nguồn gốc từ Trung Quốc và tuôn ra sản phẩm giả nhãn hiệu Sony và hàng chục bộ linh kiện.Trước đó lực lượng quản lý thị trường cũng đã phát hiện tại số C2 - 42 Chu Văn An (Quận Bình Thạnh) tổ chức lắp ráp nhiều hàng điện máy giả các nhãn hiệu nổi tiếng như đầu VCD giả nhãn hiệu Samsung, LG, máy lạnh giả nhãn hiệu Toshiba, National… những nhà kinh doanh điện máy có kinh nghiệm khuyến cáo người tiêu dùng cần cảnh giác trước mặt hàng điện gia dụng như máy xay sinh tố, nồi cơm điện, bàn là… trên thị trường mang những nhãn hiệu nổi tiếng nhưng được bày bán với giá “rẻ bất ngờ” vì hầu hết đều là hàng Trung Quốc [46].
Tiếp theo là hành vi vi phạm: Gắn dấu hiệu lên hàng hoá đã được bảo hộ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Điều này dẫn đến các tranh chấp và khiếu kiện kéo dài của các doanh nghịêp. Theo số liệu của Cục Sở hữu trí tuệ thì việc khiếu nại về việc cấp văn bằng bảo hộ về sở hữu công nghiệp diễn ra từ năm 1997 đến nay như sau:
Bảng 9: Khiếu nại về việc cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | |
SC & GPHI | 2 | 1 | 4 | 2 | |||||
KDCN | 5 | 21 | 9 | 4 | 7 | 68 | 46 | 32 | |
NHH H | 257 | 372 | 306 | 327 | 341 | 546 | 376 | 395 | |
Tổng | 264 | 393 | 315 | 332 | 348 | 632 | 426 | 429 | 774 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Đăng Ký Quyền Sở Hữu Trí Tụệ Ở Việt Nam Trong Thời Gian Qua
- Bảng Đăng Ký Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp
- Tình Trạng Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Ở Việt Nam
- Thực Trạng Hoạt Động Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ
- Nguyên Nhân Của Tình Trạng Vi Phạm Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Ở Nước Ta
- Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Về Sở Hữu Trí Tuệ
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Nguồn : Cục Sở hữu trí tuệ.
Qua bảng 8 và bảng 9 ta thấy các vụ khiếu nại về việc cấp văn bằng bảo hộ và các vụ khiếu nại về việc vi phạm quyền sở hữu công nghiệp không nghừng tăng lên.
Ví dụ: Hãng võng xếp Duy Lợi độc quyền sáng chế: độc quyền sở hữu công nghiệp nhưng đã có nhiều hãng trong và ngoài nước vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của hãng này. Năm 2004 võng xếp Duy Lợi đã thắng kiện tại Nhật và Mỹ. Nhưng ở trong nước hiện nay đã có 18 hãng nhái nhãn mác của hãng này
đặc biệt là Công ty Trường Thọ Thành phố Hồ Chí Minh.
Một số nhà sản xuất có hành vi gây nhầm lẫn về tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý. Một số chỉ dẫn địa lý đã nổi tiếng trên toàn thế giới như “made in USA”, made in EU, made in Japan thường được các nhà sản xuất Việt Nam sử dụng để gắn vào sản phẩm của mình [71]. Đánh vào tâm lý “thích đồ ngoại” của người tiêu dùng, rất nhiều loại hàng gia dụng như hàng may mặc,hàng điện tử, máy điện thoại ở Việt Nam nhưng lại được gắn chỉ dẫn sản phẩm tại Hoa Kỳ, Nhật Bản hay EU. Các hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiêp đối với tên xuất xứ hàng hoá ở trong nước cũng xuất hiện. Việt Nam tên gọi xuất xứ “Gạo tám thơm Hải Hậu” được in lên bao bì nhiều loại gạo không có xuất xứ từ Hải Hậu.
- Đối với các hàng hoá xuất khẩu:
Các doanh nghiệp Việt Nam thường có thói quen sản xuất hàng hoá và chiếm lĩnh thị trường trước rồi mới đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá… nờn dễ bị mất quyền sở hữu cụng nghiệp khi sản phẩm đó cú chỗ đứng trờn thị trường. Trờn thực tế điều này đó diễn ra khụng chỉ đối với thị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài. Theo khuyến cỏo đối với những hàng hoỏ xuất khẩu ra nước ngoài, doanh nghiệp nờn đăng ký nhón hiệu tại nước nhập khẩu để được bảo hộ quyền khi hàng hoỏ
lưu thông trên thị trường. Doanh nghiệp không nên đăng ký nhãn hiệu một cách tràn lan mà phải xác định xem đơn vị mình có khả năng xuất khẩu hàng hoá sang quốc gia đó không, sản phẩm xuất khẩu gồm những chủng loại nào, tuyệt đối không đăng ký theo trào lưu vì như thế sẽ tốn kém và không hiệu quả. Trường hợp đăng ký nhưng không sử dụng, hiệu lực của văn bằng có thể bị huỷ bỏ. Pháp luật của mỗi quốc gia khác nhau nên thủ tục đăng ký tại mỗi quốc gia cũng khác nhau, chẳng hạn ở Mỹ cơ sở được cấp văn bằng là việc sử dụng thực tế tại Mỹ. Chính vì vậy, khi đăng ký nhãn hiệu vào quốc gia nào, doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ pháp luật của quốc gia đó để việc nộp đơn đăng ký có hiệu quả [8].
Ông Trần Việt Hùng - Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho biết: Do việc chậm chân nên Việt Nam đã mất nhãn hiệu hàng hoá tại một số nước như: Bánh phồng tôm An Giang tại Pháp và một số nước Châu Âu, kẹo dừa Bến Tre tại Trung Quốc, thuốc lá Vinataba tại Indonesia và một số nước Châu Á, Cà phê Trung Nguyên và Petro Việt Nam tại Hoa Kỳ. Những chỉ dẫn địa lý mang nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá Việt Nam cũng bị nước ngoài vi phạm như “Nước mắm Phú Quốc”, “Chè Shan Tuyết Mộc Châu” của Việt Nam đã bị nước ngoài vi phạm. Mới đây “Nước mắm Phú Quốc” và “Chè Shan Tuyết Mộc Châu” đã trở thành những sản phẩm đầu tiên mang nguồn gốc Việt Nam và tên gọi xuất xứ hàng hoá của chúng được công nhận trên phạm vi quốc tế [54].
Việc bị đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ đã ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam ra nước ngoài. Tại cuộc hội thảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, ông Steve Parke - giám đốc dự án Star Việt Nam - xây dựng luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam cho rằng: khi chuẩn bị gia nhập WTO Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho cả sản phẩm nước ngoài đăng ký tại Việt Nam một cách công bằng. Đó cũng là cơ hội để hàng hoá Việt Nam dễ thâm nhập vào thị trường thế giới. Thực tế cho thấy,
sau 2 năm khi ký hiệp định thương mại Việt - Mỹ, giá trị xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng 40%/năm, từ 1 tỷ USD năm 2001 lên 4,5 tỷ USD vào năm 2003 và dự kiến tỷ lệ này năm 2004 tăng thêm 20% [9].
Đối với những hàng hoá nhập khẩu: Những sản phẩm hàng giả, hàng nhái vi phạm quyền sở hữu công nghiệp tràn vào nước ta từ mọi ngả đường, không chỉ có tư thương mà cả nhiều loại hình doanh nghiệp, thậm chí cả doanh nghiệp nhà nước cũng tham gia nhập khẩu, buôn bán hàng giả.
Trong khoảng 5 năm trở lại đây chúng ta thấy trên thị trường Việt Nam tràn ngập các loại xe máy nhái xe của Honda được các doanh ngiệp lắp ráp từ những linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của công ty Honda tại Việt Nam rất đa dạng. Bắt đầu từ việc nhái các chi tiết, phụ tùng thay thế mang các nhãn hiệu nổi tiếng của công ty Honda như HONDA, logo hình cánh chim, làm giả các nhãn mác, đề can mang nhãn hiệu HONDA, DREAM, WAVE, FUTURE… dẫn đến làm nhái gần như toàn bộ cả chiếc xe “FUTURE” được bảo hộ cho công ty Honda Nhật Bản theo bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 5752 hoặc xe “WAVE” bảo hộ theo bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 4306… với số lượng và quy mô ngày càng lớn. Táo tợn hơn, lợi dụng sự kém hiểu biết của một bộ phận người tiêu dùng, có nhiều đối tượng đã lắp ráp và đưa ra thị trường các loại xe máy giả xe của công ty Honda như Wave, Spacy… [76].
Tựu trung lại các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của công ty Honda đang được bảo hộ tại Việt Nam phổ biến dưới các dạng: Mang nhãn mác hoàn toàn trùng hợp hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đang được bảo hộ của công ty Honda. Có kiểu dáng giống hệt hoặc không khác biệt cơ
bản với kiểu dáng xe máy đang được bảo hộ của công ty Honda. Có các đặc điểm kỹ thuật đồng nhất hoặc là tương đương.
2.2.2. Tình trạng xâm phạm quyền tác giả và các quyền liên quan
Trong những năm qua tình trạng vi phạm bản quyền tác giả diễn ra tràn lan làm thui chột tài năng sáng tạo của các tác giả. “Theo liên minh phần mềm thương mại (BSA) Việt Nam đứng đầu thế giới với 94% vi phạm bản quyền phần mềm, 99% vi phạm bản quyền tác giả, còn sao chép các tác phẩm âm nhạc là 100%” [77].
Điển hình trong lĩnh vực âm nhạc là vụ nhạc sỹ Trần Tiến kiện Sài Gòn video vì đã sử dụng 10 ca khúc của ông mà không xin phép, không trả thù lao, thậm chí còn tự ý sửa chữa, cắt sửa, đổi lời ca khúc và in trang bìa có cô gái ăn mặc hở hang làm ảnh hưởng tới nội dung ca khúc “Tạm biệt chim én”. Tiếp theo là vụ nhạc sỹ Lê Vinh kiện Nhà xuất bản Âm nhạc Việt Nam (DIHAVINA) và hãng phim Trẻ xung quanh ca khúc “Hà Nội và tôi”; ca khúc “Hà Nội và tôi” được tác giả Lê Vinh công bố ngày 10/10/1994 và đăng ký tại cục bản quyền tác giả năm 1996. DIHAVINA và Hãng phim Trẻ sản xuất chương trình ca nhạc “Hà Nội mùa vắng những cơn mưa”, có 10 bài hát trong đó có bài “Hà Nội và tôi” của nhạc sỹ Lê Vinh nhưng không xin phép và cũng không trả thù lao cho tác giả. Ca sỹ Trung Đức trình bày sai một số nốt nhạc của ca khúc và lời đề tên nhạc sỹ Lê Vinh, thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường. Vụ kiện đã kéo dài tới 4 năm liền qua 2 lần xét sử sơ thẩm 2 lần xét sử phúc thẩm kết cục và phải lên tới toà án nhân dân tối cao để đưa ra phán quyết cuối cùng.
Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật việc sử dụng tác phẩm của người khác mà không xin phép diễn ra rất phổ biến.
Tháng 1/2001 ông Văn Bảo đã khiếu nại Nhà Văn hoá dân tộc sử dụng các bức ảnh mà ông là tác giả in nhưng không ghi tên tác giả và không trả tiền nhuận
bút. Tháng 7/2001 ông Văn Quý, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam khiếu nại Nhà xuất bản Văn học vi phạm quyền tác giả khi xuất bản cuốn “Vợ chồng trời đất” của ông. Gần đây nhất là năm 2005 ông Nguyễn Trọng Bảo ở Sóc Sơn - Hà Nội đã khiếu nại nhà xuất bản Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội xuất bản tập thơ “Cỏ mật” đã sửa chữa ý thơ của ông Bảo mà không xin phép ông. Ông Nguyễn Đức Dụ hội viên Hội mỹ thuật Việt Nam đã khiếu nại hãng phim truyện Việt Nam khi hãng phim này sử dụng 44 bức phác thảo của ông để dựng cảnh phim “Giải phóng Sài Gòn” mà không đề tên tác giả trên phim này… Tình trạng không chỉ xảy ra trong lĩnh vực văn học nghệ thuật mà cả ở lĩnh vực khoa học công nghệ. Tác phẩm dự thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc cũng bị tố cáo là “Sản phẩm trí tuệ” của người khác. Đó là tác phẩm “Giải pháp lò đốt chất thải y tế loại nhỏ 2 - 5 kg/giờ”. Một tiến sỹ - ông Lê Thượng Mãn lại có thể phát biểu rằng người mua hoặc thuê người khác chế tạo và cung cấp công nghệ có quyền đem tác phẩm dự thi với tên mình là tác giả mà không vi phạm
Trong lĩnh vực điện ảnh Video cũng diễn ra tình trạng sao chép băng ghi âm ghi hình tràn lan.
Năm 2004, công ty Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành thanh tra 3000 đại lý, cửa hàng bán và cho thuê băng đĩa trực thuộc công ty. Nhưng trên thực tế công ty chỉ đứng danh nghĩa độc quyền cung cấp còn các cửa hàng đều kinh doanh băng đĩa lậu: Có cửa hàng kinh doanh từ 80 - 85% băng đĩa lậu, có cửa hàng có tới 99% là đĩa lậu. Hiện tượng trên không những xâm phạm quyền tác giả mà còn xâm phạm cả quyền của người biểu diễn, tổ chức sản xuất ghi âm và gây nhiều khó khăn cho việc quản lý. Hơn nữa những đĩa nhập lậu từ nhiều nguồn vào nước ta với giá “rẻ bất ngờ”, bán băng đĩa lậu đã trở thành phương tiện sinh sống của 1 bộ phận dân cư. Như vậy các sản phẩm nhập lậu đã giết chết hàng sản xuất trong nước. Những cá nhân, cửa hàng bán băng đĩa nhập lậu một
cách công khai đã giúp bọn ăn cắp bản quyền của nước ngoài tiêu thụ sản phẩm. Một chuyên gia về sở hữu trí tuệ của WIPO khi sang thực tế ở thị trường Việt Nam đã cảnh báo “ở Singapore, Hồng Kông và 1 vài nước trong khu vực đã tích cực ngăn chặn việc nhập băng đĩa lậu, nếu Việt Nam không kịp thời có biện pháp ngăn chặn thì sẽ trở thành địa điểm cho bọn ăn cắp bản quyền nước ngoài đưa hàng giả vào đây để tiêu thụ” [71]. Tệ hại hơn trong nhiều đĩa hải ngoại nhập lậu có những bài hát chống phá Cách mạng Việt Nam, trong khi nhà nước ta không cho phép lưu hành mà vẫn ngang nhiên được bầy bán công khai.
Hiện tượng sử dụng tác phẩm của người khác để biểu diễn, thu thanh mà không xin phép tác giả cũng đang diễn ra rất phổ biến trên thị trường âm nhạc nước ta. Các ca sỹ, các nhà sản xuất chương trình sử dụng các ca khúc của các nhạc sỹ mà không xin phép hoặc không thông qua hợp đồng sử dụng tác phẩm và vi phạm quyền nhân thân cũng như quyền tài sản của các tác giả. Chẳng hạn như hãng Hàng không Việt Nam sử dụng các tác phẩm âm nhạc trên các chuyến bay mà không trả tiền bản quyền cho các tác giả và các nhà sản xuất chương trình.
Hiện tượng mất bản quyền điện ảnh ngày càng phổ biến. Theo các nhà chuyên môn trong lĩnh vực điện ảnh, tỷ lệ vi phạm bản quyền là 97%. Một bộ phim vừa được trình chiếu ở rạp thì ngay ngày hôm sau đã được bày bán hoặc cho thuê ở hầu hết các cửa hàng băng đĩa. Việc vi phạm bản quyền điện ảnh là một trong những nguyên nhân làm cho các nhà sản xuất phim bị lỗ vốn. Công ty phát triển điện ảnh và nghe nhìn thành phố Hồ Chí Minh (công ty AVMOSCO) đã kiện ông Lê Quang Tạo in sao lậu phim truyện “Vị đắng tình yêu” do công ty AVMOSCO giữ bản quyền và thu lời 26 triệu đồng. Ông Lê Quang Tạo đã phải bồi thường cho công ty 78 triệu đồng gấp 3 lần mức độ vi phạm [78].
Đa số các đài truyền hình đã mua bản quyền phim của nước ngoài để trình chiếu. Nhưng vẫn có một số đài truyền hình đã vi phạm bản quyền gây bất bình cho các nhà sản xuất phim và các tác giả phim nước ngoài. Ngày 31/12/2003 bà Jessica và ông L.Adleins Samuell Watson III - sứ quán Hoa Kỳ đã khiếu nại Hãng Truyền hình cáp Việt Nam (VCTV) phát sóng không có giấy phép bản quyền phim “Thành trì cuối cùng”(The last castle). Ngày 6/11/2002 Đại Sứ Quán Mỹ tại Hà Nội đã khiếu nại Đài truyền hình Đồng Nai phát sóng phim “Phi đội gà bay”, “Người nhện”và “Nguyễn Tư Đường” mà không có giấy phép bản quyền phim… [16].
Đối với các phim mà người ta thường gọi là phim ngoài luồng, được nhập lậu vào nước ta từ mọi ngả đường, nếu có bị các cơ quan chức năng phát hiện thì họ thường chỉ phạt và cho tồn tại. Cho nên các chủ cửa hàng nộp phạt đầy đủ rồi lại mang phim về. Bởi thế loại phim này càng ngày càng tràn ngập trên thị trường trong nước mà không kiểm soát nổi.
Cũng có cả những rắc rối về bản quyền tác giả giữa tác giả kịch bản và đạo diễn, nhà biên kịch . Điển hình là vụ ông Nguyễn Kim Ánh, tác giả kịch bản “Hôn nhân không có giá thú” khiếu nại đạo diễn Phạm Lộc thay đổi một số chi tiết trong nội dung phim mà không xin phép tác giả. Vụ kiện kéo dài 4 năm liền. Vụ tranh chấp quyền tác giả kịch bản “Tướng cướp Bạch Hải Đường”, vụ tranh quyền đồng tác giả phim “X30 phá lưới” giữa ông Nguyễn Như Thiện và Đặng Thanh. Ông Nguyễn Tất Bình - Giám đốc Hãng phim truyện 1 cho rằng văn hoá ứng xử là quan trọng nhất trong sáng tạo nghệ thuật. Bởi điện ảnh là tác phẩm tổng hoà của nhiều môn nghệ thuật, các nhà làm phim ứng xử có văn hoá với nhau thì các vụ tranh chấp quyền tác giả sẽ không xảy ra.