Nguyên Nhân Của Tình Trạng Vi Phạm Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Ở Nước Ta


biệt là: Thông tư số 129/2004 TTLT/BTC-BKHCN ngày 29/12/2004 hướng dẫn thi hành hiện pháp kiểm soát biên giới về sở hữu công nghiệp đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005 tại kỳ họp thứ 7, khoá XI có hiệu lực từ ngày 1/1/2006; Luật sở hữu trí tuệ được Quốc hội thông qua ngày 19/11/2005. Bởi vậy lực lượng hải quan đã đẩy mạnh việc kiểm tra về sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu. Theo thống kê từ năm 1999 đến 2003 lực lượng hải quan đã xử lý gần 400 vụ xuất nhập khẩu hàng hoá có vi phạm về sở hữu trí tuệ [77]. Như vậy, số vụ xâm phạm được phát hiện và xử lý còn quá ít so với số vi phạm thực tế. Theo cảnh sát kinh tế Hà Nội có khoảng 60% hàng giả chủ yếu là giả về nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp xuất hiện trên thị trường có xuất xứ nước ngoài được nhập khẩu với số lượng lớn vào nước ta bằng nhiều con đường. Điều đó chứng tỏ lực lượng hải quan ngăn chặn và xử lý hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ xuất nhập khẩu qua biên giới chưa đạt kết quả như mong muốn.

Theo Quy định số 12/1999 NĐ - CP: Chi cục truởng chi cục quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cục trưởng Cục quản lý thị trường có thẩm quyền quyết định mức phạt tiền từ 5 triệu đến 20 triệu đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và từ 2 triệu đến 10 triệu đối với hành vi sản xuất, tiêu thụ đề can nhãn sản phẩm, mẫu nhãn hiệu, bao bì sản phẩm giả.

Trong những năm qua lực lượng quản lý thị trường trong cả nước đã rất quan tâm đến việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý những vi phạm về sản xuất và buôn bán hàng giả, trong đó có hàng giả vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Theo số liệu của Cục Quản lý thị trường thì từ tháng 1/2000 đến tháng 6/2003 lực lượng quản lý thị trường cả nước đã xử lý 15.900 vụ sản xuất buôn bán hàng


giả có yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (chủ yếu liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá và kiểu dáng công nghiệp). Trong đó năm 2000 có 2.606 vụ, năm 2001 có 3.769 vụ, năm 2002 có 6.839 vụ và 6 tháng đầu năm 2003 là 2.760 vụ

[77].


Năm 1997 lực lượng cảnh sát kinh tế cả nước đã kiểm tra, phát hiện 306 vụ sản xuất, kinh doanh hàng giả, khởi tố điều tra 106 vụ với 237 bị can. Năm 1998 khởi tố, điều tra 180 vụ với 373 bị can. Theo số liệu của thanh tra khoa học công nghệ từ năm 1999 đến hết năm 2003 lực lượng thanh tra khoa học công nghệ toàn quốc đã xử lý vi phạm hành chính đối với 252 cơ sở, trong đó áp dụng hình phạt phạt tiền với 111 cơ sở số tiền phạt là 750 triệu đồng và cảnh cáo 141 cơ sở khác [77].

Theo thống kê chưa đầy đủ của toà án nhân dân tối cao thì trong 3 năm từ 1995 đến năm 1997 toà án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc đã xét xử việc khiếu kiện tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp theo thủ tục dân sự là 18 vụ, trong đó có 16 vụ về kiểu dáng công nghiệp và 2 vụ về nhãn hiệu hàng hoá và số vụ đã được giải quyết là 13 vụ, 5 vụ có quyết định đình chỉ. Từ năm 1995 đến năm 1999 toà án nhân dân các tỉnh, thành phố đã thụ lý giải quyết 387 vụ án hình sự về tội làm hàng giả và buôn bán hàng giả, trong đó có giả về nhãn hiệu hàng hoá và kiểu dáng công nghiệp. Ngoài hình phạt chính là phạt tù các toà án còn áp dụng nhiều hình thức phạt bổ sung như phạt tiền, tịch thu tài sản [61].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Như vậy các vụ vi phạm quyền sở hữu công ghiệp được xét xử tại toà án theo thủ tục dân sự và hình sự hầu như không đáng kể. Trong khi đó có hàng ngàn vụ xử lý hành chính về vi phạm quyền sở hữu công nghiệp do các cơ quan thanh tra, quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế và hải quan thực hiện.


Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam - 10

- Trong lĩnh vực bản quyền tác giả và các quyền liên quan: Cục Bản quyền tác giả đã trực tiếp, phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết nhiều vụ việc khiếu nại vi phạm quyền tác giả. Cho đến nay Cục Bản quyền tác giả đã tiếp nhận xử lý là 592 vụ, nhưng thường chỉ dừng lại ở mức xử lý hành chính. Chỉ có 2 vụ được xét xử tại toà án theo thủ tục tố tụng dân sự. Năm 1999 bộ luật hình sự đã được quốc hội sửa đổi, trong đó tại điều 131 quy định mức hình phạt đối với xâm phạm quyền tác giả có thể bị phạt tiền đến 200 triệu đồng và phạt tới 3 năm tù giam. Nhưng đến nay chưa có vụ vi phạm quyền tác giả nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự cả. Trong khi đó nạn xâm phạm quyền tác giả đang diễn ra phổ biến. Nạn sao chép lậu xảy ra đối với mọi loại hình tác phẩm, dưới mọi dạng thể hiện: Sách báo, phim ảnh, các tác phẩm văn học nghệ thuật và nổi bật nhất vẫn là phần mềm máy tính. Trong các năm từ 1996 đến hết quý I năm 2004 thanh tra văn hoá thông tin đã phát hiện 166.887 vụ vi phạm, chuyển 778 vụ sang truy tố hình sự, thu giữ 1.701.074 băng hình, 1.276.503 đĩa CD, VCD, DVD, 751.616 bản văn hoá phẩm; 4.133 máy thu, máy video, đình chỉ hoạt động 7.970 cơ sở. Trên thực tế số vụ vi phạm còn lớn hơn rất nhiều [77].

Qua sự trình bày trên chúng ta có thể thấy các nhà quản lý, các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng trong việc thực thi pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm ngăn chặn việc sản xuất và buôn bán hàng giả, các sản phẩm băng đĩa, ấn phẩm văn hoá lậuĐể bảo vệ quyền lợi của những nhà sản xuất chân chính, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nhưng cuộc chiến chống hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là một cuộc rượt đuổi không cân sức. Số các vụ vi phạm có chiều hướng gia tăng. Tình trạng trên đang gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về kinh tế, gây tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta, gây tác động xấu đến môi trường kinh doanh, đặc biệt là gây khó khăn cho tiến trình đàm phán để gia nhập WTO của chúng ta.


2.3.2. Nguyên nhân của tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta

Thực trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam do rất nhiều nguyên nhân nhưng do một số nguyên nhân chính sau đây:

Thứ nhất: Hệ thống quy phạm pháp luật chưa đồng bộ, chưa cụ thể.

Pháp luật về sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam cho nên còn nhiều quy định chưa phù hợp với hệ thống pháp luật và thông lệ quốc tế về sở hữu trí tuệ, gây thiệt thòi cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng trong nước. Hơn nữa, hệ thống các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của nước ta nằm tản mạn trong rất nhiều văn bản phần lớn là các văn bản dưới luật, hiệu lực thi hành thấp, gây khó khăn phức tạp cho người vận dụng, gây ấn tượng không ổn định, dễ thay đổi.

Một số quy phạm pháp luật còn thiếu cụ thể, chưa thống nhất, đồng bộ, gây ra không ít khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

Thứ hai: Hoạt động của các cơ quan bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ thiếu thống nhất, kém hiệu quả.

Hiện nay có 6 loại cơ quan cùng bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Thẩm quyền của các cơ quan này giống nhau nhưng sự phối hợp chưa chặt chẽ nên trong thời gian qua đã xuất hiện hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm, không có cơ quan nào làm nhiệm vụ điều phối quá trình thực thi. Trình tự dân sự đáng lẽ phải được coi là biện pháp chủ yếu, phải được áp dụng triệt để và phổ biến lại trở thành giải pháp ít được sử dụng. Có thể nói tình trạng “hành chính hoá” các quan hệ dân sự về sở hữu trí tuệ đã vượt quá mức cần thiết. Các vụ xử phạt hành chính lại quá nhẹ không đủ sức răn đe các hành vi xâm phạm tiếp theo. Chẳng hạn: Nghị định 12 về xử phạt hành chính đối với xâm phạm sở hữu


công nghiệp tối đa là 100 triệu đồng. Các nghị định số 63,175 quy định mức phạt hành chính về vi phạm nhãn hiệu tối đa là 40 triệu đồng.

Thứ ba: Nhận thức của xã hội về sở hữu trí tuệ còn rất hạn chế.

Mặc dù quyền sở hữu trí tuệ (đặc biệt là quyền sở hữu công nghiệp, thương hiệu) là vấn đề có ý nghĩa sống còn của doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế “vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ” còn khá lạ lẫm với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phần lớn các doanh nghiệp còn rất bàng quan. Các doanh nghiệp đã chú trọng vào việc xây dựng thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi, chất lượngNhưng họ lại quên mất khâu đăng ký bảo hộ cho cái tên “con đẻ” của mình ở những khu vực thị trường đã, đang và sẽ phát triển. Chị Vi Kim Chi - Phó trưởng phòng Kinh doanh công ty Vina Control cho biết: “Thực sự, bảo hộ quyền sở hữu trí tụê đang là bài học a, b, c của chúng tôi. Đây là một lĩnh vực khá mới mẻ, mặc dù công ty được thành lập từ rất lâu nhưng bây giờ mới quan tâm đến lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” [10].

Cũng có nhiều doanh nghiệp không biết phải bắt đầu từ đâu, kết thúc ra sao, chỉ đến khi bị mất thương hiệu, doanh nghiệp mới hối hả khắc phục, đấu tranh kiện tụng để đòi lại, nhưng nhiều khi đã muộn “tiền mất, tật mang” vì phải đi vòng vèo tốn kém nhiều thời gian, công sức, tiền của.

Bên cạnh đó, không ít các doanh nghiệp thiếu ý thức pháp luật, thiếu sự tôn trọng người khác, vì mục tiêu lợi nhuậnDoanh nghiệp sẵn sàng làm giả, làm nhái những sản phẩm được bảo hộ có uy tín, chất lượng, kiểu dáng để gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng. Cho nên việc sao chép, mô phỏng, làm nhái các sản phẩm của nhau để giành giật thị trường vẫn là hiện tượng phổ biến.


Mặt khác, nhiều doanh nghiệp chưa có ý thức trong việc phát hiện và ngăn ngừa việc làm giả các sản phẩm của mình, chưa chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát. Có những doanh nghiệp do sợ ảnh hưởng đến doanh số và mức tiêu thụ sản phẩm không dám công khai về sản phẩm bị làm giả, các tiêu chuẩn hàng hoá để so sánh, thiệt hại về vật chất, uy tín do sản phẩm làm hàng giả gây ra cho doanh nghiệp, thậm chí có những sản phẩm được làm giả tinh vi đến mức doanh nghiệp sản xuất cũng không phát hiện được, đến khi biết, tuy có một số biện pháp khắc phục nhưng không đáng kể, coi như “chấp nhận sống chung với hàng giả”.

Người tiêu dùng Việt Nam chưa có thói quen phân biệt giá trị hàng hoá theo tiêu chí giá trị sử dụng phù hợp với giá trị của hàng hoá, họ dễ chấp nhận và ham của rẻ. Hơn nữa, không phải ai cũng có đủ trình độ để phân biệt đâu là hàng thật, đâu là hàng giả, hàng nhái. Đây là kẽ hở để các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ lợi dụng. Một thực tế đáng buồn là hiện nay có tình trạng dửng dưng với hàng giả, hàng nhái và các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nhiều người bị hại cảm thấy lo sợ khi hành vi tố cáo của họ chưa được quan tâm xử lý thì họ lại phải gánh những hậu quả khác như bị cô lập trong kinh doanh, bị đe doạSự tố cáo vô hình chung trở thành “sự quảng cáo không công cho hành vi xâm phạm” khi hàng hoá của chúng bán ra trên thị trường rẻ hơn và được người tiêu dùng dễ chấp nhận hơn. Ví dụ: Việc in lậu sách, xâm phạm bản quyền của nhà xuất bản Trẻ (TP Hồ Chí Minh) và công ty First New [47].

Có ý kiến cho rằng: Trong bối cảnh hiện nay khi mà nạn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang hoành hành thì chúng ta cần phải “sống chung với sách lậu, đạo nhạc, hát nhép, đạo văn, làm hàng nhái, hàng giả…” Điều đó thể hiện sự bất lực, vô cảm, an phận có thể dẫn đến thái độ thờ ơ, thói quen dễ chấp nhận và rồi


thừa nhận của xã hội mà không có biện pháp đấu tranh tích cực với nạn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Trình độ nhận thức, năng lực chuyên môn của các cán bộ trong các cơ quan bảo hộ về sở hữu trí tuệ cũng còn hạn chế, không được đào tạo bài bản về chuyên ngành và pháp luật về sở hữu trí tuệ. Cho nên họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhận định, đánh giá các hành vi trong quá trình xử lý vi phạm. Các cơ quan giám định về sở hữu trí tuệ vừa thiếu cán bộ chuyên môn, vừa hạn chế cả về năng lực, trình độ. Sự phối hợp của các cơ quan có trách nhiệm mới chỉ dừng lại ở nội dung trao đổi cung cấp thông tin.

Dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ có vai trò quan trọng trong việc hình thành, khai thác và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp, các chủ thể quyền, qua đó nâng cao nhận thức của các đối tượng này về quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Ngạn ngữ của Astralia có câu: “Đừng sáng chế lại cái bánh xe, tra cứu thông tin bằng độc quyền sáng chế toàn cầu có thể bạn tránh lãng phí thời gian và tiền bạc khi lặp lại công việc đã làm ở đâu đó". Nhưng hiện nay hệ thống thông tin về sở hữu trí tuệ là một trong những khâu yếu nhất ở nước ta, cả nước có 27 đơn vị tổ chức đủ tiêu chuẩn kinh doanh dịch vụ sở hữu trí tuệ, chỉ khoảng 200 người, thị trường dịch vụ này vẫn phát triển rất chậm. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có văn bản luật nào quy định chi tiết về hoạt động dịch vụ sở hữu trí tuệ. Số lượng người khai thác thông tin sáng chế rất thấp, khoảng trên 1000 lượt/năm ở cả 3 trung tâm tư liệu sáng chế Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Thiếu thông tin, chất lượng thông tin không đồng đều là tình trạng của các dịch vụ sở hữu trí tuệ. Việc tra cứu một nhãn hiệu cho khách


hàng, tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp không thể tự tiến hành được mà buộc phải thông qua Cục Sở hữu trí tuệ phải mất nhiều thời gian và chi phí, cho nên hạn chế nhu cầu bảo hộ của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm rẻ tiền, cho rằng khi có sự việc xảy ra xử lý không dễ dàng, gây khó khăn phiền phức cho doanh nghiệp nên họ đành cho qua. Bởi vậy phát triển mạng lưới dịch vụ, thông tin về sở hữu trí tuệ là một trong những điều kiện để nâng cao nhận thức chung của toàn xã hội về sở hữu trí tuệ và góp phần thúc đẩy các hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Tóm lại: Quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở thành mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là của giới doanh nghiệp. Số lượng đơn đăng ký Sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ ngày càng tăng. Tuy nhiên từ năm 1996 đến nay hơn 50% số lượng đơn đăng ký và văn bằng bảo hộ đã cấp là của nước ngoài (đặc biệt là đối với sáng chế từ 96 đến 99% số đơn đăng ký và văn bằng bảo hộ đã cấp là của người nước ngoài).

Mặc dù số đơn đăng ký và số văn bằng đã cấp tăng nhanh nhưng so với thế giới, đặc biệt là các nước phát triển tỷ lệ đăng ký và cấp bằng bảo hộ của người Việt Nam vẫn còn rất thấp.

Ở Việt Nam hiện nay nạn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là rất phổ biến, xảy ra với hầu hết các loại hàng hoá, hầu như mọi chủng loại sản phẩm đều có hàng nhái. Nạn sao chép lậu xảy ra đối với mọi loại hình tác phẩm: Sách báo, phim ảnh, các tác phẩm văn học nghệ thuậtvà nổi tiếng nhất là phần mềm máy tính. Một điều đáng lo ngại là các vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng tăng cả về quy mô và số lượng, ngày càng nghiêm trọng và phức tạp. Việc nhái các nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệpkhông chỉ xảy ra đối với các sản phẩm tiêu dùng thông thường mà cả những sản phẩm có công dụng đặc biệt như

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2023