BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP - 2

LỜI MỞ ĐẦU


Hiện nay, trước bối cảnh Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành tài chính ngân hàng nói riêng sẽ mở cửa mạnh mẽ với khu vực và trên thế giới. Chính vì thế, đa dạng hóa và phát triển sản phẩm mới là một trong những chiến lựơc để tồn tại và phát triển của bất cứ ngân hàng nào. Muốn đạt được mục tiêu đó, các định chế tài chính Việt Nam không còn con đường nào khác là phải nhanh chóng đưa vào áp dụng những sản phẩm tài chính mới đã được áp dụng trên thế giới. Trong đó có sản phẩm BTT (factoring).


Đã có rất nhiều nước trên thế giới sử dụng BTT như một giải pháp tối ưu thúc đẩy quá trình buôn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Vì BTT với những đặc điểm riêng của nó đã trở thành vị cứu tinh cho vấn đề nợ phát sinh và tình trạng nợ khó đòi, khắc phục được những hạn chế của phương thức thanh toán khác. Do đó BTT ngày càng được khẳng định và công nhận rộng rãi.


Trước tình hình đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài “BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM – THỰC TRẠNG

VÀ GIẢI PHÁP”. Từ đó làm giúp phát triển cả về chất và lượng của nghiệp vụ BTT đối với các ngân hàng thương mại nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Mục đích nghiên cứu:

Phân tích – đánh giá hiệu quả hoạt động bao thanh toán tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố HCM. Từ cái nhìn tổng thể, thực tế qua các năm thực hiện nghiệp vụ, ta đánh giá được những thành tích, hiệu quả đã đạt được cũng như những bất cập và các hạn chế. Cuối cùng đưa ra giải pháp để phát triển nghiệp vụ bao thanh toán ở các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố HCM nói riêng và của nước ta nói chung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.


Những điểm nổi bật của đề tài:

Phân tích những yếu kém của quy chế thực hiện , thực trạng của các ngân hàng tiêu biểu, từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp mới.


Phương pháp nghiên cứu:

Để đạt được các mục đích nghiên cứu nêu trên phải có phương pháp khoa học. Bao

gồm các phương pháp sau:

- Nghiên cứu tổng hợp cơ sở lý luận về BTT để hiểu được bản chất, vai trò của nó.

- Nghiên cứu thực trạng hoạt động BTT thông qua các số liệu thu thập được. Phân tích, so

sánh giữa các ngân hàng với nhau.

- Từ việc đánh giá đó, đưa ra giải pháp, kiến nghị cụ thể.


Kết quả kỳ vọng:

Hoàn thành đề tài tốt trong thời gian nghiên cứu, đưa ra các giải pháp tốt, thiết thực đối với nghiệp vụ bao thanh toán tài NHTM tại Tp.Hcm.


Bố cục đề tài:

Đề tài nghiên cứu khoa học bao gồm 3 chương:

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN.

Giới thiệu về sản phẩm BTT như: lịch sử hình thành, khái niệm, phân loại…Đặc biệt là phân tích về những lợi ích, rủi ro mà các bên tham gia trong hoạt động thanh toán phải gánh chịu, và quan điểm của nhóm nghiên cứu về bản chất BTT.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

Chương này gồm hai phần: phần một cung cấp thông tin về bao thanh toán trên thế giới, phần hai tập trung vào thực trạng nền kinh tế Việt Nam; môi trường pháp lý- đi sâu vào phân tích những bất cập trong hệ thống pháp luật qui định về hoạt động BTT; tập trung vào phân tích thực trạng về qui định và hoạt động BTT tại một số NHTM điển hình.


CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VỀ CHẤT VÀ LƯỢNG CỦA NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Từ thực trạng về hoạt động BTT tại một số ngân hàng, những nguyên nhân khiến hoạt động BTT chưa thật sự phát triển ở nước ta hiện nay. Bài viết xin nêu ra một số giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những khó khăn đó ở hầu hết các ngân hàng. Với mong muốn rằng những kiến nghị này không chỉ đúng về mặt lý thuyết mà còn có thể áp dụng trong thực tiễn.


Phạm vi nghiên cứu:

Do thời gian nghiên cứu có giới hạn, hơn nữa BTT là một trong những sản phẩm mới ở Việt Nam nên thông tin về nó còn rất hạn chế. Các kiến thức được trang bị qua Giáo trình, tạp chí chuyên ngành, báo, Internet…dường như cũng chưa thực sự đầy đủ dưới góc độ nghiên cứu. Do vậy,các thông tin được cung cấp trong bài chủ yếu là thông tin nội bộ. Nên phạm vi bài nghiên cứu chỉ phản ánh sơ khai tình hình BTT tại Việt Nam và đánh giá hiệu quả hoạt động này tại một số NHTM điển hình.

9. Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ bao thanh toán

9.1 Cơ sở ra đời của bao thanh toán.

Nghiệp vụ bao thanh toán có lịch sử phát triển lâu dài, xuất phát từ hoạt động đại lý hưởng hoa hồng khoảng 2000 năm trước dưới thời đế chế La Mã, phát triển ở Anh vào thế kỷ 15 dưới hình thức ứng trả trước một phần cho người ủy nhiệm (nhà cung ứng sản phẩm), và phát triển mạnh từ thế kỷ 19 thông qua các nhà đại lý thanh toán ngành dệt may của Mỹ, ngành công nghiệp điện, hóa chất, sợi tổng hợp…Do đó, có thể khẳng định rằng cơ sở ra đời của BTT chính là các khoản phải thu phát sinh trong quan hệ thương mại giữa các bên. Chỉ khi đã phát sinh hoặc sẽ phát sinh các khoản phải thu giữa bên mua và bên bán thì BTT mới có thể ra đời.

9.2 Khái niệm, bản chất bao thanh toán

9.2.1 Quan điểm của FCI

Theo Hiệp hội Bao thanh toán quốc tế ( FCI ), bao thanh toán là một dịch vụ tài chính trọn gói, kết hợp việc tài trợ vốn lưu động, phòng ngừa rủi ro tín dụng, theo dõi công nợ và thu hồi nợ. Đó là sự thỏa thuận giữa đơn vị bao thanh toán và người bán, trong đó đơn vị bao thanh toán sẽ mua lại khoản phải thu của người bán, thường là không truy đòi, đồng thời có trách nhiệm đảm bảo khả năng chi trả của người mua. Nếu người mua phá sản hay mất khả năng chi trả vì những lý do tín dụng thì đơn vị bao thanh toán sẽ thay người mua trả tiền cho người bán. Khi người mua và người bán ở hai nước khác nhau thì dịch vụ này được gọi là bao thanh toán quốc tế.

Theo Điều 1 Những quy định chung về hoạt động bao thanh toán quốc tế ấn bản tháng 06/2004 của FCI (General Rules for International Factoring Verion FCI June 2004), hợp đồng bao thanh toán là một hợp đồng, theo đó nhà cung cấp sẽ chuyển nhượng các khoản phải thu ( hay một phần của các khoản phải thu ) cho một đơn vị bao thanh toán, có thể vì hoặc không vì mục đích tài trợ.

9.2.2 Theo công ước UNIDROIT

Điều 2 Chương I Công ước UNIDROIT về bao thanh toán quốc tế (UNIDROIT Convention on International Factoring) còn bổ sung thêm một chức năng nữa của bao thanh toán là tài trợ cho người bán, bao gồm việc cho vay lẫn việc ứng tiền thanh toán trước.

9.2.3 Theo quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN

“Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của TCTD cho bên bán hàng thông qua việc mua bán các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa giữa

bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán”.

9.2.4 Theo quan điểm của người nghiên cứu

Từ những định nghĩa, quan điểm của các tổ chức trong và ngoài nước trên, ta có thể thấy BTT là một hoạt động “mua lại khoản phải thu nhằm tài trợ cho bên bán”. Bản chất của BTT là việc cấp tín dụng cho bên bán trong ngắn hạn nhằm tăng khả năng sản xuất kinh doanh, phòng ngừa rủi ro cho bên bán.

10. Phân loại bao thanh toán.

10.1 Phân loại theo ý nghĩa bảo hiểm rủi ro thanh toán

10.1.1 Bao thanh toán truy đòi

Bao thanh toán truy đòi là hình thức bao thanh toán, trong đó đơn vị bao thanh toán có quyền truy đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu.

Vì vậy, trong bao thanh toán truy đòi, tổn thất chỉ thực sự xảy ra trong trường hợp

khoản phải thu không được thanh toán và người bán không thể bù đắp khoản thiếu hụt.

10.1.2 Bao thanh toán không truy đòi

Bao thanh toán miễn truy đòi là hình thức bao thanh toán, trong đó đơn vị bao thanh toán chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu.

Đơn vị bao thanh toán chỉ có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng trong trường hợp bên mua từ chối thanh toán khoản phải thu do bên bán giao hàng không đúng hợp đồng hoặc vì lý do khác không liên quan đến khả năng thanh toán của bên mua hàng.

10.2 Phân loại theo tính chất có thông báo hay không thông báo

10.2.1 Bao thanh toán có thông báo

Bao thanh toán có thông báo là hình thức bao thanh toán, trong đó người mua được

thông báo là khoản thanh toán tiền hàng được chuyển nhượng cho đơn vị bao thanh toán.

10.2.2 Bao thanh toán không thông báo

Bao thanh toán không thông báo là hình thức bao thanh toán, trong đó người mua không biết việc khoản tiền hàng mình phải thanh toán đã được chuyển cho đơn vị bao thanh toán.


10.3 Phân loại theo phạm vi thực hiện

10.3.1 Bao thanh toán trong nước

Theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ban hành ngày 06/09/2004 của Thống đốc NHNN: Bao thanh toán trong nước là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng mua bán, trong đó bên bán hàng và bên mua hàng đều là người cư trú theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

10.3.2 Bao thanh toán quốc tế

Bao thanh toán xuất nhập khẩu (bao thanh toán quốc tế) là việc bao thanh toán dựa

trên hợp đồng xuất nhập khẩu bằng việc cung cấp BTT xuất khẩu và BTT nhập khẩu.

Về cơ bản, trình tự của BTT quốc tế cũng tương tự như BTT trong nước. Điểm khác biệt là khả năng có sự tham gia của hệ thống hai đại lý (hai đơn vị BTT đứng ra làm đại lý cho nhau để cung cấp dịch vụ cho người xuất khẩu và người nhập khẩu). Các đại lý thường có trụ sở tại nước của người xuất khẩu và nước của người nhập khẩu. BTT quốc tế thường được chia thành BTT nhập khẩu và BTT xuất khẩu.

10.4 Phân loại theo phương thức bao thanh toán

10.4.1 Bao thanh toán từng phần

Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thực hiện các thủ tục cần thiết và ký hợp đồng bao thanh toán đối với các khoản phải thu của bên bán hàng.

10.4.2 Bao thanh toán theo hạn mức

BTT theo hạn mức là hình thức BTT mà đơn vị BTT và bên bán hàng thỏa thuận vá xác định một hạn mức BTT, duy trì trong một khoảng thời gia nhất định.

10.4.3 Đồng bao thanh toán

Đồng BTT là hình thức BTT do hai hay nhiều đơn vị bao thanh toán cùng thực hiện hoạt động bao thanh toán cho một hợp đồng mua, bán hàng, trong đó một đơn vị bao thanh toán làm đầu mối thực hiện việc tổ chức đồng bao thanh toán.

11. Quy trình thực hiện bao thanh toán

11.1 Hệ thống một đơn bị BTT

Hệ thống này chủ yếu được sử dụng trong BTT trong nước. Sau đây là quá trình thực hiện bao thanh toán theo hệ thống một đơn vị BTT:

(1) Người bán và người mua tiến hành thương lượng trên hợp đồng mua bán hàng

hóa.

(2) Người bán đề nghị đơn vị bao thanh toán tài trợ với tài sản đảm bảo chính là

khoản phải thu trong tương lai từ hợp đồng mua bán hàng hóa (hoặc các hình thức bảo đảm khác nếu có).

(3) Đơn vị bao thanh toán tiến hành thẩm định khả năng thanh toán tiền hàng của người mua.

(4) Nếu xét thấy có thể thu được tiền hàng từ người mua theo đúng hạn hợp đồng mua bán, đơn vị BTT sẽ thông báo đồng ý tài trợ cho người bán.

(5) Đơn vị BTT và người bán thỏa thuận và ký kết hợp đồng BTT.

(6) Người bán giao hàng cho người mua theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng mua

bán hàng hóa.

(7) Người bán chuyển giao bản gốc hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ bán hàng và các chứng từ khác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị BTT.

(8) Đơn vị BTT ứng trước một phần tiền cho người bán theo thỏa thuận trong hợp đồng BTT.

(9) Khi đến hạn thanh toán, đơn vị BTT tiến hành thu hồi nợ từ người mua.

(10) Người mua thanh toán tiền hàng cho đơn vị BTT.

(11) Sau khi đã thu hồi tiền hàng từ phía người mua, đơn vị BTT thanh toán nốt tiền

chuyển nhượng khoản phải thu cho người bán.

Sơ đồ 1 Hệ thống một đơn vị bao thanh toán Điển hình được sử dụng 1

Sơ đồ 1: Hệ thống một đơn vị bao thanh toán

(Điển hình được sử dụng nghiệp vụ bao thanh toán trong nước)

11.2 Hệ thống hai đơn vị BTT

Hệ thống hai đơn vị thanh toán thường sử dụng trong bao thanh toán quốc tế (Xuất

nhập khẩu hàng hoá). Sau đây là quá trình thực hiện của hệ thống này:

(1) Người bán và người mua tiến hành thương lượng trên hợp đồng mua bán hàng

hóa.

(2) Người bán đề nghị đơn vị bao thanh toán xuất khẩu tài trợ với tài sản đảm bảo

chính là khoản phải thu trong tương lai từ hợp đồng mua bán hàng hóa (hoặc các hình thức bảo đảm khác nếu có).

(3) Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu đề nghị đơn vị bao thanh toán nhập khẩu cùng thực hiện hợp đồng bao thanh toán.

(4) Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình hình hoạt động và khả năng tài chính của bên mua hàng.

(5) Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu đồng ý tham gia giao dịch bao thanh toán với đơn vị bao thanh toán xuất khẩu. Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu chấp thuận tài trợ cho người bán.

(6) Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu và người bán thỏa thuận và ký kết hợp đồng bao

thanh toán.

Xem tất cả 76 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí