Đẩy Mạnh Việc Tuyên Truyền, Giáo Dục Pháp Luật Về Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ


Cộng hoà liên bang Đức riêng tổ chức tập thể quyền về âm nhạc GERMANY 2000 đã thu về 801 triệu EURO (~ 1 tỷ USD). Bên cạnh hệ quả khuyến khích sáng tạo nghệ thuật mà những thu nhập đó mang lại cho các tác giả thành viên các tổ chức quản lý tập thể đều có các hỗ trợ ngân sách cho một số quỹ văn hoá, nghệ thuật cho các lĩnh vực liên quan chi phí cho quỹ phúc lợi của SOCAN hàng năm là 3% thu nhập. Những hoạt động như vậy không chỉ có tác dụng hỗ trợ phát triển văn hóa mà còn ảnh hưởng tuyên truyền thúc đẩy ý thức bảo vệ quyền tác giả trong xã hội.

Quản lý tập thể quyền tác giả sẽ đồng nghĩa với việc giảm nhẹ gánh nặng về quản lý hành chính cho các cơ quan nhà nước liên quan khi tổ chức quản lý tập thể là một tổ chức dân sự do chính các tác giả (hoặc những người nắm quyền tác giả hợp pháp khác, lập ra và điều hành). Với bộ máy tổ chức chuyên nghiệp, với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp nhu cầu để các cơ quan hành chính can thiệp vào việc giải quyết các vụ việc vi phạm sẽ giảm thiểu. Mặt khác sức ép ban hành các văn bản mới về mức phí bản quyền sẽ không còn bởi mức phí đó sẽ do tổ chức quản lý tập thể, tuỳ từng trường hợp có thể cùng các tổ chức chuyên ngành văn hoá thiết lập cho từng thời điểm.Việc quy định mức phí như vậy sẽ khách quan và sát thực hơn là những quy định mang tính cứng nhắc của các văn bản pháp luật. Khi đó cơ quan quản lý nhà nước sẽ lui về làm đúng chức năng quản lý nhà nước của mìnhlà kiểm tra và điều chỉnh hoạt động của tổ chức quản lý tập thể sao cho phù hợp với quy định của pháp luật .

Trên thế giới tổ chức tập thể quyền tác giả đã trở thành một hình thức thực thi quyền tác giả hữu hiệu ở hầu hết các quốc gia có hệ thống pháp luật bảo hộ quyền tác giả. Hiện nay trên thế giới đang có hàng trăm tổ chức quản lý tập thể quốc gia và hàng chục tổ chức quản lý tập thể quốc tế hoạt động trong đó hầu hết các nước đều có tổ chức quản lý tập thể. Riêng trong lĩnh vực biểu diễn âm nhạc


trên thế giới có hơn 170 tổ chức quản lý tập thể hoạt động. Tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả thường được thành lập dưới dạng tổ chức dân sự ở các nước phát triển trong khi một số nước đang phát triển lại lựa chọn hình thức hành chính cho tổ chức này. Khả năng hoạt động của hai hình thức là như nhau nhưng kinh nghiệm thực tế cho thấy hình thức tổ chức dân sự hiệu quả hơn.

Theo kinh nghiệm quốc tế tổ chức quản lý tập thể cần phải là một tổ chức độc lập được thành lập và hoạt động trên cơ sở ý chí tự nguyện của các tác giả và chủ thể quyền tác giả khác. Nhiệm vụ chính của tổ chức quản lý tập thể là việc thực thi quyền tác giả cho các thành viên. Để thực hiện được nhiệm vụ đó tổ chức quản lý tập thể nhận quyền đại diện cho các thành viên để phân phát quyền sử dụng tác phẩm và thu về các lợi ích từ việc sử dụng ấn phẩm. Tuy nhiên với vị thế là một đầu mối thậm chí có thể là độc quyền về phân phát quyền sử dụng các tác phẩm văn hoá cũng như chủ thu và phân chia phí quyền tác giả, hoạt động tổ chức quyền tác giả cũng có thể phát sinh những vướng mắc nhất định không chỉ cho những người sử dụng tác phẩm mà cũng có thể đối với các chủ thể quyền tác giả nữa. Vì vậy cần phải có một số cơ chế quản lý nhà nước phù hợp để kiểm tra và trong trường hợp cần thiết hoạt động của tổ chức quản lý tập thể.

Ở Việt Nam việc thành lập tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả đã được nói đến từ lâu nhưng vẫn chưa đựoc thực hiện vì có sự nhầm lẫn giữa tổ chức quản lý tập thể và các hình thức hội, hiệp hộiTổ chức quản lý tập thể có những khác biệt căn bản so với các hình thức tổ chức khác, khác biệt quan trọng nhất là các hội khác không quản lý quyền tác giả, hoạt động chủ yếu mang tính chất nghề nghiệp chuyên môn có thể sử dụng ngân sách nhà nước, có thể thực hiện hoạt động sinh lời. Còn tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả là pháp nhân thay mặt cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quản lý tài sản trí tuệ của họ, hoạt động theo nguyên tắc phi lợi nhuận, tự đảm bảo thu chi. Về vị trí pháp lý tổ chức


quản lý tập thể có thể được thành lập theo luật khác nhau, được điều chỉnh bởi pháp luật chung, pháp luật quyền tác giả, bởi điều lệ và quy chế của tổ chức dựa trên sự tự nguyện tham gia của các thành viên. Về hình thức tổ chức phổ biến hiện nay là phi chính phủ, phi lợi nhuận, trách nhiệm hữu hạn. Về tài chính tổ chức quản lý tập thể hoạt động theo nguyên tắc đảm bảo chi phí bằng khoản trích từ thu nhập không dựa vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên một số năm đầu tổ chức quản lý tập thể cần được sự hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức quản lý tập thể quốc tế. Với các nước đang phát triển như Việt Nam sự giúp đỡ và hợp tác quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng, các tổ chức quản ký tập thể hoạt động độc lập với nhau về nhiều mặt khác. Tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả phục vụ trước hết cho lợi ích của các tác giả nhưng người sử dụng cũng được hưởng những lợi nhuận do tổ chức tập thể quyền tác giả mang lại thông qua việc tiếp cận đến tác phẩm được đơn giản hơn và rẻ hơn, do chi phí để thương lượng và phân phối nhuận bút, thù lao giảm đi so với trường hợp thực hiện đơn lẻ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Việc áp dụng phương thức quản lý tập thể quyền tác giả đã và đang đóng vai trò giải pháp duy nhất có hiệu quả trên thế giới để giải quyết khó khăn về khai thác, sử dụng quyền trong các trường hợp mà quản lý cá thể có thể không thực hiện được và không có ý nghĩa thực tế. Do vậy áp dụng phương pháp quản lý tập thể quyền tác giả là sự lựa chọn để phục vụ trực tiếp cho chính sách vĩ mô của nhà nước trong lĩnh vực quyền tác giả, là khuyến khích sáng tạo trong nuớc và bảo đảm điều kiện cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Việc xây dựng hệ thống quản lý tập thể quyền tác giả là nhu cầu bức xúc của thực tế cuộc sống hiện nay trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, góp phần tạo ra môi trường lành mạnh cho hoạt động khai thác sử dụng tác phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cho các tác giả các chủ sở hữu quyền tác giả ,và cả những người sử dụng tác phẩm. Từ đó hình thành thói quen ý thức tuân thủ pháp luật quyền

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam - 12


tác giả nói riêng và ý thức pháp luật nói chung. Về phía các tác giả ý thức về quyền lợi và đòi hỏi về thiết lập cơ chế thích hợp để khai thác tối đa giá trị của tác phầm đã hình thành và ngày càng mạnh hơn. Họ mong muốn và đòi hỏi được sống bằng chính lao đông sáng tạo của mình, được bảo đảm công bằng xã hội trong việc khai thác và sử dụng thành quả sáng tạo của họ. Bên cạnh đó ý thức tuân thủ pháp luật quyền tác giả của những người sử dụng tác phẩm cũng ngày càng được nâng cao, họ mong muốn được tạo điều kiện sử dụng tác phẩm một cách hợp pháp, thuận tiện với chi phí hợp lý. Xét cho đến cùng đòi hỏi của các tác giả, các chủ sở hữu quyền tác giả và những người sử dụng cũng là đòi hỏi của công chúng phù hợp với mục tiêu của các chính sách kinh tế, văn hoá, vì kết quả của hoạt động quản lý tập thể quyền tác giả góp phần tạo ra nhiều sản phẩm hơn, chất lượng cao hơn, giá rẻ hơn, đáp ứng tốt yêu cầu tiếp cận tác phẩm của công chúng.

Việc xây dựng hệ thống quản lý tập thể quyền tác giả là việc làm rất phù hợp với chủ trương của Nhà nước Việt Nam về xã hội hoá các hoạt động văn hoá nghệ thuật, động viên được sự tham gia chủ động tích cực của các giới liên quan vào công việc có phạm vi rộng, có tính thường xuyên cụ thể mà họ có thể thực hiện một cách hiệu quả.


Thứ tư: Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên về sở hữu trí tuệ.

Việc đào tạo này được thực hiện cả ở trong nước lẫn nước ngoài đối với toàn bộ cán bộ trong hệ thống thực thi quyền sở hữu trí tuệ từ chính phủ đến các bộ, các cục Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các sở ban thanh tra, cho đến các cơ quan tư pháp từ Trung ương đến địa phương. Đội ngũ này trước hết phải được đào tạo chuyên sâu về pháp luật quyền sở hữu trí tuệ thông qua các lớp đào tạo chính quy, tại chức, các cuộc tập huấn chuyên môn, các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế. Bởi nếu không có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này các cán bộ thực thi quyền sở hữu trí tuệ không thể làm tốt công việc của mình. Bên cạnh việc bồi dưỡng về chuyên môn việc đào tạo về ngoại ngữ và qua ngoại ngữ đào tạo pháp luật quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ rất quan trọng và rất cần thiết bởi nhiều nước trên thế giới đi trước Việt Nam rất xa và có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Việc học hỏi các nước đi trước trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ sẽ dễ dàng hơn đối với các cán bộ của Việt Nam nếu giỏi ngoại ngữ.

Trong quá trình đào tạo đội ngũ cán bộ thực thi quyền sở hữu trí tuệ phải đặc biệt chú trọng đội ngũ cán bộ ở các cơ quan giám định về hành vi vi phạm xử lý vi phạm hành chính, đội ngũ thẩm phán toà án xét xử về các vụ án liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Mục tiêu phấn đấu từ nay đên 2010 có đội ngũ thẩm phán xét xử chuyên nghiệp về sở hữu trí tuệ có trình độ chuyên môn cao. Đội ngũ thẩm phán này có thể được chọn lọc từ các cử nhân luật có đủ năng lực phẩm chất được đào tạo một cách có hệ thống.

Thứ năm: Tạo phương tiện vật chất đủ sức đáp ứng yêu cầu mới.

Đây là điều kiện hết sức quan trọng bởi có con người được đào tạo cơ bản chưa đủ. Nhà nước cần phải đầu tư về cơ sở vật chất để cán bộ thực thi quyền sở hữu trí tuệ hoàn thành tốt công việc của mình. Sự đầu tư trước hết về địa điểm


làm việc; Chẳng hạn Cục bản quyền tác giả hiện nay đang đặt tại một địa điểm hoàn toàn không thuận tiện cho việc giao dịch hàng ngày về quyền tác giả. Các tác giả đến đăng ký cho việc bảo hộ tác phẩm của mình hẳn sẽ không tin tưởng lắm về sự bảo hộ này từ phía nhà nước khi thấy trụ sở của Cục nằm sâu khuất nẻo, trong một toà nhà nhỏ tiêu điều, nhếch nhác. Bởi vậy cần phải chuyển Cục tới một địa điểm mới, thuận tiện về đi lại và giao dịch hơn, bề thế hơn thể hiện đúng là cơ quan bảo hộ quyền tác giả. Sau đó cần đầu tư trang thiết bị hiện đại cho các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ bởi các thủ đoạn làm hàng giả, hàng nhái, băng đĩa lậu, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ rất tinh vi, các phương tiện kỹ thuật hiện đại sẽ giúp cho các cán bộ thực thi quyền sở hữu trí tuệ phát hiện nhanh chóng, chính xác, có cách xử lý đúng đắn và nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

3.3. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, lợi ích của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hợp pháp, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh góp phần thu hút đầu tư, tăng cường đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái và các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì vấn đề lâu dài và có ý nghĩa tích cực nhất là tăng cường nhận thức xã hội, nhận thức của quần chúng nhân dân nói chung trong việc nâng cao ý thức pháp luật biết tôn trọng và hiểu rõ ý nghĩa của quyền sở hữu trí tuệ. Phát hiện kịp thời các trường hợp hàng giả, hàng nhái, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khác. Tố giác với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn xử lý, không tiếp tay, chấp nhận và thờ ơ trước nạn hàng giả, hàng nhái, đạo văn , đạo nhạc, in sách lậu, xuất bản trái phép, in sao băng đĩa lậu, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.


Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tràn lan đó là sự nhận thức hạn chế, không đầy đủ về pháp luật sở hữu trí tuệ và vai trò, vị trí của sở hữu trí tuệ đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội. Do vậy, yêu cầu tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật về sở hữu trí tuệ cho quần chúng nhân dân là một việc làm cấp bách và mang tính bền vững. Tuy nhiên để việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả yêu cầu cấp thiết là phải phân chia đối tượng và chọn hình thức giáo dục, tuyên truyền thích hợp cho từng đối tượng. Cần phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, các nội dung cần truyền đạt hiệu quả, thói quen, hành vi ứng xử.

Nhóm đối tượng là các doanh nghiệp, các chủ thể sản xuất, kinh doanh, các đối tượng là chủ quyền sở hữu trí tuệ.

Cần có các lớp bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn về kiến thức pháp luật, các thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ, kỹ năng khai thác và sử dụng quyền sở hữu trí tuệ, các quy định về chuyển giao công nghệ, hợp đồng và mua bán công nghệ, hợp đồng li xăngChiến lược xây dựng thương hiệu, công nghệ sản xuất mới và các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ khác. Khi có kiến thức các chủ thể kinh doanh sẽ tự biết bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và qua đó biết tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp. Mặt khác cũng cần giáo dục các doanh nghiệp, các chủ thể sản xuất kinh doanh khác trên thị trường, về hậu quả pháp lý của việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, để họ biết cách phòng ngừa, khiếu kiện và tố giác các hành vi vi phạm đồng thời răn đe họ không vì mục tiêu lợi nhuận mà tiếp tay cho các hành vi làm hàng nhái, hàng giả, tiêu thụ che giấu hàng giả, hàng nhái, hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong quá trình kinh doanh.

Đối với pháp luật quyền tác giả công tác tuyên truyền phải nhằm vào ba đối tượng chủ yếu là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và người sử dụng tác


phẩm làm cho mỗi đối tượng hiểu rõ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cái gì được làm và cái gì không được làm có như vậy mới hạn chế được các hành vi vi phạm.

Thực tế trong thời gian qua cho thấy người có quyền không biết mình có quyền, người có nghĩa vụ không rõ mình phải có nghĩa vụ từ đó dẫn đến tình trạng vô tình vi phạm quyền tác giả, còn người bị vi phạm thì không hề hay biết gì.

Ở nước ta hiện nay việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về sở hữu trí tuệ chủ yếu được thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng, đã có một số báo, đài phát thanh, truyền hình mở chuyên mục phổ biến nhưng mới chỉ dừng lại ở kiến thức pháp luật nói chung chứ ít khi dành cho pháp luật sở hữu trí tuệ. Hiện nay các hiệp hội nghề nghiệp như Hiệp hội Văn hoá Nghệ thuật, Hiệp hội doanh nghiệp đã có tờ báo riêng của mình, nên chăng trên các tờ báo này phải có chuyên mục pháp luật về sở hữu trí tuệ liên quan đến các hiệp hội đó, có như vậy thì bạn đọc với tư cách là tác giả, các chủ sở hữu tài sản trí tuệ, người sử dụng các sản phẩm trí tuệ mới được cung cấp kiến thức pháp luật liên quan đến bản thân mình.

- Nhóm đối tượng là người tiêu dùng.

Bằng phương tiện thông tin đại chúng, nhiều phương thức tuyên truyền khác nhau để cung cấp cho người tiêu dùng những hiểu biết cần thiết về quyền sở hữu trí tuệ, cảnh báo các tác hại về tiêu dùng đối với các hàng hoá làm nhái, làm giả, hay các hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; cách thức phân biệt hàng thật, hàng giả, kỹ năng phát hiện và tố giác các hành vi vi phạm, kiên quyết tẩy chay hàng giả, có ý thức trong việc lựa chọn sản phẩm phục vụ mục đích tiêu dùng đích thực, không thờ ơ, dửng dưng hay thừa nhận, chấp nhận sự tồn tại của

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 25/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí