gia

hạn và chuyển nợ quá hạn.

1.2.5 Xây dựng trung tâm điều tiết quản lý thông tin tín dụng, đánh giá chất lượng các bên mua, bên bán nhằm cung cấp những thông tin xác thực cho các đơn vị BTT.

Hiện nay các ngân hàng, TCTD có thể truy cập thông tin về các doanh nghiệp thông

qua website riêng biệt đó là hệ thống thông tin tín dụng (CIC).

Do đó, việc xây dựng mới hoặc tiếp tục phát triển hơn nữa trung tâm CIC là rất cần

thiết cho các đơn vị BTT. Trung này có thể thực hiện các chức năng như sau:

Thứ nhất: Cung cấp thông tin, đánh giá chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp, công ty tham gia hoạt động BTT một cách nhanh chóng và kịp thời. Các thông tin này bao gồm:

● Thông tin ngành nghề, địa chỉ kinh doanh của doanh nghiệp.

● Tình hình hoạt động, tài chính của các doanh nghiệp tham gia hoạt động BTT.

● Uy tín thanh toán, lịch sử giao dịch của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động đối với các TCTD.

● Những quy định mới của nhà nước về hoạt động BTT.

Một thực tế hiện nay là việc cung cấp thông tin của các doanh nghiệp rất hạn chế, có thể nói đây là giải pháp lâu dài, toàn diện không chỉ riêng đối với doanh nghiệp mà còn đối với tất cả các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế.

Thứ hai: Tạo sự liên kết giữa các đơn vị BTT, trên cơ sở đó tạo nên các liên minh giữa các đơn vị BTT để tiến hành thực hiện đồng BTT nếu một đơn vị BTT không thể thực hiện.

Thứ ba: Xử lý tranh chấp giữa các đơn vị thực hiện đồng BTT.

Thứ tư: Tham gia tư vấn cho các đơn vị BTT trong quá trình thực hiện BTT cũng như

hội nhập thực hiện BTT quốc tế.


5. Giải pháp vi mô

2.2 Đối với ngân hàng

2.2.1 Marketing toàn diện về nghiệp vụ BTT

2.2.1.1 Phải có chiến lược đúng đắn để quảng bá rộng rãi sản phẩm BTT đến khách hàng

Như chúng ta đã biết, một sản phẩm không thể được người tiêu dùng sử dụng khi không hề biết gì về sản phẩm mà chúng ta cung cấp. Và như vậy sản phẩm đó khó có thể tồn tại và phát triển. Do đó, việc tạo nhận biết về sản phẩm cho người tiêu dùng là một việc làm rất quan trọng để đưa nghiệp vụ BTT phát triển.

Tại thị trường Việt Nam, sản phẩm BTT được xem là sản phẩm mới, người tiêu dùng hầu như chưa biết tới và do vậy cũng không thấy được tính ưu việt của sản phẩm này nên cũng không thể sử dụng sản phẩm. Do đó, để sản phẩm phát triển, việc đầu tiên đơn vị BTT cần thực hiện là giới thiệu cho khách hàng làm quen với sản phẩm thông qua các buổi hội thảo, quảng cáo…

Muốn làm tốt điều này, các đơn vị BTT trước hết phải tập huấn cho các cán bộ trực tiếp thực hiện về những ưu nhược điểm của sản phẩm, đồng thời hướng dẫn thực hiện theo quy định của đơn vị. Có như vậy, cán bộ đó mới có thể giới thiệu dịch vụ với khách hàng đạt hiệu quả cao được. Bước tiếp theo, đơn vị BTT cấn thực hiện quảng cáo về sản phẩm, một số biện pháp giúp các doanh nghiệp quan tâm đến lợi ích của sản phẩm bao thanh toán :

- Bán hàng trực tiếp, quảng cáo trực tiếp tại quầy để sản phẩm BTT đến được với

khách hàng.

- Gửi thư trực tiếp đến khách hàng. Thư phải chứa đựng đầy đủ thông tin nhưng ngắn

gọn, rõ ràng và bắt mắt nhằm thu hút được sự quan tâm của khách hàng.

- Tổ chức hội thảo về sản phẩm BTT: đối tượng tham dự là các kế toán trưởng, trưởng phòng xuất nhập khẩu, giám đốc tài chính của các doanh nghiệp.

- Để tiếp cận các khách hàng tiềm năng khác đơn vị BTT nên tận dụng các kênh truyền thông hiệu quả: quảng cáo trên phương tiện thông tin (đài truyền hình, đài phát thanh, Internet), quảng cáo trên đường phố, tổ chức các sự kiện… Chẳng hạn đơn vị BTT có thể

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/05/2022