Xác Lập Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Nhãn Hiệu.

sống thương mại. Mặc dù đa số pháp luật các nước cũng như các điều ước quốc tế yêu cầu không được coi sử dụng nhãn hiệu như là một điều kiện để nộp đơn đăng ký (khoản 3 Điều 15 Hiệp định TRIPS; khoản 3 Điều 6 Chương 2 Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ) song sử dụng nhãn hiệu luôn là một nghĩa vụ pháp lý của chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Quy định bắt buộc này nhằm bảo vệ lợi ích của những người liên quan, tránh tình trạng "phong toả không lành mạnh" bằng cách đăng ký những nhãn hiệu mà trong khoa học pháp lý gọi là "nhãn hiệu bảo vệ" chưa có nhu cầu sử dụng, nhằm ngăn các chủ thể khác (những người thực sự có nhu cầu đối với nhãn hiệu đó) đăng ký một nhãn hiệu tương tự. Ngoài ra, quy định nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu cũng nhằm vào một số mục đích khác như làm nhẹ bớt gánh nặng thẩm định đơn và xem xét khiếu nại của người thứ ba…

Tuy nhiên, một ân hạn về thời gian là cần thiết cho các chủ thể kinh doanh trước khi thực hiện nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu. Thời gian ân hạn không sử dụng nhãn hiệu là khoảng thời gian tối đa do pháp luật quy định mà chủ nhãn hiệu được phép không sử dụng liên tục nhãn hiệu của mình mà không mất quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Điều này là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Pháp luật các nước có quy định khác nhau về thời gian ân hạn, đối với Trung Quốc (Điều 44.4 Luật Nhãn hiệu và Điều 3 Quy định thực thi Luật Nhãn hiệu có hiệu lực 2002), Mỹ (Điều 45 Luật Nhãn hiệu Mỹ 1946 (15 U.S.C§1127)) và Nhật Bản (Điều

50.1 Luật nhãn hiệu Nhật Bản) thời hạn đó là 3 năm liên tục, còn Anh (Điều

46.1.a.b Luật nhãn hiệu 1994) là 5 năm liên tục.

Để tránh bị các đối thủ cạnh tranh khác đăng ký nhãn hiệu mà mình dự định sử dụng, các doanh nghiệp thường muốn đăng ký càng sớm càng tốt các nhãn hiệu mới ở những nước dự định sẽ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gắn nhãn hiệu. Thậm chí ngay tại quốc gia nơi doanh nghiệp có quốc tịch hay trụ sở chính, doanh nghiệp cũng thường mất nhiều năm trước khi đưa sản phẩm mới ra thị trường. Cho nên, có thể thấy việc quy định nghĩa vụ sử dụng và thời gian ân hạn là biểu hiện của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực pháp luật bảo hộ nhãn hiệu.

1.2.1 Hậu quả của việc không sử dụng‌

Một nhãn hiệu không được sử dụng trong thời gian liên tục nhất định thì nó không thực hiện được mục đích kinh tế của mình cũng như chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ mang nó. Pháp luật các nước quy định các chế tài và các điều kiện khác nhau áp dụng cho việc không sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký.

Theo pháp luật Anh, nếu trong thời hạn 5 năm sau khi đăng ký mà chủ nhãn hiệu không sử dụng nhãn hiệu trong lãnh thổ nước Anh cho các hàng hóa, dịch vụ mà nó đăng ký hoặc việc sử dụng nhãn hiệu bị ngưng trong thời hạn liên tục 5 năm mà không có lý do chính đáng thì nhãn hiệu đó sẽ bị thu hồi. Một điều cần lưu ý là thời hạn được tính liên tục, do đó nếu trong khoảng thời gian 5 năm đó chủ nhãn hiệu chỉ cần bắt đầu sử dụng lại nhãn hiệu thì thời gian không sử dụng trước đó không được tính. Pháp luật Anh cũng quy định nếu thời gian sử dụng trở lại tính cho đến ngày có đơn đề nghị thu hồi ít hơn hoặc bằng 3 tháng thì thời gian đó vẫn được coi là thời gian không sử dụng nhãn hiệu (Điều 46 Luật nhãn hiệu 1994).

Pháp luật Mỹ cũng quy định nếu nhãn hiệu không được sử dụng liên tục trong thời hạn là 3 năm thì nhãn hiệu đó sẽ bị coi là chủ nhãn hiệu từ bỏ và có thể sẽ bị áp dụng thủ tục hủy bỏ đăng ký nhãn hiệu bất kỳ lúc nào (Điều 45 Luật nhãn hiệu Mỹ 1946). Theo pháp luật Mỹ thì chủ nhãn hiệu phải có ý định không trở lại sử dụng nhãn hiệu đó nữa và việc sử dụng nhãn hiệu phải có nghĩa là sự sử dụng chân thành nhằm mục đích thương mại chứ không phải là sự sử dụng mang tính chất chiếu lệ để bảo lưu cho mình quyền đối với nhãn hiệu.

Tương tự như pháp luật Mỹ và Anh, pháp Luật Trung Quốc quy định nhãn hiệu không được sử dụng trong 3 năm liên tục thì sẽ bị hủy bỏ đăng ký nhãn hiệu (Điều 44.4 Luật Nhãn hiệu).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Theo pháp luật Nhật Bản, việc không sử dụng nhãn hiệu liên tục đối với hàng hóa, dịch vụ trong vòng từ 3 năm trở lên thì nhãn hiệu đố có thể bị đưa ra tòa án và bị tuyên bố hủy bỏ đăng ký. Người có quyền khởi kiện là người có lợi ích liên quan và các bên liên quan đến việc đăng ký, sử dụng nhãn hiệu sẽ được thông báo. Khác với pháp luật Anh và Mỹ, pháp luật Nhật Bản quy định trách nhiệm chứng

minh việc sử dụng nhãn hiệu thuộc về chủ nhãn hiệu. Khi đơn được thụ lý chủ nhãn hiệu phải chứng minh được trong thời hạn bị kiện là không sử dụng nhãn hiệu, bản thân mình hoặc người được mình ủy quyền, hoặc người có quyền sử dụng đã thực tế sử dụng nhãn hiệu đó đối với hàng hóa, dịch vụ bị kiện, nếu không nhãn hiệu đó sẽ phải bị hủy bỏ.

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật nước ngoài - 10

1.2.2 Sử dụng nhãn hiệu một cách phù hợp.

Theo Luật nhãn hiệu Mỹ thì khái niệm “sử dụng nhãn hiệu” được đưa vào trong thuật ngữ “sử dụng trong thương mại” (use in commerce), việc sử dụng nhãn hiệu phải luôn gắn với mục đích thương mại ở một phạm vi khá rộng. Theo khái niệm này thì việc sử dụng nhãn hiệu trong thương mại có nghĩa là việc sử dụng chân thực một nhãn hiệu vì mục đích thông thường của thương mại hàng hóa chứ không phải chỉ nhằm mục đích duy trì quyền đối với nhãn mác. Pháp luật quy định hai trường hợp sử dụng nhãn hiệu là sử dụng trên hàng hóa và sử dụng trên dịch vụ.

Nhãn hiệu sử dụng trên hàng hóa thì hành vi sử dụng phải thỏa mãn hai điều kiện: thứ nhất, nhãn hiệu phải được gắn lên hàng hóa hay thùng hàng hay các nhãn mác, băng rôn hay thương hiệu đi liền hoặc gắn lên hàng hóa, thùng hàng, nếu bản chất của hàng hóa làm cho việc gắn nhãn hiệu lên nó là không thể, thì nhãn hiệu đó phải được thể hiện trên các giấy tờ đi kèm hàng hóa hay hóa đơn bán hàng; thứ hai, là hàng hóa có gắn nhãn hiệu theo cách thức trên phải được bán hay lưu thông thương mại.

Còn trường hợp nhãn hiệu gắn lên dịch vụ thì hành vi sử dụng nhãn hiệu đó phải được sử dụng hay trình bày trong quá trình cung cấp hay quảng bá dịch vụ đó và dịch vụ đó phải mang tính thương mại, hoặc dịch vụ phải được cung cấp ở nhiều bang của nước Mỹ hay vừa ở Mỹ vừa ở nước ngoài, đồng thời cung cấp dịch vụ phải gắn việc cung cấp dịch vụ với mục đích thương mại bằng cách thức nào đó (Điều 45 Luật nhãn hiệu Mỹ 1946, Phần Use in commerce).

Pháp luật Anh không đưa ra khái niệm sử dụng nhãn hiệu, nhưng theo tinh thần của Điều 46.1(a)(b).2 Luật nhãn hiệu 1994 thì việc sử dụng nhãn hiệu có nghĩa là chủ sở hữu sử dụng một cách chân thực nhãn hiệu đó trong thương mại. Việc sử

dụng nhãn hiệu bởi một người khác theo sự ủy quyền của chủ văn bằng bảo hộ cũng được coi là sử dụng hợp pháp nhãn hiệu. Điều luật này cũng quy định hai hình thức sử dụng nhãn hiệu khác trong phạm vi nước Anh: thứ nhất, hành vi sử dụng nhãn hiệu có sự thay đổi trong một số yếu tố cấu thành của nhãn hiệu đó song không làm mất đi giá trị phân biệt vốn có của nó thì vẫn được coi là sử dụng nhãn hiệu đó; thứ hai, khi nhãn hiệu được gắn lên hàng hóa hoặc bao bì để xuất khẩu ra khỏi thị trường nước Anh (Điều 46.2 Luật nhãn hiệu 1994).

Giống như Anh, Pháp luật Nhật Bản cũng không quy định một khái niệm cụ thể về sử dụng nhãn hiệu mà gắn việc sử dụng nhãn hiệu với hoạt động kinh doanh của chủ nhãn hiệu. Ngoài ra pháp luật Nhật Bản cũng quy định hai trường hợp không được coi là sử dụng nhãn hiệu một cách hợp thức: thứ nhất, việc chuyển giao cho dù là toàn bộ hay một phần nhãn hiệu cho người khác không được coi là hành vi sử dụng nhãn hiệu; thứ hai, nếu có những bằng chứng cho thấy chủ nhãn hiệu sẽ không tiến hành các hoạt động kinh doanh đến một hay một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký theo nhãn hiệu thì có thể khẳng định nhãn hiệu không được sử dụng đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ đó.

Cũng giống như pháp luật Mỹ, pháp luật Trung Quốc đưa ra khái niệm cụ thể về sử dụng nhãn hiệu. Theo Điều 3 Quy định thực thi Luật Nhãn hiệu có hiệu lực 2002 thì khái niệm “sử dụng nhãn hiệu” được hiểu là việc gắn nhãn hiệu lên hàng hóa, bao bì, hoặc thùng hàng, hoặc sử dụng nhãn hiệu trên các tài liệu giao dịch, quảng cáo, triển lãm hoặc các hoạt động kinh doanh khác.

2. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.

Việc xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định trong lĩnh vực bảo hộ nhãn hiệu. Pháp luật và thực tiễn các nước không đưa ra một căn cứ xác lập quyền đối với nhãn hiệu mang tính đồng nhất. Quyền SHCN đối với nhãn hiệu có thể xuất hiện cùng với sự kiện đăng ký nhãn hiệu hoặc sự kiện sử dụng nhãn hiệu trong giao lưu thương mại. Nói một cách cụ thể hơn, độc quyền đối với nhãn hiệu xuất hiện cùng với ngày nộp đơn hợp lệ đầu tiên hoặc ngày sử dụng nhãn hiệu đầu tiên trong giao lưu thương mại.

Chủ nhãn hiệu muốn được hưởng sự bảo hộ đầy đủ nhất đều phải đăng ký nhãn hiệu với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Các quốc gia đều quy định những trình tự, thủ tục nhất định để đảm bảo được quyền lợi của chủ nhãn hiệu, của công chúng và của người thứ ba trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Về cơ bản, trình tự thủ tục đăng ký bản hộ nhãn hiệu của Mỹ, Anh, Trung Quốc và Nhật Bản giống nhau đều được chia làm 4 bước lớn, đó là: (1) Nộp đơn và hồ sơ xin đăng ký;

(2) nhận đơn và xét nghiệm đơn; (3) công bố và phản đối đơn; (4) cấp văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng nước thì các yêu cầu và thủ tục trong từng giai đoạn có sự khác nhau và được thể hiện ở những điểm sau.‌

2.1 Nguồn luật điều chỉnh nhãn hiệu và cơ quan cho đăng ký nhãn hiệu:

2.1.1 Nguồn luật điều chỉnh nhãn hiệu.

Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản đều có những văn bản pháp luật điều chỉnh chứa đựng các quy định hoặc hướng dẫn cụ thể về thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

Cũng như các nước phát triển khác Mỹ là một trong những quốc gia đầu tiên quan tâm tới vấn đề bảo hộ quốc tế quyền SHTT. Các văn bản luật nhãn hiệu liên bang chủ yếu bao gồm Luật nhãn hiệu 1946 (Đạo luật Lanham) đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, lần gần nhất là vào năm 2002; Luật cạnh tranh không lành mạnh; Luật liên bang về sự lu mờ của nhãn hiệu năm 1995; Luật bảo hộ người tiêu dùng chống Chiếm dụng tên miền. Ở Hoa Kỳ, một nguồn luật nhãn hiệu quan trọng khác phải kể đến các án lệ. Chúng có giá trị pháp lý ngang Điều ước quốc tế, các văn bản luật thành văn và được áp dụng khá phổ biến trong thực tiễn. Các quy định do cơ quan hành chính có thẩm quyền (chủ yếu là USPTO và TTAB) ban hành, những quyết định luật án lệ của các uỷ ban các toà hành chính ban hành liên quan đến. Những quy định này tuy có tính chất bắt buộc chung song giá trị pháp lý của chúng chỉ mang tính chất điều hành, dưới luật. Toà án là cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải thích về tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản này.

Cũng giống như Mỹ, Anh cũng có luật riêng về nhãn hiệu đó là luật Nhãn hiệu năm 1994, quy tắc về nhãn hiệu năm 2000 và được sửa đổi năm 2008.

Nhật Bản cũng có luật riêng về bảo hộ nhãn hiệu, Luật số 127 ngày 13/04/1959 được sửa đổi theo Luật số 220 ngày 22/12/1999 có hiệu lực từ ngày 06/01/2001 (sau đây gọi là Luật Nhãn hiệu). Cục sáng chế Nhật Bản có xuất bản tài liệu hướng dẫn khá chi tiết về khía cạnh bảo hộ nhãn hiệu, như Sổ tay về Luật nhãn hiệu năm 2000 hướng dẫn về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng hay hướng dẫn về tranh chấp nhãn hiệu và xử lý.‌‌

Cùng với Mỹ, Anh và Nhật Bản, Trung Quốc đã ban hành Luật riêng về nhãn hiệu đó là Luật Nhãn hiệu 1982 và được sửa đổi năm 1993, 2001; Quy định thực thi Luật Nhãn hiệu có hiệu lực 15/09/2002.

2.1.2 Cơ quan cho đăng ký nhãn hiệu


Cả Anh, Mỹ, Nhật, Trung Quốc đều do cơ quan trung ương duy nhất phụ trách việc cho đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu. Ở Mỹ đó là Cục sáng chế và nhãn hiệu Mỹ (US Patent and Trademark Office) đây là cơ quan liên bang thuộc Phòng thương mại Hoa Kỳ. Còn Anh là Cục Sở hữu Trí Tuệ Anh (UK Intellectual Property Office). Ở Nhật Bản là Cục sáng chế Nhật Bản (Japan Patent Office), còn ở Trung Quốc là Cục sáng chế và nhãn hiệu Trung Quốc (China Patent & Trademark Office).

2.2 Vai trò của cơ quan đăng ký nhãn hiệu.


Anh, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đều hết sức coi trọng vai trò của cơ quan đăng ký nhãn hiệu. Quá trình đăng ký nhãn hiệu là một hoạt động rất đặc biệt, đó là hoạt động xét nghiệm đơn. Hoạt động này mặc dù được các cơ quan đăng ký tiến hành song nó lại mang đậm tính hoạt động chuyên môn cao. Do đó, pháp luật các nước cũng quy định có khác nhau về vai trò của cơ quan đăng ký nhãn hiệu.

Mỹ và Anh hoạt động đăng ký nhãn hiệu được coi là hoạt động mang tính chất chuyên nghiệp mà cũng có thể được tiến hành bởi một tổ chức kiểm định độc lập, phi chính phủ. Khi các cơ quan đăng ký tiến hành các hoạt động này thì về bản chất đó không phải là hoạt động quản lý mà là hoạt động kiểm định. Do đó, vai trò của cơ quan đăng ký khi tiến hành hoạt động này không hoàn toàn cứng nhắc. Vì vậy, pháp luật của Mỹ và Anh thường có những quy định khuyến khích cơ quan

đăng ký phải chủ động gặp gỡ người nộp đơn và những người phản đối để giải trình, đàm phán về các khía cạnh, đặc biệt liên quan đến tính phân biệt, tính mô tả hay tính tương tự của nhãn hiệu và trên cơ sở đó đưa ra ý kiến có nên cho đăng ký nhãn hiệu đó hay không. Ở đây vai trò của cơ quan đăng ký nhãn hiệu được xác định gắn với các đương sự trong mối quan hệ hai chiều, người nộp đơn cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

Trong khi đó Trung Quốc, Nhật Bản vị trí của cơ quan đăng ký nhãn hiệu được xác định là một cơ quan hành chính Nhà nước ở cấp trung ương. Mối quan hệ giữa người nộp đơn với cơ quan này luôn mang tính chất mệnh lệnh, phục tùng. Pháp luật các nước này quy định cơ quan đăng ký nhận hồ sơ, giấy tờ của người nộp đơn, thực hiện việc xét nghiệm đơn và nếu có kết quả hoặc yêu cầu bổ sung thì thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn. Cơ quan đăng ký và người nộp đơn không gặp gỡ, đàm phán để trao đổi liên quan đến đơn nộp. Người nộp đơn nếu có khiếu nại thì thường được giải quyết bằng con đường khiếu nại hành chính.

2.3 Các loại hình đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu

Anh, Nhật Bản và Trung Quốc đều chỉ có một loại hình đăng ký nhãn hiệu, tất cả các nhãn hiệu sau khi đăng ký đều có địa vị pháp lý như nhau, chủ nhãn hiệu sau khi đăng ký đều có các quyền và nghĩa vụ pháp lý giống nhau.

Pháp luật Mỹ lại quy định khác, là có hai loại hình đăng ký khác nhau: đăng ký vào sổ chính (the principal register) và đăng ký vào sổ phụ (the supplemental register). Loại hình đăng ký vào sổ chính là loại hình đăng ký thông thường giống như đăng ký nhãn hiệu ở Anh, Nhật Bản và Trung Quốc. Còn đăng ký vào sổ phụ là loại hình đăng ký riêng biệt được hình thành trên cơ sở các cam kết của Mỹ với các nước khu vực Nam Mỹ. Việc đăng ký nhãn hiệu theo loại hình này không đòi hỏi sự khắt khe như hình thức đăng ký thông thường, với tính hiệu lực của mức độ bảo hộ các nhãn hiệu không đầy đủ như các nhãn hiệu được đăng ký vào sổ chính.

2.4 Yêu cầu đối với hình thức của đơn.

Về cơ bản cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhãn hiệu của Anh, Mỹ, Nhật và Trung Quốc có những yêu cầu giống nhau đối với hình thức của đơn. Đơn xin đăng

ký nhãn hiệu phải lập theo mẫu chung thống nhất do cơ quan đăng ký nhãn hiệu quy định. Theo quy định của pháp luật Mỹ thì việc sử dụng mẫu tờ khai do cơ quan có thẩm quyền ban hành không mang tính bắt buộc, người nộp đơn có thể tự làm đơn theo mẫu tờ khai của mình nhưng ngoài các nội dung yêu cầu phải có thì hình thức đơn phải theo khổ giấy A4, đánh máy, in một mặt, cách hai dòng, căn lề trên và trái ít nhất 3.8em, đơn được nộp bằng ngôn ngữ tiếng Anh (Mục 802 TMEP).

Trong khi đó theo pháp luật Anh bắt buộc phải sử dụng mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu (Form TM3) do cơ quan có thẩm quyền đăng ký phát hành. Do đó, các quy định khác có liên quan đến hình thức đơn cũng không được thể hiện chi tiết như pháp luật Mỹ.

Cũng giống như Anh, Nhật Bản bắt buộc phải sử dụng mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu do cơ quan có thẩm quyền đăng ký phát hành.

Trong khi đó Trung Quốc sử dụng Mẫu tờ khai đăng ký trực tuyến trên trang web điện tử của cơ quan có thẩm quyền đăng ký.

2.5 Yêu cầu các tài liệu phải nộp kèm theo đơn.

Theo quy định của pháp luật Mỹ, Anh, Trung Quốc và Nhật Bản có thể chia làm hai loại. Trong đó Anh và Mỹ đều không có quy định cụ thể về các loại giấy tờ nào người nộp đơn phải nộp cho cơ quan đăng ký, chỉ có yêu cầu về nội dung mà đơn và các giấy tờ kèm theo đơn phải thể hiện được. Đó là các nội dung về tên, địa chỉ đầy đủ và quốc tịch của người nộp đơn, mô tả nhãn hiệu, nếu người nộp đơn chỉ định người đại diện thì tên và địa chỉ của người này cũng phải được trình bày giống với tên và địa chỉ của người đứng nộp đơn, các danh mục sản phẩm/dịch vụ xin đăng ký, quyền ưu tiên nếu có, các giấy tờ chứng minh quyền của mình đối với nhãn hiệu nếu có. Ở Mỹ việc đăng ký nhãn hiệu ngoài các tài liệu kèm theo đơn thì phải có cam kết là có ý định chân thành sẽ sử dụng nhãn hiệu.

Trong khi đó pháp luật Nhật Bản và Trung Quốc lại quy định khá chi tiết về các loại giấy tờ cần phải nộp theo đơn cho cơ quan đăng ký nhãn hiệu. Việc quy định chặt chẽ của pháp luật Nhật Bản và Trung Quốc giúp cho người nộp đơn và cơ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/11/2022