Phương Hướng Và Giải Pháp Cụ Thể Nhằm Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Tên Thương Mại

theo Luật Doanh nghiệp. Vì vậy, để tránh nhầm lẫn, Công ty CP Bình Minh đã gửi đơn khiếu nại, thuê văn phòng luật sư đấu tranh cho quyền lợi hợp pháp của mình, nhưng đến nay, sự việc vẫn chưa được giải quyết. Vậy trong trường hợp này, việc sử dụng dấu hiệu Bình Minh thuộc về quyền của bên nào?

Qua vụ việc này có thể thấy rằng, để bảo vệ quyền đối với tên thương mại chủ sở hữu tên thương mại đã gửi đơn khiếu nại đến cơ quan chức năng có thẩm quyền yêu cầu bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, do chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu về tên doanh nghiệp đã được cấp đăng ký kinh doanh, nên xảy ra trường hợp có nhiều tên thương mại trùng nhau phần tên riêng nhưng vẫn cùng hoạt động trên thực tế, bên cạnh đó, không có sự phối hợp giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan sở hữu trí tuệ trong việc tra cứu, nên xuất hiện việc tên thương mại trùng với nhãn hiệu đã được đăng ký. Khi phát sinh tranh chấp thì mỗi cơ quan thực thi giải thích theo một hướng khác nhau, ai cũng cho rằng mình đã áp dụng đúng pháp luật và như vậy những vụ việc phát sinh trên thực tế rất lâu được giải quyết (giống như ví dụ trên).

Ví dụ 2:

Công ty TNHH Sản xuất kinh doanh nước mắm Hưng Thịnh

(thành phố Hồ Chí Minh - sau đây viết tắt là Công ty Hưng Thịnh) đã nộp đơn đến Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương khởi kiện Cơ sở nước chấm Hưng Thịnh (ở huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, sản xuất nước mắm hiệu Hồng Thịnh - sau đây viết tắt là Cơ sở Hồng Thịnh). Theo đơn khởi kiện, trong quá trình kinh doanh, Cơ sở Hồng Thịnh đã luôn sử dụng các tên gọi như “Cơ sở nước chấm Hưng Thịnh”, “Cơ sở sản xuất nước mắm Hưng Thịnh” hay “Cơ sở nước mắm Phú Quốc Hưng Thịnh” để tiếp thị và bán sản phẩm trên thị trường.

Việc sử dụng các tên thương mại giống nhau đã làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn hai sản phẩm nước mắm Hưng Thịnh và Hồng Thịnh có cùng một nguồn gốc [11].

Trong khi đó, Hưng Thịnh là nhãn hiệu nước mắm tồn tại trên thị trường hơn 10 năm nay, đã được Cục Sở hữu trí tuệ xác lập quyền sở hữu. Vì thế, Công ty đã đề nghị Tòa cấm Cơ sở Hồng Thịnh sử dụng các tên thương mại có mang dấu hiệu “Hưng Thịnh” để tránh gây nhầm lẫn, đồng thời buộc Cơ sở Hồng Thịnh phải đăng ký kinh doanh lại với tên gọi khác.

Trái lại, phía Cơ sở Hồng Thịnh nói, việc mình đặt tên là Hưng Thịnh không hề trái pháp luật bởi đã được Uỷ ban nhân dân huyện Dĩ An cấp Giấy đăng ký kinh doanh từ năm 2006, trước ngày Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 có hiệu lực. Việc đặt tên Cơ sở Hồng Thịnh cũng không phạm vào các trường hợp bị cấm trong Luật Doanh nghiệp. Ngoài ra, Cơ sở Hồng Thịnh dẫn giải theo Nghị định số 88 ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh thì các doanh nghiệp đăng ký trước khi Nghị định này có hiệu lực có tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác không phải thay đổi tên. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 17 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP quy định: Trường hợp tên của doanh nghiệp vi phạm các quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký đổi tên.

Qua tình huống nêu trên có thể đưa ra một số nhận xét như sau:

* Về mặt lý luận:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Nhãn hiệu và tên thương mại đều là đối tượng điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ. Trong nhiều trường hợp, phần tên riêng, phần phân biệt trong tên thương mại được sử dụng để đăng ký bảo hộ là nhãn hiệu.

Điều rắc rối là nhãn hiệu phải đăng ký xác lập quyền và được cấp văn bằng bảo hộ bởi Cục Sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, tên thương mại lại tự xác lập khi tổ chức kinh doanh, dịch vụ ra đời và được ghi nhận khi đăng ký kinh

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam - 11

doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh. Do được xác lập và ghi nhận tại hai cơ quan khác nhau nên xảy ra trường hợp phần tên riêng để phân biệt trong tên thương mại của doanh nghiệp này lại trùng, tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác.

Luật Sở hữu trí tuệ quy định phần tên riêng, phần phân biệt của tên thương mại không được trùng, tương tự với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước đó. Như vậy, trong trường hợp này cần xem xét phần phân biệt của tên thương mại của Cơ sở Hồng Thịnh trùng với phần phân biệt của tên thương mại của Công ty Hưng Thịnh, đồng thời trùng với nhãn hiệu “Hưng Thịnh” của Công ty này. Nhưng nhãn hiệu và tên thương mại của Cơ sở Hồng Thịnh và Công ty Hưng Thịnh được xác lập và sử dụng ở thời điểm trước khi Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực. Vì vậy, vấn đề đầu tiên là Toà sẽ áp dụng văn bản luật nào để làm căn cứ xử lý vụ này? Toà đã căn cứ quy định về chuyển tiếp là đối với các văn bằng bảo hộ đã được cấp (trong đó có nhãn hiệu và tên thương mại) theo quy định của các văn bản có hiệu lực trước khi ban hành Luật Sở hữu trí tuệ (năm 2005) và các thủ tục (trong đó có việc giải quyết tranh chấp liên quan đến văn bằng bảo hộ) vẫn tiếp tục được áp dụng bởi Luật Sở hữu trí tuệ (2005). Do đó, Tòa áp dụng Luật này để giải quyết tranh chấp trong việc sử dụng nhãn hiệu đồng thời là tên thương mại “Hưng Thịnh” của Công ty Hưng Thịnh trùng với tên thương mại “Hưng Thịnh” của Cơ sở Hồng Thịnh.

* Thực tế theo sự việc, nhãn hiệu Hưng Thịnh đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ cho Công ty Hưng Thịnh từ năm 2001 và được người tiêu dùng biết. "Tên thương mại của Công ty TNHH Sản xuất kinh doanh nước mắm Hưng Thịnh (trong đó có phần tên riêng, phân biệt là Hưng Thịnh) cũng đã được xác lập từ trước đó nữa" [11]. Vì vậy, “Hưng Thịnh” vừa là

nhãn hiệu, vừa là phần tên riêng trong tên thưong mại của Công ty Hưng Thịnh.

Trong khi đó, Cơ sở Hồng Thịnh ra đời vào năm 2006, (sau khi Công ty Hưng Thịnh đã xác lập quyền đối với nhãn hiệu “Hưng Thịnh”) và sử dụng nhãn hiệu “Hưng Thịnh” cho sản phẩm cùng loại với sản phẩm của Công ty Hưng Thịnh.

Dù nhãn hiệu “Hồng Thịnh” của Cơ sở Hồng Thịnh có thể không gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “Hưng Thịnh” của Công ty Hưng Thịnh nhưng trên nhãn hàng hoá của Cơ sở Hồng Thịnh lại có ghi dòng chữ “vỏ chai dán nhãn tại cơ sở Hưng Thịnh”. Vì thế, đối với người tiêu dùng, dấu hiệu “Hưng Thịnh” trên nhãn hàng hoá của Cơ sở Hồng Thịnh có khả năng làm người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu và tên thương mại của Công ty Hưng Thịnh. Như vậy, Cơ sở Hồng Thịnh sử dụng dấu hiệu “Hưng Thịnh” là đã vi phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu và tên thương mại của Công ty Hưng Thịnh.

Việc Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương đã chấp nhận yêu cầu của Công ty Hưng Thịnh, cấm Cơ sở Hồng Thịnh sử dụng nhãn hàng hoá có dấu hiệu là “Hưng Thịnh” để xưng danh trong hoạt động kinh doanh là phù hợp. Phía Cơ sở Hồng Thịnh còn có nghĩa vụ phải đăng ký tên thương mại khác có phần phân biệt, tên riêng trong tên thương mại khác để không trùng, không gây nhầm lẫn với nhãn hiệu và tên thương mại “Hưng Thịnh” của Công ty Hưng Thịnh.

Mặc dù có kháng cáo, nhưng tại phiên phúc thẩm (23/5/2008), Cơ sở Hồng Thịnh đã chấp nhận thay đổi tên thương mại với điều kiện là phải có lộ trình khoảng từ 1 đến 2 năm để Cơ sở bán hết các sản phẩm đã vào chai, dán nhãn và yêu cầu Công ty Hưng Thịnh hỗ trợ 3 tỷ đồng để “vượt qua khó khăn”. Tất nhiên, Công ty Hưng Thịnh không chấp nhận yêu cầu này. Việc

Cơ sở Hồng Thịnh sử dụng tên thương mại trùng với nhãn hiệu đang được bảo hộ của Công ty Hưng Thịnh đã là hành vi xâm phạm quyền. Hành vi đó gây thiệt hại về tài sản và tinh thần, Công ty Hưng Thịnh hoàn toàn có quyền khởi kiện vụ kiện dân sự để yêu cầu Cơ sở Hồng Thịnh bồi thường các thiệt hại. Ở đây, Cơ sở Hồng Thịnh lại yêu cầu Công ty Hưng Thịnh “hỗ trợ” là điều phi lý.

Qua ví dụ trên có thể thấy rằng, việc chủ thể sử dụng tên thương mại trùng với nhãn hiệu của người khác là hành vi xâm phạm quyền và phải thay đổi tên là phù hợp với quy định của khoản 2 Điều 17 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chỉ đơn thuần nói đến việc đổi tên, chứ không đưa ra lộ trình cụ thể và không có cơ chế đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp bị đổi tên. Vì trên thực tế, thì việc xâm phạm của các chủ thể đó một phần là do sự chồng chéo, không đồng nhất giữa các quy định của pháp luật, mà các cơ quan thực thi pháp luật lại không có sự phối hợp với nhau nên mới xuất hiện rất nhiều trường hợp tên thương mại của doanh nghiệp này trùng với tên thương mại hoặc nhãn hiệu của doanh nghiệp khác, từ đó đã làm phát sinh nhiều tranh chấp và việc giải quyết những tranh chấp này gặp rất nhiều khó khăn.

Ngoài ra, căn cứ để xác định “khu vực kinh doanh” của tên thương mại cũng là một vấn đề khó khăn đối với các cơ quan chức năng. Điều này có thể được các bên sử dụng để làm phát sinh các tranh chấp trong tương lai. Chẳng hạn, có thể dùng để yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực của nhãn hiệu đang được bảo hộ. Việc này nếu xảy ra thì thực sự sẽ gây sự quá tải cho các cơ quan chức năng và nếu quá tải thì việc giải quyết tranh chấp sẽ bị đình trệ và từ đó, dẫn đến thực thi pháp luật không hiệu quả.

Từ những phân tích và ví dụ thực tiễn đã nêu ở trên có thể thấy, thực trạng vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ và xâm phạm quyền sở hữu công

nghiệp đối với tên thương mại đang được biểu hiện ở các mặt sau: Có tính phức tạp và có dấu hiệu phổ biến, mức độ nghiêm trọng của tình trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại đang gia tăng. Thông qua thực tế có thể thấy rằng, hành vi xâm phạm tên thương mại hiện nay chủ yếu được xử lý bằng biện pháp hành chính mà chưa có quy trình chuẩn, quy trình mẫu để xử lý những vi phạm đó.

Thực trạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại như trên xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

Có nhiều nguyên nhân khiến tình trạng xâm phạm quyền đối với tên thương mại ngày càng nghiêm trọng, song chủ yếu vẫn là do các quy định của pháp luật về tên thương mại còn nhiều bất cập, cơ chế bảo đảm thực thi chưa được hoàn thiện và phát huy đúng mức nên việc tổ chức các hoạt động thực thi pháp luật chưa hiệu quả, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa được tốt. Nhược điểm cơ bản nhất của hệ thống pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại Việt Nam hiện nay là những quy định nằm rải rác và tản mạn trong nhiều văn bản khác nhau và thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, điều này gây phức tạp cho người sử dụng và áp dụng luật.

Cơ chế bảo đảm thực thi chưa được hoàn thiện và chưa phát huy đúng mức, biểu hiện là vụ việc được giải quyết ở tòa án rất ít, mà chủ yếu được giải quyết ở các cơ quan hành chính, cùng với các quy định đã có nhưng mới chỉ dừng ở nguyên tắc chứ chưa đủ chi tiết, nên việc áp dụng các chế tài bị lẫn lộn và thiếu hiệu quả. Trình tự dân sự đáng lẽ phải được coi là biện pháp chủ yếu nhưng các quan hệ dân sự thông thường đã bị hành chính hóa một cách quá mức.

Các tổ chức bảo đảm thực thi chưa thực sự phù hợp. Chúng ta tuy có nhiều cơ quan (mỗi cơ quan lại có nhiều cấp) có chức năng và thẩm quyền xử lý hành chính về hành vi xâm phạm đối với tên thương mại, nhưng năng lực

chuyên môn của chính hệ thống này lại chưa đáp ứng với đòi hỏi của thực tế. Hiện nay, tại các tòa án và các cơ quan bảo đảm thực thi sở hữu trí tuệ khác có rất ít cán bộ được đào tạo về lĩnh vực này.

Sự hiểu biết của toàn xã hội đối với vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ còn hạn chế: Chưa hình thành tập quán tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, các chủ thể sở hữu trí tuệ chưa chủ động thực hiện việc bảo vệ quyền và tài sản của mình mà còn mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Đây còn là lĩnh vực mới mẻ với đa số cán bộ, công chức nhà nước và gần như hầu hết các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thông tin sở hữu trí tuệ đang là một trong các khâu yếu nhất của hoạt động sở hữu trí tuệ, với năng lực tài nguyên thông tin có tại Việt Nam về sở hữu trí tuệ thuộc loại trung bình, song chưa được phát huy đầy đủ.

Các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh với nhau do ảnh hưởng từ mặt trái của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Chương 3‌

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI


3.1. Phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại

Mặc dù các quy định của pháp luật đã điều chỉnh được mối quan hệ trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, nhưng so với yêu cầu của thực tiễn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và đặc biệt là so với các quốc gia khác trên thế giới, hệ thống các quy định hiện hành của pháp luật nước ta bộc lộ rõ một số nhược điểm và bất cập như: Các quy định của pháp luật chồng chéo, không thống nhất; một số thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về tên thương mại còn thiếu và có những vấn đề chưa được đề cập đến.

Mặc dù những năm gần đây Nhà nước ta đã có rất nhiều cố gắng và đạt được những kết quả hết sức quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại. Song kết quả thực tế cho thấy, hệ thống các quy định hiện hành về vấn đề này còn không ít điều bất cập so với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường. Những điều bất cập nói trên cần phải được khắc phục trước yêu cầu của quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.

3.1.1. Phương hướng

Phương hướng tiếp tục hoàn thiện pháp luật nước ta về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại dựa trên những quan điểm cơ bản sau:

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí