Bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN MAI HƯƠNG


BẢO HỘ SÁNG CHẾ THEO HIỆP ƯỚC HỢP TÁC SÁNG CHẾ


Chuyên ngành : Luật quốc tế

Mã số : 603860

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế - 1


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐOÀN NĂNG


Hà nội – 2010

MỤC LỤC

Lời cam đoan Mục lục

Mở đầu1

Chương 1 – TỔNG QUAN VỀ HIỆP ƯỚC HỢP TÁC SÁNG CHẾ7

1.1. Khái quát vấn đề bảo hộ sáng chế7

1.2. Quá trình hình thành, hoàn thiện và mục đích của

Hiệp ước hợp tác sáng chế13

1.2.1 Quá trình hình thành và hoàn thiện của Hiệp ước hợp

tác sáng chế13

1.2.2. Mục đích ký kết Hiệp ước hợp tác sáng chế 16

1.3. Nội dung của Hiệp ước hợp tác sáng chế20

1.3.1. Cơ quan thực hiện các thủ tục nhận và xử lý đơn theo Hiệp ước hợp tác sáng chế 21

1.3.2. Quy định chung về xử lý đơn quốc tế23

1.3.3. Trình tự, thủ tục nộp đơn sáng chế theo Hiệp ước

hợp tác sáng chế 25

Chương 2 – ĐÁNH GIÁ SỰ TƯƠNG THÍCH GIỮA CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỚI QUY ĐỊNH

CỦA HIỆP ƯỚC HỢP TÁC SÁNG CHẾ 39

2.1. Sự tương thích giữa các quy định quy định của pháp luật Việt Nam với các quy định của Hiệp ước hợp tác

sáng chế 39

2.1.1. Quy định chung về bảo hộ sáng chế 39

2.1.2. Quy định về đơn quốc tế có nguồn gốc Việt Nam 41

2.1.3. Quy định về xử lý đơn quốc tế nộp vào Việt Nam 42

2.2. Các quy định pháp luật về bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước

hợp tác sáng chế tại Mỹ và Nhật Bản 46

2.2.1. Bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế tại Mỹ 46

2.2.2. Bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế tại

Nhật Bản 55

Chương 3 – THỰC TIỄN BẢO HỘ SÁNG CHẾ THEO HIỆP ƯỚC HỢP TÁC SÁNG CHẾ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ TẠI VIỆT NAM – VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH CỦA VIỆT NAM VỀ BẢO

HỘ SÁNG CHẾ64

3.1. Thực tiễn và xu hướng bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế tại một số quốc gia trên thế

giới64

3.2. Thực tiễn bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng

chế tại Việt Nam71

3.3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế nói riêng và bảo hộ sáng chế nói chung tại Việt

Nam79

3.3.1. Nhận xét chung về nhu cầu phát triển việc bảo hộ sáng chế nói riêng và bảo hộ sở hữu trí tuệ nói

chung 79

3.3.2. Xu hướng phát triển bảo hộ sáng chế nói riêng và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật Việt

Nam 84

3.3.3. Các đề xuất, kiến nghị 85

Kết luận 93

Tài liệu tham khảo 95

Phụ lục 98

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

“Chiếc xe máy này mang nhãn hiệu gì, và sử dụng công nghệ như thế nào?” Người tiêu dùng bình thường ở mọi nơi trên thế giới hiện nay đều có ý thức tìm hiểu các thông tin tương tự như thế khi mua và sử dụng các mặt hàng, sản phẩm trên thị trường. Do đó, để bảo vệ cũng như củng cố uy tín và thương hiệu của mình, các nhà sản xuất phải quan tâm đến việc bảo hộ các sản phẩm sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu hay công nghệ sử dụng cho sản phẩm của mình. Nói cách khác, người tiêu dùng cũng như các nhà sản xuất đã ngày càng ý thức được vai trò của tài sản vô hình nằm trong giá trị của mỗi sản phẩm, dịch vụ. Đó chính là lý do vì sao sở hữu trí tuệ ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng của mình trong công cuộc phát triển kinh tế và hội nhập toàn cầu.

Việt Nam, trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, đang hướng tới việc hoàn thiện một hệ thống các quy phạm pháp luật thống nhất, đồng bộ, một bộ máy thực thi hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của hoạt động sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Đây thực sự là mong muốn không chỉ của các nhà làm luật mà của cả các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, của người tiêu dùng và toàn xã hội.

Trong hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ, sáng chế là một đối tượng lâu đời nhất, hay nói cách khác đó chính là đối tượng sở hữu công nghiệp đầu tiên trong số các đối tượng sở hữu công nghiệp hiện nay. Trải qua quá trình phát triển, sáng chế vẫn là đối tượng bảo hộ sở hữu công nghiệp được quan tâm và đầu tư nhiều nhất. Song song với đó là việc hình thành và phát triển một số các điều ước quốc tế về bảo hộ sáng chế, trong đó nổi bật là Hiệp ước hợp tác sáng chế (Patent Cooperation Treaty), một điều ước quốc tế mà rất nhiều quốc gia trên thế giới đã tham gia để nhằm bảo hộ tốt nhất cho quyền lợi của các nhà sáng chế của quốc gia mình.

Thực tiễn cho thấy ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu tìm hiểu về Hiệp ước này. Trong thực tế công tác của mình, người viết nhận thấy các chủ thể Việt Nam còn chưa thực sự biết cách khai thác các cơ chế tìm kiếm sự bảo hộ cho quyền sở hữu công nghiệp của mình một cách hiệu quả, cũng như chưa có một tài liệu nào phân tích cụ thể và chi tiết về Hiệp ước hợp tác sáng chế, một trong những điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ mà hiện nay có nhiều quốc gia thành viên nhất. Chính vì lý do đó, người viết đã chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình là “Bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế”.

1. Tình hình nghiên cứu

2.1. Ở nước ngoài

Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về sở hữu trí tuệ nói chung và về sáng chế nói riêng. Các trang web của các cơ quan sáng chế quốc gia và tổ chức phi chính phủ về sở hữu trí tuệ cũng cung cấp nhiều bài báo và các công trình nghiên cứu về sở hữu trí tuệ.

Có thể kể đến một số cuốn sách nghiên cứu sâu về Sở hữu trí tuệ và về sáng chế như: cuốn Intellectual Property: A Power Tool for Economic Growth, năm 2003, do tác giả Kamil Idris viết; cuốn The cross-referenced Patent Cooperation Treaty, năm 2004, của tác giả Cees Mulder; cuốn TRIPs, PCT & Global Patent Procurement, của tác giả Markus Nolf viết năm 2001. Đây thực sự là những cuốn sách đáng quý cho tôi tham khảo để viết Luận văn này.

2.2. Ở Việt Nam

Tại Việt Nam, đã có khá nhiều tài liệu hướng dẫn cũng như bình luận, phân tích về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế nói riêng. Có những cuốn sách nghiên cứu sâu về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật như cuốn “Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về Sở hữu trí tuệ” của TS. LS. Lê Xuân Thảo.


2. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của tác giả khi viết luận văn thạc sỹ về „Bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế” là nhằm làm rõ những nội dung cơ bản của Hiệp ước hợp tác sáng chế, đồng thời làm sáng tỏ việc áp dụng tại Việt Nam và một số quốc gia có lịch sử phát triển lâu dài về luật sở hữu trí tuệ, cũng như các cơ chế thúc đẩy việc sử dụng Hiệp ước này trong việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại các quốc gia đó. Từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định về vấn đề nộp và xử lý đơn theo Hiệp ước này tại Việt Nam theo hướng phù hợp nhất với tình hình phát triển hiện tại của đất nước. Ngoài ra Luận văn cũng đưa ra những góp ý về các cơ chế khuyến khích sáng tạo, cơ chế thực thi quyền và cơ chế quản lý chung về sở hữu trí tuệ, với mục đích để các cơ chế này được bổ sung và hoàn thiện hơn, đóng góp vào mục tiêu phát triển số lượng đơn sáng chế nộp và xử lý theo các quy định của Hiệp ước hợp tác sáng chế.


3. Phạm vi đối tượng và nội dung nghiên cứu

4.1.Phạm vi đối tượng nghiên cứu :

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề liên quan đến Hiệp ước hợp tác sáng chế, mà cụ thể là các nội dung có liên quan các vấn đề về nộp đơn và xử lý đơn tại giai đoạn quốc tế và giai đoạn quốc gia theo quy định của Hiệp ước.

Luận văn cũng nghiên cứu các quy định tương ứng về vấn đề nộp đơn và xử lý đơn quốc tế quy định trong các văn bản luật và dưới luật của Việt Nam về Sở hữu trí tuệ.

Luận văn cũng phân tích các quy định về bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế tại hai quốc gia là Mỹ và Nhật Bản, và rút ra các bài học cho việc hoàn thiện các quy định tương ứng trong pháp luật Việt Nam.

4.2. Nội dung nghiên cứu :

Trong khuôn khổ của một luận văn cao học, người viết đi vào phân tích các nội dung chính của Hiệp ước hợp tác sáng chế, trong đó chú trọng nghiên cứu các nội dung:

- Quá trình hình thành và hoàn thiện của Hiệp ước;

- Mục đích của Hiệp ước;

- Các nội dung về các cơ quan thực hiện nhiệm vụ nhận và xử lý đơn sáng chế quốc tế, các yêu cầu đối với đơn quốc tế, trình tự nộp và xử lý đơn quốc tế theo quy định của Hiệp ước;

- Các nội dung tương ứng trong pháp luật Việt Nam và hai quốc gia khác là Mỹ và Nhật;

- Thực tế nộp đơn và sử dụng Hiệp ước hợp tác sáng chế của hai quốc gia Mỹ và Nhật Bản cũng như tại Việt Nam.

Trên cơ sở phân tích thực tế các văn bản pháp luật liên quan cũng như thực tế thực thi pháp luật, khuyến khích sáng chế, đưa ra một số kiến nghị về quy định pháp luật cũng như về phương diện thực thi đối với vấn đề bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế.


5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích tài liệu và so sánh. Trên cơ sở tổng hợp, phân tích tài liệu và so sánh với luật sáng chế của các nước trong mối tương quan với Hiệp ước hợp tác sáng chế, tìm ra những điểm thích hợp, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam để xây dựng cơ sở lý luận cho các kiến nghị về hoàn thiện pháp luật liên quan đến sáng chế cũng như các biên pháp hỗ trợ để phát triển vị thế của pháp luật về sáng chế nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung.

Luận văn cũng sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp tại một số doanh nghiệp. Trên cơ sở thực tiễn nộp đơn và xử lý đơn về sáng chế, cũng như thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam trong thời gian gần

đây, cũng như thực tiễn của tình hình nộp đơn sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế trên phạm vi quốc tế, xác định cơ sở thực tiễn để hoàn thiện các quy định liên quan đến bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước và bảo hộ sáng chế nói chung tại Việt Nam.

6. Những đóng góp của luận văn

Luận văn đã đi sâu phân tích chi tiết các quy định về thủ tục nộp và xử lý đơn được quy định trong Hiệp ước hợp tác sáng chế, đưa ra được một quy trình đầy đủ và chi tiết cho việc nộp đơn sáng chế quốc tế dựa trên những quy định Hiệp ước hợp tác sáng chế. Trên thực tế, các thông tin này rất bổ ích và cần thiết cho những người có nhu cầu sử dụng cơ chế nộp đơn theo Hiệp ước hợp tác sáng chế, trong đó bao gồm các tác giả sáng chế, các chủ sở hữu sáng chế, các doanh nghiệp, các luật sư cũng như các nhà quản lý về sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, luận văn cũng trình bày và phân tích các quy định tương ứng trong pháp luật Việt Nam, sau đó so sánh với các quy định này trong luật sở hữu trí tuệ của Mỹ và Nhật Bản, từ đó rút ra được những kinh nghiệm cho vấn đề hoàn thiện các quy định này trong pháp luật Việt Nam sao cho phù hợp với tình hình hiện tại của đất nước.

7. Kết cấu của luận văn

Luận văn có kết cấu gồm 3 Chương như sau: Chương I: Tổng quan về Hiệp ước hợp tác sáng chế

Chương này nêu lên một số khái niệm liên quan đến việc bảo hộ sáng chế, sau đó đi vào nội dung chính là lịch sử hình thành, mục đích, nguyên tắc và các vấn đề được quy định trong Hiệp ước hợp tác sáng chế

Chương II: Đánh giá sự tương thích giữa các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật một số quốc gia với quy định của Hiệp ước hợp tác sáng chế

Chương này đi sâu tìm hiểu các quy định pháp luật Việt Nam về thủ tục xử lý đơn quốc tế về sáng chế, đánh giá sự tương thích đó với các quy định của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/10/2023