Bảng số liệu 11: Cách ứng xử của cha mẹ khi con rối loạn cảm xúc
Số khách thể (Đơn vị: Người) | Tỉ lệ (Đơn vị: %) | |
a. Cho con sinh hoạt bình thường và sử dụng các bài tập điều hòa cảm xúc để hỗ trợ con | 38 | 95 |
b. Hạn chế cho con đến chỗ đông người, nơi có thể kích thích những cảm xúc ít tích cực của con | 0 | 0 |
c. Không thích ứng được với sự biểu hiện rối loạn cảm xúc thường xuyên của con. Cảm thấy buồn chán, thất vọng mỗi khi nghĩ đến con. | 2 | 5 |
Tổng | 40 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giai Đoạn Khảo Sát Thực Trạng, Xử Lý Số Liệu
- Thực Trạng Nhận Thức Về Các Mức Độ Của Bệnh
- Thực Trạng Thích Ứng Cảm Xúc Khi Nói Về Con Với Người Khác Sau Khi Con Mắc Chứng Tự Kỉ
- Nghiên cứu sự thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ của cha mẹ ở Hà Nội - 10
- Kết Luận Về Sự Thích Ứng Nói Chung Của Cha Mẹ Có Con Mắc Chứng Tự Kỉ
- Nghiên cứu sự thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ của cha mẹ ở Hà Nội - 12
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy dù đã có những lúc cha mẹ của những đứa trẻ bất hạnh cảm thấy buồn chán, thất vọng mỗi khi nghĩ đến con (5%), không thích ứng được với tình trạng rối loạn cảm xúc của con. Nhưng đa số họ đã có những cư xử bình thường, cho con sinh hoạt bình thường và cố gắng tìm kiếm những liệu pháp, cách thức giúp con giảm bớt các rối loạn, giúp con cân bằng lại cảm xúc (95%). Đó là những việc làm tích cực. Điều đó cho thấy, đa số các cha mẹ đã có sự thích ứng chủ động, hành vi tích cực trong việc ứng xử với các rối loạn của con.
Anh Đ- cha cháu L cho hay: “Khi cháu đói cháu hay cáu cứ lấy 2 tay đập mạnh vào đầu, gào khóc, khi đó gia đình tôi phải ôm lấy cháu vỗ về an
ủi và hướng cháu sang một số hoạt động khác nhẹ nhàng cho cháu quên đi cơn đói và cơn cáu giận”.
Anh Th- Cha cháu M: “Ngày nào cũng vậy, đi học về là anh cho con đi dạo một vài vòng hồ để cháu thoải mái, nếu không đi là cháu bứt dứt khó chịu và hay bộc lộ những hành vi xấu. Mình không thể đánh con được em ạ, phải cố gắng tìm cách cho con thấy thoải mái để điều hòa mọi thứ thôi”.
Một biểu hiện của rối loạn cảm xúc là đứa trẻ không biểu hiện cảm xúc đúng hoàn cảnh, đôi khi là các biểu hiện đối lập, vậy khi đó cha mẹ trẻ ứng xử như thế nào? Nhất là ở chốn đông người. Qua câu hỏi: “Khi đưa trẻ đi dự liên hoan, tiệc tùng. Do được đến chỗ đông người nên trẻ phấn khích cười không ngừng. Khi đó anh chị làm như thế nào?”. Chúng tôi thu được thực trạng về kết quả trên như sau:
Bảng số liệu 12: Cách hành xử của cha mẹ khi con rối loạn cảm xúc chốn đông người.
Số khách thể (Đơn vị: Người) | Tỉ lệ (Đơn vị: %) | |
a. Rất xấu hổ với mọi người nên cho về nhà ngay | 2 | 5 |
b. Đưa con ra khỏi đám đông, tìm một nơi không gây ồn ào để con bình tĩnh trở lại, giải thích cho con hiểu sau đó tiếp tục quay lại dự tiệc | 38 | 95 |
c. Quát, mắng, đánh để con dừng hành vi đó lại | 0 | 0 |
Tổng | 40 | 100 |
Nhìn vào kết quả thực trạng cho thấy cách hành xử của các cha mẹ hoàn đồng nhất với nhận thức và thái độ họ đã bày tỏ ở trên. Các cha mẹ luôn cố gắng để con được hòa nhập, tâm lí tự ti, xấu hổ vẫn có (5%) nhưng phần đông các cha mẹ (95%) luôn cố gắng để vượt qua những cảm xúc đó để tạo cơ hội cho bản thân mình và đứa con khiếm khuyết của mình được hòa nhập. Đó là một quá trình thích ứng tốt của cha mẹ, một hành động nên được khuyến khích và củng cố trong mọi trường hợp.
Một tình huống nữa cũng giúp tôi đánh giá được thực trạng quá trình thích ứng của các bậc cha mẹ thông qua cách xử lí hành vi của con. Qua câu hỏi số 18: “Khi căng thẳng con anh/ chị thường tự hủy hoại bản thân như tự cắn vào cơ thể, tự đập đầu vào tường hoặc tát má… Khi đó anh/ chị đã làm như thế nào?” (khách thể được chọn nhiều đáp án). Kết quả thu được như sau:
Bảng số liệu 13: Thực trạng cách xử lí hành vi của cha mẹ với đứa
con tự kỉ
Số khách thể (Đơn vị: Người) | Tỉ lệ (Đơn vị: %) | |
a. Giữ lấy con để trẻ không tiếp tục thực hiện hành vi đó nữa. Sau đó đánh lạc hướng trẻ sang các hoạt động khác để con quên đi căng thẳng | 38 | 95 |
b. Khi trẻ làm vậy anh/ chị giải thích cho trẻ rằng đó là hành vi gây tổn thương lên cơ thể và không được làm như vậy. | 6 | 15 |
c. Lờ đi hành vi của trẻ, để trẻ tự hành hạ đến khi nào trẻ tự dừng lại | 0 | 0 |
d. Phương án khác | 4 | 10 |
Kết quả thu được cho thấy: Phần lớn các cha mẹ đã có những cách làm tích cực và đúng đắn với hành vi của trẻ. Có cha mẹ “giữ lấy con để con không tiếp tục thực hiện hành vi đó nữa. Sau đó đánh lạc hướng trẻ (95%)”; có cha mẹ vừa làm như vậy vừa “giải thích cho trẻ rằng đó là các hành vi gây tổn thương lên cơ thể và không được làm vậy (15%)”. Xuất phát từ việc làm đó cho thấy cha mẹ đã có những cư xử thích hợp với con mình.
Một điều nan giải nữa mà cha mẹ hay gặp phải với trẻ tự kỉ là vấn đề dạy con. Trẻ học rất lâu mới đạt được một mục tiêu. Và không phải lúc nào trẻ cũng tiến bộ theo con đường thẳng đi lên, có lúc trẻ chững lại và có khi lại thụt lùi. Trẻ không chủ động để học mọi thứ mà chúng ta phải dạy con từng chút, từng chút một. Đôi khi quá trình dạy và quá trình tiến bộ không đi đôi với nhau. Khi được hỏi “anh/ chị cảm thấy như thế nào khi dạy con học, dạy một nội dung mà mãi con không tiếp thu được, con tiến bộ rất chậm, nhớ rất kém?”. Kết quả cho thấy như sau: Rất khó chịu, cáu, quát mắng con sao mà ngu thế (0%); bực mình, cáu và dừng lại không dạy con nữa (5%); cáu và mắng con nhưng vẫn kiên trì dạy con (22.5%); bình thường vì hiểu đó là vấn đề của con (52.5%); luôn bình tĩnh khích lệ con, kiên trì dạy con vì hiểu rằng đó là đặc điểm rối loạn của con (40%). Dù rất khó khăn nhưng cha mẹ vẫn luôn giữ thái độ bình thường để cư xử với con. Có đôi lúc mắng con, cáu với con. Tuy nhiên, nếu quát mắng một người không biết gì hoặc khả năng hiểu rất thấp thì đó là điều không nên. Hiểu được điều đó nên đa số cha mẹ chấp nhận con mình và cố gắng nương theo con.
Thích ứng với quá trình dạy trẻ tự kỉ là vấn đề đầy khó khăn của cả những người có chuyên môn và các bậc cha mẹ. Rất nhiều cha mẹ chia sẻ khó khăn và những bức xúc về vấn đề này:
Anh S bố cháu H (Hà nội) chia sẻ: “Anh thì tính nóng, dạy con lại cần phải kiên trì nên anh không đảm nhận được việc dạy cháu, tất cả giao
cho mẹ. Mẹ cháu cũng đi học chỗ này chỗ kia, học một số phương pháp phù hợp để về dạy con. Mẹ cháu lên tinh thần và quyết tâm cao lắm, nhưng nhiều lúc ngồi vào bàn không bảo được con thế là cũng không kiềm chế được cảm xúc, lại quát mắng và dọa con, sau đấy thì lại ôm con vào lòng mà suýt xoa. Vì con học cái gì cũng chậm, cứ phải dạy đi dạy lại nhiều lần nên thành ra nhàm chán và không duy trì được việc dạy thường xuyên. Với lại cha mẹ cũng không có chuyên môn như các thầy cô tại trường học được”.
Chị L.H mẹ cháu T.A (Hà Nội) thì lắc đầu chia sẻ: “Chị không thể dạy được con ở nhà, cháu không nghe lời chị, cháu còn đánh chị khi cáu, chị chỉ còn biết vỗ về an ủi và đưa cháu đi chơi chỗ này chỗ kia cho khuây khỏa chứ chị cũng không biết làm thế nào, đành nhờ cậy hoàn toàn vào các thầy cô giáo ở trường”.
Chị H mẹ cháu Đ.H (Hà Nội) thì rất hồ hởi “ừ chị cũng cố gắng, may là cháu cũng nghe lời chị nên quá trình dạy dỗ cũng không vất vả lắm. Hai mẹ con cứ chơi với nhau rồi từ đó chị lồng ghép vào dạy cháu, đôi khi chị còn lôi kéo cả bố vào chơi cùng hai mẹ con, thế là việc dạy diễn ra rất nhẹ nhàng mà con cũng thoải mái, hứng thú.
Tóm lại, có rất nhiều sắc thái trong việc biểu hiện hoạt động dạy con của các cha mẹ. Có cha mẹ rất tích cực và thu được kết quả như mong muốn. Nhưng cũng có cha mẹ tích cực nhưng không đạt được nguyện vọng. Và có cha mẹ thì bó tay hoàn toàn với con. Sự thích ứng diễn ra không đồng đều và ở nhiều mức độ.
Nhìn vào những phân tích trên cho thấy mức độ thích ứng về mặt hành vi của cha mẹ với hoàn cảnh có con mắc chứng tự kỉ ở mức độ trung bình, đã có cha mẹ thích ứng tốt nhưng cũng còn cha mẹ chưa thích ứng được. Đó là sự thích ứng chưa đồng đều giữa các khách thể trong nhóm. Sự thích ứng chưa đồng đều đó có thể do những yếu tố khách quan và chủ quan tác động lên quá trình thích ứng của cha mẹ.
3.1.7. Thực trạng thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ ở cha mẹ Hà Nội
Theo điều tra thực tế trên số lượng khách thể đã chọn chúng tôi nhận thấy thực trạng thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con mắc chứng tự kỉ như sau: Phần lớn các cha mẹ được nghiên cứu cho biết họ thích ứng ở mức độ bình thường, và đôi khi cảm thấy khó khăn với mọi vấn đề của con. Tuy nhiên, do đó là đứa con mình sinh ra nên các bậc cha mẹ luôn cố gắng làm sao để có thể thích ứng được với tình trạng bệnh của con, không thích ứng được tốt thì họ cũng không nghĩ mình sẽ chối bỏ con mình vì không thể chấp nhận được một hình hài bất thường đang tồn tại hàng ngày cùng với gia đình. Đây là tâm lý vì người khác của con người Việt Nam.
Bảng số liệu 14: Thực trạng thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con tự kỉ
Số khách thể (Số người) | Tỉ lệ (Đơn vị %) | |
a. Thích ứng tốt | 12 | 30 |
b. Thích ứng bình thường | 22 | 55 |
c. Thấy khó khăn với mọi vấn đề của con | 4 | 10 |
d. Không thích ứng được | 2 | 5 |
Tổng | 40 | 100 |
Nhìn vào bảng số liệu 14 cho thấy: Chiếm hơn nửa số khách thể cho rằng họ thích ứng bình thường với con mình (55%). Có tới 15% số khách thể thấy khó khăn và đôi lúc không thích ứng được với các vấn đề của con. Chỉ có 30% số khách thể cảm thấy thích ứng tốt cả về tâm lý và cách thức chăm sóc, dạy dỗ con. Vậy nguyên nhân nào giúp các cha mẹ thích ứng
được tốt và nguyên nhân nào khiến cho họ cảm thấy khó khăn trong việc thích ứng với đứa con đặc biệt của mình? Những yếu tố nào gây ảnh hưởng lên toàn bộ quá trình thích ứng tốt và không tốt đó?
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của các bậc cha mẹ có con tự kỉ
3.2.1. Các yếu tố khách quan
Có rất nhiều yếu tố khách quan có thể là tác nhân gây ảnh hưởng lên quá trình thích ứng với hoàn cảnh có con mắc chứng tự kỉ của các cha mẹ nhưng chúng tôi giới hạn lại ở một số nguyên nhân chính như: giới tính của đứa con bị tự kỉ; thời gian phát bệnh của con; nơi sống của cha mẹ- tâm lý, văn hóa của vùng miền đó; mức độ tự kỉ mà trẻ mắc phải. Theo mẫu phiếu khảo sát chúng tôi thu được thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng lên quá trình thích ứng của trẻ như sau. Có những yếu tố là ưu điểm kích thích quá trình thích ứng của họ được nhanh hơn nhưng cũng có yếu tố là nhược điểm làm cho quá trình thích ứng trở nên chậm hơn.
- Theo kết quả thu được 100% số khách thể là cha mẹ của trẻ tự kỉ hiện đang sinh sống ở Việt Nam, họ mang tâm lý và nét văn hóa của người Việt Nam. Người Việt Nam thích sĩ diện, thích hơn người, nếu không được bằng bạn bằng bè là cảm thấy tự ti, khó chịu. Tâm lý đó cũng ảnh hưởng đến quá trình thích ứng của các cha mẹ. Họ không muốn con mình có vấn đề gì bất thường, họ không chấp nhận con tôi khác thường. Con tôi tự kỉ nhưng tôi vẫn muốn con tôi phải đi học được ở trường bình thường như các bạn khác dù khả năng con chưa đáp ứng được. Điều đó làm cho quá trình thích ứng chậm hơn. Qua phỏng vấn sâu và tiếp xúc thực tế chúng tôi thu được các ý kiến thể hiện tâm lý mang đậm nét văn hóa. Chị H mẹ cháu Q.P (Hà Nội), dù cháu chưa biết chăm sóc bản thân, chưa chủ động giao tiếp được và các hành vi chưa tự kiểm soát được nhưng chị vẫn cho cháu đi hòa
nhập học cùng các bạn trang lứa không thì thiệt thòi cho cháu. Với tâm lý cho bằng bạn bằng bè, bình thường như bao trẻ khác mà cha mẹ dù còn lo lắng, căng thẳng và thậm chí stress về kết quả học tập ở trường của con nhưng vẫn chấp nhận để con học ở môi tường bình thường. Đó là các yếu tố làm cho quá trình chấp nhận con tự kỉ của cha mẹ chậm lại.
- Cũng theo kết quả thống kê cho thấy 100% số khách thể cha mẹ đều đang sinh sống ở thành thị, nơi có lối hiện đại, nguồn thông tin đa dạng, văn hóa tiến bộ… Đó là yếu tố thuận lợi giúp các cha mẹ tìm hiểu về căn bệnh được thuận lợi và thăm khám dễ dàng. Các cha mẹ cũng có nhiều cơ hội trao đổi và giúp nhau tiến bộ hơn. Từ đó giúp quá trình thích ứng được nhanh hơn. Chị H (Hà Nội): Chị cũng ở Hà Nội nhưng vùng ngoại ô, cơ hội được tiếp cận với các chương trình và trao đổi thông tin với các mẹ rất ít nên cảm thấy thiệt thòi cho cả mẹ và con. Còn Chị C (Hà Nội) thì cho hay “ nhóm của chị gồm khoảng 10 cha mẹ có con tự kỷ tập hợp lại cùng tìm tòi và trao đổi thông tin, cứ 1 tháng nhóm chị sinh hoạt một lần nên cũng phần nào giúp các thành viên dần thích ứng được với hội chứng tự kỉ của con mà cố gắng khắc phục để vượt qua”.
- Theo mẫu điều tra chúng tôi thu được thực trạng về thời gian phát bệnh của con các khách thể như sau:
Bảng số liệu 15: Thực trạng về thời gian phát bệnh của trẻ
Số khách thể (Đơn vị: Người) | Tỉ lệ (Đơn vị: %) | |
a. Dưới 2 tuổi | 12 | 30 |
b. Từ 2-3 tuổi | 21 | 52.5 |
c. Từ 3-4 tuổi | 5 | 12.5 |
d. Trên 4 tuổi | 2 | 5 |