Một Số Khuyến Nghị Nhằm Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bảo Hộ Nhãn

được coi là bình thường trong nhận thức của một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng.

Thứ tám, việc giáo dục, đào tạo pháp luật về sở trí tuệ vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Pháp luật về SHTT mới chỉ được coi là một môn học ở các trường đào tạo luật trong vài năm trở lại đây trong khi ở các trường không chuyên khác như khối kinh tế, kỹ thuật thì thậm chí pháp luật sở hữu tri tuệ chỉ được giảng dạy trong vài tiết, không đủ để sinh viên được trang bị kiến thức đầy đủ, toàn diện về lĩnh vực rất mới mẻ và quan trọng này.

Tóm lại, sự ra đời của Luật SHTT 2005 đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong hoạt động bảo vệ quyền SHTT nói chúng, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ nhãn hiệu nói riếng, Tuy nhiên, các quy định của luật dù hay đến mấy nhưng nếu không được hướng dẫn cụ thể, không có sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả của các chủ thể có liên quan thì luật vẫn chỉ là văn bản mà không thể đi vào cuộc sống. Thực tiễn áp dụng luật SHTT một thời gian đã bộc lộ những điểm chưa hợp lý cần thiết phải có những điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn khách quan đồng thời phải có những hướng dẫn chi tiết cho việc áp dụng nhằm đảm bảo tính thống nhất và đúng pháp luật.‌

3.2. Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hộ nhãn

hiệu


3.2.1. Định hướng chung

Luật SHTT được ban hành thay thế các văn bản quy phạm pháp luật liên

quan trước đây có thể gọi là biện pháp dùng một luật để sửa đổi, bổ sung nhiều luật nhằm rút ngắn lộ trình hoàn thiện pháp luật.[32] Tuy nhiên, một văn bản luật chung như vậy chưa thể bao quát toàn bộ những quan hệ pháp luật có liên quan cần phải điều chỉnh, do vậy, giai đoạn tiếp theo cần ban hành các văn bản cụ thể hóa một số khía cạnh pháp lý của các văn bản luật chung đã ban hành như quy định cụ thể hóa hoạt động thẩm đinh đơn, giám định hành vi xâm phạm quyền, xử lý vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp…

Bên cạnh việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu một cách đầy đủ, toàn diện, cần thiết phải tạo cơ sở pháp lý cho một hệ thống các cơ quan thực thi hoạt động và phối hợp nhịp nhàng nhằm đảm bảo sự công bằng, minh bạch, hiệu quả trong bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu từ đó thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, tạo ra một thị trường hàng hóa, dịch vụ đa dạng, khuyên khích đầu tư trong và nước tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Để quyền sở hữu công nghiệp được bảo vệ ngang tầm với vai trò của nó trong thúc đẩy phát triển kinh tế cần phải chú trọng tới việc nâng cao ý thức pháp luật của công chúng về việc tự bảo vệ quyền SHTT của mình cũng như tôn trọng quyền SHTT của người khác.

3.2.2. Hoàn thiện pháp luật liên quan đến xác lập quyền

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 - 16

- Về quyền nộp đơn: như đã trình bày và phân tích ở mục 2.2.1, quy định về quyền đăng ký nhãn hiệu theo Điều 87 Luật SHTT còn có điểm chưa phù hợp, chưa tính đến chủ thể là các tổ chức, cá nhân “có dự định” sản xuất, kinh doanh cho “hàng hóa sẽ được sản xuất” hoặc “dịch vụ sẽ được cung cấp”. Nội dung này thực ra đã được quy định trong Nghị định 63CP nhưng đến Luật SHTT thì bị loại bỏ. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi thì nên giữ lại vì những lo ngại dẫn đến việc loại bỏ đối tượng này có thể được giải quyết bằng các quy định khác đã có trong luật. Chúng ta đều biết, mục đích của quy định này nhằm hạn chế tình trạng “đăng ký chiếm chỗ” của nhãn chủ thể không có nhu cầu thực sự. Nhưng trên thực tế, chúng ta hoàn toàn có thể loại bỏ nguy cơ này bằng cách sử dụng quy định về việc hủy bỏ nhãn hiệu do không sử dụng trong 5 năm liên tục hoặc không trung thực khi nộp đơn. Hơn nữa, có những sản phẩm như dược phẩm, quá trình nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm trước khi được sản xuất đại trà thường kéo dài nhiều năm, nếu chờ đến khi ra sản phẩm mới được phép đăng ký nhãn hiệu thì có thể nhãn hiệu đã bị người khác đăng ký mất. Mặt khác, trong quá trình thử nghiệm nhà sản xuất cũng có nhu cầu quảng cáo sản phẩm, việc quy định hạn chế đăng ký như vậy khiến cho nhà sản xuất mất đi cơ hội đăng ký nhãn hiệu. Do vậy, nên bổ sung Điều 87 theo hướng cho phép chủ thể “có dự định” sản xuất,

kinh doanh cho “hàng hóa sẽ được sản xuất” hoặc “dịch vụ sẽ được cung cấp” được phép đăng ký nhãn hiệu với điều kiện phải cung cấp bằng chứng chứng minh “dự định đó là thực sự” và trong một thời hạn nhất định phải chứng minh việc sử dụng nhãn hiệu nếu không nhãn hiệu sẽ bị hủy bỏ.

- Về nguyên tắc nộp đơn đầu tiên: Luật SHTT 2005 và Luật SHTT sửa đổi năm 2009 đã khắc phục được thiếu sót bộc lộ trong quá trình áp dụng trên thực tế liên quan đến việc đăng ký các nhãn hiệu của cùng một chủ, theo đó, không cho phép cùng một chủ thể đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau vào các thời điểm khác nhau, nếu tình huống đó xảy ra thì nguyên tắc nộp đơn đầu tiên sẽ được sử dụng để từ chối cấp văn bằng bảo hộ cho đơn nộp sau. Tuy nhiên, luật sửa đổi vẫn chưa đề cập đến trường hợp đơn nộp sau cho nhãn hiệu trùng của cùng một chủ nhưng sử dụng cho sản phẩm, dịch vụ có danh mục hẹp hơn danh mục trong đơn đã được bảo hộ trước. Trường hợp này thực chất phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu đăng ký đã hoàn toàn nằm trong phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu đăng ký trước, do vậy, việc xác lập độc quyền cho đơn nộp sau không còn ý nghĩa. Vì vậy, cần bổ sung vào Điều 90 nội dung về việc không chấp nhận việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của cùng chủ trùng với nhãn hiệu của chính chủ đó đã được bảo hộ trước trong trường hợp danh mục sản phẩm/dịch vụ trong đơn nộp sau có phạm vi hẹp hơn danh mục sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ trước đó.

- Về tiêu chuẩn bảo hộ

Cần sửa lại Điều 74.2e Luật SHTT theo hướng loại bỏ nội dung liên quan đến nhãn hiệu liên kết. Điều 74.2e quy định về trường hợp phổ biến nhất khi đánh giá khả năng bảo hộ của một nhãn hiệu, đó là đánh giá khả năng phân biệt của dấu hiệu đang xem xét với nhãn hiệu đang được bảo hộ. Trong luật SHTT thuật ngữ “nhãn hiệu liên kết” lần đầu tiên được sử dụng. Theo tiêu chí này thì nhãn hiệu sẽ không được coi là có khả năng phân biệt nếu không phải là nhãn hiệu liên kết với nhãn hiệu đã được bảo hộ trước đó của cùng một chủ và trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ

trùng hoặc tương tự. Cách thể hiện mới rắc rối hơn và không hợp lý. Theo khoản 19 Điều 4 Luật SHTT “nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau”. Để hướng dẫn việc áp dụng luật liên quan đến nhãn hiệu liên kết, Thông tư 01 [18] tại Điểm 37.4b)(i)(iii) đã nêu rõ “Trong trường hợp yếu tố liên kết là nhãn hiệu (tương tự với nhãn hiệu khác của chính người nộp đơn dùng cho cùng một hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng cho các hàng hóa, dịch vụ tương tự nhau) thì phải chỉ rõ trong số các nhãn hiệu liên kết đó có nhãn hiệu nào được coi là cơ bản hay không, nếu có thì là nhãn hiệu nào” “Nếu người nộp đơn không chỉ rõ nhãn hiệu cơ bản hoặc hàng hóa dịch vụ cơ bản thì tất cả các nhãn hiệu và tất cả các hàng hóa, dịch vụ liên quan đến nhãn hiệu nêu trong đơn của người nộp đơn được coi là độc lập với nhau. Việc đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu nêu trong đơn sẽ không được áp dụng ngoại lệ đối với nhãn hiệu liên kết…”. Theo quy định của luật, nhãn hiệu liên kết là nhãn hiệu của cùng một chủ sở hữu. Dù cho chủ nhãn hiệu không khai báo với cơ quan có thẩm quyền đó là các nhãn hiệu liên kết thì bản chất liên kết của chúng vẫn tồn tại một cách khách quan. Chức năng của nhãn hiệu là để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh khác nhau, do đó, đương nhiên nhãn hiệu của cùng một chủ không đặt ra vấn đề xem xét khả năng phân biệt giữa chúng. Xét về bản chất các nhãn hiệu liên kết đều là nhãn hiệu cơ bản, mỗi nhãn hiệu đều có vai trò ngang nhau trong việc phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Quy định trong Thông tư 01 về việc người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cần phải chỉ dẫn mối liên kết với các nhãn hiệu có trước và việc không thực hiện điều này khiến nhãn hiệu bị coi là độc lập với nhau khi đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu là không cần thiết và thực tế không thực hiện được trên thực tế. Dù Chủ đơn không chỉ dẫn mối liên kết giữa nhãn hiệu yêu cầu đăng ký và nhãn hiệu đã được bảo hộ trước đó của chính mình thì cơ quan có thẩm quyền cũng không thể từ chối bảo hộ nếu nhãn hiệu thỏa mãn các điều kiện bảo hộ khác vì nhãn hiệu đó đã thỏa mãn chức năng phân

biệt chủ nhãn hiệu với chủ thể khác theo quy định tại Điều 4 Luật SHTT. Khái niệm nhãn hiệu liên kết được đưa vào trong luật như hiện nay mang tính nửa vời, mối liên kết này chỉ được nhắc đến trong giai đoạn xác lập quyền mà trong thủ tục này như phân tích ở trên việc áp dụng là không khả thi. Việc xác định nhãn hiệu liên kết còn có thể liên quan tới việc xác định đối tượng chuyển giao, chuyển nhượng nhãn hiệu (việc chuyển giao, chuyển nhượng có thể thực hiện cho từng nhãn hiệu độc lập hay phải cho toàn bộ các nhãn hiệu liên kết?), xác định đối tượng bị hủy bỏ hiệu lực (một nhãn hiệu trong số các nhãn hiệu liên kết bị hủy bỏ có ảnh hưởng đến các nhãn hiệu liên kết khác hay không?)… nhưng những nội dung này không được đề cập trong luật hoặc các văn bản hướng dẫn dưới luật. Không nhiều nước có quy định về nhãn hiệu liên kết, ở những nước đã quy định thì có xu hướng loại bỏ quy định về loại nhãn hiệu này (VD: Nhật Bản…) và chỉ sử dụng như một thuật ngữ trong nghiên cứu. Qua phân tích ở trên, theo chúng tôi cần sửa Điều 74.2e như sau: “Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký của người khác cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.

Cần sửa nội dung Điều 74.2i theo hướng dấu hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt với nhãn hiệu nổi tiếng không chỉ giới hạn ở dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn mà mở rộng ra cả những dấu hiệu tương tự với điều kiện việc sử dụng dấu hiệu tương tự đó sẽ khiến khả năng phân biệt, danh tiếng của nhãn hiệu nổi tiếng bị ảnh hưởng. Với nhãn hiệu thông thường, một dấu hiệu không được coi là có khả năng phân biệt nếu chúng tương tự đến mức gây nhầm lẫn, điều đó có nghĩa tương tự nhưng chưa đến mức gây nhầm lẫn vẫn được coi là có khả năng phân biệt. Nhãn hiệu nổi tiếng thì khác, nhãn hiệu nổi tiếng được người tiêu dùng ấn tượng và ghi nhớ một cách đặc biệt. Nhớ đến một nhãn hiệu nổi tiếng người tiêu dùng sẽ nhớ gắn với một hoặc một sản phẩm, dịch vụ

nhất định. Ví dụ, nhắc đến nhãn hiệu Louis Vuiton người ta sẽ nhớ đến sản phẩm túi xách thời trang, nhãn hiệu Honda nhớ đến sản phẩm ô tô, xe máy… Thực tế, trong nhiều trường hợp, người tiêu dùng không hề nhầm lẫn về nguồn gốc cũng như hiểu sai lệch về mối quan hệ giữa chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng và chủ nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng. Nhưng việc sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng cho sản phẩm trùng, tương tự hoặc thậm chí là khác biệt ngoài việc có thể khiến người tiêu dùng nhầm lẫn về nguồn gốc thì có thể không nhầm lần về nguồn gốc nhưng khiến cho khả năng phân biệt và danh tiếng của nhãn hiệu nổi tiêng bị suy giảm. Người tiêu dùng sẽ không còn nhớ đến nhãn hiệu nổi tiếng gắn với sản phẩm cụ thể của một chủ thể cụ thể là chủ nhãn hiệu nổi tiếng nữa. Trong trường hợp này không hẳn là uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng bị lợi dụng vì bản thân người tiêu dùng không nhầm lẫn nhưng tính độc đáo, ấn tượng của nhãn hiệu nổi tiếng bị lu mờ.

Cần bổ sung tiêu chuẩn đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu với đối tượng được bảo hộ theo quy định về quyền tác giả. Như đã trình bày ở trường hợp 10 mục 2.1.2.1. đối tượng được bảo hộ theo quy định về quyền tác giả cũng có thể được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu, do vậy khả năng xung đột quyền vẫn có thể xảy ra. Về nguyên tắc nếu không quy định nội dung này trong luật chúng ta vẫn hoàn toàn có thể áp dụng quy định khác trong luật để giải quyết tình huống này, cụ thể là sử dụng Khoản 2 Điều 7 Luật SHTT. Tuy nhiên, để đảm bảo sự hợp lý thì nếu chúng ta đã quy định nội dung đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu với các đối tượng SHTT khác có khả năng gây xung đột quyền như tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp thì cần thiết phải bổ sung nội dung liên quan đến quyền tác giả vào trong luật.

- Về chủ thể quyền: Cần bổ sung đối tượng là “cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác được chuyển giao một cách hợp pháp quyền sở hữu đối với nhãn hiệu” vào nhóm đối tượng là chủ sở hữu nhãn hiệu. Những đối tượng này mặc dù không phải ngay từ đầu là chủ sở hữu của nhãn hiệu nhưng họ là chủ thể được nhận quyền sở hữu nhãn hiệu một cách hợp pháp. Khi quyền sở hữu một nhãn hiệu đã

được chuyển giao cho người khác thì chủ sở hữu ban đầu mất đi tư cách chủ sở hữu. Luật không ghi nhận người nhận chuyển giao là chủ sở hữu thì trên thực tế họ vẫn là chủ sở hữu nhãn hiệu. Nhưng việc ghi nhận đối tượng này vào luật trước hết là sự thừa nhận về mặt pháp lý một sự thật khách quan, sau là tạo cơ sở pháp lý cho người nhận chuyển giao quyền đối với nhãn hiệu thực hiện những quyền năng mà luật cho phép với tư cách là chủ sở hữu nhãn hiệu.

- Về việc thực hiện quyền sử dụng đối với nhãn hiệu: cần bổ sung quy định về việc chủ sở hữu được quyền sử dụng nhãn hiệu theo mẫu khác biệt về chi tiết so với mẫu đã đăng ký nhưng không làm mở rộng phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu, ảnh hưởng đến quyền của chủ thể khác đã được xác lập nhằm phù hợp với quy định tương ứng của Công ước Paris. Để quy định điều này cần phải bổ sung vào Khoản 5 Điều 124 Luật SHTT điểm d) “Việc sử dụng nhãn hiệu theo mẫu khác biệt với mẫu nhãn về chi tiết nhỏ, không làm mở rộng phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu cũng được coi là sử dụng nhãn hiệu”. Trên thực tế, chủ sở hữu nhãn hiệu không phải lúc nào cũng sử dụng nhãn hiệu đúng như mẫu nhãn trong văn bằng bảo hộ hoặc đăng ký quốc tế, họ thường thêm, bớt một vài chi tiết nhỏ, thay đổi màu sắc (không làm thay đổi bản chất của nhãn hiệu)… Nếu thực tế này không được công nhận là hành vi sử dụng thì nhãn hiệu có nguy cơ bị bên thứ ba đề nghị chấm dứt hiệu lực nếu chủ sở hữu nhãn hiệu không sử dụng chính nhãn hiệu trong văn bằng bảo hộ liên tục trong thời gian 5 năm mặc dù trên thực tế họ vẫn sử dụng một nhãn hiệu tương tự. Để giải quyết thực tế này nên coi việc sử dụng một nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ cũng là sử dụng nhãn hiệu.

- Về việc giải quyết xung đột quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu với quyền của chủ thể khác: trong quá trình xác lập quyền, những tranh chấp liên quan đến quyền đối với tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả… có thể xảy ra và cần phải giải quyết. Hiện tượng xung đột quyền này tồn tại một cách khách quan trong quá trình bảo hộ các đối tượng SHTT. Một đối tượng khi đó có thể thỏa mãn tiêu chuẩn bảo hộ của nhiều đối tượng SHTT khác nhau tuy nhiên trong

nhiều trường hợp ranh giới phân biệt giữa chúng không rõ ràng. Hiện tượng trên được gọi là tình trạng “cùng tồn tại”. Sự cùng tồn tại đó là khách quan, không có lý do gì chủ nhân của chúng chỉ được lựa chọn một trong số các quyền đó để sở hữu, còn các đối tượng khác phải từ bỏ. Theo nghiên cứu, tất cả các nước đều chấp nhận trạng thái cùng tồn tại nói trên. Bản chất, phạm vi của từng loại quyền SHTT là khác nhau, có sự phân biệt rõ ràng và không có sự chồng lấn, do đó, có thể xác định phạm vi quyền SHTT trong luật SHTT, không thể xảy ra sự xung đột giữa hai loại quyền khác nhau. Với phân tích như vậy, có thể đưa ra nguyên tắc giải quyết xung đột quyền theo hướng quyền đã được xác lập hợp pháp thì có khả năng tồn tại song hành nếu việc tồn tại các quyền đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, không thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của xã hội. Nếu có xung đột xảy ra thì quyền sẽ thuộc về chủ thể xác lập quyền một cách trung thực, ngay tình tính từ ngày ưu tiên hợp pháp.

3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về thực thi quyền

- Về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: mục đích của việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời là nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra thiệt hại cho chủ sở hữu quyền hoặc kịp thời bảo toàn các chứng cứ chứng minh cho hành vi xâm phạm. Theo quy định của Luật SHTT thì thời điểm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là đồng thời hoặc sau khi đã có đơn khởi kiện gửi đến tòa án, phù hợp với quy định chung về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật Tố tụng Dân sự. Tuy nhiên, do tính đặc thù của lĩnh vực SHTT nên các quy định tại Chương VIII của Bộ luật Tố tụng dân sự chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực thi hiệu quả, đồng thời chưa đáp ứng được một số yêu cầu nêu tại khoản 6 Điều 50 của TRIPS và khoản 6 Điều 13 của BTA. Nếu theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải tiến hành yêu cầu đó đồng thời với việc khởi kiện tại toà án, quy định này tỏ ra cứng nhắc và không phù hợp với thực tế, không bảo đảm được quyền tự quyết định của chủ thể quyền, nhất là trong trường hợp họ chỉ có nhu cầu yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để thu thập các chứng cứ hoặc để bảo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/11/2022