Những Công Cụ Truyền Thông - Cổ Động Phổ Biến

Phân phối chọn lọc

Là phương thức trong đó số doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn số nhà phân phối và doanh nghiệp sản xuất không tốn nhiều chi phí để kiểm soát các địa điểm bán hàng.

Phân phối rộng rãi

Doanh nghiệp sẽ tìm nhiều địa điểm bán hàng tạo thuận lợi cho khách hàng tìm kiếm sản phẩm nhưng sẽ mất khả năng kiểm soát hệ thống bán hàng.

1.2.2.4Xúc tiến hỗn hợp (Promotion)

Xúc tiến hỗn hợp được hiểu là bất cứ một hoạt động nào mà doanh nghiệp tiến hành để đưa những thông tin hữu ích và có tính thuyết phục về sản phẩm của mình tới khách hàng mục tiêu.Xúc tiến hỗn hợp gồm các công cụ chủ yếu là quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng và tuyên truyền, bán hàng trực tiếp và marketing trực tiếp.

Quảng cáo (Advertising)

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin để truyền đạt tin tức về chất lượng hay ưu điểm của sản phẩm đến khách hàng. Để thực hiện được việc này doanh nghiệp phải trả một khoảng phí nhất định.


Mục tiêu của quảng cáo là giới thiệu một sản phẩm hay dịch vụ nào đó nhằm ảnh hưởng đến các tập tính của công chúng, đặc biệt là khách hàng mục tiêu.

Có các nhóm phương tiện quảng cáo sau:

- Nhóm phương tiện in ấn như báo chí, tạp chí, ấn phẩm thương mại,… Đây là các phương tiện đã có khá lâu và được sử dụng phổ biến từ trước đến nay.

- Nhóm phương tiện điện tử, truyền thanh, truyền hình, phim, internet,… Những phương tiện này xuất hiện giữa thế kỷ 20 và nhanh chóng trở thành phương tiện quảng cáo hiệu quả.

- Nhóm phương tiện ngoài trời, ngoài đường như pa–nô, áp-phích, bảng hiệu,… Phương tiện này vẫn đang được sử dụng rất phổ biến.

- Nhóm phương tiện quảng cáo trực tiếp như thư trực tiếp, điện thoại,…

- Nhóm các phương tiện quảng cáo khác như quảng cáo tại các địa điểm bán, hội chợ, quảng cáo trên các vật phẩm.

Tuyên truyền và quan hệ công chúng (Publicity & Public Relation) Tuyên truyền: là hình thức truyền thông không mang tính cá nhân cho một sản phẩm hay một doanh nghiệp bằng cách đưa các tin tức có ý nghĩa thương mại trên các phương tiện thông tin mà không phải trả tiền. Các hình thức tuyên truyền gồm việc viết bài giới thiệu sản phẩm hay doanh nghiệp đăng trên các báo, các tin tức trên

các phương tiện truyền thông.

Quan hệ công chúng: đây là những hoạt động truyền thông để xây dựng và bảo vệ danh tiếng của công ty, sản phẩm trước giới công chúng. Một số hình thức hoạt động của quan hệ công chúng như: quan hệ với báo chí, tuyên truyền sản phẩm, truyền thông của công ty, vận động hành lang, tư vấn. Một số công cụ chủ yếu của quan hệ công chúng như xuất bản ấn phẩm, tổ chức sự kiện, tài trợ, tin tức, bài nói chuyện, hoạt động công ích, phương tiện nhận dạng.

Khuyến mãi (Sales Promotion)

Khuyến mãi là những khích lệ ngắn hạn để khuyến khích việc mua một sản phẩm vật chất hay dịch vụ.

Hiện nay một số công cụ khuyến mãi rất đa dạng. Tùy theo đối tượng, mục tiêu khuyến mãi mà các doanh nghiệp lựa chọn các công cụ khác nhau:

Bảng 1.1: Các phương thức dùng trong khuyến mãi


Trung gian phân phối

Người tiêu dùng cuối cùng

Nhà sử dụng công nghiệp

Giảm giá Thưởng Quà tặng

Trưng bày tại địa điểm bán

Huấn luyện nhân viên Trình diễn sản phẩm

Hỗ trợ bán hang

Tặng mẫu

Tặng phiếu giảm giá Tặng quà

Tặng số lượng sản phẩm Xổ số

Thi trò chơi trúng thưởng

Hội chợ Tài liệu

Hội nghị bán hàng Trình diễn sản phẩm Giảm tiền

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing mix tại Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam - 7


Bán hàng trực tiếp (Personal Selling)

Bán hàng là một trong những nghề lâu đời nhất thế giới. Nội dung chủ yếu của quản trị lực lượng bán hàng là: thiết kế lực lượng bán hàng (xây dựng mục tiêu, chiến lược, cấu trúc, qui mô và các chính sách khuyến khích lực lượng bán hàng) và quản trị hoạt động của lực lượng bán hàng. Bán hàng trực tiếp là một công cụ có hiệu quả cao trong những giai đoạn huấn luyện người mua, thương lượng và hoàn tất giao dịch kinh doanh. Theo quan điểm truyền thống, công việc của nhân viên bán hàng phải bán được thật nhiều hàng, còn theo quan điểm hiện đại thì nhân viên bán hàng cần phải biết cả phân tích số liệu tiêu thụ, ước lượng tiềm năng của thị trường, thu thập thông tin, xây dựng các chiến lược và chương trình Marketing. Lực lượng bán hàng cũng phải được bố trí theo một ý đồ chiến lược sao cho có thể tiếp xúc đúng khách hàng, đúng lúc và đúng cách.

Để thu hút các đại diện bán hàng, doanh nghiệp phải xác định mức độ và thành phần của chế độ thù lao có hiệu quả (phần lương cố định, phần lương thay đổi, phúc lợi phụ thêm và công tác phí). Mức thù lao phải gắn với “giá thị trường hiện hành”, thâm niên trong nghề và trình độ năng lực của nhân viên bán hàng. Theo ý kiến của khách hàng, các đại diện bán hàng phải là người trung thực, đáng tin cậy, hiểu biết nhiều và có thái độ ân cần.

Marketing trực tiếp (Direct Marketing)

Marketing trực tiếp là một hệ thống tương tác Marketing có sử dụng một hay nhiều phương tiện quảng cáo để tác động đến phản ứng đáp lại hay việc giao dịch tại bất kỳ địa điểm nào với khách hàng. Marketing trực tiếp sử dụng các phương tiện


quảng cáo trả lời trực tiếp để bán hàng và tìm hiểu về các khách hàng và các đặc điểm chủ yếu đã được nhập vào cơ sở dữ liệu khách hàng nhằm thiết lập mối quan hệ thường xuyên.

Các hình thức phổ biến của Marketing trực tiếp làMarketing bằng Catalogue, Marketing bằng thư trực tiếp, Marketing đáp ứng trực tiếp trên truyền hình, truyền thanh, báo và tạp chí, mua hàng điện tử, mua hàng bằng máy đặt hàng tại các cửa hàng, sân bay... Mục tiêu của Marketing trực tiếp là làm cho khách hàng tiềm năng mua ngay sản phẩm, tạo ra sự biết đến và ý định mua sau này. Khách hàng mục tiêu tốt nhất là những người mới mua gần đây nhất, mua thường xuyên và mua nhiều.

Bảng 1.2: Những công cụ truyền thông - cổ động phổ biến


Quảng cáo

Khuyến mãi

Tuyên truyền và quan hệ

công chúng

Bán hàng trực tiếp

Marketing trực tiếp

Ấn phẩm Bao bì ngoài Bao bì trong Phim ảnh

Sách mỏng và tờ gấp

Áp phích, tờ rơi, panno

Niên giám Bảng hiệu Trưng bày tại cửa hàng

Tư liệu, logo

Thi, trò chơi, xổ số

Thưởng, quà Trưng bày Trình diễn Mẫu chào hàng

Triễn lãm thương mại

Phiếu thưởng Bớt tiền

Tiếp khách Phiếu mua hàng

Họp báo Nói chuyện Hội thảo

Báo cáo năm Từ thiện Quan hệ cộng đồng Bảo trợ Tuyên truyền

Các sự kiện Vận động hành lang

Môi trường

Trình diễn bán hàng

Hội nghị bán hàng Chương trình khen thưởng

Mẫu chào hàng Hội chợ và triển lãm

Catalogue, gửi thư

Marketing qua điện thoại Mua bán qua máy tính

Mua bán qua TV

1.3 Ngành kinh doanh BĐS

1.3.1 Khái niệm BĐS

Theo Điều 174 Bộ luật Dân sự Nước CHXHCN Việt Nam (năm 2005), “Bất động sản là các tài sản bao gồm:


a) Ðất đai;

b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;

c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;

d) Các tài sản khác do pháp luật quy định”.

Nói cách khác, BĐS được xem là đất đai và những gì dính liền vĩnh viễn với mảnh đất đó. Người sở hữu BĐS được phép sử dụng, mua bán, cho thuê, làm quà tặng, dùng để ký quỹ, để di chúc lại cho người được thừa hưởng, hoặc để yên BĐS của mình.

BĐS được phân chia thành nhiều loại, với đặc điểm và yêu cầu sử dụng rất khác nhau, có thể phân thành ba nhóm: BĐS có đầu tư xây dựng, BĐS không đầu tư xây dựng, BĐS đặc biệt. Việc phân chia BĐS theo ba nhóm này là rất cần thiết để bảo đảm cho việc xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, xác định mô hình quản lý thị trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/01/2024