Hướng Nghiên Cứu Quyền Tự Do Ngôn Luận Trên Báo Chí Của Công Dân


các tiêu chuẩn đã được xác định theo nội dung của đề tài luận án và để hiểu về giá trị của các tài liệu đã có, về thông điệp của các tác phẩm báo chí.

* Phương pháp tổng hợp

Phương pháp tổng hợp dùng để: (i) Tổng hợp số liệu các kết quả khảo cứu thực trạng BMĐT thực hiện QTDNL của công dân; (ii) Tổng hợp, liên kết, thống nhất những phần nội dung đã tách nhỏ để phân tích, vạch ra mối liên hệ giữa chúng, nhằm nhận thức các nội dung của đề tài luận án trong một chỉnh thể thống nhất.

* Phương pháp khảo cứu trường hợp: bao gồm nhiều cách thức thực hiện:

Thứ nhất, khảo sát và thống kê: Cách thức này dùng để khảo sát hoạt động thực tiễn của BMĐT thực hiện QTDNL của công dân Việt Nam, thống kê định lượng tần suất tin - bài của công dân thực hiện, lời nói, comment,....qua các vụ việc nổi bật cụ thể trên nền tảng các trường hợp: vnexpress.net; vietnamnet.vn; nhandan.com.vn; dantri.com.vn; tuoitre.vn và những tờ BMĐT khác.

Thứ hai, phân tích nội dung thông điệp của tác phẩm báo chí về các vụ việc tiêu biểu cần phải đưa ra để chứng minh cho vấn đề nghiên cứu, hoặc phân tích nội dung thông điệp trong ngôn luận của công dân theo dòng chảy của sự kiện.

*Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này dùng để nghiên cứu Thực trạng BMĐT thực hiện QTDNL của công dân Việt Nam hiện nay, gồm 2 phương pháp:

Thứ nhất, Điều tra xã hội học định lượng bằng phương pháp phỏng vấn Anket: Tác giả luận án đã xây dựng mẫu anket là Phiếu trưng cầu ý kiến công dân. Ưu điểm của phương pháp phỏng vấn Anket là việc thu thập thông tin với số lượng bảng hỏi nhiều mà nhanh chóng, bảo đảm tính khuyết danh, do đó thông tin thu được có độ tin cậy cao. Hạn chế của phương pháp này là việc thu hồi lại bảng hỏi gặp khó khăn, thường không nhận đủ số bảng hỏi so với số phát ra và có câu hỏi không nhận được câu trả lời (thường là ở câu hỏi mở), dẫn đến thông tin thu được không đầy đủ như mong muốn.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

* Đối tượng điều tra ý kiến: Công dân Việt Nam - chủ thể QTDNL.

* Mục đích: Tìm hiểu thực trạng mức độ xâm nhập của BMĐT vào đời sống của công dân Việt Nam, mức độ công dân tiếp xúc với BMĐT, có tham gia ngôn luận trên BMĐT hay không, lý do tham gia và không tham gia? Đánh giá và mức độ hài lòng của công dân về thực trạng BMĐT thực hiện QTDNL của công dân?

Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay - 3

* Cách thức chọn mẫu: mẫu ngẫu nhiên theo lãnh thổ: chọn 3 thành phố lớn: Miền Bắc (Tp. Hà Nội), Miền Trung (Tp. Đà Nẵng), Miền Nam (Tp. Hồ Chí Minh). Lý do chọn khảo sát ý kiến công dân ở ba thành phố này: Kinh tế và xã hội phát triển, trình độ dân trí cao, do vậy, công dân sẽ có những ngôn luận giá trị cho sự phát triển của đất nước.

* Cỡ mẫu: 1 mẫu Anket (Phiếu trưng cầu ý kiến công dân) với số lượng phát ra là 900 phiếu (100%). Số lượng phiếu thu về: 821/900 (đạt 91,22 %). Cụ thể: Tp. Hà Nội: Phát ra: 300, thu về 289 phiếu có trả lời (35,20%); TP. Hồ Chí Minh: Phát ra: 300, thu về 273 phiếu có trả lời ( 33,25%); TP. Đà Nẵng: Phát ra: 300, thu về 259 phiếu có trả lời (31,54%).

*Cấu trúc mẫu: Tương xứng với cấu trúc tổng thể của mục đích điều tra

ý kiến, cấu trúc mẫu gồm 3 phần chính, với 27 câu hỏi.

* Phương pháp xử lý thông tin: Nhập thông tin theo các bảng biểu bằng phần mềm Exel 2013 và xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê định lượng SPSS 23.0.

Thứ hai, Điều tra xã hội học định tính bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Phương pháp này được thực hiện vừa trực tiếp, vừa gián tiếp qua điện thoại và e.mail, có dự kiến trước một số câu hỏi nhất định theo nội dung nghiên cứu. Nhờ được sự giúp đỡ của nhiều đồng nghiệp, tác giả luận án đã thực hiện được 14 phỏng vấn sâu. Cụ thể: với 5 nhà lãnh đạo, quản lý cơ quan báo chí; với 5 lãnh đạo cấp Trưởng, Phó Ban Chuyên môn và Ban Bạn đọc, Văn phòng đại diện; với 3 nhà báo đang làm nghề và 01 nhà chuyên môn khoa học về báo chí truyền thông.


Mục đích phỏng vấn: nhằm thu thập được những đánh giá của họ về thực trạng BMĐT thực hiện QTDNL của công dân Việt Nam hiện nay và gợi ý những giải pháp để giải quyết vấn đề.

Để xử lý kết quả phỏng vấn sâu, tác giả luận án sử dụng phần mềm xử lý dữ liệu định tính Nvivo 8.0. Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa dung lượng của luận án, tác giả luận án chỉ chiết suất những kết quả cần thiết, mà không đưa toàn bộ kết quả khảo sát vào Phụ lục luận án.

6. Đóng góp mới của luận án

- Qua nghiên cứu tổng quan các tài liệu của nước ngoài và của Việt Nam, tác giả luận án quan sát thấy, cho đến thời điểm đăng ký đề tài luận án, hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề BMĐT thực hiện QTDNL của công dân Việt Nam. Chính vì vậy, đây là công trình đầu tiên ở cấp độ luận án Tiến sĩ chuyên ngành Báo chí học ở Việt Nam nghiên cứu chuyên biệt, chuyên sâu, có tính chất liên ngành về Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay. Chọn vấn đề này để nghiên cứu là đóng góp mới vào hệ thống những đề tài khoa học đã được nghiên cứu ở Việt Nam, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã có.

- Từ việc nghiên cứu, phân tích, lý giải nội hàm đối tượng nghiên cứu của đề tài để đưa ra các khái niệm công cụ theo quan điểm riêng, như: BMĐT/Thực hiện/QTDNL/QTDNL trên báo chí/ Công dân, luận án bước đầu xây dựng khung lý thuyết về BMĐT thực hiện QTDNL của công dân, để có thể đánh giá khái quát bản chất của vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở khung lý thuyết (trong đó, cơ sở pháp lý quốc gia và pháp lý quốc tế là hai yếu tố quan trọng), luận án đã xác lập các tiêu chí cụ thể, có thể đo lường để nghiên cứu thực trạng BMĐT thực hiện QTDNL của công dân.

- Luận án đã nghiên cứu khái quát mô hình thực tiễn báo chí thực hiện QTDNL của công dân của một số nước trên thế giới và thực tiễn ở Việt Nam thời gian trước năm 2015, từ đó rút ra những nét đặc thù của báo chí Việt Nam thực hiện QTDNL của công dân theo tiến trình phát triển của đất nước.


- Kết quả khảo cứu, phân tích, so sánh, đánh giá Thực trạng BMĐT thực hiện QTDNL của công dân Việt Nam hiện nay là những bằng chứng hoàn toàn mới, xác thực; những kết luận khoa học về thành công, hạn chế và nguyên nhân thành công và hạn chế của thực trạng, là hoàn toàn mới, được tổng hợp, khái quát từ kết quả nghiên cứu thực tiễn hiện nay.

- Những giải pháp thúc đẩy BMĐT thực hiện tốt hơn QTDNL của công dân Việt Nam trong thời gian tới được tác giả luận án đề xuất và công bố trong luận án là có giá trị khoa học hoàn toàn mới theo nội dung nghiên cứu, chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào của các tác giả khác.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

7.1. Ý nghĩa lý luận

- Những luận chứng, luận cứ có giá trị khoa học của luận án không chỉ làm nền tảng quan trọng để kết luận vấn đề BMĐT thực hiện QTDNL của công dân hiện nay, mà còn có giá trị là tư liệu khoa học về lý luận và thực tiễn, đóng góp vào kho tàng lý luận báo chí - truyền thông hiện có.

- Việc nghiên cứu, phân tích, chứng minh để làm sáng tỏ vai trò của BMĐT là chủ thể pháp luật thực hiện QTDNL của công dân theo chức năng và nhiệm vụ của chủ thể truyền thông; khẳng định việc hưởng thụ QTDNL trên báo chí của công dân được giới hạn theo quy định của luật pháp về điều được làm, được đòi hỏi và điều không được làm, không được đòi hỏi, đã góp phần vào việc nâng cao ý thức pháp luật về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm công dân của nhà báo BMĐT trong hoạt động nghề nghiệp; nâng cao kiến thức của công dân về quyền và nghĩa vụ công dân trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước; góp phần đấu tranh chống luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của những kẻ có dã tâm chống lại đất nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, ngăn cản sự tiến lên phía trước của con đường cách mạng dân tộc ta đã chọn.

- Đề tài nghiên cứu của luận án có tính khai mở cho những đề tài nghiên cứu khoa học tiếp theo.


7.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu thực trạng BMĐT thực hiện QTDNL của công dân hiện nay, những giải pháp cụ thể và thiết thực được luận án đề xuất sẽ gợi ý cho các cơ quan quản lý báo chí và cơ quan báo chí có dịp nhìn lại những việc đã làm được và những việc còn hạn chế của chính mình, từ đó có hướng đầu tư về con người và kỹ thuật cho sự phát triển của báo chí Việt Nam trong tương lai.

- Luận án là tài liệu khoa học bổ ích, có thể sử dụng cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, chỉ đạo thực tiễn về báo chí và cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này.

8. Kết cấu của luận án

Gồm: Mở đầu; Tổng quan tình hình nghiên cứu; Nội dung chính của luận án gồm 3 chương, 10 tiết; Kết luận; Các công trình khoa học đã công bố của tác giả luận án có liên quan đến đề tài luận án; Tài liệu tham khảo; Phụ lục.


TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Với mục đích kế thừa được tri thức khoa học liên ngành để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay, tác giả luận án đã cố gắng sưu tầm, hệ thống, nghiên cứu, đánh giá một cách trung thực nhất (trong phạm vi có thể) các công trình nghiên cứu của nước ngoài và của Việt Nam có liên quan, gần gũi với đề tài. Số lượng tài liệu tiếp cận được cũng khá nhiều, tuy nhiên, do quy định về hạn chế dung lượng của luận án (chỉ được 150 trang chính văn), cho nên, tác giả luận án chỉ chọn lọc giới thiệu một số tác giả và tác phẩm theo từng góc độ nghiên cứu.

1. Khái quát tình hình nghiên cứu

1.1. Hướng nghiên cứu quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân

Nhóm 1: Những công trình là Sách

- Trên thế giới:

* Tiếp cận từ góc độ triết học và chính trị học

Có một số tác giả và tác phẩm nổi bật, như: John Locke (1632 - 1704): Two Treatises of Gouverment (1989); Montesquieu (1689 - 1755): De L’esprit Des Lois (1748); Jean Jacques Rousseau (1712 -1778): The Social Contract (1750); Claude Frederic Bastiat (1801 - 1850): The Law (1850); Alexis De Tocqueville (1805 - 1859): De la Démoncratie en Amérique (1835); John Stuart Mill (1806 - 1873): On Liberty (1859),... Có thể điểm qua một vài tác phẩm:

Trong cuốn sách On Liberty (Bàn về tự do), (2005), John Stuart Mill đề cập tập trung nhất đến quyền tự do của cá nhân con người, trong đó, có QTDNL. Quan niệm của John Stuart Mill về quyền tự do của con người: tự do là quyền tuyệt đối và vô điều kiện và có 5 loại tự do: (i) tự do tư tưởng; (ii) tự do tôn giáo; (iii) tự do ngôn luận; (iiii) tự do mưu cầu hạnh phúc); (iiiii) tự do hội họp;... Không có xã hội tự do, nếu trong xã hội đó các quyền tự do trên


không được tôn trọng về toàn thể, bất kể hình thức cai trị của xã hội này là gì;... Không một ai, kể cả nhà nước cũng không thể ban phát hay tùy tiện tước bỏ những quyền đó của con người. J. S. Mill dành toàn bộ chương 2 [33, tr. 49 - 131] để bàn về Tự do tư tưởng và Tự do thảo luận. Đây là 2 quyền tự do quan trọng của con người trong một xã hội dân chủ. Con người phải được tự do hình thành ý kiến và tự do bày tỏ ý kiến không chút giấu diếm, bởi phải có thảo luận để biết trải nghiệm cần được suy đoán ra sao. Mọi sự ngăn cản tự do thảo luận đều không nên, bởi chẳng ai có thể chắc chắn được rằng, ý kiến của một người đang đối lập với ý kiến của tất thảy mọi người, là sai lầm. Ở nơi nào có sự quy ước ngầm rằng, các nguyên lý là điều không thể bàn cãi, thì hệ quả tất yếu là sẽ không còn thảo luận. Rải rác trong toàn bộ tác phẩm, J. S. Mill đã đề cập đến vấn đề TDNL, tuy nhiên, ông chưa đưa ra một khái niệm cụ thể, hoặc nội dung QTDNL. Mặt khác, với cách nhìn tự do là một quyền tự nhiên (quyền tuyệt đối), J. S. Mill cũng đã tự mâu thuẫn khi bàn về giới hạn của tự do. Ông cho rằng, tự do của mỗi người đều có giới hạn là không được xung đột với tự do của người khác, với tự do của quốc gia (pháp luật), của toàn xã hội. Xã hội và pháp luật chỉ bảo đảm tự do cho một người khi người đó đủ tuổi trưởng thành, có trí sáng suốt bình thường để chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Bàn về tự do đã được J. S. Mill viết ra từ hàng trăm năm trước, do đó cũng có những góc nhìn về bối cảnh xã hội không còn phù hợp với ngày nay, tuy nhiên, triết lý về quyền tự do của con người của ông đã được các thế hệ sau đánh giá cao, kế thừa trong nhiều nghiên cứu.

Chắt lọc tri thức trong toàn bộ tác phẩm của ông, tác giả luận án rút ra một số luận điểm chính để kế thừa cho luận án, như: (i) QTDNL thuộc về quyền tự nhiên (bẩm sinh), nằm trong quyền tự do của con người, tuy nhiên, khi thực hiện quyền này phải trong giới hạn nhất định; (ii) Tư tưởng (quan điểm, ý kiến) được biểu đạt dưới hình thức ngôn luận là lời nói và viết ra (văn tự).

Alexis De Tocqueville, (2017), De la démocratie en Amérique ( Nền dân trị Mỹ): Có thể xem Nền dân trị Mỹ là một công trình khoa học đồ sộ, một bản phân tích đa chiều, những đánh giá nghiêm khắc, sâu sắc và tổng hợp


về ưu điểm, khuyết điểm của nền dân trị và những dự báo khá thú vị về tương lai của hình thức nhà nước dân chủ. Có thể điểm qua những phần có liên quan đến nội dung của luận án. Thứ nhất, Alexis De Tocqueville nghiên cứu bản chất của nền dân trị là: dân làm chủ, chính quyền (nhà nước) hoàn toàn là của dân, vì dân, do dân (bầu theo phổ thông đầu phiếu). Thứ hai, trong xã hội dân chủ, người dân được tự do, bình đẳng trước pháp luật, có QTDNL. Thứ ba, công dân - chủ thể QTDNL, được ông định nghĩa khá độc đáo: Những con người có lối sống dân chủlà con người có quyền uy chính trị, có quyền uy tôn giáo, có tinh thần yêu nước, có đầu óc phê phán, có quyền tự do báo chí và QTDNL, có thể nhân danh quyền công dânđể phản đối một đạo luật nào đó, có lối sống thực dụng. Những người dân chủ dễ bị truyền thông và dư luận xã hội tác động, dẫn dắt tư duy và hành động.... Alexis De Tocqueville cũng đã gián tiếp nhắc đến vai trò của truyền thông là dẫn dắt công dân ngôn luận theo một mục đích nào đó. Đây là quan niệm mà luận án có thể kế thừa.

* Tiếp cận từ góc độ luật học:

Cuốn sách De L’esprit Des Lois (Bàn về tinh thần luật pháp), (2018), của Montesquieu, gồm 31 quyển, giới thiệu và bàn luận về luật pháp của một quốc gia dân chủ. Đặc biệt, trong quyển XII với tiêu đề Các luật tạo ra tự do chính trị trong mối quan hệ với công dân, ông chỉ ra một hạn chế là, có khi Hiến pháp thì tự do nhưng công dân thì chẳng tự do chút nào. Tuy không đề cập cụ thể đến QTDNL nhưng Montesquieu đã phần nào đề cập đến tính chất của lời nói khi luật pháp xem xét để định tội một người nào đó. Nếu ai đó có hành vi nói năng chống đối nhà nước, hoặc kêu gọi người khác chống đối nhà nước, thì người đó sẽ bị xử phạt vì hành vi chống đối nhà nước bằng lời nói, chứ không phải bị xử phạt vì lời nói. Đây là một luận điểm rất có giá trị, tác giả luận án có thể kế thừa cho công trình nghiên cứu của mình.

Năm 1945, Liên Hợp Quốc ra đời và sau đó công bố một số văn kiện pháp lý mang tính quốc tế về quyền con người, trong đó, có một vài văn kiện có quy định về QTDNL.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 13/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí