Xác Lập Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Nhãn Hiệu 48821

các đối tượng không phải là thành viên của tổ chức tập thể đó đã thể hiện được đúng bản chất của nhãn hiệu tập thể, khắc phục được nhầm lẫn về quan niệm đồng sở hữu nhãn hiệu.

- Nhãn hiệu thuộc sở hữu riêng: hầu hết các loại nhãn hiệu được sử dụng phổ biến hiện nay là nhãn hiệu thuộc sở hữu riêng của một cá nhân hoặc một tổ chức, dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức đó với hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác. Các nhãn hiệu loại này có đặc điểm là do một chủ thể làm chủ sở hữu.

Dựa vào mức độ nổi tiếng thì có nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi:

- Nhãn hiệu nổi tiếng là “nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”. [6] Điểm mới nổi bật trong định nghĩa này so với định nghĩa nêu trong Nghị định 63/CP là giới hạn lãnh thổ để một nhãn hiệu được coi là nổi tiếng là trên “lãnh thổ Việt Nam”. Các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia như Hiệp định TRIPS, Công ước Paris, BTA chỉ quy định các nước thành viên có nghĩa vụ phải bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng còn dành lại cho các nước này quyền đưa ra bộ tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng. Tổ chức SHTT thế giới có ban hành một Khuyến nghị chung về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng và nội dung quy định này trong Luật SHTT 2005 về cơ bản phù hợp với nội dung tương ứng trong Khuyến nghị chung đó. Việc đưa giới hạn lãnh thổ mà người tiêu dùng nhận biết một nhãn hiệu nổi tiếng vào trong luật là một điều hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc bảo hộ SHTT và thể hiện tinh thần bảo vệ quyền lợi quốc gia khi xây dựng luật. Quyền SHTT là một loại quyền có tính chất lãnh thổ tuyệt đối vì thế một nhãn hiệu để được một quốc gia công nhận là nổi tiếng thì trước tiên ở chính quôc gia đó nhãn hiệu đó phải được người tiêu dùng biết đến rộng rãi. Trên thực tế, không phải tất cả các tiêu chí đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng đều được tính đến mà tùy vào từng trường hợp, các tiêu chí phù hợp sẽ được lần lượt xem xét. Việc quy định nhãn hiệu phải được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho chúng ta công nhận nhiều nhãn hiệu

có xuất xứ từ Việt Nam là nổi tiếng và ở một khía cạnh nào đó thì những nhãn hiệu có xuất xứ từ nước ngoài sẽ phải được chủ sở hữu nỗ lực làm cho nhiều người Việt Nam biết đến mới có thể được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng. Ví dụ, nhãn hiệu “Sao Vàng” dùng cho sản phẩm săm, lốp ô tô, xe máy…, đây là sản phẩm mà hầu hết người sử dụng phương tiện xe hai bánh, xe ô tô ở Việt Nam đều biết đến. Nếu xem xét các tiêu chí như phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa đó đã được lưu hành (ngoài lãnh thổ Việt Nam), doanh số từ việc bán hàng hóa đó… thì rõ ràng nhãn hiệu này không thể so sánh được với nhãn hiệu

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu hàng hóa được sử dụng liên tục cho sản phẩm, dịch vụ có uy tín khiến cho nhãn hiệu đó được biết đến một cách rộng rãi. [9]

Dựa vào chủ thể sở hữu nhãn hiệu và mục đích sử dụng nhãn hiệu có nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa/dịch vụ của các cá nhân, tổ chức thuộc một tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa/dịch vụ của các cơ sở kinh doanh khác. Chủ sở hữu nhãn hiệu - “tập thể” - không phải là đối tượng trực tiếp sử dụng nhãn hiệu mà các thành viên của “tập thể” - không phải là chủ sở hữu nhãn hiệu – là đối tượng sử dụng nhãn hiệu. Nhãn hiệu chứng nhận là khái niệm mới được đưa vào hệ thống pháp luật Việt Nam kể từ khi luật SHTT được ban hành. Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhận khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệt, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Nhãn hiệu chứng nhận thực hiện chức năng phân biệt ở chỗ phân biệt sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận và sản phẩn, dịch vụ không được chứng nhân. Trong cả nhãn hiệu nêu trên, chủ sở hữu nhãn hiệu đều không phải là chủ thể trực tiếp sử dụng nhãn hiệu.

2.2. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

2.2.1. Quyền đăng ký nhãn hiệu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Vì chức năng chính của nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác nhau, do vậy, quyền đăng ký nhãn hiệu chỉ thuộc về tổ chức cá nhân sản xuất ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Trong một số trường hợp cụ thể, đối với một số loại nhãn hiệu cụ thể, có những đối tượng khác cũng có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Theo điều 87 Luật SHTT những chủ thể thuộc vào các đối tượng liệt kê dưới đây có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu:

- Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp;

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 - 10

- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

- Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với điều kiện: việc sử dụng nhãn hiệu đó nhân danh tất cả các tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả

các đồng chủ sở hữu đều tham giao vào quá trình sản xuất, kinh doanh, việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

- Quyền đăng ký có thể được chuyển giao, để thừa kế với điều kiện chủ thể nhận chuyển giao đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký.

- Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ ở hữu nhãn hiệu trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Quy định về quyền nộp đơn trong luật SHTT có nhiều điểm mới và rõ ràng hơn so với các quy định trước đây, theo đó, nhãn hiệu tập thể được trả về đúng với bản chất dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó – chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể phải là một tổ chức, việc đăng ký nhãn hiệu không phải để chính mình sử dụng mà người sử dụng là các thành viên của tổ chức đó. Quy định này đã khắc phục tình trạng không rõ ràng trước đây dẫn đến lầm tưởng rằng hai hoặc nhiều người cùng nhau ủy quyền cho một người nào đó là có thể đủ điều kiện đăng ký nhãn hiệu tập thể. Thực tế rất nhiều nhãn hiệu đã được cấp ra về bản chất chỉ là việc nhiều chủ thể cùng đăng ký bảo hộ và cùng sử dụng một nhãn hiệu theo một quy chế nhất định mà giữa các chủ thể này không có mối liên hệ với nhau về mặt tổ chức hay sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Việc đăng ký như vậy không đúng với bản chất của nhãn hiệu tập thể. Luật SHTT sửa đổi năm 2009 đã bổ sung thêm nội dung liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu có sử dụng tên địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương, theo đó, việc đăng ký dấu hiệu loại này phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, quy định này nhằm đảm bảo sự kiểm soát thống nhất đối với việc sử dụng các chỉ dẫn liên quan đến đặc sản địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế, khi xử lý các đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể

có chứa tên địa danh, dù dấu hiệu đó có liên quan tới đặc sản của địa phương hay không thì Cục SHTT cũng luôn yêu cầu Chủ đơn phải nộp kèm tài liệu cho phép của cơ quan có thẩm quyền, do vậy quy định bổ sung này thực chất chỉ là việc luật hóa thực tiễn xử lý công việc của cơ quan có thẩm quyền. Một nội dung mới liên quan đến quyền đăng ký nhãn hiệu chưa từng được quy định trước sự ra đời của Luật SHTT đó là quy định về “đồng chủ sở hữu”. Đây là nội dung đã được quy định trong Công ước Paris và các nước thành viên của Công ước trong đó có Việt Nam có nghĩa vụ phải thực hiện. Xét ở góc độ lý thuyết, để bảo đảm chức năng phân biệt của nhãn hiệu, về nguyên tắc, việc sở hữu chung một nhãn hiệu là không được phép. Tuy nhiên, trong trường hợp một hàng hóa, dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp bởi hai hoặc nhiều người thì những người đó có thể trở thành chủ sở hữu chung của nhãn hiệu với điều kiện khi mua hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu đó, người tiêu dùng cho rằng chúng được sản xuất hoặc cung cấp bởi tất cả các chủ sở hữu chung đó. Quy định về việc đăng ký nhãn hiệu của người đại diện hoặc người đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký cũng là một nội dung mới được đưa vào để đảm bảo sự thống nhất của luật quốc gia với Điều ước quốc tế, cụ thể là Công ước Paris.

Bên cạnh các nội dung mới được đưa thêm vào, Luật SHTT cũng đã loại bỏ quyền đăng ký nhãn hiệu của các chủ thể “có dự định” sản xuất, kinh doanh cho “hàng hóa sẽ được sản xuất” hoặc “dịch vụ sẽ được cung cấp”. Mục đích của quy định này nhằm hạn chế tình trạng “đăng ký chiếm chỗ” của nhãn chủ thể không có nhu cầu thực sự. Trên thực tế, hoàn toàn có thể loại bỏ nguy cơ này bằng cách sử dụng quy định về việc hủy bỏ nhãn hiệu do không sử dụng trong 5 năm liên tục hoặc không trung thực khi nộp đơn. Hơn nữa, có những sản phẩm như dược phẩm, quá trình nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm trước khi được sản xuất đại trà thường kéo dài nhiều năm, nếu chờ đến khi ra sản phẩm mới được phép đăng ký nhãn hiệu thì có thể nhãn hiệu đã bị người khác đăng ký mất. Mặt khác, trong quá trình thử nghiệm nhà sản xuất cũng có nhu cầu quảng cáo sản phẩm, việc quy định hạn chế đăng ký như vậy khiến cho nhà sản xuất mất đi cơ hội đăng ký nhãn

hiệu. Luật nhãn hiệu Hoa Kỳ đã giải quyết rất tốt tình huống này bằng cách cho phép việc đăng ký nhãn hiệu dự định sử dụng. Để ngăn chặn việc “đăng ký chiếm chỗ” luật cũng quy định trong thời hạn 3 năm kể từ khi đăng ký Chủ đơn phải cung cấp tài liệu chứng minh việc sử dụng nhãn hiệu nếu không nhãn hiệu sẽ bị hủy.

2.2.2. Thủ tục xác lập quyền đối với nhãn hiệu

2.2.2.1. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên

“Một nhãn hiệu có thể được bảo hộ hay nói một cách khác, quyền đối với một nhãn hiệu có thể được xác lập trên cơ sở sử dụng hoặc đăng ký, nhưng hệ thống bảo hộ nhãn hiệu ngày ngay thường kết hợp cả hai yếu tố này.” [39]

Việt Nam thiết lập hệ thống bảo hộ nhãn hiệu trên cơ sở đăng ký. Những nước theo hệ thống bảo hộ dạng này được gọi chung là những nước theo nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên”.

Nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên” là nguyên tắc xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu cho người đăng ký đầu tiên khi có hai hoặc nhiều người cùng nộp đơn yêu cầu đăng ký bảo hộ cho các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự nhau cho những hàng hóa trùng hoặc tương tự hoặc có mối liên quan với nhau.

Nguyên tắc này được thể hiện cụ thể trong luật SHTT sửa đổi Điều 90 như

sau:

“2. Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các

nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

3. Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho

đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.”

Theo quy định của luật, quyền độc quyền đối với một nhãn hiệu chỉ được dành cho người nộp đơn đầu tiên trong số những người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự nhau sử dụng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau. Nếu nhiều đơn đăng ký được nộp cùng một ngày thì quyền cũng chỉ được dành cho một chủ đơn trong số các chủ đơn đó nếu họ thỏa thuận được với nhau còn nếu không văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ không được cấp cho ai. Sở dĩ mặc dù cùng có ngày nộp đơn như nhau và nhãn hiệu cùng thỏa mãn tiêu chuẩn bảo hộ nhưng văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho một chủ đơn đăng ký là vì mục đích đảm bảo chức năng phân biệt của nhãn hiệu. Trường hợp này không giống với trường hợp đồng chủ sở hữu vì để được chấp nhận đăng ký nhãn hiệu dưới dạng đồng chủ sở hữu các chủ nhãn hiệu phải cùng đứng tên trong một đơn đăng ký và việc sử dụng nhãn hiệu phải đảm bảo những yêu cầu luật định nhằm loại bỏ khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc sản phẩm, dịch vụ. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên quy định trong Luật SHTT về nội dung cơ bản không có khác biệt so với các quy định trước đây, cũng chính vì thế chưa khắc phục được thiếu sót bộc lộ trong quá trình áp dụng trên thực tế liên quan đến việc đăng ký các nhãn hiệu của cùng một chủ. Luật SHTT sửa đổi đã được điều chỉnh theo hướng không cho phép cùng một chủ thể đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau. Như vậy, nếu cùng một chủ thể đăng ký trong nhiều đơn cho nhãn hiệu trùng sử dụng cho sản phẩm, dịch vụ trùng thì văn bằng bảo hộ (nếu được cấp) cũng chỉ được cấp cho đơn nộp sớm, nếu các đơn đó được nộp cùng một ngày thì chủ đơn sẽ được yêu cầu lựa chọn một đơn để tiếp tục theo đuổi nếu không tất cả các đơn sẽ bị từ chối. Tuy nhiên, luật sửa đổi vẫn chưa đề cập đến trường hợp đơn nộp sau cho nhãn hiệu trùng của cùng một chủ nhưng sử dụng cho sản phẩm, dịch vụ có danh mục hẹp hơn danh mục trong đơn đã được bảo hộ trước. Trường hợp này thực chất phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu

đăng ký đã hoàn toàn nằm trong phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu đăng ký trước, do vậy, việc xác lập độc quyền cho đơn nộp sau không còn ý nghĩa.

Tuy khẳng định trong luật nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên” khi xác lập quyền đối với nhãn hiệu nhưng luật cũng có những quy định chứng tỏ việc áp dụng nguyên tắc này một cách không tuyệt đối, có những ngoại lệ nhất định. Ví dụ, đối với trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng hoặc nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi (Điều 74.2g, i Luật SHTT), các nhãn hiệu này được tự động bảo hộ thậm chí nếu như chủ nhãn hiệu không đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền với điều kiện cung cấp được bằng chứng chứng minh sự nổi tiếng hoặc việc sử dụng và thừa nhận rộng rãi. Hoặc các nhãn hiệu tuy đăng ký trước nhưng qua quá trình thẩm định đơn đăng ký cơ quan có thẩm quyền nhận thấy các nhãn hiệu này không có khả năng phân biệt và/hoặc sẽ ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi thì dù đăng ký trước các nhãn hiệu này cũng sẽ bị từ chối bảo hộ.

Như vậy, nguyên tắc xác lập quyền đối với nhãn hiệu theo luật SHTT là nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên” nhưng có ngoại lệ.

2.2.2.2. Nguyên tắc ưu tiên

Ngày nộp đơn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với khả năng được cấp văn bằng bảo hộ theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên. Một người có thể muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nhiều nước khác nhau nhưng vì lý do thủ tục phức tạp dẫn đến chỗ việc nộp đơn ra nước ngoài thường chậm một thời gian đáng kể. Vì vậy, các điều ước quốc tế đều quy định việc dành quyền ưu tiên cho những đơn đã nộp ở một nước khác dưới hình thức công nhận ngày nộp đơn là ngày đã nộp đơn đầu tiên. Theo Điều 4 Công ước Paris, bất kỳ người nộp đơn nào đã nộp đơn hợp lệ đăng ký nhãn hiệu tại một trong các nước thành viên của Liên minh Công ước Paris, hoặc người thừa kế hợp pháp của người đó, trong quá trình nộp đơn tại nước khác sẽ được hưởng quyền ưu tiên trong thời hạn là 6 tháng. Trường hợp được hưởng quyền ưu tiên thì các đơn nộp sau sẽ được coi như đã được nộp vào cùng ngày với ngày nộp đơn đầu tiên. Hiệp định TRIPS, BTA đều dẫn chiếu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/11/2022