đó mà không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục đăng ký nào. Việc đăng ký tên chủ thể kinh doanh theo quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục đăng ký hoạt động của doanh nghiệp và của các chủ thể kinh doanh khác chỉ có ý nghĩa ghi nhận ý định sử dụng tên gọi của chủ thể đó mà không có ý nghĩa xác lập quyền. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh, vì vậy, phải có sự tồn tại của tổ chức, cá nhân mang tên thương mại thì việc sử dụng tên thương mại mới có ý nghĩa về mặt pháp lý. Tuy nhiên, việc có được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không phải là cơ sở pháp lý tuyệt đối để nói rằng quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại đã được xác lập. Để được xác lập, tên thương mại còn phải được sử dụng thông qua các hoạt động kinh doanh. Chủ sở hữu quyền đối với tên thương mại là tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh dưới tên thương mại đó. Trường hợp trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và trên cùng một địa bàn kinh doanh có nhiều người cùng sử dụng một tên thương mại thì quyền đối với tên thương mại thuộc về người sử dụng đầu tiên.
Về mặt nguyên tắc, "quyền đối với tên thương mại mang tính không hạn chế về mặt thời gian" [14]. Điều đó có nghĩa là sau khi đã xác lập quyền đối với tên thương mại, chủ thể kinh doanh có thể sử dụng nó mà không bị bất cứ một hạn chế nào về mặt thời gian, khi mà chủ thể kinh doanh còn tồn tại và tên thương mại còn thể hiện đúng hình thái tổ chức của chủ thể đó. Nếu địa vị pháp lý của chủ thể kinh doanh thay đổi, ví dụ như do kết quả của việc tổ chức lại doanh nghiệp hay thay đổi chủ doanh nghiệp thì những thay đổi đó cần được đưa vào tên thương mại, đương nhiên quyền đối với tên thương mại sẽ chấm dứt khi chủ thể kinh doanh chấm dứt sự tồn tại của mình.
Bên cạnh việc đưa ra những điều kiện bảo hộ tên thương mại, pháp luật còn quy định những tên gọi không được bảo hộ dưới danh nghĩa là tên thương mại, bao gồm:
Một là, tên gọi của các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc các chủ thể không liên quan tới hoạt động kinh doanh, bởi bản chất của tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân chỉ dùng trong hoạt động kinh doanh, còn tên gọi của các tổ chức, cá nhân khác không có chức năng hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật cũng như không liên quan đến các hoạt động kinh doanh thì sẽ không được coi là tên thương mại;
Hai là, tên gọi nhằm mục đích thực hiện chức năng của tên thương mại nhưng không có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh của các cơ sở kinh doanh trong cùng một lĩnh vực;
Ba là, tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã được sử dụng từ trước trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được bảo hộ từ trước khi bắt đầu sử dụng tên thương mại đó. Địa bàn kinh doanh được hiểu là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng. Theo Nghị định số 88/2006/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh quy định: “Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” (Điều 11), thì địa bàn kinh doanh của doanh nghiệp là trong phạm vi một tỉnh, thành phố. Còn theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định: “Không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc”, thì “địa bàn kinh doanh” là trong phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, hiện nay, khi đăng ký kinh doanh cho một doanh nghiệp thì cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phải xem xét tên thương mại của doanh nghiệp đó có khả năng gây nhầm lẫn với tên thương mại của tất cả các doanh nghiệp khác trong phạm vi toàn quốc hay không. Hay nói cách khác, phạm vi bảo hộ tên thương mại là trong phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh có thể hiểu như một mảng của nền kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh doanh tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình để thu lợi nhuận như lĩnh vực xây dựng, lĩnh vực may mặc, lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng, nội thất. Căn cứ vào Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, người thành lập doanh nghiệp tự lựa chọn ngành, nghề kinh doanh và ghi mã ngành, nghề kinh doanh vào giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh đối chiếu và ghi ngành, nghề kinh doanh, mã số ngành, nghề kinh doanh vào giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế của doanh nghiệp. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực và không được sử dụng lại. Như vậy, trong mỗi lĩnh vực kinh doanh nếu một doanh nghiệp đã đăng ký tên thương mại của mình mà sau đó người khác lại xin đăng ký một tên thương mại giống như thế thì tên thương mại của chủ thể xin đăng ký sau sẽ không được bảo hộ.
1.2.3. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại
Bản chất quyền đối với tên thương mại là khả năng bảo đảm cho chủ thể tham gia vào các giao dịch dưới tên thương mại của mình. Trên cơ sở đó một đặc trưng quan trọng của chế độ pháp lý đối với tên thương mại là quyền đối với tên thương mại mang tính chất đặc quyền. Chủ thể có độc quyền khai thác tên thương mại của mình với điều kiện việc khai thác đó phải phù hợp với quy định của pháp luật.
Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại bao gồm tổng hợp các quyền của chủ sở hữu tên thương mại được pháp luật ghi nhận và bảo hộ. Pháp luật thừa nhận quyền đối với tên thương mại là quyền tài sản thuộc sở hữu của chủ sở hữu tên thương mại.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam - 1
- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam - 2
- Phân Biệt Tên Thương Mại Với Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu
- Vài Nét Về Pháp Luật Tên Thương Mại Trên Thế Giới
- Thực Trạng Pháp Luật Về Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Tên Thương Mại
- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam - 7
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Tên thương mại là đối tượng sở hữu công nghiệp được xác lập tự động dựa trên thực tế khai thác và sử dụng. Chủ sở hữu tên thương mại là những chủ thể (cá nhân, tổ chức) đang thực tế sử dụng, khai thác tên thương mại đó và nếu có tranh chấp xảy ra thì họ phải chứng minh được quyền hợp pháp của mình trước các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, chủ sở hữu tên thương mại còn là người được chuyển giao quyền sở hữu thông qua hợp đồng chuyển nhượng tên thương mại hoặc thông qua nhận di sản thừa kế. Theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu tên thương mại có các quyền cơ bản như:
Quyền sử dụng tên thương mại: Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp vào khai thác để thu được các lợi ích từ chúng mang lại có thể được xem như một trong những quyền năng quan trọng nhất của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp. Trên thực tế có rất nhiều cách thức khai thác khác nhau, nhưng đối với tên thương mại thì đó là dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo [20].
Quyền định đoạt: Thực tế có nhiều cách thức để chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt của mình đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp. Thứ nhất, chủ sở hữu công nghiệp có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu của mình cho người khác. Quyền chuyển nhượng cho người khác toàn bộ quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức ký kết hợp đồng bằng văn bản (gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu
công nghiệp) phù hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự, kinh tế. Tuy nhiên, việc chuyển giao tên thương mại có điểm đặc biệt là chủ sở hữu tên thương mại có quyền chuyển giao tên thương mại theo hợp đồng hoặc theo thừa kế cho người khác với điều kiện việc chuyển giao phải được tiến hành cùng với toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh với tên thương mại đó. Thứ hai, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với các đối tượng đó. Thứ ba, để thực hiện quyền định đoạt của mình, chủ sở hữu tên thương mại có quyền để lại thừa kế cho những người khác (theo di chúc hoặc theo pháp luật) sau khi chết. Thừa kế trong trường hợp này gắn với chuyển giao toàn bộ cơ sở kinh doanh kèm theo tên thương mại.
Bên cạnh những quyền tài sản nói trên, thì chủ sở hữu tên thương mại có quyền sử dụng các biện pháp bảo vệ khi tên thương mại của mình bị xâm phạm, ví dụ như: Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người thực hiện hành vi xâm phạm quyền của mình phải chấm dứt hành vi đó và bồi thường thiệt hại.
Tóm lại, chủ sở hữu hợp pháp tên thương mại được pháp luật bảo hộ đầy đủ các quyền cơ bản nêu trên.
1.2.4. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại
Việc bảo vệ tên thương mại cũng giống như bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ khác là bảo vệ quyền tài sản của các chủ thể và được hiểu dưới hai phương diện sau đây:
Thứ nhất, theo phương diện khách quan: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại là tổng hợp các quy định của pháp luật công nhận chủ sở hữu tên thương mại được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được pháp luật thừa nhận.
Thứ hai, theo phương diện chủ quan: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại là những biện pháp cụ thể được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu tên thương mại tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm.
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại gồm việc xác định hành vi, tính chất và mức độ xâm phạm quyền đối với tên thương mại, xác định thiệt hại, yêu cầu và giải quyết yêu cầu xử lý xâm phạm, xử lý xâm phạm bằng biện pháp hành chính, kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, giám định sở hữu trí tuệ.
* Xác định hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại:
- Căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ: Đối với tên thương mại, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở quá trình sử dụng, lĩnh vực và lãnh thổ sử dụng tên thương mại đó.
- Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại:
Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại được thể hiện dưới dạng chỉ dẫn thương mại gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ.
Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại là phạm vi bảo hộ tên thương mại được xác định trên cơ sở các chứng cứ thể hiện việc sử dụng tên thương mại đó một cách hợp pháp, trong đó xác định cụ thể về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại.
- Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với tên
thương mại được bảo hộ và phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ, dựa trên các căn cứ sau đây:
a. Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với tên thương mại được bảo hộ nếu giống với tên thương mại về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái; một dấu hiệu bị coi là tương tự với tên thương mại được bảo hộ nếu tương tự về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại được bảo hộ;
b. Sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là trùng hoặc tương tự với sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại được bảo hộ nếu giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ.
* Xác định thiệt hại: Thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại.
Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra.
* Các phương thức bảo vệ quyền đối với tên thương mại
Thực hiện quyền tự bảo vệ:
Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.
- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.
Khi gửi đơn yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm thì người có quyền bị xâm phạm phải có tài liệu, chứng cứ, hiện vật kèm theo để chứng minh chủ thể quyền, chứng minh có hành vi xâm phạm xảy ra, chứng cứ về thiệt hại do sản phẩm xâm phạm gây ra cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội, chứng cứ và hiện vật về hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ hoặc sản phẩm, bộ phận sản phẩm, đề can, nhãn, mác, bao bì hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu. Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền đối với tên thương mại là bản mô tả nội dung, hình thức sử dụng và quá trình sử dụng tên thương mại.
Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Một trong những quyền hết sức quan trọng của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp nói chung và tên thương mại nói riêng là quyền chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến việc sử dụng các đối tượng đó. Chủ sở hữu tên thương mại được pháp luật bảo hộ quyền lợi của mình nếu họ chứng minh được đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra trên thực tế. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên