Trong nghiệp vụ BTT miễn truy đòi, người bán hầu như không chịu rủi ro phát sinh vì đã bán toàn bộ khoản nợ cho NH. Trong nghiệp vụ BTT có truy đòi thì người bán vẫn còn chịu trách nhiệm hay chịu rủi ro từ phía người mua. Khi người mua mất khả năng thanh toán, người mua có trách nhiệm hoàn lại số tiền đã ứng trước từ phía đơn vị BTT.
Rủi
ro từ phía người mua:
Người mua sẽ chịu rủi ro từ phía người bán gây ra, chẳng hạn hàng hóa giao không đúng chất lượng, không đúng quy cách. Hoặc trường hợp người bán lập chứng từ giả lường gạt đơn vị BTT để đòi nợ người mua gây rắc rối cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người mua.
15.2 Rủi ro từ phía đơn vị BTT.
Trong nghiệp vụ BTT, đơn vị BTT là đơn vị chịu nhiều rủi ro nhất, những rủi ro này có thể bắt nguồn từ phía người bán, người mua và ngay cả từ chính đơn vị BTT. Những rủi ro đó có thể là:
Rủi
ro từ phía người bán: Người bán bán lại các khoản phải thu cũng có nghĩa là chuyển toàn bộ rủi ro cho đơn vị thực hiện BTT. Trong trường hợp đơn vị BTT chấp nhận BTT không có quyền truy đòi người bán, đơn vị BTT phải nắm rõ thông tin về phía người bán như tình hình tài chính, khả năng thu hồi các khoản tài trợ, cũng như quá trình giao thương trong quá khứ với người mua. Nếu người bán không đủ khả năng đảm bảo cho khoản tài trợ, rủi ro về phía đơn vị BTT là rất lớn. Bởi vì, khi đơn vị BTT không thu hồi được nợ từ người mua thì cũng khó khăn trong việc truy đòi người bán. Do đó, khi thực hiện BTT đối với người bán thì đơn vị BTT cần phải thẩm định người bán về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, về hàng hóa được giao dịch hay nói cách khác là thẩm định khoản phải thu.
Rủi
ro từ người mua: đây là rủi ro cao nhất có thể xảy ra khi đơn vị BTT cung cấp dịch vụ, bởi vì trách nhiệm trả nợ thuộc về người mua. Nếu đơn vị BTT đánh giá không đúng chất lượng khoản phải thu, có thể đơn vị BTT không thể thu hồi được nợ và chịu toàn bộ rủi ro cho khoản BTT. Vì thế. Việc thẩm định người mua là một việc làm cần thiết và đặc biệt được
đơn vị BTT quan tâm. Khi đơn vị quyết định BTT cho một khoản phải thu, đơn vị BTT tiến hành thẩm định khách hàng về khả năng thanh toán khoản phải thu khi đến hạn của người mua. Cụ thể là thẩm định chất lượng người mua như thẩm định về tình hình tài chính, quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như việc thanh toán các khoản nợ cho người bán trong những hợp đồng thương mại trước kia. Việc thẩm định này cần phải thực hiện nhanh chóng, không gây phiền hà, khó xử cho người mua mà phải thật hiệu quả.
Bên
cạnh đó, đơn vị BTT cũng cần thẩm định chất lượng thu hồi của khoản phải thu. Bởi vì, đây là yếu tố quyết định việc thu hồi nợ khi đến hạn. Chất lượng khoản phải thu có thể bao gồm các yếu tố sau: hàng hóa giao dịch có được thị trường chấp nhận không và thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp ra sao, thời gian thu hồi nợ dài hay ngắn…
Tổ chức BTT không chịu rủi ro về chính trị cũng như rủi ro chủ quan cả nhà xuất khẩu như việc khống chế ngoại tệ, chính sách phong tỏa kinh tế của chính phủ. Vì những lý do này nhà nhập khẩu hay người mua không thể nhập hàng được. Để khắc phục rủi ro này, tổ chức BTT đòi hỏi nhà XK phải có bảo hiểm và để lại từ 10% đến 30% giá trị khoản BTT vào tài khoản khống chế. Đây là cơ sở an toàn cho nghiệp vụ BTT của đơn vị BTT.
Việc thẩm định nhà nhập khẩu trong nghiệp vụ BTT quốc tế là rất khó khăn trong điều kiện thông tin hạn chế do đó, đơn vị BTT gánh chịu rất nhiều rủi ro từ nghiệp vụ này. Chính vì vậy, để khắc phục rủi ro này, đơn vị BTT trong nước phải thông qua một đơn vị BTT (hoặc chi nhánh của chính tổ chức BTT) ở quốc gia nhà nhập khẩu để tiến hành thẩm định.
16. Các điều kiện vĩ mô để thực hiện BTT
BTT là một sản phẩm mới đối với thị trường Việt Nam, để sản phẩm BTT được áp dụng rộng rãi, an toàn và phát huy cao nhất những lợi ích vốn có của nó cần phải có những điều kiện nhất định ở tầm vĩ mô.
○ Thứ nhất, để nghiệp vụ BTT ra đời là sự phát triển về thương mại quốc tế. Kinh tế phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của thương mại đặc biệt là thương mại quốc tế. Từ đó phát sinh nhu cầu vốn phục vụ kinh doanh và nhu cầu tài trợ xuất hiện. Nhu cầu cần được tài trợ hình thành nghiệp vụ BTT.
○ Thứ hai, điều kiện pháp lý: đây là điều kiện tiên quyết để đưa bất kỳ một sản phẩm tài chính vào sử dụng. Điều kiện này tạo cơ sở và những quy định chung cho tất cả các tổ chức khi áp dụng.
○ Thứ ba, về năng lực kinh doanh của các đơn vị BTT đặc biệt là các ngân hàng. Năng lực này bao gồm về năng lực về nguồn vốn, khả năng kinh doanh, khả năng quản lý và về nhân lực. BTT là một nghiệp vụ mới đối với VN. Ngân hàng chấp nhận BTT cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận rủi ro. Do đó, việc thẩm định người mua, thẩm định khoản phải thu là việc làm rất quan trọng. Nó phụ thuộc vào năng lực kinh doanh, năng lực quản lý và trình độ tác nghiệp của nhân viên.
Một khi các doanh nghiệp đã quen dần với việc sử dụng nghiệp vụ BTT, nhu cầu cho dịch vụ này sẽ gia tăng vì thế ngân hàng cần gia tăng nguồn vốn kinh doanh để đáp ứng nhu cầu tài trợ. Việc gia tăng nguồn vốn này phụ thuộc vào năng lực kinh doanh của các NH.
○ Thứ tư, vấn đề marketing về sản phẩm BTT. Nghiệp vụ này hầu như rất mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam vì hầu như trong thanh toán các doanh nghiệp thường dùng tiền mặt (trong nước), hoặc sử dụng L/C (quốc tế). Để tạo tiền đề cho nghiệp vụ này phát triển việc marketing cho nghiệp vụ này là không thể thiếu. Bởi vì các doanh nghiệp không thể phát sinh nhu cầu khi không biết rõ về sản phẩm. Thông qua việc giới thiệu sản phẩm, các doanh nghiệp sẽ thấy tính ưu việt của sản phẩm, từ đó sẽ kích thích nhu cầu sử dụng.
○ Thứ năm, NHNN cần phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng khung pháp lý, các quy chế thực hiện một cách rõ ràng chi tiết để khi thực hiện các đơn vị BTT không bị vướng mắc. Việc xây dựng khung pháp lý này cần phải phù hợp với luật lệ, thông lệ quốc tế cũng như tình hình thực tiễn tại Việt Nam, qua đó các đơn vị BTT sẽ xây dựng quy chế hoạt động riêng cho phù hợp với tình hình sẵn có của đơn vị mình.
○ Thứ sáu, về chính sách thuế và cơ chế quản lý. Việc áp dụng thuế chuyển nhượng trong BTT xét về lâu dài sẽ không đem lại lợi ích cho quốc gia. BTT là một nghiệp vụ mua bán nên các hành động phát sinh đều chịu sự chi phối các luật thuế khác. Việc áp dụng thêm thuế chuyển nhượng sẽ không khuyến khích các đơn vị BTT áp dụng thêm sản phẩm này, điều đó cũng đồng nghĩa với việc hạn chế khả năng cạnh tranh của các TCTD trong nước và từ bỏ những lợi ích có thể có do sản phẩm BTT đem lại.
Về cơ chế quản lý nghịêp vụ BTT đòi hỏi các cơ quan chức năng phải giám sát chặt chẽ nhưng không được gây khó khăn trong quá trình thực hiện BTT. Để đạt được điều này cần phải xây dựng cơ chế quản lý đồng bộ, nhất quán với cách thức hoạt động của các TCTD. Ngoài ra , cần xây dựng những nguyên tắc tiêu chuẩn kiểm soát chung các đối tượng trên.
Tổng kết chương I:
Từ những điểm khái quát nhất về nghiệp vụ BTT như đã phân tích ở chương I, cùng với sự phát triển lâu đời của BTT, chúng ta đã thấy được những lợi ích mà BTT đã đem lại cho người mua, người bán cũng như đơn vị BTT – đa số là các ngân hàng. Sản phẩm này đem lại những lợi thế nhất định đối với các ngân hàng thực hiện nó. Do đó, việc hiểu rõ định nghĩa, quy trình thực hiện, các rủi ro có thấy thấy được cũng như các điều kiện thực hiện BTT sẽ là cơ sở nền tảng cho việc ra đời và phát triển nghiệp vụ này ở mỗi ngân hàng.
Với những hiểu biết về BTT như trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo tài liệu để thấy được thực trạng BTT trên thế giới, Việt Nam và một số NHTM tiêu biểu sẽ được trình bày ở chương II.
3. Thực trạng BTT trên thế giới
Hiện nay trên thế giới BTT đã được hầu hết các nước áp dụng và đặc biệt phát triển ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật... Điển hình các nước có doanh số lớn như Vương quốc Anh, Ý, Pháp, Đức, Tây Ban Nha…
Cho đến nay số nước thực hiện BTT và tham gia hiệp hội BTT thế giới đã là 72 quốc gia với doanh số thực hiện năm 2007 lên đến 1.299.127 triệu EUR (số liệu của FCI) tăng 14,53 % so với năm 2006. Đây là một con số không nhỏ, chiếm một tỷ trọng lớn trong GDP của các nước. Tuy nhiên doanh số BTT vẫn tập trung chủ yếu ở các nước phát triển thuộc Châu Âu với tỷ trọng BTT năm 2007 là 71.57% chiếm gần 2/3 doanh số BTT trên thế giới, tiếp sau đó là Châu Á với 13.44% và Châu Mỹ với 11.56 %.
Bảng 2.1: Doanh số BTT thế giới phân chia theo châu lục
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | Tỷ trọng năm 2007 | Tăng 2007/2006 | |
Châu Âu | 468.326 | 522.851 | 546.935 | 612.504 | 715.486 | 806.983 | 929.756 | 71,57% | 15,21% |
Châu Mỹ | 127.157 | 115.301 | 104.542 | 110.094 | 135.630 | 140.944 | 150.219 | 11,56% | 6,58% |
Châu Phi | 5.801 | 6.203 | 5.840 | 7.586 | 6.237 | 8.513 | 10.705 | 8,2% | 25,75% |
Châu Á | 76.078 | 69.850 | 89.096 | 111.614 | 135.814 | 149.995 | 174.667 | 13,44% | 16,45% |
Châu Úc | 8.320 | 9.992 | 13.979 | 18.417 | 23.380 | 27.853 | 33.780 | 2,60% | 21,28% |
Toàn TG | 685.682 | 724.197 | 760.392 | 860.215 | 1.016.547 | 1.134.288 | 1.299.127 | 100% | 14.53% |
Có thể bạn quan tâm!
- BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP - 1
- BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP - 2
- Hệ Thống Hai Đơn Vị Bao Thanh Toán (Điển Hình Được Sử Dụng Trong Bao Thanh Toán Quốc Tế)
- Đối Tượng Thực Hiện, Sử Dụng Btt
- Kết Quả Thực Hiện Btt Qua Các Năm Của Acb – Đơn Vị: Triệu Đồng
- Tình Hình Thực Hiện Btt Tại Eximbank Bảng 2.12 Tình Hình Hoạt Động Btt Tại Eximbank Năm 2007
Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.
Để thấy rõ hơn về tỷ trọng lớn của BTT ở châu Âu như thế nào chúng ta có thể xem
biểu đồ hình tròn sau đây:
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng BTT phân chia theo châu lục năm 2007
(Nguồn: www.factors-chain.com)
Châu Âu Châu Mỹ Châu Phi Châu Á
Châu Úc
Một thực tế hiện nay là: bao thanh toán trên thế giới hiện nay vẫn chủ yếu là bao thanh toán trong nước với tỷ trọng BTT trong nước luôn chiếm tỷ trọng lớn. Sau đây là số liệu về BTT thế giới chia theo BTT trong nước và BTT quốc tế. Năm 2001 doanh số bao thanh toán trong nước mới có 664.659 triệu EUR nhưng con số này đã tăng gần gấp hai lần lên con số 1.153.131 triệu EUR vào năm 2007. Tuy nhiên bao thanh toán quốc tế trên thế giới tuy chiếm một tỷ trọng nhỏ nhưng lại phát triển nhanh chóng năm 2007 so với năm 2001 gấp 3.5 lần từ 41.023 triệu EUR năm 2001 lên con số 145.996 triệu EUR năm 2007. Ta có thể thấy rõ doanh số BTT thế giới được phân chia theo trong nước và quốc tế ở bảng dưới đây.
Bảng 2.2: BTT thế giới qua các năm.
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | Tăng 2007 so với 2006 | |
Trong nước | 644,659 | 681,281 | 712,657 | 791,950 | 930,061 | 1,030,598 | 1,153,131 | 11.89% |
Quốc tế | 41,023 | 42,916 | 47,735 | 68,265 | 86,486 | 103,690 | 145,996 | 40.80% |
Toàn TG | 685,682 | 724,197 | 760,392 | 860,215 | 1,016,547 | 1,134,288 | 1,299,127 | 14.53% |
1,400,000
1,299,127
1,200,000
1,134,288
1,016,547
1,000,000
860,215
800,000
760,392
685,682
724,197
600,000
400,000
200,000
0
2001
2002
2003
2004
Năm
2005
2006
2007
Triệu EUR
Biểu đồ 2.2 : BTT thế giới qua các năm. (Nguồn: www.factors-chain.com)
Các các nước có doanh số BTT lớn nhất năm 2007 bao gồm: Anh (286.496 triệu EUR),Ý (122.800 triệu EUR), Pháp (1210660 triệu EUR), Mỹ (97.000 triệu EUR), Nhật (89.000 triệu EUR)…
Bảng 2.3: Doanh số các nước dẫn đầu BTT
(Nguồn: www.factors-chain.com) Đơn vị tính: triệu EUR
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | Tăng 2007/2006 | |
Anh | 136,080 | 156,706 | 160,770 | 184,520 | 237,205 | 248,769 | 286,496 | 15.17% |
Ý | 124,823 | 134,804 | 132,510 | 121,000 | 111,175 | 120,435 | 122,800 | 1.96% |
Pháp | 67,660 | 67,398 | 73,200 | 81,600 | 89,020 | 100,009 | 121,660 | 21.65% |
Mỹ | 101,744 | 91,143 | 80,696 | 81,860 | 94,160 | 96,000 | 97,000 | 1.04% |
Đức | 29,373 | 30,156 | 35,082 | 45,000 | 55,110 | 72,000 | 89,000 | 23.61% |
Biểu đồ 2.3: Doanh số các nước dẫn đầu BTT
350,000
300,000
250,000
200,000
150,000
100,000
50,000
0
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Năm
Anh Ý
Pháp
Mỹ
Đức
Triệu EUR
(Nguồn: www.factors-chain.com) Đơn vị tính: triệu EUR
Từ biểu đồ trên ta thấy, trong khi các nước khác phát triển chậm hoặc đi xuống như Ý thì Vương quốc Anh đã phát triển một cách vượt bậc nghiệp vụ BTT. Còn đối với các nước đang phát triển, BTT cũng phát triển không ngừng điển hình là Đài Loan và Braxin. Chúng ta có thể thấy rõ sự phát triển của hai nước này qua biểu đồ 4 dưới đây.
Biểu đồ 2.4: Doanh số BTT các nước đang phát triển
45,000
40,000
35,000
30,000
25,000
20,000
15,000
10,000
5,000
0
Đài Loan Braxin Chilê
Nam Phi
Mêxicô
Thái Lan
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
(Nguồn: www.factors-chain.com) Đơn
vị tính: triệu EUR
BTT đã không ngừng phát triển ở các nước phát triển mà còn đang lan rộng qua các nước đang phát triển cho thấy một quy luật tất yếu, BTT sẽ càng ngày được sử dụng trong thanh toán trong nước cũng như xuất – nhập khẩu.
4. Thực trạng BTT tại NHTM Việt Nam
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã phát triển vượt bậc. Tăng trưởng kinh tế các năm gần đây luôn khoảng 7 – 8%. Năm 2007 tăng trưởng kinh tế đạt 8.48%, là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 11 năm qua.
Lĩnh vực tài chính – ngân hàng ngày càng phát triển và mở rộng. Hệ thống tài chính
ngày càng được mở cửa, do đó các tổ chức tài chính đang đối mặt với thách thức cạnh tranh
rất lớn với các ngân hàng nước ngoài với lợi thế về quản lý, nguồn nhân lực, khả năng tài chính... Yêu cầu bắt buộc của hệ thống tài chính, đặc biệt là các ngân hàng ở nước ta hiện nay là phải nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm. Các phân tích về lợi ích của BTT ở trên cho thấy BTT rất cần thiết, không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển như Việt Nam.
2.7 Môi trường pháp lý, đối tượng thực hiện.
2.7.1 Các văn bản pháp luật hiện hành
Đối tượng thực hiện BTT là các NHTM và các TCTD với tư cách là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh kiếm lời. Hiện nay hệ thống NHTM, các TCTD chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật sau đây:
- Luật các TCTD số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997.
- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các TCTD số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6
năm 2004.
- Quyết định của thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của các TCTD
đối với khách hàng số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001.
- Quyết định của thống đốc NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều quy chế cho
vay của các TCTD đối với khách hàng số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3 tháng 2 năm 2005.
- Quyết định của thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế thực hiện BTT của các
TCTD số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6 tháng 9 năm 2004.
- Công văn số 676/NHNN-CSTT ngày 26/06/2005 về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ
chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động BTT của các TCTD.
Các văn bản pháp luật trên, chỉ có quy chế thực hiện BTT của thống đốc NHNN là điều chỉnh trực tiếp các hoạt động BTT, mà những quy định trong quy chế này thì rất chung chung Do đó, gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện BTT đối với các ngân hàng và các tổ chức tài chính. Có thể nêu ra các hạn chế của quy chế này là:
○ Thứ nhất: Quy chế không nêu rõ phương thức hạch toán kế toán của nghiệp vụ BTT như thế nào. Chính vì vậy hiện nay có rất nhiều ngân hàng phải tự xây dựng cho mình quy chế và các phương thức hạch toán kế toán cho đơn vị của mình.