Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN


NGUYỄN THỊ HẰNG THU


BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY


LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC


HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN


NGUYỄN THỊ HẰNG THU


BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY


NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC MÃ SỐ: 9 32 01 01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Đỗ Thị Thu Hằng


HÀ NỘI - 2022

LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng. Các số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu và phát hiện mới, các kết luận, là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào của những tác giả khác.


Hà Nội, ngày tháng năm 2022

Tác giả luận án


NGUYỄN THỊ HẰNG THU

LỜI CẢM ƠN

Lời cảm ơn trân trọng đầu tiên tôi xin được gửi tới PGS,TS. Đỗ Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện Báo chí, người đã chỉ dạy cho tôi về tri thức nghiên cứu khoa học và tận tình hướng dẫn tôi thực hiện thành công Luận án này.

Xin được gửi lời tri ân đến Quí Thầy, Cô trong Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Viện Báo chí, đã truyền thụ cho tôi những kiến thức chuyên môn bổ ích và quý báu trong những năm qua. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quí Thầy, Cô đã tham gia các Hội đồng, như: Hội đồng chấm Chuyên đề Luận án Tiến sĩ; Hội đồng chấm Luận án Tiến sĩ cấp Cơ sở; Phản biện độc lập Luận án Tiến sĩ, đã đưa ra những lời nhận xét công tâm, những góp ý có giá trị khoa học vô cùng quí giá, giúp cho tôi hoàn thiện Luận án ngày một tốt hơn.

Tôi cũng muốn dành cơ hội này để gửi lời biết ơn sâu sắc đến các bác, các cô, chú, các anh, chị phóng viên của các cơ quan báo chí và bạn bè, đồng nghiệp, cùng nhiều cơ quan và cá nhân khác trong cả nước, các bạn học viên, sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền và của một số trường đại học ở Tp. Hà Nội, Tp. Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, đã tạo điều kiện và tận tâm, tận lực giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập tư liệu cho Luận án.

Tự đáy lòng xin được cảm ơn gia đình, bố mẹ, chồng con, những người đã âm thầm hy sinh, chịu nhiều vất vả, lặng lẽ động viên, chăm sóc cho tôi trong suốt hành trình làm Luận án.

Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2022

Tác giả luận án


NGUYỄN THỊ HẰNG THU

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 15

1. Khái quát tình hình nghiên cứu 15

2. Đánh giá khái quát về các công trình nghiên cứu trong Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần giải quyết trong luận án 35

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN CỦA CÔNG DÂN 42

1.1. Cơ sở lý luận về báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân 42

1.2. Thực tiễn báo chí thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân ở

một số nước trên thế giới và ở Việt Nam thời gian trước năm 2015 76

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 92

2.1. Khái lược các trường hợp báo mạng điện tử được khảo cứu 92

2.2. Kết quả khảo cứu thực trạng báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay 94

2.3. Đánh giá khái quát thực trạng báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay 140

CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN TỐT HƠN QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN CỦA CÔNG DÂN TRONG THỜI GIAN TỚI. 146

3.1 Những vấn đề đặt ra đối với báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân 146

3.2. Đề xuất giải pháp thúc đẩy báo mạng điện tử thực hiện tốt hơn quyền tự do ngôn luận của công dân trong thời gian tới 156

3.3. Một số khuyến nghị đối với cơ quan lãnh đạo và quản lý báo chí - truyền thông 174

KẾT LUẬN 178

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA NGHIÊN CỨU SINH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 184

TÀI LIỆU THAM KHẢO 186

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BMĐT

Báo mạng điện tử

BC&TT

Báo chí và Tuyên

truyền

CNXH

Chủ nghĩa Xã hội

CNTB

Chủ nghĩa Tư bản

ĐHKHXH&NV

Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

HN

Hà Nội

HCM

Hồ Chí Minh

MXH

Mạng xã hội

NCS

Nghiên cứu sinh

PGS, TS.

Phó giáo sư, Tiến sĩ

PT - TH

Phát thanh - Truyền

hình

PV, BTV

Phóng viên, Biên tập

viên

PVS

Phỏng vấn sâu

QTDNL

Quyền tự do ngôn

luận

TDNL

Tự do ngôn luận

TT&TT

Thông tin và truyền

thông

TPBC

Tác phẩm báo chí

UDHR

Universal Declaration of Human Rights: Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, 1948.

ICCPR

International Convenant on Civil and Political Rights: Công ước quốc tế về các quyền dân sự,

chính trị, 1966.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay - 1

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Tương quan mức độ công dân tiếp cận BMĐT 94

Bảng 2.2: Tương quan số lượng chuyên trang, chuyên mục trên Menu trang chủ các trường hợp BMĐT được khảo sát 95

Bảng 2.3. Bình luận của công dân ở “Box Ý kiến bình luận” về vụ 119

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Số lượng tin - bài của công dân được đăng tải trên trang Bạn

đọc của BMĐT (2015-2019) 112

Biểu đồ 2.2: Mức độ công dân sử dụng Box Ý kiến bình luận trên BMĐT

............................................................................................................. 120

Biểu đồ 2.3: Số lượng tác phẩm BMĐT có trích dẫn lời nói của công dân trong sự kiện Covid - 19, từ ngày 25/7/2020 đến ngày 13/9/2020 127

Biểu đồ 2.4: Số lượng trích dẫn trong tác phẩm BMĐT về Covid - 19 từ ngày 25/7/2020 đến ngày 13/9/2020 127

Biểu đồ 2.5: Số lượng trích dẫn lời nói trực tiếp, gián tiếp trong tác phẩm BMĐT về Covid - 19, từ ngày 25/7/2020 đến ngày 13/9/2020 128

Biểu đồ 2.6: Hình thức BMĐT sử dụng ngôn luận của công dân trong Tác phẩm báo chí 129

Biểu đồ 2.7: Chủ thể phát ngôn trong tác phẩm BMĐT về Covid - 19 từ ngày 25/7/2020 đến ngày 13/9/2020 130

Biểu đồ 2.8. Tương quan thái độ của công dân khi nhà báo BMĐT khai thác tư liệu “lời nói” của công dân 133

Biểu đồ 2.9: Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân đã được đăng tải trên BMĐT, từ 2015 đến 2019 137

Biểu đồ 2.10: Tương quan trong đánh giá mức độ hài lòng của công dân

đối với báo mạng điện tử 140

Biểu đồ 3.1. Lý do công dân thực hiện QTDNL trên BMĐT 154

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Công cụ “Box Ý kiến bình luận” của tuoitre.vn 118

Hình 2.2: Công cụ gửi thư điện tử của vnexpress.net 124


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu

1.1. Về lý luận

Thứ nhất, Quyền tự do ngôn luận (QTDNL) là một trong những “quyền tự do” của con người, còn được gọi là “quyền của quyền”, bởi không có QTDNL thì sẽ thiếu đi một phương tiện tối quan trọng để bảo vệ các quyền khác. Ở các nước Tây - Âu từ Thế kỷ 17 (TK), nhà nước dân chủ pháp quyền ra đời với sự khẳng định QTDNL trong Luật Hiến pháp quốc gia, là điều kiện tốt nhất cho công dân và báo chí được hưởng QTDNL một cách bình đẳng. Tuy nhiên, quan niệm và vận dụng QTDNL vào hoàn cảnh thực tế của mỗi quốc gia như thế nào thì lại không giống nhau. Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người (Universal Declaration of Human Rights - UDHR) năm 1948 đã thừa nhận: ai cũng có QTDNL nhưng Điều 29, Khoản 2, cũng quy định rằng, khi thực hiện quyền tự do cho cá nhân, ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra [47, tr. 34]. Như vậy, QTDNL không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý để phân biệt bản chất nhà nước dân chủ pháp quyền với các nhà nước trước đó, mà còn có ý nghĩa về mặt nhận thức lý luận, là một vấn đề mở, có rất nhiều cách tiếp cận. Ở Việt Nam, vấn đề QTDNL trên báo chí của công dân đã được tiếp cận đến đâu, vẫn còn những khoảng trống mở nào, cũng rất cần thiết được nghiên cứu một cách bài bản và cẩn trọng, bởi có hiểu đúng về QTDNL, mới đánh giá đúng và công bằng về báo chí thực hiện QTDNL của công dân, mới khẳng định được báo chí có thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ QTDNL trên báo chí của công dân hay không?

Thứ hai, từ khi báo chí ra đời ở các nước Tây - Âu vào TK. 17 cho đến nay, các nhà nghiên cứu lý luận báo chí trên thế giới và ở Việt Nam đã chỉ ra rằng, báo chí là một phương tiện thông tin giao tiếp xã hội, có bản chất đại chúng, bởi báo chí ra đời là do nhu cầu thông tin giao tiếp giữa con người với con người, con người với xã hội [xem: 21, 41, 90, 91]. Xét qua khung tham chiếu người phát tin - người nhận tin trong chu trình giao tiếp truyền thông, nếu không có nhân dân sử dụng, thưởng thức báo chí, cùng tham gia tranh luận,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/01/2023