Tình Trạng Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Ở Việt Nam


Bởi vậy thời kỳ trước năm 1986 việc xác lập và bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật gần như là “một miền đất trống”. Các tác giả - chủ sở hữu của các tác phẩm văn học nghệ thuật chỉ được hưởng tiền nhuận bút cơ bản một lần đầu còn việc phát hành một cách rộng rãi, và việc trình diễn các tác phẩm văn học nghệ thuật đều mang tính chất phục vụ công chúng, các chủ thể sáng tạo được hưởng lợi ích kinh tế từ sản phẩm của mình không đáng kể.

Từ 1986 đến nay khi các quy định về quyền tác giả đã được xây dựng và hoàn thiện thì quyền tác giả không chỉ đơn thuần là nhuận bút mà nó bao gồm đầy đủ những quyền về tinh thần và về vật chất khác cho tác giả - chủ sở hữu tác phẩm.

Ngoài việc bảo hộ cho tác giả, pháp luật còn mở rộng việc bảo hộ tới người biểu diễn, các nhà sản xuất băng đĩa, âm thanh, băng đĩa hình, tổ chức phát thanh, truyền hình… gọi là các quyền liên quan. Từ đó đến nay các quy phạm pháp luật về quyền tác giả đã đóng góp vai trò tích cực thúc đẩy hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật và khoa học, khuyến khích, động viên phong trào nghiên cứu, sáng tạo ra các giá trị Văn học nghệ thuật và Khoa học.

Quyền tác giả được bảo hộ theo nguyên tắc bảo hộ tự động, không phải trải qua bất kỳ một thủ tục hay điều kiện về hành chính hay tư pháp khác.

Nguyên tắc bảo hộ tự động được quy định tại khoản 2 điều5 công ước Berne và điều 754 Bộ luật dân sự về thời điểm phát sinh quyền tác giả. Nội dung nguyên tắc này chính là quyền tác giả sẽ được phát sinh và bảo hộ ngay tại thời điểm, sự sáng tạo trí tuệ của các tác giả được biểu hiện dưới hình thức vật chất nhất định và pháp luật bảo vệ quyền tác giả đối với mọi sản phẩm của trí tuệ mà không phân biệt thể loại, hình thức thể hiện cũng như giá trị của sáng


tạo. Đặc điểm này cho phép phân biệt giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp phải trải qua một thủ tục hành chính để đựơc cấp văn bằng bảo hộ, từ đó quyền sở hữu công nghiệp mới được bảo hộ theo tên của người được cấp. Ngược lại, một người chỉ cần thể hiện sự sáng tạo trí tuệ của mình dưới một hình thức vật chất nhất định được pháp luật bảo hộ thì quyền tác giả lập tức phát sinh mà không phải đăng ký xác lập quyền tác giả tại các cơ quan nhà nước.Tuy nhiên điều 762 Bộ luật dân sự cũng dự liệu trường hợp tác giả có quyền đăng ký quyền tác giả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thủ tục này không có ý nghĩa bắt buộc nhưng sự chứng nhận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là một chứng cớ để xác định ai là chủ sở hữu quyền tác giả khi có tranh chấp, người được cấp giấy chứng nhận không phải chứng minh mình là chủ sở hữu quyền tác giả đó.

Đối với các loại hình tác phẩm viết, xuất bản phải có thủ tục nộp lưu chiểu. Đây là một thủ tục hành chính bắt buộc nhưng không ảnh hưởng tới nguyên tắc “bảo hộ tự động” đối với quyền tác giả.

Do đặc điểm của quyền tác giả là theo nguyên tắc bảo hộ tự động cho nên số lượng tác phẩm đã được đăng ký bản quyền còn quá ít.

Hiện nay tổng số hội viên của các Hội nghệ thuật thuộc Ủy ban toàn quốc, các Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam là trên 11.000 hội viên chưa kể các hội viên thuộc Hội văn nghệ của các địa phương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chưa là hội viên của các Hội nghệ thuật thuộc Trung ương. Kể từ khi tác phẩm đầu tiên được đăng ký đến 31/12/2005 Cục Bản quyền tác giả mới cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cho 9.722 tác phẩm trong tổng số 19.000 tác giả và tác phẩm đã đăng ký (trong đó số tác giả và tác phẩm được cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả nhiều nhất vẫn là miền Bắc).


Bảng 7: Đăng ký bảo hộ quyền tác giả từ 2000 - 2005


Năm

Tổng số tác giả và tác phẩm

được cấp giấy chứng nhận

Miền Bắc

Miền Nam

2000

337



2001

522



2002

1043

774

269

2003

1238

932

306

2004

1624

1266

358

2005

2062

1583

479

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam - 7

Nguồn: Cục bản quyền tác giả.

Các chủ sở hữu tác phẩm trực tiếp đến đăng ký chiếm 2/3 tổng số giấy chứng nhận bản quyền tác giả đã cấp, còn lại 1/3 thông qua tổ chức dịch vụ bản quyền tác giả.

Số loại hình tác phẩm đăng ký nhiều nhất từ trước đến nay là tác phẩm viết nhưng 5 năm trở lại đây thì các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có số lượng đăng ký nhiều nhất và có chiều hướng gia tăng, bởi vì đây là trường hợp được “song trùng” bảo hộ. Trong thực tế các hình thức nghệ thuật trình bày trên các tác phẩm tiêu dùng thuộc loại hình mỹ thuật ứng dụng đã thuộc đối tượng được bảo hộ theo quy định pháp luật về quyền tác giả. Nhưng các logo biểu hiện hình ảnh các thương hiệu hàng hoá lại được bảo hộ trong quyền sở hữu công nghiệp.

Các chương trình bằng đĩa âm thanh, bằng đĩa hình ca nhạc, sân khấu, các tác phẩm điện ảnh trong 5 năm gần đây có chiều hướng giảm dần, nhất là 3 năm trở lại đây hầu như không đăng ký bản quyền. Cả nước hiện nay có trên 40 trung tâm sản xuất chương trình băng đĩa âm thanh, băng đĩa hình ca nhạc, sân khấu và 26 hãng phim bao gồm các hãng trực thuộc Bộ Văn hoá Thông tin và


các hãng không trực thuộc Bộ này [16]. Hàng năm các đơn vị trên đã sản xuất được khá nhiều chương trình ca nhạc, sân khấu, điện ảnh phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị. Các chính sách đầu tư đặt hàng đã góp phần tạo ra cơ chế đồng bộ thúc đẩy hoạt động sáng tạo. Nhưng những năm gần đây số lượng các chương trình băng đĩa cũng giảm đi nhiều so với những năm trước bởi lẽ việc bảo hộ bản quyền gặp khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do nạn nhập lậu, in lậu, lưu hành và kinh doanh băng đĩa lậu.

Đối với sách giáo khoa số lượng đầu sách, giáo trìnhđăng ký bảo hộ bản quyền còn quá ít so với số đầu sách đã xuất bản. Một số nhà xuất bản như nhà xuất bản Giáo dục cho rằng, xuất bản sách giáo khoa là lĩnh vực độc quyền của mình cho nên không cần đăng ký bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan. Số sách giáo khoa, giáo trình được đăng ký bảo hộ quyền tác giả hầu như là của các cá nhân tác giả viết rồi đăng ký bản quyền để được xuất bản.

Số tác phẩm viết đăng ký và được cấp giấy chứng nhận bảo hộ quyền tác giả cũng có xu hướng gia tăng. Ví dụ: Năm 2002 là 98 tác phẩm, năm 2003 là 187 tác phẩm nhưng đến năm 2005 đã tăng lên 385 tác phẩm. Điều này chứng tỏ các tác giả ngày càng quan tâm đến vấn đề bảo hộ bản quyền.

Việt Nam còn thiếu những tổ chức có đủ năng lực làm đầu mối kết hợp giữa các viện nghiên cứu, các trường đại học và các doanh nghiệp để thực hiện tốt việc khai thác các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Việt Nam cũng còn thiếu các tổ chức có khả năng thực hiện việc xác định giá trị các tài sản sở hữu trí tuệ nhằm giúp các doanh nghiệp và các nhà sáng tạo có thể đàm phám với nhau một cách thuận lợi, khi ký kết các hợp đồng với các đối tác nước ngoài. Hiện nay ở Việt Nam có khoảng gần 20 công ty, tổ chức đuợc phép làm dịch vụ liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Lý do cần phải được phép là vì khi


làm dịch vụ về sở hữu trí tuệ các đơn vị này phải thi cử đạt trình độ chuyên môn nghiệp vụ về loại “tài sản vô hình” này nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng bảo đảm cạnh tranh lành mạnh và giảm tối đa các rủi do nghề nghiệp có thể xảy ra.Thực tế các tổ chức dịch vụ này đã góp phần không nhỏ vào kết quả của hoạt động sở hữu trí tuệ trong 10 năm qua. Hầu hết các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả đều có phần tư vấn về sở hữu trí tuệ của các tổ chức này. Đó là các công ty như Invenstip, Invenco, InvenstconsultĐối với các tác giả tư nhân khi sử dụng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn: Các sản phẩm mới của các trí thức Việt Nam làm ra vấp phải sự cạnh tranh của những sản phẩm sao chép, photocopy, dịch, phóng tác từ tài liệu nước ngoài. Do vậy các nhà khoa học chân chính rất khó bán được những sản phẩm của mình hoặc chỉ bán được với giá rất thấp, hoàn toàn không xứng với công sức bỏ ra. Ngay đến một số tác phẩm có khả năng sinh lợi: Như các phần mềm vi tính, các sách giáo khoa, cũng bị sao chép một cách tự do không trả phí tổn nào cho tác giả hay cho nhà sản xuất.‌

2.2. Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

Theo “báo cáo kết quả giám sát về tình hình thực thi sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay” của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường trình Quốc hội tháng 4/2005 thì: Hiện nay, Việt Nam chưa có một cuộc điều tra tổng hợp nào về tình hình xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Chúng ta cũng chưa thiết lập được hệ thống theo dõi về tình hình này, do đó chưa có số liệu chính xác, đầy đủ, mặc dù việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là rất phổ biến trong tất cả các loại hàng hoá bán trên thị trường.

2.2.1. Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp


Hình thức phổ biến nhất là hàng giả, hàng nhái, vi phạm bản quyền nhãn hiệu hàng hoá của các doanh nghiệp. Những hàng hoá có uy tín thường bị giả nhiều nhất.Theo các tham luận tại hội nghị toàn quốc về thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam (tháng 9/2004) thì các hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp diễn ra ngày càng nghiêm trọng với mức độ và quy mô ngày càng tăng.

Bảng 8: Số vụ việc vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.


Năm Đối

tượng


1994


1995


1996


1997


1998


1999


2000


2001


2002


2003


2004


2005

SC-

GPHI

1

2

-

-

-

-

-

2

9

23

33


KDCN

6

14

39

32

20

41

58

93

43

43

65


NHHH

41

36

85

124

219

110

118

198

282

260

306


Tổng

số

48

52

124

156

229

151

176

293

399

326

404

774

Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ.

Chỉ riêng thị trường Hà Nội tháng 2/2004 Chi Cục quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra và xử lý công ty TNHH Trường Hải đã nhập khẩu lô hàng 13 nghìn chai sâm banh nhãn hiệu COBEMCKE - MANHCKOE nhái nhãn hiệu của công ty G & S Group (Bungari), lô hàng được sản xuất tại Nga nhưng được vận chuyển qua Đức nhằm gian lận hưởng thuế ưu đãi của EU. Tháng 8/2004 qua kiểm tra 4 công ty kinh doanh mực in đã phát hiện cả 4 công ty đều có 100% mực bày bán hiệu EPSON, HP, CANON nhập lậu từ Trung Quốc sử dụng bao bì và nhãn mác giả hiệu xuất xứ từ Nhật Bản [32].

Trong 5 tháng đầu năm 2004 lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đã phát hiện được 185 vụ hàng giả có quy mô trung bình và lớn, trong đó 80% là vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, tăng 200% so với cùng kỳ năm 2003. Trên


thực tế con số đó còn lớn hơn nhiều. Theo đánh giá của các cơ quan quản lý quyền sở hữu công nghiệp hiện nay ở Việt Nam tình trạng tranh chấp vi phạm nhãn hiệu hàng hoá chiếm tỉ lệ cao nhất khoảng 80%, vi phạm kiểu dáng công nghiệp 15% và vi phạm sáng chế 5%.

Việc xâm phạm xảy ra đối với hầu hết mọi loại hàng hoá từ những hàng hoá sa sỉ có giá trị cao như nước hoa, mỹ phẩm, thời trang đến các loại hàng hoá gia dụng, các loại hàng điện tử, kỹ thuật, máy móc thậm chí cả những mặt hàng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người như thực phẩm, thuốc chữa bệnh cũng bị làm giả về mặt chất lượng cũng như về nhãn mác, hình dáng bên ngoài. Các sản phẩm trên có mặt ở khắp nơi từ thành thị đến nông thôn, các vùng miền núi xa xôi hẻo lánh. Chúng được bày bán ở các sạp hàng nhỏ trong các chợ cho đến các siêu thị hiện đại.

Trước hết nói về việc sử dụng các sản phẩm đã được bảo hộ sáng chế kiểu dáng công nghiệp cho người khác để bán ra trên thị trường: Hàng nhái, hàng giả.

Ví dụ: Công ty TC. Pharmacentical sản xuất nước uống tăng lực có nhãn hiệu hàng hoá là “Redbull vô hình” đã được bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam. Một công ty A của Việt Nam cũng sản xuất nước uống tăng lực và gắn trên sản phẩm của mình nhãn hiệu “Redbull” và hình hai con bò húc nhau, trùng với cách trình bày bao bì sản phẩm nước uống tăng lực của công ty TC.Pharmacentical. Công ty A đã bị Sở Khoa học - Công nghệ và Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đình chỉ sản xuất và bị xử phạt hành chính 20 triệu đồng.

Trên địa bàn Hà Nội ngày 16/8/2004 đội chống hàng giả phòng cảnh sát kinh tế đã phối hợp cùng đại diện của công ty Honda tiến hành kiểm tra tại 4


cửa hàng tiêu thụ và cở sở lắp ráp xe máy có dấu hiệu vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của công ty Honda, kết quả đã xác định 145 xe máy được gắn 11 nhãn hiệu khác nhau như. HANSOM, WARM, ORIENTAL, DMCM, LISOHACA, GUIDA, WAYTHAI, EMPIRE, MAJESTY, FAMIM và

VECSTAR, những vi phạm kiểu dáng được bảo hộ độc quyền của công ty Honda [32]. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bình Tây sưu tầm được tới 60 model máy tính giả hiệu casio-được bán với giá chỉ bằng 25% giá hàng chính hãng [46].

Theo thống kê của cục cảnh sát kinh tế - Bộ Công an từ năm 1990 - 2002 cả nước phát hiện 39.390 vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại hơn 10.288.797 triệu đồng và 7002 vụ tội phạm kinh tế khác thu giữ giá trị hàng hóa là 4.039.907 triệu đồng.

Tại hội thảo “Chương trình hỗ trợ thông tin và hướng dẫn người tiêu dùng hàng chính hãng” do báo Người Lao động và Trung tâm mua sắm Sài Gòn - Nguyễn Kim tổ chức. Ông Nguyễn Nam Vinh chủ nhiệm văn phòng khiếu nại của người tiêu dùng phía Nam cho biết con số thống kê các vụ khiếu nại hàng năm liên quan đến hàng điện máy ngày càng có xu hướng gia tăng. Cụ thể:năm 1998 các vụ khiếu nại loại này là 27%, năm 2001 tăng lên 36%, năm 2002 là 40%, năm 2003 là 52,5%, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2004 con số này là 29%. Các mặt hàng bị khiếu nại nhiều nhất là máy vi tính, ti vi, máy lạnh, tủ lạnh. Ngay ông Vinh cũng không khỏi ngạc nhiên vì thực tế cho thấy hàng giả, hàng nhái được sản xuất tinh vi đến mức ngay cả người sản xuất cũng không phân biệt nổi đâu là hàng giả đâu là hàng thật. Tháng 11/2004 tại số 185/12 Lý Thường Kiệt (Quận 11). Đội 11B quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh phát hiện ông Nguyễn Tất Để tổ chức sản xuất và lắp ráp ti vi từ những linh kiện có

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2023