Từ năm 2000 đến nay số đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và số văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có xu hướng tăng lên liên tục đặc biệt là từ năm 2002 đến nay.
Bảng 4. Bảng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Đăng ký sáng chế | Đăng ký GPHI | Đăng ký KDCN | Đăng ký NHHH | |||||
Việt Nam | Nước ngoài | Việt Nam | Nước ngoài | Việt Nam | Nước ngoài | Việt Nam | Nước ngoài | |
2001 | 52 | 1234 | 35 | 47 | 333 | 43 | 3095 | 3250 |
2002 | 69 | 1142 | 67 | 64 | 368 | 9 | 6560 | 2258 |
2003 | 78 | 1072 | 76 | 51 | 359 | 109 | 8599 | 3536 |
2004 | 103 | 1328 | 103 | 62 | 412 | 235 | 10641 | 4275 |
2005 | Tæng sè 1952 | Tổng số 249 | Tổng số 726 | Tổng số 17975 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mục Đích Của Việc Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ
- Số Lượng Đơn Theo Pct Do Người Sử Dụng Pct Ở Các Nước Đang Phát Triển Được Lựa Chọn Nộp
- Tình Hình Đăng Ký Quyền Sở Hữu Trí Tụệ Ở Việt Nam Trong Thời Gian Qua
- Tình Trạng Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Ở Việt Nam
- Khiếu Nại Về Việc Cấp Văn Bằng Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ
- Thực Trạng Hoạt Động Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Nguồn: Cục sở hữu trí tuệ
Nhìn vào bảng 4 ta thấy có sự khác biệt rất lớn giữa các đối tượng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, giữa số lượng đơn đăng ký và văn bằng bảo hộ.
- Đối với sáng chế: Xét chung số đơn đăng ký sáng chế và bằng độc quyền sáng chế tương đối ổn định. Từ năm 2000 đến nay khoảng trên dưới 1.200 đơn/năm và trên dưới 700 bằng độc quyền sáng chế/năm. Một điều đáng lưu ý là số đơn đăng ký sáng chế và bằng độc quyền sáng chế của người Việt Nam chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số đơn đăng ký và số bằng độc quyền sáng chế đã cấp nhưng ngày một giảm xuống. Tính trung bình từ năm 1990 đến năm 2000 số đơn của người Việt Nam chỉ chiếm 5,3% tổng số đơn đăng ký đã nộp, nhưng đến những năm từ 2000 đến 2003 tỷ lệ này giảm xuống còn 4,9% tổng số đơn đăng ký. Còn số bằng độc quyền sáng chế cấp cho người Việt Nam trong thời gian này còn thấp hơn nhiều, chỉ chiếm 1,4% tổng số bằng độc quyền sáng chế đã cấp. Nhưng từ năm 2003 đến nay số đơn đăng ký sáng chế và bằng độc quyền sáng
chế cấp cho người Việt Nam đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Năm 2000 chỉ có 34 đơn đăng ký và 10 bằng độc quyền sáng chế đã cấp nhưng chỉ đến năm 2003 đã tăng lên 78 đơn và 17 bằng độc quyền sáng chế. Tính đến tháng 9/2005 tổng số bằng độc quyền sáng chế đã cấp tại Việt Nam là 5.211 bằng độc quyền sáng chế, trong đó số bằng độc quyền sáng chế của người Việt Nam là 235 bằng.
Thực tế trên đã phản ánh trình độ Khoa học công nghệ ở Việt Nam rất lạc hậu. Theo đánh giá của tổ chức JICA - Nhật Bản: Số các doanh nghiệp Việt Nam đạt trình độ công nghệ hiện đại ở mức trung bình so với thế giới và khu vực chiếm tỷ lệ còn khiêm tốn. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam lạc hậu so với thế giới từ 20 đến 30 năm. Một điều đáng lưu ý là trình độ công nghệ cao ở Việt Nam vẫn tụt hậu khá xa so với khu vực và thế giới.
Ví dụ: So với thế giới chỉ số xã hội thông tin của Việt Nam xếp ở vị trí thấp nhất. Chỉ số truy cập Internet xếp 122/178. So với khu vực chỉ đứng trên Lào, Mianma và Campuchia.
Từ thực tế số đơn và số bằng độc quyền sáng chế của người Việt Nam rất thấp so với người nước ngoài đã dẫn tới việc có ý kiến cho rằng: Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nước ta dường như chỉ để phục vụ lợi ích cho người nước ngoài. Nhưng ở một số nước công nghiệp phát triển tỷ lệ đơn nội địa so với tổng số đơn mà các cơ quan quản lý nhận được cũng chỉ chiếm 40 - 50%.
Ví dụ: Tại cơ quan Patent Châu Âu hơn 50% số đơn nộp vào có nguồn gốc từ Mỹ và Nhật Bản. Điều đó là bình thường trong xu thế toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng.
Sở dĩ như vậy là vì số lượng đơn ở một số nước không chỉ phụ thuộc vào khả năng tạo ra công nghệ của công dân nước đó mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố nhận thức của người dân về sự cần thiết phải bảo hộ sáng chế.
Ví dụ: Việc Cuba hiện có trên 800 sáng chế về Vacxin đang có hiệu lực ở một số nước trên thế giới và đang thu về những nguồn ngoại tệ lớn cũng như sự thành công của các hãng dược phẩm hoặc các hãng mới nổi lên trong lĩnh vực sinh học đã chứng minh điều này. Nó cho ta thấy Patent là một trong số những tài sản quý nhất thường được thể hiện ở thị phần. Trong nhiều trường hợp nó là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mang tính chiến lược, yếu tố then chốt đối với việc thâm nhập vào một thị trường cụ thể. Hiệu quả của hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế thể hiện ở sự khuyến khích sáng tạo, tức là tạo ra công nghệ mới mới có thể được cấp Patent - nó được coi là công cụ của chính sách giúp cho sự phát triển các tiềm lực công nghệ nội địa bằng cách khuyến khích các nhà sáng chế trong nước [5, tr.2].
Nếu không có hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có hiệu quả thì không bảo vệ được ngay cả các nhà sáng chế trong nước chống lại các hành vi sao chép sáng chế của nhau, không khuyến khích được việc đầu tư cho khoa học công nghệ và số lượng sáng chế do các nhà sáng chế trong nước tạo ra sẽ ngày càng ít đi. Chính vì vậy, trong những năm vừa qua bên cạnh việc phát huy vai trò của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, nhà nước đã tăng cường đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ. Do đó số đơn đăng ký bảo hộ sáng chế và bằng đặc quyền sáng chế không ngừng tăng lên. Năm 2000 số đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế của người Việt Nam nộp tại Cục sở hữu trí tuệ là 34 và số bằng đặc quyền sáng chế đã cấp là 10 bằng. Đến năm 2003 số đơn của người Việt Nam đã tăng lên là 103 và số bằng đặc quyền sáng chế là 22 bằng. Tuy nhiên so với các nước trong khu vực và trên thế giới con số này khá khiêm tốn.
Đối với giải pháp hữu ích: Số đơn và số bằng độc quyền giải pháp hữu ích (GPHI) trong những năm gàn đây tăng mạnh nhưng so với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác thì còn rất khiêm tốn.
Bảng 5: Đơn yêu cầu bảo hộ giải pháp hữu ích và bằng độc quyền giải pháp hữu ích đã cấp từ năm 2000 đến 2005
Đơn y/c bảo hộ GPHI được nộp bởi: | Số bằng ĐQ GPHI đã cấp từ 2000 đến 2005 | |||||
Người VN | Nước ngoài | Tổng số | Người VN | Nước ngoài | Tổng số | |
2000 | 35 | 58 | 93 | 10 | 13 | 23 |
2001 | 35 | 47 | 82 | 17 | 9 | 26 |
2002 | 67 | 64 | 131 | 21 | 26 | 47 |
2003 | 76 | 51 | 127 | 28 | 27 | 55 |
2004 | 103 | 62 | 195 | 44 | 25 | 69 |
2005 | 249 | 74 | ||||
Tổng | 316 | 282 | 847 | 128 | 100 |
Nguồn: Cục sở hữu trí tuệ
Nhìn vào bảng 5 ta thấy: Năm 2000 Cục sở hữu trí tuệ đã nhận được 93 đơn và cấp 23 bằng đặc quyền giải pháp hữu ích, đến hết năm 2005 số đơn nhận được là 249 và số bằng đặc quyền giải pháp hữu ích là 74. Như vậy có sự chênh lệch rất lớn giữa số đơn yêu cầu bảo hộ giải pháp hữu ích và số bằng đặc quyền giải pháp hữu ích . Tuy nhiên số đơn và số bằng đặc quyền giải pháp hữu ích của người nước ngoài có ít chênh lệch hơn so với người Việt Nam. Điều đó lại một lần nữa chứng minh rằng năng lực Khoa học công nghệ của Việt Nam còn rất thấp kém. Hơn nữa thông tin Khoa học công nghệ của Việt Nam còn rất hạn chế. Bởi vậy các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp phải không ngừng quan tâm đến việc đổi mới để không ngừng nâng cao sức cạnh tranh, không chỉ với thị trường trong nước mà đối với cả thị trường khu vực và thế giới. Nếu không với sự tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ thua ngay trên sân nhà khi chúng ta chính thức trở thành thành viên của WTO.
Đối với kiểu dáng công nghiệp: Số đơn đăng ký và số bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp đang có sự giảm mạnh từ 1.203 đơn đăng ký và bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp năm 2000 xuống còn 927 đơn đăng ký và 647 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp năm 2004. Nhưng đến năm 2005 lại có xu hướng tăng lên. Năm 2005 Cục sở hữu trí tuệ đã nhận được 1.338 đơn yêu cầu bảo hộ và đã cấp 726 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp. Trong đó số đơn yêu cầu bảo hộ và số bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp của người Việt Nam có sự vượt trội so với người nước ngoài. Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam rất quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Đối với nhãn hiệu hàng hóa (NHHH): Kể từ năm 2002 đến nay có sự gia tăng đột biến cả về số lượng đơn đăng ký và số chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
Bảng 6: Đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa từ năm 2000 dến năm 2005:
Đơn yêu cầu bảo hộ NHHH | Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ NHHH | |||||
Người VN | Nước ngoài | Tổng số | Người VN | Nước ngoài | Tổng số | |
2000 | 3483 | 2399 | 5882 | 1423 | 1453 | 2876 |
2001 | 3095 | 3250 | 6345 | 2085 | 1554 | 3639 |
2002 | 6560 | 2258 | 8818 | 3386 | 1814 | 5200 |
2003 | 8599 | 3536 | 12135 | 4907 | 2243 | 7150 |
2004 | 10641 | 4275 | 14916 | 5444 | 1256 | 7600 |
2005 | 17975 | 9760 |
Nguồn: Cục sở hữu trí tuệ
Qua bảng 6 ta thấy năm 2000 Cục sở hữu trí tuệ đã nhận được 5.882 đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và đã cấp 2.876 giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, thì đến năm 2005 số đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đã tăng lên đến 17.975 đơn và số giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đã cấp là 9.760, tức là tăng gấp 3 lần năm 2000. Điều đáng lưu ý là những năm trước đây số đơn đăng ký của người nước ngoài thường chiếm tỷ lệ hơn hẳn so với người Việt Nam nhưng đến năm 2002 tình hình đã có sự đảo ngược: Số đơn của người Việt Nam đã chiếm 60% còn số đơn của người nước ngoài chiếm chưa đến 40%. Điều đó chứng tỏ rằng các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Đó là một dấu hiệu vui mừng khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Và nó cũng làm cho các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm hơn khi đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở nước ngoài là vấn đề mới đang được dư luận quan tâm nhưng việc triển khai còn chậm chạp và để lại hậu quả đáng tiếc cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu và đầu tư ra nước ngoài.
Tính cho đến nay Việt Nam đã bảo hộ khoảng 31.064 nhãn hiệu hàng hóa của người nước ngoài tại Việt Nam. Nhưng đến năm 2003 thông qua hiệp định Mađrit về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa mới chỉ có 52 đơn đăng ký quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của mình ở một số nước thành viên của hiệp định này. Chỉ riêng với nước Mỹ từ năm 1997 đến năm 2003 số đơn đăng ký có nguồn gốc Việt Nam vào Mỹ là 10 thì số đơn đăng ký sáng chế của Mỹ vào Việt Nam là 2.470. Cũng trong thời gian này số đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có nguồn gốc Việt Nam vào Mỹ là 164, trong
khi đó đã có hơn 9000 nhãn hiệu hàng hóa có nguồn gốc từ Mỹ đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Từ thực tế trên có nhiều ý kiến cho rằng "Các chủ thể Việt Nam không có nhiều cơ hội sử dụng cơ chế bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các nước khác trong khi hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam lại được các chủ thể nước ngoài khai thác có hiệu quả” [61, tr.158].
Bởi vậy bên cạnh việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở trong nước, chúng ta cần phải đẩy mạnh việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam ở nước ngoài nhất là đối với các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa hoặc đầu tư ra nước ngoài.
Từ thực tế trên có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Trình độ Khoa học công nghệ của Việt Nam còn quá lạc hậu so với khu vực và thế giới, đầu tư cho nghiên cứu và triển khai thấp và chủ yếu nghiên cứu về lý thuyết cho nên không tạo ra được giải pháp kỹ thuật mới so với thế giới - tức là không tạo ra được sáng chế để được bảo hộ.
- Cơ chế thị trường chưa tác động mạnh mẽ đến hoạt động nghiên cứu và triển khai đổi mới công nghệ để từ đó tạo ra nhu cầu đăng ký bảo hộ sáng chế cũng như giải pháp hữu ích thấp hơn so với nhãn hiệu hàng hoá và kiểu dáng công nghiệp.
- Trình độ nhận thức của các tổ chức, cá nhân về quyền sở hữu công nghiệp còn hạn chế, chưa ý thức được quyền lợi của mình khi đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Một số người còn không tin tưởng vào hệ thống bảo hộ nên còn e ngại, sợ bị lộ ý tưởng của mình nên không đăng ký bảo hộ sáng
chế. Chính vì thế các tổ chức, cá nhân triển khai đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp còn chậm chạp.
- Ở một số nước văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là một phương tiện hoạt động kinh doanh hiệu quả, nhưng ở Việt Nam sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, các chủ văn bằng không khai thác được các đối tượng được bảo hộ trong sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận, nhiều khi chủ sở hữu phải từ bỏ tư cách chủ sở hữu công nghệ đó. Hơn nữa việc quản lý văn bằng bảo hộ không tốt cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.
2.1.2. Tình hình đăng ký xác lập quyền tác giả và quyền liên quan
Quyền tác giả là một trong hai bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ. Trên thế giới luật quyền tác giả ra dời cách đây khoảng 300 năm. Ở nước ta ngay từ bản hiến pháp đầu tiên năm 1946 nhà nước đã ghi nhận những quyền cơ bản của công dân liên quan đến quyền tác giả: Đó là quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản của công dân. Nhà nước cam kết bảo vệ quyền lợi của trí thức, tôn trọng quyền sở hữu tư nhân về tài sản trí tuệ. Điều đó thể hiện tư tưởng tiến bộ, nhân văn về quyền con người. Tư tưởng lập pháp đó tiếp tục được thể hiện tại hiến pháp 1959, 1980… Tuy nhiên đến ngày 14/11/1986 Hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) mới ban hành nghị định 142/HĐBT quy định về quyền tác giả. Đây là văn bản pháp lý riêng biệt đầu tiên của nhà nước quy định về quyền tác giả, là cơ sở để thực thi bảo hộ quyền tác giả từ 1986 đến 1994. Đến tháng 10/1994 Ban thường vụ quốc hội ban hành pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả. Đến tháng 10/1995 kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa VIII đã thông qua luật dân sự trong đó hầu hết các quan hệ xã hội về quyền tác giả đều được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật ghi tại chương I phần 6 - Bộ luật dân sự. Và gần đây nhất là luật sở hữu trí tuệ được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005.