viết.
Tự luận là phương pháp rất có hiệu quả để đánh giá mức độ hiểu
sâu, khả năng nắm bắt thông tin phức tạp của học sinh, rèn cho học sinh khả năng trình bày, diễn đạt vấn đề lịch sử. Đồng thời câu hỏi tự luận
cũng đo được cảm xúc của học sinh qua cách trả
lời. Đề
kiểm tra với
dạng câu hỏi tự luận thường ra dễ chuẩn bị và mất ít thời gian hơn so với các loại câu trắc nghiệm khách quan.
Tuy nhiên loại câu hỏi này cũng có nhiều hạn chế. Nội dung câu hỏi đề cập đến không nhiều nên khó đánh giá được người học với toàn
bộ chương trình. Việc chấm bài tự luận thường khó khăn và tốn nhiều
thời gian, việc xác định các tiêu chí đánh giá cũng khó hơn trắc nghiệm
khách quan, trong quá trình chấm điểm có nhiều yếu tố điểm số.
làm thiên lệch
Trắc nghiệm khách quan là hệ thống câu hỏi, bài tập đòi hỏi các
câu trả lời ngắn để đo kỹ năng, kỹ xảo, năng lực các nhân hay một nhóm học sinh. Bài kiểm tra, đánh giá được coi là khách quan vì hệ thống cho điểm là khách quan không phụ thuộc vào người chấm.
Có rất nhiều hình thức đặt câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan:
Câu hỏi, bài tập yêu cầu xác định đúng sai.
Câu hỏi bài tập đòi hỏi học sinh phải lựa chọn câu trả lời đúng.
Câu hỏi bài tập đòi hỏi học sinh phải biết xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố được nêu.
Câu hỏi bài tập đòi hỏi học sinh điền vào chỗ trống.
Câu hỏi bài tập phân loại.
Câu hỏi bài tập đòi hỏi học sinh làm việc với đồ dùng trực quan.
Sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá có những ưu điểm và hạn chế sau:
Kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong một thời gian ngắn giáo viên có thể kiểm tra được nhiều nội dung kiến thức,
kết quả đánh giá khách quan, chính xác. Nó vừa tiết kiệm được thời gian cho học sinh lại vừa tiết kiệm công sức chấm bài của giáo viên. Hơn nữa
với trắc nghiệm khách quan giáo viên có thể sử dụng phương tiện kỹ
thuật hiện đại vào dạy học bằng cách chấm điểm bằng máy tính. Hình thức kiểm tra này còn có tác dụng tích cực trong việc gây hứng thú học tập cho học sinh phát huy tính tích cực của các em.
Tuy nhiên loại bài này chỉ đo được kết quả chứ không đo được quá trình dẫn đến kết quả, cũng khó đánh giá được một cách chuẩn xác các biện pháp cảm xúc, khả năng sáng tạo của học sinh. Bài kiểm tra không
thể
hiện được bản sắc, khả
năng riêng của học sinh trong việc nhận
thức, trình bày, diễn đạt và giải quyết vấn đề. Mặt khác cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kết quả kiểm tra như may rủi, quay cóp.
Do mỗi loài câu hỏi tự luận hay trắc nghiệm khách quan có những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục riêng nên trong quá trình kiểm tra, đánh giá cần kết hợp cả hai phương pháp này để đạt hiệu quả cao nhất.
2.3.4.1. Đối với kiểm tra miệng.
Khi muốn kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà hoặc kiểm
tra hoạt động nhận thức của các em
giáo viên có thể sử
dụng
kiểm tra
miệng bằng phương pháp kết hợp câu hỏi tự luận cho một học sinh và
câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh toàn lớp.
Khi kiểm tra giáo viên cần thu hút sự chú ý của học sinh toàn lớp để các em tích cực chủ động làm việc cho nên câu hỏi đặt ra khi kiểm tra miệng phải chuẩn bị cẩn thận. Câu hỏi phải chính xác rõ ràng, nội dung
câu hỏi không chỉ giới hạn ở việc ghi nhớ mà phải buộc học sinh phải
suy nghĩ, phân tích, khái quát các sự kiện để rút ra kết luận.
Trong lúc kiểm tra miệng, tất cả học sinh phải chú ý, vì vậy cần yêu cầu các em không được giở sách giáo khoa mà phải theo dõi để nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Ví dụ: Sau khi nghiên cứu xong bài 23 “Khôi phục và phát triển kinh
tế xã hội ở miền Bắc. Giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 1975)”
giáo viên có thể kiểm tra miệng ở đầu giờ bằng cách
+ Gọi 1 học sinh lên bảng điền tiếp vào bảng sau những chiến thắng tiêu biểu của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 1975)
Thắng lợi tiêu biểu ở miền Nam | |
1954 1960 | |
1961 1965 | |
1965 1968 | |
1968 1973 | |
1973 1975 |
Có thể bạn quan tâm!
- Yêu Cầu Khi Xác Định Và Sử Dụng Một Số Biện Pháp Đổi Mới
- Kết Hợp Nhuần Nhuyễn, Đa Dạng Các Hình Thức Kiểm Tra Đánh
- Xây Dựng Hồ Sơ Học Tập Để Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh.
- Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam - Nguyễn Thị Quỳnh Trang - 11
- Nội Dung Thực Nghiệm Và Phương Pháp Tiến Hành Thực Nghiêm.
- Ý Kiến Của Giáo Viên Và Học Sinh Về Việc Sử Dụng Các Biện Pháp Đổi Mới Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tập Lịch Sử Của Học Sinh.
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
Các em khác trong lớp chú ý theo dõi và kẻ bảng vào trong vở.
+ Một học sinh khác lên bảng trả lời câu hỏi “Thông qua bảng
trên hãy chọn và phân tích ý nghĩa của một chiến thắng theo em là quan trọng nhất?”
Khi học sinh trả lời giáo viên chú ý theo dõi và nhắc nhở các học sinh khác nhắc bài bạn.
Cuối cùng khi học sinh trả lời và làm bài xong giáo viên gọi các học
sinh khác trong lớp nhận xét và bổ
sung phần trả
lời của 2 bạn sau đó
giáo viên đưa ra nhận xét và cho điểm từng phần trả lời.
Việc kiểm tra như trên một mặt giáo viên có thể kiểm tra học sinh trong việc nắm những kiến thức cơ bản của lịch sử miền Nam từ năm 1954 đến năm 1975. Bằng cách lựa chọn những sự kiện cơ bản giáo viên có thể nhận thấy khả năng nắm kiến thức của học sinh, đồng thời giáo viên cũng rèn cho học sinh kỹ năng hoàn thành bảng niên biểu bởi những sự kiện được chọn đưa vào trong bảng phải hết sức tiêu biểu, được trình
bày ngắn gọn. Bên cạnh đó, câu hỏi thứ hai yêu cầu học sinh phải suy
nghĩ, tư duy để tìm ra chiến thắng quan trọng nhất và phân tích được ý
nghĩa của chiến thắng đó. Qua câu trả lời giáo viên có thể biết được nhận
thức của học sinh về 1954 đến năm 1975.
các chiến thắng của quân dân miền Nam từ
năm
Như vậy, phương pháp kiểm tra trên giúp giáo viên trong thời gian
ngắn kiểm tra được nhiều học sinh, quản lý được lớp không còn tình trạng một học sinh trả lời còn các học sinh khác ngồi chơi. Nội dung của câu hỏi kiểm tra vừa giúp giáo viên đánh giá được khả năng nhận biết, hiểu kiến thức của học sinh, vừa giúp giáo viên đo được kỹ năng thực hành và thái độ, tư tưởng của học sinh. Nó đảm bảo sự toàn diện trong nội dung kiểm tra, đánh giá.
2.3.4.2. Đối với kiểm tra 15 phút.
Sau khi học xong một vài bài hoặc một chương giáo viên có thể tiến hành kiểm tra 10 15 phút. Ở đây giáo viên cần kết hợp câu hỏi trắc nghiệm với câu hỏi tự luận, cần chú ý tới sự vừa sức của câu hỏi đối với học sinh và thời gian làm bài.
Ví dụ: Sau khi học xong bài 21 “ Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam
(1954 1965)” giáo viên có thể tiến hành 1 bài kiểm tra 15 phút với nội dung như sau:
Câu 1 (4 điểm)
Hãy phân loại các nội dung sao cho phù hợp với nhiệm vụ mạng ở miền Bắc từ 1954 1960:
cách
Khôi phục kinh tế | Cải tạo quan hệ sản xuất | |
Khuyến khích nông dân hăng hái khẩn hoang vùng ruộng đất bị bỏ hoang | ||
Khôi phục và mở rộng hầu hết các cơ sở công nghiệp quan trọng | ||
Hợp tác hóa nông nghiệp, vận động những người làm ăn cá thể vào làm ăn tập thể |
Mở rộng hệ thống mậu và hợp tác xã mua bán. | dịch | quốc | doanh |
Câu 2 (6 điểm)
Nêu những âm mưu, thủ
đoạn mới của Mỹ
trong việc thực hiện
chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961 1965)? Theo em thủ đoạn nào được Mỹ sử dụng thể hiện rõ nhất tính chất của chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới? Vì sao?
Câu hỏi thứ
nhất của bài kiểm tra sẽ
giúp giáo viên đánh giá
mức độ nắm kiến thức của học sinh về công cuộc khôi phục kinh tế,
cải tạo quan hệ
sản xuất
ở miền Bắc từ
năm 1954 đến năm 1960.
Thông qua việc cho học sinh bài trắc nghiệm phân loại giúp rèn luyện kỹ năng làm bài tập thực hành của học sinh.
Với câu hỏi thứ hai, giáo viên trước hết thấy được việc nắm
kiến thức của học sinh về âm mưu, thủ đoạn của Mỹ trong việc thực
hiện “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam. Đồng thời để trả lời câu hỏi học sinh không chỉ nắm kiến thức đó mà còn phải so sánh với âm mưu, thủ đoạn của Mỹ ở giai đoạn trước (1954 1960) để rút ra những điểm mới trong giai đoạn 19611965. Đồng thời từ việc nắm được âm mưu thủ đoạn của Mỹ trong “chiến tranh đặc biệt” và hiểu rõ bản chất của chiến tranh thực dân kiểu mới, học sinh phải lựa chọn được thủ đoạn nào là tiêu biểu nhất cho tính chất của chiến tranh thực dân kiểu mới mà Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam và lý giải được vì sao lại lựa chọn thủ đoạn đó. Qua kết quả bài kiểm tra thu được giáo viên sẽ đánh giá được mức độ hiểu bản chất cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam
của học sinh. Câu hỏi này yêu cầu học sinh phải tư duy trên cơ sở
những kiến thức đã học, phân tích và nhận thức đúng đắn.
Qua bài kiểm tra ngắn trên học sinh sẽ
nhớ
lại được sự
kiện,
hiện tượng lịch sử đã học, so sánh, phân tích các kiến thức lịch sử
đồng thời rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh. Nội dung kiểm
tra vừa sức sẽ giúp giáo viên đo được chính xác kết quả học tập của học sinh ở tại thời điểm nhất định này.
2.3.4.3. Đối với kiểm tra 1 tiết.
Kiểm tra 1 tiết thường được tiến hành sau khi đã học xong 1 phần hay một khóa trình, nhằm tìm hiểu và đánh giá kiến thức chung đã học, làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức phần sau. Đề kiểm tra đòi hỏi học sinh phải nắm vững một cách hệ thống các kiến thức cơ bản đã học, biết suy nghĩ để trình bày vấn đề đặt ra, kèm theo các kỹ năng thực hành cần
thiết. Kiểm tra 1 tiết thường mang tính chất ôn tập, củng cố, bổ sung
kiến thức. Do đó đòi hỏi giáo viên khi ra đề kiểm tra nội dung vừa mang tính khái quát lại vừa đòi hỏi tư duy của các em, các câu hỏi đặt ra phải phong phú, cẩn thận có chiều sâu và phù hợp với năng lực của các em.
Đề kiểm tra 1 tiết bao gồm cả phần trắc nghiệm và tự luận nên
cần có thang điểm rõ ràng, chia từng ý nhỏ. Khi trả bài cho học sinh giáo viên cần nhận xét những ưu, nhược điểm của các em. Tuyên dương, khen
thưởng nhũng em có thành tích tốt và cố gắng. Như vậy, giáo viên vừa
đánh giá được học sinh lại khuyến khích được tinh thần hăng say học tập của các em.
(Đề kiểm tra 1 tiết được cụ thể trong phần “Ra đề kiểm tra theo quy trình đổi mới”)
2.3.5. Tiến hành ra đề kiểm tra, thi theo quy trình đổi mới.
Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu, một
biện pháp thiết thực để
nâng cao hiệu quả
dạy học lịch sử. Kiểm tra
bao gồm nhiều công việc như xác định mục đích, lựa chọn nội dung,
phương pháp kiểm tra, xây dựng đề, đáp án, biểu điểm, đánh giá kết quả. Mỗi công việc đều có vị trí vai trò riêng trong đó việc ra đề có vai trò ý nghĩa hết sức quan trọng chi phối đến kết quả thực hiện quá trình
kiểm tra. Hiệu quả
của việc kiểm tra, đánh giá phụ
thuộc vào mục
đích, nội dung của các câu hỏi trong đề
bài kiểm tra, thi. Đề
phải đo
được toàn diện kiến thức của học sinh ở ba mức độ biết, hiểu và vận
dụng. Đề
quá dễ
hoặc quá khó thì giáo viên sẽ
không nắm được sự
phân hóa chính xác trong trình độ của học sinh. Vì vậy, đề kiểm tra, thi phải đảm bảo tính hiệu quả, tính khoa học và độ tin cậy cao.
Hiện nay trong kiểm tra, đánh giá phần lớn giáo viên mới chỉ chú ý tới chức năng đánh giá của kiểm tra mà chưa chú ý tới chức năng phát hiện và điều chỉnh lệch lạc. Đồng thời việc ra đề kiểm tra, thi ở trường phổ thông còn nhiều bất cập, chưa được chú trọng đúng mức, chưa đảm
bảo được các yếu tố
như độ
tin cậy, tính giá trị…Do đó, để
đảm bảo
công việc ra đề tốt cần thực hiện các yêu cầu sau:
Xác định được mục tiêu cụ thể của môn học sau một khối lượng
kiến thức nhất định, tức là xác định được chuẩn kiến thức, kỹ hướng thái độ.
năng,
Xác định được cấu trúc bài kiểm tra, thi cân đối cụ thể phù hợp với thời gian quy định.
Nội dung của đề kiểm tra, thi phải đảm bảo trong chương trình
học, tính cập nhập, độ dài phải được tuân thủ theo chuẩn, không đánh đố học sinh.
Việc làm đề kiểm tra, thi phải độc lập, giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy không nên ra đề thi.
Các câu hỏi, đề kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh từng khối lớp có tác dụng phát huy tính tích cực, giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh.
Đề kiểm tra, thi phải chứa đựng nội dung rộng bao hàm cả kiến thức giáo viên giảng trên lớp và kiến thức học sinh tự học ở nhà.
Để đổi mới khâu ra đề giáo viên cần thực hiện quy trình ra đề kiểm tra, thi theo yêu cầu đổi mới bao gồm 6 bước như sau:
* Xác định mục đích kiểm tra, đánh giá.
Mục đích đánh giá không chỉ là lấy điểm số mà còn nhằm theo dõi