Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội - 11


cần có chiến lược về tìm kiếm và hợp tác với các nhà cung cấp công nghệ có uy tín để đặt hàng xây dựng các chương trình hiện đại hơn, nhằm hiện đại hóa hơn nữa công nghệ ngân hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, cần phát triển nguồn lực công nghệ thông tin, nguồn nhân lực công nghệ cao trong ngành ngân hàng, tổ chức các chương trình hợp tác với nước ngoài trong việc đào tạo nguồn nhân lực và trong bản thân từng dự án. Tổ chức đào tạo theo chiều rộng, đào tạo theo hệ thống trường và đào tạo theo hình thức trực tuyến đảm bảo tốc độ nhanh và phạm vi rộng nhằm đáp ứng nhu cầu triển khai nhanh các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển ngân hàng.

3.2.4. Năng cao chất lượng thẩm định khách hàng

Khi ngân hàng chấp nhận bảo lãnh cho doanh nghiệp nghĩa là ngân hàng đã chấp nhận rủi ro. Vì vậy, để hạn chế rủi ro cho ngân hàng cán bộ bảo lãnh cần phải thẩm định dự án một cách cẩn thận và kĩ càng trước khi trình phê duyệt nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động bảo lãnh.Để công tác thẩm định được tiến hành theo đúng quy trình và đảm bảo chính xác, nên phân định rõ chức năng, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, cán bộ tín dụng. Một mặt tiến hành thẩm định trên hồ sơ mà doanh nghiệp cung cấp, mặt khác cần phải có cán bộ đi thực tế, tìm hiểu và xác định năng lực thực sự của doanh nghiệp.

Đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một loại bảo lãnh đặc thù, thường phát sinh trong lĩnh vực xây dựng thì quá trình thẩm định cần có sự phối hợp với các phòng/ban, đơn vị có liên quan để đánh giá đúng khách hàng và dự án. Theo đó, đối với những món bảo lãnh có giá trị lớn, bảo đảm cho những công trình thi công phức tạp, cán bộ tín dụng có thể phối hợp với bộ phận Tái thẩm định và yêu cầu sự hỗ trợ từ Ban Phát triển, quản trị hệ thống và Xây dựng cơ bản để chuyên viên ở những bộ phận này (những người có chuyên môn, am hiểu về lĩnh vực xây dựng) tham gia quá trình thẩm định để


đánh giá chính xác và đảm bảo an toàn cho SHB. Đối với những dự án vượt quá khả năng và phạm vi của ngân hàng thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan có liên quan để cùng tiến hành thẩm định.

Trong quá trình thẩm định, các điều kiện quan trọng về doanh nghiệp mà cán bộ ngân hàng cần phải xem xét, kiểm tra và đánh giá đúng đó là:

- Tư cách pháp nhân.

- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

- Khả năng quản lý điều hành của doanh nghiệp.

- Khả năng về tài chính, tài sản thế chấp.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội - 11

- Hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh.

Từ đó, cán bộ thẩm định có thể đặt ra và lường trước được các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong suốt thời gian bảo lãnh, kết hợp với phòng quản lý rủi ro có những giải pháp kịp thời để hạn chế được tối đa thiệt hại cho các bên.

3.2.5. Giải pháp về quản trị rủi ro

Thời gian gần đây, các ngân hàng đã nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống quản trị rủi ro cũng như mối liên hệ giữa quản trị rủi ro và lợi nhuận. Do vậy, các TCTD cần xây dựng cơ chế về quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh.Bên cạnh các rủi ro tín dụng nói chung như: rủi ro chứng từ giả, rủi ro về giá, khách hàng không có khả năng thanh toán, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối… hoạt động bảo lãnh ngân hàng còn có những rủi ro đặc thù như gian lận, lừa đảo, giả mạo, do đó trong cơ chế về quản trị rủi ro cần có các quy định về các loại rủi ro này.

Hiện nay, SHB đã phân chia các loại bảo lãnh thành 04 loại:

- Bảo lãnh bảo đảm bằng tài khoản hoặc chứng chỉ tiền gửi do SHB phát hành;

- Bảo lãnh bảo đảm bằng tài khoản có kỳ hạn hoặc chứng chỉ tiền gửi do tổ chức khác phát hành;


- Bảo lãnh bảo đảm bằng bất động sản, động sản và các hình thức khác;

- Bảo lãnh không có tài sản bảo đảm.

Theo cách phân loại như trên, bảo lãnh bảo đảm bằng tài khoản hoặc chứng chỉ tiền gửi do SHB phát hành hầu như rủi ro rất thấp và việc phát hành cam kết bảo lãnh đơn thuần chỉ là dịch vụ có thu phí, do đó, cơ chế về quản trị rủi ro đối với các bảo lãnh loại này nên theo hướng đơn giản để rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng. Đối với loại bảo lãnh bảo đảm bằng tài khoản có kỳ hạn hoặc chứng chỉ tiền gửi tổ chức khác phát hành, cơ chế về quản trị rủi ro sẽ tập trung vào việc xác thực và tạm thời phong tỏa quyền sử dụng của khách hàng trong suốt thời gian bảo lãnh, để tránh các trường hợp giả mạo hoặc có sự cấu kết giữa khách hàng và tổ chức phát hành. Đối với bảo lãnh bảo đảm bằng bất động sản, động sản và các hình thức bảo đảm khác cũng như bảo lãnh không có tài sản bảo đảm, cơ chế về quản trị rủi ro nên được xây dựng theo hướng chuyên môn hóa trong thẩm định khách hàng và phát hành cam kết bảo lãnh. Cụ thể, việc thẩm định khách hàng nên được giao cho bộ phận chuyên trách như bộ phận khách hàng, bộ phận quản lý rủi ro. Việc xem xét các yếu tố khác có liên quan đến việc phát hành cam kết bảo lãnh như điều kiện bảo lãnh, một số yếu tố liên quan đến bên thụ hưởng, luật áp dụng trong cam kết bảo lãnh,... nên được giao cho bộ phận chuyên về bảo lãnh đảm nhận.

Bên cạnh đó, để có thể quản trị các rủi ro đặc thù trong hoạt động bảo lãnh, cơ chế về quản trị rủi ro cần được thiết lập trên cơ sở hệ thống hóa các đặc trưng trong nhận diện các loại rủi ro này, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của các phòng ban tại chi nhánh trong vai trò là người trực tiếp phát hành và các phòng ban tại Hội sở trong vai trò là bộ phận có trách nhiệm hỗ trợ các chi nhánh trong hoạt động bảo lãnh.

Ngoài ra, SHB cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác và mở rộng hơn nữa mạng lưới ngân hàng đại lý, đồng thời thường xuyên phối hợp chặt chẽ với


các tổ chức phòng chống tội phạm quốc tế để có thể nắm bắt các thông tin và vận dụng các kinh nghiệm hữu ích nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý rủi ro trong hoạt động bảo lãnh

3.2.6. Tăng cường kiểm tra, kiểm toán nội bộ

Để hạn chế tối đa những rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng, cần tăng cường công tác kiểm soát đối với việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh trong ngân hàng nhằm thẩm tra việc chấp hành các quy định cũng như phát hiện các tồn tại thiếu sót để từ đó kịp thời có những điều chỉnh phù hợp.

Bên cạnh việc kiểm tra, kiểm soát khách hàng thì còn cần phải kiểm tra, kiểm soát nội bộ về việc thực hiện đúng quy trình bảo lãnh và có trách nhiệm rõ ràng đối với từng bộ phận và cá nhân.

Cách thức thực hiện:

+ SHB cần cử cán bộ phụ trách nghiệp vụ bảo lãnh xuống kiểm tra, giám sát tại chỗ và từ xa đối với từng khách hàng.

+ Thường xuyên phối hợp với các phòng/ban/trung tâm tại Trụ sở chính để có thể nhận được sự hỗ trợ kịp thời cũng như phối hợp với các phòng ban trong cùng một ĐVKD để có thể theo dõi số dư tiền gửi, theo dõi tình hình công nợ của khách hàng tại các ngân hàng khác để khi có dấu hiệu vi phạm có thể kịp thời sử lý.

Trên thực tế việc kiểm tra tình hình công nợ của khách hàng tại các ngân hàng khác được thực hiện bởi cán bộ tín dụng rất khó khăn, vì các ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ của mình nhằm bảo vệ thông tin khách hàng của mình. Do đó, nhằm thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát và quản lý thì SHB cần phải kiểm tra kỹ những thông tin khách hàng cung cấp trong hồ sơ pháp lý, và phương án thực hiện dự án của khách hàng.

+ Thường xuyên kiểm tra các khoản bảo lãnh đã thực hiện, hoàn chỉnh các hồ sơ bảo lãnh còn thiếu để đánh giá đúng tiến độ thực hiện, tăng


cường các biện pháp để hoàn chỉnh các tài sản đảm bảo đi kèm theo hợp đồng bảo lãnh.

Tóm lại, việc áp dụng các kiến nghị nêu trên cần phải kết hợp với đồng bộ các giải pháp, tuỳ thuộc vào tình hình thực tế trong hoạt động kinh doanh của SHB có thể ưu tiên áp dụng các kiến nghị một cách linh hoạt.

3.2.7. Hoàn thiện quy trình bảo lãnh

Dịch vụ bảo lãnh được đánh giá là có chất lượng tốt khi mà ngân hàng hoàn thành nghĩa vụ bảo lãnh của mình một cách chính xác, nhanh gọn và thuận tiện. Chất lượng bảo lãnh là sự tổng hợp của tất cả các khâu từ quy trình nhận yêu cầu của khách hàng, mức độ phức tạp của nghiệp vụ phát sinh, trình độ của cán bộ thanh toán …

Việc hoàn thiện quy trình bảo lãnh là một yếu tố quan trọng. Một quy trình đầy đủ, thống nhất, nhanh chóng, gọn nhẹ thuận tiện và an toàn sẽ giúp cho hoạt động bảo lãnh diễn ra lành mạnh và có hiệu quả cao. Có thể hoàn thiện theo hướng đơn giảm hóa thủ tục, giảm bớt thời gian xét duyệt nhưng vẫn đảm bảo an toàn, đầy đủ đúng quy trình. Mặt khác, SHB cần thực hiện chuyên môn hóa rộng rãi hoạt động bảo lãnh như tổ chức các bộ phận chuyên trách về dịch vụ bảo lãnh dưới hình thức tổ/ban bảo lãnh, trực thuộc phòng Khách hàng hoặc phòng Kinh doanh dịch vụ. Đứng đầu bộ phận này phải là người có trình độ, có kỹ năng không chỉ về tín dụng (thẩm định khách hàng, hiệu quả phương án, nguồn trả và tài sản bảo đảm) mà còn về bảo lãnh (thông lệ quốc tế, tập quán kinh doanh, rủi ro đặc thù,…), có kinh nghiệm trong công tác bảo lãnh; chịu trách nhiệm kiểm soát về nghiệp vụ trước khi cam kết bảo lãnh được phát hành và tham mưu cho lãnh đạo trong công tác bảo lãnh.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Trên cơ sở những nguyên nhân dẫn đến những bất cập, hạn chế trong thực tiễn hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội, chương 3 của luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần phát triển hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại SHB trong giai đoạn hiện nay. Các giải pháp được chia thành hai nhóm:

- Nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định điều chỉnh hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bao gồm việc hoàn thiện các quy định pháp luật và quy định nội bộ của SHB.

- Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại SHB, cụ thể: giải pháp về xây dựng kế hoạch phát triển bảo lãnh; giải pháp về tổ chức cán bộ; giải pháp về công nghệ; giải pháp về quản trị rủi ro và công tác thẩm định khách hàng.

Để hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại SHB ngày càng phát triển, các giải pháp trên đây cần được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất.


KẾT LUẬN


Trong xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá như hiện nay, với chính sách mở cửa hội nhập quốc tế và khu vực, các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thương mại, đầu tư nói riêng của nước ta với các nước trên thế giới đã và đang ngày càng mở rộng và phát triển. Trong bối cảnh đó, Bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, nhưng lại đem lại lợi ích to lớn cho các bên có liên quan. Do vậy, việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng đang trở thành một yêu cầu cấp thiết.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng pháp luật bảo lãnh ngân hàng và thực tế hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại SHB, luận văn đưa ra một số kết luận sau đây:

- Về mặt lí luận: luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống những lý luận cơ bản về chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng, tìm hiểu những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Đánh giá những thành tựu và hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành về những quy định về bảo lãnh ngân hàng và các vấn đề pháp lý có liên quan. Từ đó đưa ra những kiến nghị khắc phục những điểm hạn chế để hướng tới sự phù hợp với các quy định về bảo lãnh trong thông lệ quốc tế.

- Về mặt thực tiễn: trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại SHB, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại SHB trong thời gian tới theo hướng đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, cũng như đảm bảo cho Ngân hàng vừa tránh được rủi ro vừa đạt được yêu cầu về lợi nhuận, tăng cường tính cạnh tranh cũng như củng cố uy tín của Ngân hàng trên thị trường.

Mặc dù đã cố gắng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn


nhưng do thời gian nghiên cứu lý thuyết và thực tế có hạn, khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu tham khảo cũng như hạn chế trong kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót… do đó, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và người đọc để luận văn được hoàn thiện hơn

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 22/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí