Thực Trạng Hoạt Động Bảo Vệ Quyền Đối Với Tên Thương Mại

Xác định thế nào là tên thương mại của doanh nghiệp - một việc tưởng chừng như đơn giản, nhưng trên thực tế lại gặp rất nhiều khó khăn. Việc các doanh nghiệp có tên gọi trùng nhau trong giấy đăng ký kinh doanh (cả về tên riêng, các bổ ngữ và loại hình sản xuất, kinh doanh) trên cùng một tỉnh, thành phố thì không xảy ra, nhưng lại có thể xảy ra trên các tỉnh thành khác nhau do chúng ta không có một cơ quan chung chuyên cấp giấy đăng ký kinh doanh và vì vậy, không thể có một cơ sở dữ liệu chung duy nhất. Tuy nhiên, việc có các doanh nghiệp chỉ khác nhau về tên gọi loại hình sản xuất, kinh doanh và các bổ ngữ (ví dụ: kinh doanh thực phẩm, chế biến nông sản, v.v.) còn trùng nhau về tên riêng là điều đã xảy ra trên cùng một địa bàn. Giải quyết các tranh chấp này là rất khó vì thiếu quy định rõ ràng. Cụ thể: Theo Điều 16 Nghị định số 43/2010 về đăng ký doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp đã đăng ký tên doanh nghiệp phù hợp với quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP nhưng không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này (nghĩa là đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc) không bắt buộc phải đăng ký đổi tên. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tên trùng và tên gây nhầm lẫn tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp hoặc bổ sung tên địa danh để làm yếu tố phân biệt tên doanh nghiệp. Như vậy, có thể hiểu là theo quy định tại Điều 16 thì các doanh nghiệp có tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn không bắt buộc phải đăng ký đổi tên mà đó chỉ là phương án được nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng, nhưng Điều 17 Nghị định số 43 lại quy định: Trường hợp tên của doanh nghiệp vi phạm các quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký đổi tên. Chủ sở hữu công nghiệp có quyền đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình phải thay đổi tên gọi cho phù hợp. Trong cùng một văn bản pháp luật mà có

sự mâu thuẫn như vậy thì khi giải quyết tranh chấp, các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn và lúng túng trong việc lựa chọn cách thức giải quyết và quy định này của pháp luật khó được thực thi trên thực tế.

Ví dụ:

Văn phòng luật sư Winco và Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ Winco (địa chỉ 343 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) là chủ sở hữu nhãn hiệu "Win, Winco & hình" theo giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 70053 do Cục Sở hữu trí tuệ cấp ngày 14/2/2006, bảo hộ cho các dịch vụ: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng, tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý khác và được độc quyền sử dụng nhãn hiệu này trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Gần đây, Văn phòng luật sư Winco phát hiện ra dấu hiệu "Winlaw" đang được Công ty Luật TNHH Winlaw và Công ty CP tư vấn Winlaw (địa chỉ: Khách sạn Thể Thao, làng sinh viên Hacinco, quận Thanh Xuân - Hà Nội) sử dụng làm tên thương mại, tên giao dịch, tên miền; sử dụng dấu hiệu này trên website, trên các giấy tờ giao dịch, trên các phương tiện thông tin truyền thông và cho rằng đây là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 70053 của Văn phòng luật sư Winco theo quy định tại Điều 78, 129 và 130 Luật Sở hữu trí tuệ.

Hành vi này đã và sẽ làm cho khách hàng sử dụng các dịch vụ nói trên bị nhầm lẫn về chủ thể hoạt động kinh doanh giữa Công ty Luật TNHH Winlaw và Văn phòng luật sư Winco. Bởi vậy, Văn phòng luật sư Winco đã khuyến cáo về sự xâm phạm quyền, vi phạm luật pháp của Công ty Winlaw đến chính Công ty Winlaw và các cơ quan có thẩm quyền.

Thế nhưng, đại diện Công ty Winlaw đã phủ nhận việc doanh nghiệp này xâm phạm quyền đối với thương hiệu Winco và đưa ra 5 lý do để phản bác, trong đó có 2 lý do đáng lưu ý: Thứ nhất, Sở Tư pháp Hà Nội đã thẩm

định kỹ thương hiệu này, nếu nhận thấy có sự nhầm lẫn giữa 2 chủ thể "Winco" và "Winlaw" thì đã không cấp phép cho Công ty này hoạt động. Thứ hai, bản thân Công ty Winlaw đã phân tích cách phát âm, cấu trúc, ý nghĩa của hai từ "Winlaw" và "Winco" để đi đến kết luận: Có sự khác biệt rất lớn về tên gọi và cách phát âm giữa 2 chủ thể: Văn phòng luật sư Winco và Công ty Luật TNHH Winlaw.

Như vậy, vấn đề mấu chốt ở chỗ: Hai thương hiệu "Winco" và "Winlaw" có gây ra sự hiểu lầm "2 trong 1" khi mà 2 chủ thể này đều có chung phần đầu giống nhau là "win" và chỉ có phần đuôi "co" và "law" khác nhau?

Cuộc tranh cãi bất phân thắng bại như trên đã phải nhờ đến trọng tài phân xử - Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), mới đây, Viện này đã hoàn thành bản kết luận giám định số NH. 0009-09 YC/KLGĐ về hành vi vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ của Công ty Winlaw đối với Văn phòng luật sư Winco.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Sau khi phân tích một loạt các yếu tố liên quan, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ kết luận: Việc Công ty Luật Winlaw sử dụng dấu hiệu "Winlaw" trên tên thương mại, tên giao dịch, tên miền, giấy tờ giao dịch để thực hiện dịch vụ tư vấn pháp luật và tranh tụng tại toà án và các dịch vụ tư vấn và đại diện sở hữu trí tuệ mà không được phép của Văn phòng luật sư Winco là hành vi xâm phạm quyền (theo khoản 5 Điều 124 và khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ) đối với nhãn hiệu của Văn phòng luật sư Winco được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 70053.

Công ty Luật Winlaw sử dụng dấu hiệu "Winlaw" trên các phương tiện truyền thông và trên tên thương mại, tên giao dịch, tên miền nhằm mục đích quảng bá cho các dịch vụ tư vấn pháp luật và tranh tụng tại toà án cùng dịch vụ tư vấn và đại diện sở hữu trí tuệ mà không được phép của Văn phòng luật

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam - 10

sư Winco là hành vi xâm phạm quyền (theo khoản 5 Điều 124 và khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ) đối với nhãn hiệu của Văn phòng luật sư Winco được xác lập và bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 70053.

Như vậy, ví dụ trên liên quan đến vấn đề lý luận là xác định dấu hiệu “tương tự đến mức gây nhầm lẫn” giữa tên thương mại và nhãn hiệu, tuy nhiên pháp luật hiện hành không quy định rõ thế nào là “tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác” nên trên thực tế không chỉ các bên tranh chấp mà ngay cả các cơ quan thực thi pháp luật cũng hiểu không thống nhất (như ở ví dụ trên thì Sở Tư pháp Hà nội cho rằng giữa Văn phòng Luật sư Winco và Công ty Luật TNHH Winlaw có sự khác biệt rất lớn về tên gọi và cách phát âm nên việc sử dụng tên “Winlaw” của Công ty Luật Winlaw là không vi phạm, còn theo bản kết luận giám định của Viện Khoa học sở hữu trí thì tên gọi của hai chủ thể này có khả năng gây nhầm lẫn với nhau và hành vi của Công ty Luật Winlaw là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của Văn phòng Luật sư Winco), bên cạnh đó chính các bên tranh chấp không thể tự xác định được tên thương mại của mình có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hay không, mà phải qua các chuyên viên thẩm định của Cục Sở hữu trí tuệ, nên việc áp dụng quy định này để giải quyết tranh chấp gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài, gây tốn kém cho các bên tranh chấp, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng và gây quá tải cho các cơ quan chức năng. Để giải quyết được vấn đề này, pháp luật cần quy định rõ những căn cứ để xác định dấu hiệu “tương tự đến mức gây nhầm lẫn” giữa tên thương mại và nhãn hiệu.

2.2.2. Thực trạng hoạt động bảo vệ quyền đối với tên thương mại

Bảo vệ quyền đối với tên thương mại được hiểu là việc Nhà nước và chủ sở hữu tên thương mại sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền

sở hữu đối với tên thương mại của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu tên thương mại đó.

Hoạt động bảo vệ quyền đối với tên thương mại là để bảo vệ pháp chế, nhằm bảo đảm cho các nội dung của quy phạm pháp luật về tên thương mại được thi hành nghiêm chỉnh, có hiệu lực, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội và của chủ sở hữu tên thương mại.

Trên thực tế hiện nay, khi có hành vi xâm phạm tên thương mại của mình thì chủ sở hữu tên thương mại đó chủ yếu là sử dụng biện pháp tự bảo vệ, cụ thể là: Yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, yêu cầu người có hành vi xâm phạm bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Trong thực tiễn hoạt động bảo vệ quyền đối với tên thương mại xuất hiện những tình huống cụ thể sau:

Ví dụ 1:

Công ty cổ phần nhựa Bình Minh (CP Bình Minh) hoạt động hợp pháp từ năm 1994. Ống nước nhựa và phụ kiện mang nhãn hiệu Bình Minh là nhãn hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu số 23374 từ ngày 12/12/1996 và đang trong thời gian hiệu lực, được bày bán ở nhiều nơi.

Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại - Dịch vụ - Sản xuất nhựa ống Bình Minh (TNHH Bình Minh) được cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh ngày 15/2/2008, dù có tên rất dài nhưng tên riêng trùng với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ.

Do vậy, trên sản phẩm ống nhựa các loại của Công ty CP Bình Minh và Công ty TNHH Bình Minh đều có dấu hiệu Bình Minh. Chính điều đó đã gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng khi mua sản phẩm của hai công ty này. Sản phẩm nào cũng có dấu hiệu Bình Minh, mặc dù là của hai công ty khác nhau trên cùng địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, dấu hiệu Bình Minh đã được Công ty CP Bình Minh đăng ký làm nhãn hiệu từ trước khi Công ty TNHH Bình Minh sử dụng làm tên riêng để đăng ký hoạt động nên Bình Minh thuộc về Công ty CP Bình Minh. Trong khi đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư lại cho rằng Bình Minh thuộc về Công ty TNHH Bình Minh vì đã được cấp đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp [30].

Từ vụ việc trên có thể thấy rằng:

* Về mặt lý luận:

- Xét dưới góc độ tên thương mại theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì tên thương mại của Công ty CP Bình Minh và Công ty TNHH Bình Minh trùng phần tên riêng là Bình Minh. Hai công ty này lại cùng kinh doanh trong một lĩnh vực là các sản phẩm nhựa và cùng khu vực kinh doanh là thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó cho thấy, hai công ty này trùng nhau về tên thương mại.

- Xét về thời gian đăng ký hoạt động, Công ty CP Bình Minh ra đời từ năm 1994 và Công ty TNHH Bình Minh ra đời từ tháng 2/2008. Rõ ràng là, Công ty CP đã hoạt động với phần tên riêng Bình Minh từ trước Công ty TNHH đến 14 năm. Như vậy, Công ty TNHH Bình Minh đặt tên thương mại có thành phần tên riêng trùng với thành phần tên riêng của Công ty CP Bình Minh đã có từ trước. Việc Công ty TNHH Bình Minh gắn tên riêng Bình Minh lên sản phẩm cùng loại với Công ty CP Bình Minh là có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Đó là mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại (bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, nhãn hàng, slogan, logo, bao bì) trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã sử dụng trước đó cho cùng loại sản phẩm/dịch vụ hoặc sản phẩm/dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.

Từ quy định trên cho thấy, xét dưới góc độ tên thương mại, Công ty TNHH Bình Minh có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với tên thương mại của Công ty CP Bình Minh.

- Xét dưới góc độ nhãn hiệu, do Công ty CP Bình Minh đã sử dụng phần phân biệt, tên riêng của tên thương mại là dấu hiệu Bình Minh để đăng ký làm nhãn hiệu của mình và đã được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu số 23374 từ ngày 12/12/1996 (đã gia hạn nên đang trong thời gian có hiệu lực). Vì vậy, khi Công ty TNHH Bình Minh sử dụng dấu hiệu Bình Minh để gắn lên sản phẩm của mình, trùng với sản phẩm của Công ty CP Bình Minh là vi phạm điểm a khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Vì hành vi đó là sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa/dịch vụ trùng với hàng hoá/dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nên Công ty TNHH có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Bình Minh của Công ty CP.

* Tuy nhiên trên thực tế, Công ty TNHH lại được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với tên riêng là Bình Minh. Vậy việc công nhận này có phù hợp với Luật Doanh nghiệp và các văn bản khác quy định về tên thương mại hay không?

Theo quy định tại Điều 31 Luật Doanh nghiệp thì tên doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Theo đó, thành tố thứ nhất là loại hình doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn, cụm từ trách nhiệm hữu hạn có thể viết tắt là TNHH; công ty cổ phần, từ cổ phần có thể viết tắt là CP; công ty hợp danh, từ hợp danh có thể viết tắt là HD; doanh nghiệp tư nhân, từ tư nhân có thể viết tắt là TN). Thành tố thứ hai là tên riêng của doanh nghiệp. Các quy định này của Luật Doanh nghiệp cũng phù hợp với quy định của Điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về tên thưong mại.

Điều 34 Luật Doanh nghiệp quy định tên trùng và tên gây nhầm lẫn gồm có tên trùng, tên gây nhầm lẫn và được cụ thể hóa tại Điều 12 của Nghị định số 88/2006/NĐ-CP trước đây và Điều 15 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP hiện nay quy định về tên trùng và tên gây nhầm lẫn có chỉ ra nhiều trường hợp bị coi là trùng hoặc gây nhầm lẫn. Theo điểm h khoản 2 Điều 15 Nghị định 43 thì: Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký thì sẽ không được chấp nhận.

Trong trường hợp này, hai công ty hoạt động cùng lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh bị trùng tên riêng. Tên riêng lại có chức năng dùng để phân biệt các công ty khác nhau. Vì vậy, việc đặt tên riêng của Công ty TNHH là vi phạm điểm h khoản 2 Điều 15 của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP và Công ty TNHH sử dụng Bình Minh là tên riêng của tên thương mại của mình là không đúng quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật doanh nghiệp. Việc công nhận tên riêng này cho Công ty TNHH là không phù hợp quy định của Luật Doanh nghiệp, Nghị định số 88/2006/NĐ-CP trước đây và Nghị định số 43/2010/NĐ-CP hiện nay.

Nếu xét dấu hiệu Bình Minh là nhãn hiệu của Công ty CP đã được bảo hộ thì việc sử dụng dấu hiệu này trên sản phẩm của Công ty TNHH là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, vì vậy Công ty TNHH không được tiếp tục sử dụng dấu hiệu Bình Minh làm tên riêng trong tên thương mại của mình.

Mặc dù vụ việc này đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền lên tiếng, nhưng chưa đảm bảo được lợi ích của các bên, bởi lẽ Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, dấu hiệu Bình Minh đã được Công ty CP Bình Minh đăng ký làm nhãn hiệu từ trước khi Công ty TNHH Bình Minh sử dụng làm tên riêng để đăng ký hoạt động nên Bình Minh thuộc về Công ty CP Bình Minh, còn Sở Kế hoạch và Đầu tư lại cho rằng, Bình Minh thuộc về Công ty TNHH Bình Minh vì đã được cấp đăng ký kinh doanh

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí