Biện Pháp Hành Chính, Hình Sự, Kiểm Soát Hàng Hóa Xuất Khẩu, Nhập Khẩu Mang Nhãn Hiệu Được Bảo Hộ Tại Biên Giới (Biện Pháp Kiểm Soát Biên Giới)

giữ quyền SHTT. Đây là biện pháp chế tài về dân sự theo yêu cầu của TRIPS (Điều 46), nhằm ngăn chặn một cách hữu hiệu các hành vi xâm phạm quyền SHTT.

Tương tự như vậy, quy định tại Điều 79 của Bộ luật Tố tụng dân sự về nghĩa vụ chứng minh của đương sự chưa đầy đủ và cụ thể để có thể đáp ứng với yêu cầu của BTA và TRIPS về quyền và nghĩa vụ chứng minh của các bên trong thủ tục giải quyết các vụ xâm phạm về SHTT tại cơ quan tư pháp. Do vậy, ngoài việc thực hiện nghĩa vụ chứng minh theo quy định tại Điều 79 của Bộ luật Tố tụng dân sự, trong các vụ việc xâm phạm quyền SHTT theo thủ tục tố tụng dân sự tại toà án, đương sự còn có thêm một số nghĩa vụ chứng minh theo quy định tại Điều 203 Luật SHTT.

Nguyên tắc xác định thiệt hại quy định tại Điều 204 Luật SHTT về cơ bản dựa trên các nguyên tắc xác định thiệt hại trong quy định của Bộ luật Dân sự, nhưng có quy định cụ thể hơn, phù hợp với yêu cầu xác định thiệt hại trong lĩnh vực SHTT, đồng thời phù hợp với yêu cầu của BTA.

Một trong những vấn đề gây khó khăn, lúng túng cho các thẩm phán khi giải quyết các tranh chấp, xâm phạm về SHTT là do pháp luật chưa có quy định cụ thể về căn cứ xác định thiệt hại. Do vậy, tại Điều 204, 205 Luật SHTT đã thiết lập nguyên tắc xác định thiệt hại và căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại. Nguyên tắc xác định thiệt hại trong Luật SHTT về cơ bản dựa trên các nguyên tắc xác định thiệt hại trong quy định của Bộ luật dân sự, nhưng có quy định cụ thể hơn, phù hợp với yêu cầu xác định thiệt hại trong lĩnh vực SHTT, đồng thời phù hợp với yêu cầu của BTA. Căn cứ xác định mức thiệt hại cũng được quy định rõ trong luật, đây là quy định cần thiết để các thẩm phán có căn cứ pháp lý thống nhất khi xác định mức thiệt hại, đồng thời, quy định này cũng phù hợp với thông lệ pháp luật các nước, đáp ứng yêu cầu của TRIPS và BTA. Theo quy định tại Điều 45 của TRIPS và quy định tại khoản 3 Điều 12 của BTA, các bên phải dành cho cơ quan tư pháp quyền buộc bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại theo mức ấn định trước. Sở dĩ như vậy vì việc xác định mức thiệt hại trong lĩnh vực SHTT

trong nhiều trường hợp là không đơn giản và rất khó khăn, do vậy, bên cạnh các căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại thông thường (ví dụ: căn cứ vào tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền và khoản lợi nhuận mà bị đơn thu được hoặc căn cứ vào giá chuyển giao quyền sử dụng theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp), việc pháp luật mở ra khả năng cho bên bị xâm phạm quyền có quyền yêu cầu tòa án buộc bên xâm phạm phải bồi thường thiệt hại cho mình theo mức ấn định trước là quy định quan trọng, nhằm giảm bớt cho chủ thể quyền gánh nặng chứng minh về mức độ thiệt hại trong các trường hợp rất khó xác định về mức thiệt hại gây ra. Cả TRIPS và BTA đều có yêu cầu pháp luật của các bên ký kết phải có quy định về bồi thường thiệt hại theo mức ấn định trước. Để đáp ứng yêu cầu này của TRIPS và BTA nội dung này được đưa vào điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 205 Luật SHTT. Đây là quy định cần thiết, đáp ứng với yêu cầu của các hiệp định nói trên, đồng thời giúp toà án có căn cứ pháp lý thống nhất khi xác định mức bồi thường trong các vụ xâm phạm quyền SHTT.

Theo TRIPS và BTA, tòa án có quyền ra lệnh buộc người có hành vi xâm phạm phải trả những khoản tiền đền bù thỏa đáng để bồi thường những thiệt hại do người đó gây ra. Luật SHTT đã đưa phí thuê luật sư vào thành một loại chi phí thỏa đáng để được bồi thường. Thực tế cho thấy, chủ sở hữu nhãn hiệu thông thường phải chi phí một khoản không nhỏ cho việc thuê luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị chủ thể khác xâm phạm quyền. Trước luật SHTT, khoản phí tổn này không thể bồi hoàn do pháp luật không quy định khoản phí tổn này trong danh mục các chi phí hợp lý mà chủ sở hữu phải gánh chịu khi tranh chấp xảy ra. Việc đưa nội này vào luật hạn chế được sự thiệt thòi cho chủ sở hữu quyền đồng thời đảm bảo được tính hợp lý trong việc tính mức bồi thường thiệt hại.

Để bảo đảm cho việc xử lý kịp thời, có hiệu quả các vụ xâm phạm quyền dân sự, các biện pháp khẩn cấp tạm thời thường xuyên được áp dụng. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Chương VIII của Bộ luật Tố tụng dân sự. Đây là quy định chung cho các vụ, việc dân sự. Tuy nhiên, do tính

đặc thù của lĩnh vực SHTT nên các quy định tại Chương VIII của Bộ luật Tố tụng dân sự chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực thi hiệu quả, đồng thời chưa đáp ứng được một số yêu cầu của TRIPS và BTA liên quan đến việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Luật SHTT đã khắc phục thiếu sót này bằng việc quy định cụ thể các điều kiện để chủ thể nắm giữ quyền SHTT có quyền yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời tại Điều 206. Đây là quy định cần thiết nhằm tránh tính trạng chủ thể quyền lạm dụng quyền yêu cầu, gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Điều này cũng quy định việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được thực hiện đồng thời với việc khởi kiện hoặc sau khi đã khởi kiện tại toà án. Quy định này phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Theo quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra, thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu toà án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn yêu cầu khởi kiện. Tuy nhiên, quy định này lại chưa đáp ứng yêu cầu được nêu tại khoản 6 Điều 50 của TRIPS và khoản 6 Điều 13 của BTA. Nếu theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải tiến hành yêu cầu đó đồng thời với việc khởi kiện tại toà án, quy định này tỏ ra cứng nhắc và không phù hợp với thực tế, không bảo đảm được quyền tự quyết định của chủ thể quyền, nhất là trong trường hợp họ chỉ có nhu cầu yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để thu thập các chứng cứ hoặc để bảo toàn các chứng cứ về việc xâm phạm quyền, trên cơ sở đó yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý về hành chính mà không có yêu cầu toà án xử lý về dân sự hoặc về hình sự.

Đồng thời với việc quy định quyền được yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Luật SHTT cũng quy định các nghĩa vụ của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn việc sử dụng quyền này một cách không lành mạnh, gây thiệt hại cho người kinh doanh trung thực, nâng cao trách nhiệm của chủ thể quyền. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ chứng minh quyền này, bồi thường thiệt hại khi yêu cầu của mình là

không có căn cứ và phải nộp một khoản tiền nhất định để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bồi thường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Việc huỷ bỏ áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Tố tụng dân sự và có bổ sung thêm trường hợp người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chứng minh được việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là không có căn cứ xác đáng. Trong trường hợp này thì toà án cũng phải ra quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. So với quy định tại khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật SHTT đã bổ sung thêm trường hợp này để phù hợp hơn với thực tế và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Với các điều chỉnh cũng như quy định mới liên quan việc xử lý xâm phạm quyền bằng biện pháp dân sự vừa đúng với bản chất của quan hệ pháp luật dân sự vừa tiến bộ như trên lẽ ra phải khiến cho việc xử lý xâm phạm nhãn hiệu theo con đường dân sự tăng lên đáng kể, tuy nhiên, trên thực tế số lượng vụ việc được giải quyết tại tòa án vẫn không thay đổi nhiều. Các vụ việc chủ yếu vẫn được các bên sử dụng biện pháp hành chính để giải quyết. Có thể nhận thấy việc coi nhẹ trình tự dân sự chủ yếu do hai nguyên nhân :

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 - 14

- Nhận thức và tâm lý e ngại của các đương sự theo đuổi các vụ tranh chấp tại tòa dân sự ;

- Việc giải quyết tại Tòa dân sự thông thường kéo dài, qua nhiều cấp xét xử và việc thiếu kiến thức chuyên sâu về SHTT của đội ngũ thẩm phán chưa tạo được lòng tin cho các đương sự. [34]

Có thể thấy, một trong các khiếm khuyết cơ bản nhất của hệ thống bảo đảm thực thi SHTT của Việt Nam là không phát huy vai trò của tòa án và trình tự dân sự, trong khi đó lại quá lạm dụng trình tự hành chính khiến cho cơ chế thực thi bị biến dạng, tạo sự căng thẳng không cần thiết trong các quan hệ về SHTT. Thực tế cho thấy số vụ việc được giải quyết trước tòa án là rất ít, hầu hết các xâm phạm về SHTT được xử lý bằng biện pháp hành chính. Cơ chế này khiến cho người có quyền bị xâm phạm không thể được đền bù các thiệt hại còn người đã thực hiện

hành vi xâm phạm thì chỉ bị phạt mà không phải chịu trách nhiệm vật chất do hành vi xâm phạm gây ra, đồng thời điều này cũng khiến cho các quan hệ xã hội về SHTT trở nên căng thẳng ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các doanh nghiệp, gây tâm lý ngờ vực cho các chủ SHTT nước ngoài về tính “thỏa đáng”, “công bằng” của cơ chế thực thi của Việt Nam. Mặt khác, các quy phạm pháp luật chưa đầy đủ và chưa phân biệt ranh giới giữa dân sự và hành chính.

Việc quá chú trọng đến các biện pháp hành chính trong khi có quá nhiều cơ quan có chức năng xử phạt hành chính, với các cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ về SHTT yếu cũng là nguyên nhân cơ bản làm cho hệ thống bảo hộ SHTT của Việt Nam đạt hiệu quả thấp.

2.4.2.3. Biện pháp hành chính, hình sự, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mang nhãn hiệu được bảo hộ tại biên giới (biện pháp kiểm soát biên giới)

Sở dĩ các biện pháp hành chính, hình sự, kiểm soát biên giới được xếp vào chung một nhóm vì các biện pháp này đều sử dụng quyền lực công để bảo vệ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.

Cơ chế hành chính và hình sự không phải là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa chủ sở hữu và người xâm phạm quyền mà nhằm mục tiêu bảo vệ lợi ích của xã hội - sử dụng công cụ quyền lực nhà nước để răn đe và trừng phạt các hành vi xâm phạm quyền SHTT có ảnh hưởng hoặc nguy cơ gây ảnh hưởng đến nhiều người khác ngoài chủ sở hữu. Trong trình tự hành chính và hình sự không bắt buộc phải có người khiếu nại. Một vụ việc xâm phạm quyền SHTT nếu được bất kỳ ai phát hiện đều có thể dẫn tới việc áp dụng các biện pháp hành chính hoặc hình sự. Như vậy, xử lý hành chính và hình sự không phải là cơ chế giải quyết tranh chấp mà nhằm mục tiêu bảo vệ lợi ích của xã hội, trong đó việc bảo vệ quyền của người chủ SHTT chỉ là hệ quả. Nói cách khác, việc thực thi quyền SHTT bằng con đường hành chính, hình sự là thực thi công quyền (public enforcement), do các cơ quan nhà nước chủ động thực hiện. Trong thủ tục thực thi công quyền, chủ SHTT và người tiêu dùng là những người bị hại, đóng vai trò cung cấp thông tin cho các cơ quan công quyền.

Biện pháp hành chính hiểu một cách chung nhất là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Xét về bản chất, biện pháp hành chính áp dụng nhằm bảo đảm cho công tác quản lý hành chính nhà nước được ổn định, thể hiện mức độ trừng phạt của nhà nước đối với hành vi xâm phạm ở mức nhẹ. Khác với biện pháp dân sự luôn tôn trọng quyền tự định đoạt của các chủ thể tham gia một cách cao nhất thì biện pháp hành chính lại luôn thể hiện ý chí của Nhà nước. Mục đích chính của biện pháp hành chính là nhằm trừng phạt, răn đe những hành vi xâm phạm quyền gây ảnh hưởng đến trật tự quản lý nhà nước bằng các biện pháp chế tài như cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, tịch thu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu…, không tính đến những thiệt hại của bên bị vi phạm quyền. Nếu muốn được bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền gây ra thì chủ thể có quyền đối với nhãn hiệu lại phải thực hiện các biện pháp dân sự.

Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu theo yêu cầu của chủ thể quyền, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện.

Các biện pháp xử lý hành chính quy định tại Điều 214 Luật SHTT dựa trên các biện pháp xử lý hành chính quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, nhưng quy định lại theo hướng cụ thể hơn cho phù hợp với việc xử lý hành chính đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT, đặc biệt là các biện pháp:

- Tịch thu hàng giả về SHTT, phương tiện, nguyên vật liệu được sử dụng chủ yếu để kinh doanh hàng giả về SHTT và tiêu huỷ hoặc phân phối, sử dụng không nhằm mục đích thương mại với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể nắm giữ quyền SHTT;

- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng giả về SHTT, phương tiện, nguyên vật liệu được sử dụng chủ yếu để kinh doanh hàng giả về SHTT.

Hai biện pháp nêu trên được bổ sung trên cơ sở phù hợp với quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và phù hợp với các chế tài áp dụng trong dân sự, đáp ứng với quy định tại Điều 49 của TRIPS.

Ngoài ra, so với quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, tại điểm a khoản 1 Điều 214 Luật SHTT đã bổ sung biện pháp buộc người có hành vi xâm phạm quyền SHTT phải chấm dứt hành vi xâm phạm. Đây là biện pháp rất quan trọng, không thể thiếu được khi tiến hành xử lý hành chính hành vi xâm phạm quyền. Nếu thiếu biện pháp này thì người có hành vi xâm phạm có thể không chịu chấm dứt ngay hành vi xâm phạm, khi đó, chủ thể quyền SHTT nếu muốn buộc người đó chấm dứt hành vi xâm phạm thì phải khởi kiện tại Toà án và điều này sẽ gây khó khăn cho chủ thể quyền và làm giảm hiệu quả của hoạt động thực thi quyền bằng biện pháp hành chính. Quy định này không trái với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, vì theo Điều 123 của Pháp lệnh thì “Trong trường hợp Luật có quy định khác thì áp dụng quy định của Luật”.

Thực tế thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại Việt Nam cho thấy việc sử dụng các biện pháp hành chính thường chiếm ưu thế hơn so với biện pháp dân sự. Việc xử lý hành chính đối với các hành vi xâm phạm nhãn hiệu thường được thực hiện trong thời gian ngắn, dứt điểm giúp ngăn chặn kịp thời hành vi xâm phạm. Tuy nhiên, việc quy định nhiều cơ quan cùng có thẩm quyền áp dụng các biện pháp hành chính để xử lý hành vi vi phạm quyền đới với nhãn hiệu (5 cơ quan khác nhau) cũng làm giảm hiệu thực thực thi của biện pháp hành chính.

Trước đây, biện pháp xử lý hành chính được quy định đối với mọi hành vi xâm phạm quyền SHTT. Điều này không đúng với bản chất và mục tiêu của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính là nhằm bảo vệ lợi ích chung của xã hội, vì vậy, chỉ bảo đảm thi hành luật công (quản lý nhà nước). Thực trạng hành chính

hoá các quan hệ dân sự này dẫn đến sự quá tải về năng lực cán bộ (số lượng và chuyên môn) của các cơ quan thực thi hành chính. Do đó, Luật SHTT đã giới hạn phạm vi xử phạt hành chính chỉ trong những hành vi xâm phạm quyền SHTT nào gây tác hại rộng lớn cho xã hội (giới tiêu dùng, giới kinh doanh), bao gồm sản xuất, kinh doanh hàng giả và hàng sao lậu bản quyền.

Biện pháp hình sự là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng nhằm trừng phạt những hành vi xâm phạm trật tự xã hội ở mức độ nghiêm trọng bị coi là tội phạm được quy định trong pháp luật hình sự. Thực chất biện pháp này cũng có những đặc điểm giống với biện pháp hành chính, nó thể hiện quyền lực công, thể hiện tính áp đặt ý chí của Nhà nước đến đối tượng vi phạm nhằm bảo đảm trật tự xã hội. Biện pháp hình sự thể hiện mức độ trừng phạt nghiêm khắc hơn của Nhà nước đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Các biện pháp xử lý hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được quy định tại Điều 156, 157, 158, 171 Bộ luật hình sự 1999. Các biện pháp này chủ yếu đề cập đến tội sản xuất, buôn bán, lưu thông hàng giả nhãn hiệu. Để áp dụng biện pháp hình sự trong xử lý xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hành vi vi phạm phải thỏa mãn cấu thành tội phạm quy định trong các điều luật nêu trên, trong đó yếu tố “cố ý” và “với quy mô thương mại” được đặc biệt nhấn mạnh khi định tội.

Thực tế cho thấy, việc áp dụng biện pháp hình sự đối với các vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tại tòa án không nhiều và cũng không đảm bảo khả năng bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu do bản chất của biện pháp hình sự là sự cưỡng chế, trừng phạt của nhà nước với đối tượng bị coi là tội phạm, quyền lợi của chủ sở hữu quyền bị xâm phạm cũng như những tổn thất của người bị vi phạm được xem xét ở mức độ vừa phải.

Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mang nhãn hiệu được bảo hộ tại biên giới là biện pháp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí