trao đổi ý kiến về những vấn đề báo chí đã phản ánh, thì không cần có báo chí. Tuy nhiên, báo chí có thể đúng nghĩa là một phương tiện liên kết xã hội, có vai trò là một “diễn đàn” rộng lớn để nhân dân được tham gia vào các “chương trình nghị sự” của quốc gia hay không, điều đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó, yếu tố cơ bản nhất chính là bản chất của thể chế chính trị mà báo chí đang “sống”. Hiện nay, trong bối cảnh trên thế giới đang có rất nhiều học thuyết, rất nhiều khuynh hướng tư tưởng khác nhau, báo chí Việt Nam phải dựa trên nền tảng cở sở lý luận nào để có thể đúng nghĩa là một “diễn đàn” rộng lớn cho nhân dân được nói lên tiếng nói của riêng mình? Đây là những câu hỏi mở cần được đặt ra nghiên cứu để tìm câu trả lời thỏa đáng.
Thứ ba, ở Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, Đảng và Chính phủ luôn coi trọng quyền con người, quyền công dân, trong đó đặc biệt coi trọng QTDNL của công dân, bởi con người luôn được coi là mục tiêu và động lực để xây dựng CNXH. Hiến pháp năm 1946 của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Điều 10, Chương II, đã quy định: “Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận; Tự do xuất bản;...”. Hơn 70 năm qua, Hiến pháp năm 1946 đã qua 4 lần sửa đổi cho phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước nhưng quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận” không những không thay đổi, mà còn mở rộng thêm nhiều nội dung quyền tương ứng khác, như: tự do tiếp cận thông tin, tự do khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, do những hoàn cảnh khác nhau (như: hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ; hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và phía Tây Nam; kinh tế và khoa học công nghệ chưa phát triển,...), báo chí chưa thể thực hiện QTDNL của công dân tương xứng như những gì pháp luật quy định.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (chính thức từ ngày 15 - 18/12/1986) đưa ra đường lối đổi mới đất nước toàn diện theo hướng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cơ chế quản lý xã hội: “Đảng lãnh đạo, Nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý”, phương thức vận động quần chúng: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, cùng với quá trình triển khai và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở (theo Chỉ thị số 30-CT/TW ngày
18/02/1998) là nền tảng căn bản bảo đảm vững chắc và mở rộng tối đa các quyền và tự do dân chủ của công dân, đặc biệt là QTDNL. Cũng từ Đại hội đổi mới này, báo chí mạnh mẽ hơn trong việc bảo vệ sự thật và chân lý, cung cấp thông tin minh bạch theo nhu cầu của công dân, nói lên tiếng nói của công dân. Đồng hành với báo chí, ở bất cứ thời điểm nào, công dân Việt Nam cũng không còn “im lặng”, ai cũng muốn góp nhiều hơn tiếng nói dân chủ, có trách nhiệm với đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Tuy nhiên, trong xu thế dân chủ cởi mở, quốc gia đang chuyển đổi “số” mạnh mẽ như hiện nay, báo chí đã, đang, sẽ làm gì và làm như thế nào để thực sự là một diễn đàn dân chủ rộng lớn để mọi công dân thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ QTDNL trên báo chí? Đây là vấn đề cần được nghiên cứu một cách hệ thống và sâu sắc theo tiến trình vận động và phát triển của nền báo chí Việt Nam trong tương quan lịch sử phát triển của đất nước Việt Nam, nhằm tìm ra nét đặc thù của báo chí Việt Nam khi thực hiện QTDNL của công dân.
1.2. Về thực tiễn
Thứ nhất, tính đến ngày 24/12/2021, cả nước có 816 cơ quan báo chí, trong đó, có 29 cơ quan tạp chí, báo mạng điện tử (BMĐT) độc lập và hầu hết các cơ quan báo chí đều có Ban Điện tử [111]. Với đặc trưng ưu việt là siêu văn bản (hypertext) và đa phương tiện (multimedia), BMĐT tỏ rõ ưu thế của mình so với các loại hình báo chí khác trong việc thực hiện QTDNL của công dân. Tuy nhiên, BMĐT thực hiện QTDNL của công dân như thế nào, thực hiện đúng hay không đúng theo luật định, đã đạt được kết quả gì và còn những hạn chế gì cần phải khắc phục? Còn công dân đã thực hiện QTDNL thông qua việc tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình truyền thông của BMĐT đến đâu? Qua nghiên cứu các tài liệu đã có, tác giả luận án nhận thấy, đây vẫn đang là khoảng trống mở, rất cần thiết phải có công trình khảo sát, nghiên cứu thực trạng BMĐT thực hiện QTDNL của công dân hiện nay, dựa vào kết quả nghiên cứu thực trạng đó mới có thể đề xuất những giải pháp
phù hợp để thúc đẩy BMĐT thực hiện tốt hơn QTDNL của công dân trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm!
- Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay - 1
- Hướng Nghiên Cứu Quyền Tự Do Ngôn Luận Trên Báo Chí Của Công Dân
- Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay - 4
- Hướng Nghiên Cứu Báo Mạng Điện Tử Thực Hiện Quyền Tự Do Ngôn Luận Của Công Dân
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
Thứ hai, những năm gần đây, lợi dụng sức mạnh của truyền thông, đặc biệt là Internet và MXH, một số thế lực thù địch ở trong nước và ở nước ngoài đã tung ra luận điệu rằng, công dân Việt Nam không được TDNL trên báo chí, nhằm chống phá đất nước ta, gây áp lực trong quan hệ kinh tế và ngoại giao giữa Việt Nam với các quốc gia khác. Vô hình trung, báo chí thực hiện QTDNL của công dân Việt Nam đã và đang trở thành vấn đề “nhạy cảm chính trị” không những ở trong nước, mà còn mang tính quốc tế. Muốn khẳng định công dân Việt Nam hoàn toàn TDNL trên báo chí theo cách thức đã nhận thức đúng và đủ về quyền được làm và không được làm trong luật quốc gia, luật quốc tế, thì rất cần phải nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề này, cần phải khẳng định được rằng, báo chí thực hiện QTDNL của công dân phải dựa trên nét đặc thù về cấu trúc xã hội, văn hóa và thể chế chính trị, cơ sở pháp lý của mỗi quốc gia, dân tộc, không thể vô nguyên tắc và không thể có mẫu số chung cho mọi quốc gia trên thế giới.
Xác định những vấn đề vừa trình bày ở trên đều có tính thời sự, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, có những khoảng trống cần thiết phải nghiên cứu để tìm ra câu trả lời thỏa đáng, cho nên, tác giả luận án chọn Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay làm đề tài nghiên cứu cho luận án chuyên ngành Báo chí học.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ và bước đầu xây dựng khung lý thuyết về BMĐT thực hiện QTDNL của công dân; khảo cứu, phân tích, đánh giá thực trạng BMĐT thực hiện QTDNL của công dân trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển và đang tồn tại nhiều quan điểm trái chiều như hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp để thúc đẩy BMĐT thực hiện tốt hơn nữa QTDNL của công dân trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu của luận án, tác giả luận án xác
định các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau:
- Nghiên cứu tổng quan những tài liệu của thế giới và của Việt Nam có liên quan đến đề tài, để chắt lọc những giá trị khoa học cần thiết cho luận án.
- Làm rõ những vấn đề về QTDNL của công dân, sự tương đồng và khác biệt của TDNL thông thường với TDNL trên báo chí, rút ra luận cứ khoa học làm tiền đề nghiên cứu vấn đề BMĐT thực hiện QTDNL của công dân.
- Nghiên cứu làm rõ và bước đầu xây dựng khung lý thuyết về BMĐT thực hiện QTDNL của công dân (các khái niệm công cụ, cơ sở lý luận và các lý thuyết nghiên cứu, khung pháp lý quốc gia và quốc tế), từ đó xác lập các tiêu chí nghiên cứu thực trạng BMĐT thực hiện QTDNL của công dân hiện nay.
- Khảo cứu, phân tích thực trạng BMĐT thực hiện QTDNL của công dân theo các tiêu chí nghiên cứu đã được xây dựng, thông qua nghiên cứu các trường hợp: vnexpress.net, vnn.vn, nhandan.com.vn, dantri.com.vn, tuoitre.vn, từ năm 2015 đến 2019 và tiếp nối đến nay (2021), đánh giá khái quát những thành công và hạn chế của thực trạng đó.
- Trên cơ sở bối cảnh thực tiễn khách quan đang diễn ra và những hạn chế của thực trạng BMĐT thực hiện QTDNL của công dân, đúc kết thành những vấn đề đặt ra cho BMĐT, từ đó đề xuất những giải pháp, khuyến nghị phù hợp nhằm thúc đẩy BMĐT thực hiện tốt hơn QTDNL của công dân trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay.
Khách thể nghiên cứu của luận án là: Công dân Việt Nam - chủ thể QTDNL - những người có Quốc tịch Việt Nam đã và đang thực hiện QTDNL trên báo chí Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Luận án giới hạn phạm vi không gian nghiên cứu trên nền tảng các trường hợp BMĐT được cấp phép là báo chí chính thống, như: vnexpress.net, vnn.vn, nhandan.com.vn, dantri.com.vn, tuoitre.vn và một số tờ BMĐT khác. Lý do chọn các trường hợp BMĐT này để khảo cứu: Đây là những tờ BMĐT có lượng người truy cập hàng ngày rất lớn, mức độ phổ quát là trong top 10 ở Việt Nam theo đánh giá của Alexa.com. (Các phương tiện truyền thông xã hội, như: trang web thông tin, hoặc weblog, MXH,... không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án, chỉ được sử dụng để nghiên cứu tham chiếu).
- Phạm vi thời gian nghiên cứu trường hợp: Luận án nghiên cứu, khảo sát chính từ năm 2015 đến năm 2019, với lý do: (i) Thời gian này trùng với thời gian tác giả luận án học và làm luận án; (ii) Bắt đầu khảo sát từ năm 2015, bởi đây là thời gian chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 vào năm 2016, cho nên, từ 2015 đến 2019 là thời gian gần như trọn một kỳ thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 và chuẩn bị tiếp cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 vào năm 2021, còn khảo sát tiếp đến nay (2021) là để đảm bảo tiếp nối tính thời sự của tư liệu nghiên cứu.
Tuy nhiên, để vấn đề nghiên cứu có tính tiếp nối lo gic lịch sử, luận án còn nghiên cứu khái quát, điểm qua tình hình thực tiễn báo chí Việt Nam thực hiện QTDNL của công dân thời gian trước năm 2015 (từ 1945 đến 2014).
4. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích
4.1. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: BMĐT thực hiện QTDNL của công dân không phải với tư cách là cơ quan tư pháp, mà là thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của luật pháp, bằng các phương thức hoạt động nghiệp vụ. (i) Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới để khơi nguồn ngôn luận của công dân, thực hiện “quyền được biết thông tin từ báo chí” của công dân; (ii) Làm diễn đàn để công dân TDNL, thực hiện “quyền tự do nói trên báo chí”
của công dân; (iii) Tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, thực hiện quyền “tự do khiếu nại, tố cáo trên báo chí” của công dân.
BMĐT thực hiện các công việc này nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu hưởng thụ QTDNL của công dân trên báo chí, với ba nội dung quyền: “quyền được biết”, “quyền được nói”, “quyền được khiếu nại, tố cáo” trên báo chí. Những nội dung QTDNL này đã được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.
Giả thuyết 2: Kết quả và chất lượng BMĐT thực hiện QTDNL của công dân tốt hay không tốt phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố: (i) Quan trọng và quyết định nhất chính là phẩm chất nghề nghiệp và năng lực chuyên môn của người quản lý tờ báo và người làm báo (gồm: lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên, cán bộ trong cơ quan báo chí,...). Nếu họ có năng lực chuyên môn giỏi, đạo đức nghề nghiệp tốt thì sẽ thường xuyên sáng tạo được những tác phẩm báo chí có giá trị, có chủ đề “nóng” mang tính diễn đàn đúng thời điểm, thu hút được sự quan tâm của công dân, khơi gợi ý tưởng cho công dân ngôn luận. Ngược lại, chắc chắn BMĐT sẽ có những sai sót và hạn chế nhất định khi thực hiện QTDNL của công dân, không thể thu hút ngôn luận của công dân; (ii) Công dân - chủ thể QTDNL - có trình độ văn hóa và ý thức pháp luật cao, quan tâm và tham gia vào việc giải quyết các vấn đề xã hội thông qua báo chí theo đúng quyền và nghĩa vụ của công dân, nếu ngược lại, thì BMĐT cũng rất khó có thể thực hiện tốt QTDNL của công dân; (iii) Cơ sở pháp lý của quốc gia và quốc tế về báo chí - truyền thông đã đầy đủ, hoàn thiện, là “bệ đỡ” tốt nhất cho BMĐT thực hiện QTDNL của công dân. Đảng và Chính phủ luôn coi BMĐT là “đối tác để đối thoại”, cho nên, có những quyết sách ngày càng mở rộng dân chủ, kịp thời cung cấp thông tin công khai và minh bạch cho báo chí, phù hợp với sự phát triển báo chí ngày càng hiện đại và nhân văn; (iiii) Công nghệ thông tin phát triển, nhờ đó mà phương tiện kỹ thuật, công nghệ làm báo của BMĐT hiện đại, hỗ trợ tốt cho người làm báo, hạn chế được sai sót. Mặt khác, thiết kế của BMĐT hiện đại, có nhiều công cụ thông minh, tiện ích thì sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu của công dân sử dụng công cụ kỹ thuật của BMĐT để TDNL. Ngược lại, nếu công cụ kỹ thuật của
BMĐT không hiện đại, không tiện ích, thì rất dễ dẫn đến việc công dân không thể sử dụng các công cụ này để thực hiện QTDNL, còn BMĐT không thể kiểm soát được comment của công dân.
Giả thuyết 3: Báo chí thực hiện QTDNL của công dân là thể hiện tính chất dân chủ của nhà nước pháp quyền XHCN, bản chất tự do và dân chủ của nền báo chí Việt Nam đang được vận hành trên nền tảng truyền thống lịch sử, bề dày văn hóa, đặc thù tâm lý của dân tộc Việt Nam.
4.2. Khung phân tích
Lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BMĐT thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam
BMĐT:
- vnexpress
- vnn
-nhandan
- dantri
- tuoitre
Báo mạng điện tử thực hiện quyề n tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện
BMĐT thực hiện “quyền tự do biết thông tin từ báo chí” của công dân
BMĐT làm diễn đàn thực hiện “quyền tự do nói trên báo chí” của công dân
Cung cấp thông tin nổi bật, cụ thể, với số lượng lớn, tạo tiền đề để công dân ngôn luận
Thông tin minh bạch, có chiều sâu về các điểm “nóng” để định hướng ngôn luận của công dân
Phổ biến đường lối, chính sách, pháp luật để hướng dẫn công dân góp ý kiến
Phản ánh tinh thần “phò chính, diệt tà” của công dân trong tin bài chống quan điểm, sai trái, thù địch
Đăng tải tác phẩm báo chí của công dân trên trang Bạn đọc
Đăng tải ngôn luận của công dân trên Box Ý kiến bình luận
Tổ chức diễn đàn trực tuyến để
công dân tham gia thảo luận
Tiếp nhận thông tin, ngôn luận của công dân qua địa chỉ Tòa soạn và Email, số điện thoại nóng.
Khai thác, sử dụng “lời nói chính danh” của công dân trong tác phẩm báo chí
Đánh giá thành công, hạn chế và nhữn g vấn đề đặt ra
Giải pháp thúc đẩyB MĐT
thực hiện tốt hơn quyền tự do ngôn luận của công dân trong thời gian tới
BMĐT thực hiện “quyền tự do khiếu nại, tố cáo trên báo chí” của công
Trực tiếp tiếp nhận, xử lý, giải quyết, đăng tải trên báo kết quả đơn thư khiếu nại, tố cáo
Là cầu nối tiếp nhận, chuyển cơ quan chức năng giải quyết đơn thư- đăng tải kết quả trên báo
Môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, kỹ thuật và công nghệ
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu
Để nghiên cứu BMĐT thực hiện QTDNL của công dân, luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về QTDNL của công dân, về vai trò của báo chí trong việc thực hiện QTDNL của công dân; dựa trên cơ sở lý luận báo chí về chức năng, nguyên tắc hoạt động của báo chí. Luận án còn dựa trên cơ sở lý thuyết của các khoa học liên ngành, như: triết học, chính trị học, luật học, ngôn ngữ học, tâm lý học, xã hội học, báo chí học,...
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu chung:
Dựa trên nền tảng phương pháp tư duy lô gic và biện chứng, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu vừa truyền thống, vừa hiện đại của khoa học xã hội và nhân văn để nghiên cứu BMĐT thực hiện QTDNL của công dân.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp này dùng để: (i) Tập hợp, hệ thống, nghiên cứu các tài liệu của nước ngoài và của Việt Nam, như: sách; luận án, luận văn; bài báo khoa học có liên quan đến BMĐT thực hiện QTDNL của công dân; (ii) Nghiên cứu các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chức năng, nhiệm vụ của báo chí Việt Nam thực hiện QTDNL của công dân.
Mục đích của phương pháp này là thu thập thông tin cần thiết cho luận án trên cơ sở phân tích nội dung những tài liệu đã có.
* Phương pháp phân tích nội dung:
Phương pháp này dùng để: Phân tích nội dung tất cả các văn bản (cả nội dung được hiển ngôn và nội dung hàm ngôn) có liên quan đến đề tài luận án, nhằm lượng hóa nội dung một cách hệ thống, có thể nhân rộng dựa trên