Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Về Sở Hữu Trí Tuệ


thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, sắt thép xây dựng, xi măngĐiều này gây ảnh hưởng xấu và nghiêm trọng đối với người tiêu dùng, đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

Các chủ thể sở hữu trí tuệ của Việt Nam chưa thực sự nhận thức được giá trị nguồn tài sản vô hình của mình. Chính vì vậy một số nhãn hiệu hàng hoá có uy tín trong nước đã bị chiếm mất như thuốc lá Vinataba, cà phê Trung Nguyên, may Việt TiếnSự thiếu quan tâm, thiếu hiểu biết của các doanh nghiệp đối với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có thể dẫn tới tình trạng người chủ đích thực của các đối tượng sở hữu trí tuệ tự đẩy mình vào tình thế bị coi là vi phạm khi đối tượng đó đã được người khác đăng ký trước.

Ở nước ta các quy phạm pháp luật còn thiếu cụ thể, chưa thống nhất, đồng bộ, chưa thực sự phù hợp với chuẩn mực quốc tế và pháp luật Việt Nam. Hoạt động của các cơ quan bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ thiếu thống nhất và kém hiệu quả.

Nhận thức của người dân về quyền sở hữu trí tuệ còn thấp. Việc tuyên truyền để nâng cao hiểu biết của xã hội về quyền sở hữu trí tuệ và đào tạo cán bộ về sở hữu trí tuệ chưa được chú ý.

Thực trạng trên đòi hỏi phải có những giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và quá trình đàm phán để gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.


Chương 3‌

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI VIỆT NAM


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ

Trước khi bộ luật dân sự ra đời chúng ta có pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả, pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam và một số văn bản hướng dẫn thi hành. Năm 1995 bộ luật dân sự ra đời đã hệ thống hoá các quy định về quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả thành một phần của bộ luật dân sự (phần thứ 6), quy định về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Trong đó quyền sở hữu trí tuệ gồm quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ được thừa nhận chính thức là một quyền dân sự. Từ bộ Luật dân sự hàng loạt các văn bản hướng dẫn đã hình thành hệ thống quy phạm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Phần VI của bộ Luật dân sự được coi là cơ sở pháp luật cơ bản về sở hữu trí tuệ của Việt Nam để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác về sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên các quy định hiện hành của phần VI vẫn còn một số hạn chế như: Chưa đề cập hết tất cả các loại quyền sở hữu trí tuệ cơ bản cần phải bảo vệ theo quy định của TRIPS và WTO. Còn một số quyền sở hữu trí tuệ không được đề cập trong bộ luật dân

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam - 11


sự mà được quy định trong các văn bản dưới luật chưa quy định cụ thể về các biện pháp chế tài mà người có quyền có thể áp dụng theo hiệp định thương mại TRIPS trong trường hợp bị phát hiện vi phạm. Ngoài ra các quy định được ban hành để thực thi phần VI của bộ luật dân sự đều thiên về các biện pháp xử lý hành chính đối với các vi phạm dân sự về quyền sở hữu trí tuệ, chưa coi trọng việc áp dụng các chế tài dân sự. Hơn nũa mức độ xử phạt hành chính còn rất nhẹ, chưa đủ hiệu lực ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và ăn cắp bản quyền.

Ngày 29/11/2005 Luật sở hữu trí tuệ được Quốc hội thông qua. Pháp luật Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong một thời gian ngắn và đến nay dường như đã tương đối đầy đủ các quy định để bảo hộ các đối tưọng của sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên so với đòi hỏi quốc tế và đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống thì hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam hiện hành về sở hữu trí tuệ vẫn còn nhiều điểm cần được sửa đổi bổ sung cho phù hợp,nhất là khi gia nhập WTO.

Thứ nhất: Các điều ước quốc tế được liệt kê trong hiệp định thương mại Việt - Mỹ và hiệp định TRIPS/WTO yêu cầu phải thực hiện các quy định có nội dung kinh tế của các điều ước quốc tế. Trong khi đó pháp luật Việt Nam chưa định nghĩa rõ các quyền sở hữu trí tuệ nào là “quyền kinh tế” và các quyền nào là “quyền tinh thần” mà mới chỉ quy định “quyền nhân thân” và „quyền tài sản”. Hơn nữa không phải lúc nào “quyền tài sản” cũng đồng nghĩa với các khía cạnh thương mại, việc thực thi các quy định nói trên của hiệp định thương mại Việt - Mỹ và WTO không phải đơn giản nên cần phân định rõ ràng.

Thứ hai: Nhiều quy định của các điều ước quốc tế cần đưa vào pháp luật Việt Nam.


Ví dụ: Quy định về bảo hộ tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh (Công ước Bruxen 1974). Về bảo hộ tên miền Internet, về đối sử quốc gia và cơ chế vận hành của nó trong các luật bảo hộ, hướng và thực thi tất cả các quyền sở hữu trí tuệ của chúng ta.

Thứ ba: Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự, hình sự, hành chính và các quy định khác của pháp luật nước ta chưa đủ chi tiết để thực thi có hiệu quả các yêu cầu của Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ và WTO, do đó cần tiếp tục hoàn thiện luật sở hữu trí tuệ của nước ta.

Thứ tư: Pháp luật Việt Nam về thực thi quyền sở hữu trí tuệ có những điểm bất lợi cho các doanh nghiệp đang trong bước khởi đầu vươn ra chiếm lĩnh thị trường nước ngoài bằng việc xuất khẩu hàng hoá, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ví dụ: Pháp luật quốc tế về thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong đó có Hiệp định TRIPS tại điều 51 quy định đình chỉ thông quan tại các cơ quan hải quan nêu rõ các nước thành viên phải ban hành một cách phù hợp các thủ tục cho phép chủ thể khi có căn cứ hợp lý để nghi ngờ rằng việc nhập khẩu các hàng hoá mang nhãn hiệu giả mạo hoặc vi phạm bản quyền có thể xảy ra được đệ đơn cho các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu đình chỉ thông quan hải quan để ngăn chặn hàng hoá đó lưu thông tự do. TRIPS chỉ quy định hai đối tượng là nhãn hiệu hàng hoá và bản quyền tác giả nếu bị vi phạm mới bị đình chỉ thông quan tại biên giới. Hơn nữa TRIPS cũng chỉ đình chỉ thông quan đối với hàng hoá nhập khẩu mà không hề nhắc đến hàng hoá xuất khẩu.

Trong khi đó tại Khoản 1 Điều 57 của Luật Hải quan Việt Nam quy định nguyên tắc tạm dừng làm thủ tục hải quan như sau: Chủ quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam có quyền đề nghị cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan với hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu mà mình


có căn cứ cho rằng có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 219 Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội thông qua 29/11/2005). Như vậy, pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ đã mở rộng thêm 9 đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: Sáng chế và giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, giống cây trồng mới, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ hàng hoá, tên thương mại, chống cạnh tranh không lành mạnh có thể là nguyên nhân của việc đình chỉ thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu. Những quy định vừa nêu không bị pháp luật quốc tế về thực thi quyền sở hữu trí tuệ ràng buộc.

Một trong những điều cơ bản của quyền sở hữu trí tuệ là dựa trên nguyên tắc lãnh thổ quốc gia, các nước có thể ban hành thực thi quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với điều kiện của mình và thực tế cho thấy hầu hết các quốc gia đều cố gắng bảo hộ sản xuất trong nước bằng cách tạo điều kiện tốt nhất cho việc xuất khẩu hàng hoá.

Ví dụ: Pháp luật Trung Quốc không quy định đình chỉ thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu nếu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bởi vậy các nước nhập khẩu hàng hoá của Trung Quốc (trong đó có Việt Nam) đã trở thành thị trường tiêu thụ hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đây có thể là chính sách bảo hộ của Trung Quốc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá xuất khẩu [31].

Để có thể khắc phục tình trạng bất cập về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ, phải tiến hành rà soát lại các quy phạm pháp luật sao cho chính xác, bảo đảm thực hiện nghiêm túc mọi quy định trong các đều ước mà Việt Nam đã tham gia.

Đối với các biện pháp dân sự cần đảm bảo nguyên tắc đền bù thoả đáng cho người có quyền bị xâm phạm coi việc đền bù thiệt hại là biện pháp trừng phạt người xâm phạm. Bên cạnh việc xét xử của toà án nên cho phép các bên lựa chọn trọng tài giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ. Phán quyết của trọng tài


cũng có giá trị như bản án của toà và có hiệu lực thi hành ngay. Đối với biện pháp hình sự cần xem xét khung hình phạt để phù hợp với tập quán quốc tế đồng thời tăng cường tính khả thi của quy phạm pháp luật.

Các thủ tục thực thi cũng cần đổi mới theo hướng đơn giản thuận lợi cho người sử dụng.

3.2. Sắp xếp lại và tăng cường năng lực của các cơ quan bảo đảm thực

thi

Ở Việt Nam hiện nay có nhiều cơ quan quản lý nhà nước cùng bảo đảm

thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhưng việc phân định thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước không rõ ràng đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ đã dẫn đến thiệt hại cho các doanh nghiệp. Ví dụ: Sự hoạt động không ăn khớp giữa Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Kế hoạch đầu tư đã dẫn đến tranh chấp giữa các doanh nghiệp về sở hữu trí tuệ. Trường hợp tranh chấp giữa tên thương mại “Việt Thy” và nhãn hiệu hàng hoá “Việt Thy” là một ví dụ điển hình gây tốn kém về kinh tế và ảnh hưởng đến uy tín thương mại của doanh nghiệp.

Nguyên nhân của trường hợp trên không xuất phát từ bản thân các doanh nghiệp là chủ thể tranh chấp mà lại bắt nguồn từ sự quy định không rõ ràng của pháp luật sở hữu trí tuệ. Trong việc xét nghiệm đánh giá tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá được quy định tại Mục F Khoản 1 Điều 6 Nghị định 63/1996 ND- CP nêu rõ: Nhãn hiệu hàng hoá không được trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ. Song ngược lại các quy định về đặt tên thương mại không hề quy định về việc đặt tên thưong mại sẽ không được bảo hộ nếu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ. Đây là một trong những trường hợp xung đột pháp lý mà nguyên nhân chính là do các nghị định đều do chính phủ ban hành nhưng lại do các bộ khác nhau biên soạn dự thảo [31].


Trong trường hợp này sự thua thiệt lại thuộc về các doanh nghiệp. Để khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng mà hoạt động thiếu hiệu quả như hiện nay cần thực hiện các giải pháp sau.

Thứ nhất: Cần xem xét để phân công lại chức năng quyền hạn của từng cơ quan theo hướng bố trí một cơ quan làm đầu mối đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi với nhau. Việc phối hợp chặt chẽ trong hệ thống các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ không chỉ thể hiện trong việc quán triệt một văn bản pháp luật, nhận định về một hành vi vi phạm mà quan trọng hơn nó thể hiện trong việc đồng tâm nhất trí để thực thi pháp luật, cùng nhau hợp lực vào công việc chung, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.

Thứ hai: Thành lập một cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí

tuệ.

Ở hầu hết các nước trên thế giới đều chỉ do một cơ quan quản lý nhà nước

về sở hữu trí tuệ với hai nhánh là sở hữu Công nghiệp và quyền tác giả. Trong khi ở Việt nam cơ quan quản lý về Sở hữu Công nghiệp là Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, còn cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả là Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin. Trong thời gian qua các chủ trương chính sách lớn của nhà nước có liên quan đến sở hữu trí tuệ đều được song song thể chế hoá bằng các văn bản pháp luật do hai bộ này chủ trì soạn thảo, trình tự ban hành hoặc thông qua trước khi thực hiện. Trong khi về lý thuyết và thực tiễn, hai nhánh này không khác nhau nhiều lắm. Sự việc này không chỉ gây tốn kém về thời gian, công sức tài chính mà còn dẫn đến việc giải quyết chồng chéo giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với các vi phạm về sở hữu trí tuệ, làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước giảm ý thức cũng như lòng tin của các tổ chức công dân về quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ cho các chủ sở hữu. Các tổ chức cá nhân ở nước ngoài mỗi khi có công việc liên quan đến quyền sở


hữu trí tuệ đều tỏ ra khó chịu trước những rắc rối, phức tạp của hệ thống quản lý hiện nay ở Việt Nam gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng như các quan hệ quốc tế khác của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Thứ ba: Tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả.

Quản lý tập thể là hình thức tập trung vào một chủ thể mới, chủ thể tập thể, đại diện quyền lợi cho cá nhân từng tác giả với tư cách tập thể, như vậy vị thế của các tác giả sẽ tăng lên có thể đảm bảo thực thi các quyền lợi hợp pháp của các tác giả là thành viên của tập thể đó trước các thành viên tập thể khác có địa vị về kinh tế lơn hơn, từng cá nhân tác giả nhiều lần. Đặc biệt là nghành Công nghiệp, Văn hoá giải trí.

Việc hình thành các tổ chức quản lý tập thể sẽ tạo ra những khả nặng thực thi các quyền tác giả hiệu quả hơn vì tổ chức quản lý tập thể có khả năng theo dõi tình hình sử dụng các tác phẩm hơn từng tác giả. Đặc biệt với sự liên kết giữa các tổ chức tập thể trên phạm vi toàn cầu thông qua CISAC hoặc BIEM quyền tác giả không chỉ có thể đựơc thực thi một cách hiệu quả trong nước mà còn có thể nhân được sự bảo hộ ở nhiều quốc giả trên thế giới.

Từ góc độ ngưòi sử dụng, đặc biệt là từ góc độ ngành công nghiệp văn hoá việc quản lý tập thể quyền tác giả cũng sẽ mang lại những lợi ích đáng kể. Sự tập trung vào một hoặc một số chủ thể nhất định tạo thuận lợi cho việc liên lạc, xin phép sử dụng tác phẩm từ phía những người sử dụng, mặt khác do các nguyên tắc tổ chức quản lý tập thể sẽ đồng nghĩa với chi phí bản quyền rõ ràng tạo thuận lợi cho các nhà sản xuất các sản phẩm văn hoá. Tại Canada thu nhập về bản quyền do riêng tổ chức quản lý tập thể SOCAN thu về năm 2000 là 151,5 triệu CAN & (xấp xỉ 104 triệu USD) còn tại Pháp con số đó của tổ chức tập thể quyền tác giả âm nhạc SACEM là 4,693 tỷ France (tương đương 670 triệu USD). Tại

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 25/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí