Trình Bày Quy Trình Chẩn Đoán Cảm Biến Vị Trí Bướm Ga


Kết quả

Đi đến bước

P2119

A

P2119 và các mã DTC khác

B

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

CHÚ Ý:

Nếu có bất kỳ mã DTC nào ngoài P2119 phát ra, hãy khắc phục hư hỏng những mã DTC này trước.

Đến bảng mã DTC 5 2 Kiểm tra xem mã DTC đã phát ra có xuất hiện lại không P2119 1Đến bảng mã DTC

5.2. Kiểm tra xem mã DTC đã phát ra có xuất hiện lại không (P2119)

- Nối máy chẩn đoán vào giắc DLC3.

- Bật khoá điện ON.

- Bật máy chẩn đoán ON.

- Xóa các mã DTC.

- Để cho động cơ chạy không tải trong 15 giây trở lên.

- Đạp hết và nhả nhanh bàn đạp ga (để mở và đóng hoàn toàn bướm ga)

- Chọn các mục sau: Powertrain / Engine and ECT / DTC.

- Đọc các mã DTC.

CHÚ Ý: Điện áp ra của cảm biến vị trí bướm ga có thể kiểm tra được bằng máy chẩn đoán. Sự thay đổi về điện áp phát ra cho thấy rằng bộ chấp hành bướm ga đạng hoạt động. Để kiểm tra điện áp phát ra bằng máy chẩn đoán, hãy chọn mục sau: Powertrain / Engine and ECT / Data List / Throttle Position No. 1 or Throttle Position No. 2.

Kết quả Kết quả Đi đến bước Mã DTC không phát ra A P2119 B Thay thế cụm cổ 2

Kết quả:


Kết quả

Đi đến bước

Mã DTC không phát ra

A

P2119

B

Thay thế cụm cổ họng gió


Kết thúc

Câu hỏi và bài tập :

1. Trình bày quy trình chẩn đoán cảm biến vị trí bướm ga

2. Lập quy trình chẩn đoán cảm biến vị trí bướm ga của động cơ xe Honda City

BÀI 6: CHẨN ĐOÁN MÃ LỖI P0327/ P0328 MẠCH CẢM BIẾN TIẾNG GÕ Mã bài: CMĐ 30-06


Giới thiệu:

Cảm biến tiếng gõ hay còn gọi là cảm biến kích nổ dùng để xác định hiện tượng kích nổ xảy ra trong các xylanh của động cơ. ECM dùng tín hiệu này để điều khiển đánh lửa trể cho đến khi hiện tượng kích nổ không còn xảy ra.

Trong quá trình sử dụng, trạng thái kỹ thuật của cảm biến, dây điện, giắc nối, ECM,… trên động cơ dần thay đổi và dẫn tới hư hỏng bất thường trong quá trình sử dụng của ô tô. Vì vậy các kiến thức và kinh nghiệm về công việc chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa kịp thời các hư hỏng thường gặp của hệ thống điện ô tô rất cần thiết cho người thợ sửa chữa ô tô và người cán bộ kỹ thuật. Nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của các thiết bị điện trên động cơ ô tô luôn ở trạng thái làm việc với độ tin cậy có công suất lớn và an toàn cao nhất.


Mục tiêu:

- Trình bày được quy trình chẩn đoán mã lỗi cảm biến tiếng gõ

- Sử dụng thành thạo máy chẩn đoán, dụng cụ kiểm tra

- Chẩn đoán đúng theo qui trình, phát hiện và sửa chữa được mã lỗi cảm biến tiếng gõ


Nội dung chính:

1. Đọc giá trị bằng máy chẩn đoán (giá trị phản hồi tiếng gõ)

- Nối máy chẩn đoán vào giắc DLC3.

- Khởi động động cơ và bật máy chẩn đoán on.

- Hâm nóng động cơ.

- Chọn các mục sau: Powertrain / Engine and ECT / Data List / Knock Feedback Value.

- Đọc các giá trị trong khi lái xe. Tiêu chuẩn: Giá trị có thay đổi. CHÚ Ý:


OK

NG

Lỗi không xuất hiện

Giá trị phản hồi tiếng gõ có thay đổi

Lỗi vẫn xuất hiện

Giá trị phản hồi tiếng gõ không thay đổi

Sự thay đổi giá trị phản hồi tiếng gõ có thể xác nhận được bằng cách cho động cơ chạy ở tải cao, ví dụ, bằng cách kích hoạt hệ thống điều hoà và tăng tốc độ động cơ.


Đi đến bước 2


Kiểm tra hư hỏng do chập chờn

2. Kiểm tra ECM (điện áp KNK1)

- Ngắt giắc nối cảm biến tiếng gõ.

- Bật khoá điện ON.


Hình 6 1 Giắc của cảm biến Đo điện áp theo các giá trị trong bảng dưới đây 3

Hình 6.1. Giắc của cảm biến

- Đo điện áp theo các giá trị trong bảng dưới đây.

Điện áp tiêu chuẩn:


Nối dụng cụ đo

Trạng thái của công tắc

Điều kiện tiêu chuẩn

(KNK1) - (EKNK)

Khoá điện ON

Từ 4.5 đến 5.5 V



OK


NG

Đi đến bước 4

3. Kiểm tra cảm biến tiếng gõ

- Tháo cảm biến tiếng gõ.


Hình 6 2 Kiểm tra cảm biến tiếng gõ Đo điện trở theo các giá trị trong bảng 4

Hình 6.2. Kiểm tra cảm biến tiếng gõ

- Đo điện trở theo các giá trị trong bảng dưới đây.

Điện trở tiêu chuẩn:


Nối dụng cụ đo

Điều kiện kiểm tra

Điều kiện tiêu chuẩn

Chân 1 – Chân 2

20°C (68°F)

Từ 120 đến 280 kΩ


OK

NG

Thay thế cảm biến tiếng gõ


4. Kiểm tra dây điện và giắc nối (ECM- cảm biến tiếng gõ)

- Ngắt giắc nối cảm biến tiếng gõ.

- Ngắt giắc nối của ECM.

- Đo điện trở giữa 2 giắc nối (Kiểm tra hở mạch): Điều kiện tiêu chuẩn: dưới 1 Ω

- Đo điện trở giữa các giắc nối với mass thân xe (Kiểm tra ngắn mạch): Điều kiện tiêu chuẩn: 10 kΩ trở lên

OK Hình 6 3 Giắc cảm biến và ECM NG Sửa chữa hay thay thế dây điện hoặc giắc 5



OK

Hình 6.3. Giắc cảm biến và ECM



NG

Sửa chữa hay thay thế dây điện hoặc giắc nối


Thay thế ECM

Câu hỏi và bài tập :

1. Trình bày quy trình chẩn đoán cảm biến tiếng gõ

2. Lập quy trình chẩn đoán cảm biến tiếng gõ của động cơ xe Honda City

BÀI 7: CHẨN ĐOÁN MÃ LỖI P0335/ P0339 MẠCH CẢM BIẾN VỊ TRÍ TRỤC KHUỶU

Mã bài: CMĐ 30-07


Giới thiệu:

Cảm biến vị trí trục khuỷu dùng để xác định số vòng quay của trục khuỷu (tốc độ động cơ), tín hiệu cảm biến này kết hợp với cảm biến lưu lượng không khí nạp để xác định lượng nhiên liệu phun cơ bản và góc đánh lửa sớm cơ bản.

Trong quá trình sử dụng, trạng thái kỹ thuật của cảm biến, dây điện, giắc nối, ECM,… trên động cơ dần thay đổi và dẫn tới hư hỏng bất thường trong quá trình sử dụng của ô tô. Vì vậy các kiến thức và kinh nghiệm về công việc chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa kịp thời các hư hỏng thường gặp của hệ thống điện ô tô rất cần thiết cho người thợ sửa chữa ô tô và người cán bộ kỹ thuật. Nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của các thiết bị điện trên động cơ ô tô luôn ở trạng thái làm việc với độ tin cậy có công suất lớn và an toàn cao nhất.


Mục tiêu:

- Trình bày được quy trình chẩn đoán mã lỗi cảm biến vị trí trục khuỷu

- Sử dụng thành thạo máy chẩn đoán, dụng cụ kiểm tra

- Chẩn đoán đúng theo qui trình, phát hiện và sửa chữa được mã lỗi cảm biến vị trí trục khuỷu


Nội dung chính:

1. Đọc giá trị tốc độ động cơ bằng máy chẩn đoán

- Nối máy chẩn đoán vào giắc DLC3.

- Bật khoá điện ON.

- Bật máy chẩn đoán ON.

- Chọn các mục sau: Powertrain / Engine and ECT / Data List / Engine Speed.

- Khởi động động cơ.

- Đọc các giá trị hiển thị trên máy chẩn đoán khi động cơ đang nổ máy.

OK: Các giá trị hiệu chỉnh sẽ được hiển thị.

CHÚ Ý:

Kiểm tra sự thay đổi tốc đo động cơ, cho hiển thị đồ thị trên máy chẩn đoán.

Nếu không cơ không khởi động được, hãy kiểm tra tốc độ động cơ khi quay khởi động.

OK

NG

Nếu tốc độ động cơ được chỉ ra trên máy chẩn đoán vẫn bằng 0, thì mạch cảm biến vị trí trục khuỷu đã bị hở hoặc ngắn mạch.


Đi đến bước 2


Kiểm tra hư hỏng do chập chờn

2. Kiểm tra cảm biến vị trí trục khuỷu (điện trở)

- Ngắt giắc nối của cảm biến vị trí trục khuỷu.


Hình 7 1 Cảm biến vị trí trục khuỷu Đo điện trở theo các giá trị trong bảng 6

Hình 7.1. Cảm biến vị trí trục khuỷu

- Đo điện trở theo các giá trị trong bảng dưới đây.

Điện trở tiêu chuẩn:


Nối dụng cụ đo

Điều kiện kiểm tra

Điều kiện tiêu chuẩn

1 - 2

Lạnh

Từ 985 đến 1600 Ω

1 - 2

Nóng

Từ 1265 đến 1890 Ω

CHÚ Ý:

Khái niệm lạnh và nóng là nhiệt độ của cuộn dây. "Lạnh" có nghĩa là nhiệt độ trong khoảng từ -10°C đến 50 °C (14 đến 122 °F). "Nóng" có nghĩa là nhiệt độ trong khoảng từ 50°C đến 100.00 °C (122 đến 212 °F).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2023