Nhãn Hiệu Liên Kết Và Nhãn Hiệu Nổi Tiếng

Công nghệ và Môi trường về việc hướng dẫn thi hành các quy định về thủ tục xác lập quyền SHCN và một số thủ tục khác trong nghị định 63/CP. Theo đó nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu được tập thể các cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác cùng sử dụng, trong đó mỗi thành viên sử dụng một cách độc lập theo quy chế do thành viên đó quy định (Khoản 8 Điều 2 Nghị định 63/CP). Quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể thuộc về cá nhân, pháp nhân đại diện cho tập thể các cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác cùng tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tương ứng (điểm d khoản 2 Điều 14 Nghị định 63/CP). Khi đăng ký nhãn hiệu tập thể, người nộp đơn phải nộp một bản quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể đó cho cơ quan có thẩm quyền đăng ký (Điểm 8.1, Thông tư 3055).

Theo quy định tại Luật SHTT năm 2005, "Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó" (khoản 17 Điều 4). Đặc biệt, dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ có thể được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể (điểm đ khoản 2 Điều 74). Cũng giống như pháp luật Mỹ, pháp luật Việt Nam công nhận nhãn hiệu tập thể được sử dụng bởi cá nhân hoặc pháp nhân là thành viên của tổ chức. Khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể thì phải nộp bản dự thảo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, đây chính là điểm giống với pháp luật Anh.

5.2.2. Nhãn hiệu chứng nhận


Nhãn hiệu chứng nhận là một loại nhãn hiệu đặc biệt mới xuất hiện gần đây trong thực tiễn thương mại. Nó hầu như không được đề cập đến trong các Điều ước quốc tế đa phương về SHTT, kể cả Hiệp định TRIPS. Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ cũng chỉ quy định nhãn hiệu chứng nhận là một loại nhãn hiệu mà không có quy định về khái niệm cũng như việc đăng ký và bảo hộ loại nhãn hiệu này. Mỹ là quốc gia tiên phong quy định chi tiết nhất về nhãn hiệu tập thể.

Về bản chất nhãn hiệu chứng nhận không có mục đích xác định nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ. Nó cũng không dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ

nhãn hiệu với các loại hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các chủ thể cạnh tranh. Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu được một chủ thể thiết lập và đăng ký để chứng nhận cho hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác. Do vậy, so với các loại nhãn hiệu khác, nhãn hiệu chứng nhận có một đặc điểm rất đặc trưng, đó là ở mục đích chứng nhận của nó.

Theo quy định của pháp luật Mỹ, nhãn hiệu chứng nhận (Certification Marks) có thể là từ ngữ, tên riêng, biểu tượng, hình vẽ hoặc sự kết hợp giữa chúng, được sử dụng hoặc dự định sử dụng trong thương mại mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép các chủ thể khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của mình để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ hoặc xuất xứ khác của sản phẩm hoặc dịch vụ, nguyên liệu, cách thức sản xuất, chất lượng, độ chính xác hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ hoặc đặc trưng của lao động thể hiện trên hàng hóa, dịch vụ được thực hiện bởi các thành viên của một tổ chức (Điều 45 Luật nhãn hiệu).

Pháp luật Trung Quốc và Anh cũng quy định về nhãn hiệu chứng nhận. Tại Điều 50.1 Luật nhãn hiệu Anh quy định: Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu chỉ dẫn hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan, được chủ sở hữu chứng nhận về xuất xứ, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa hoặc cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, sự chính xác hoặc các hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Theo pháp luật Trung Quốc thì nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu đã được kiểm soát bởi tổ chức có quyền giám sát đối với một số loại hàng hóa hoặc dịch vụ mà được sử dụng bởi các tổ chức hoặc cá nhân ngoài tổ chức đó trên hàng hóa hoặc dịch vụ của họ nhằm chứng nhận về nguồn gốc địa lý, vật liệu, cách thức sản xuất, chất lượng hoặc các loại hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, theo Điều 3 Luật Nhãn hiệu Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Khác với các nước, pháp luật Nhật Bản không có quy định về nhãn hiệu chứng nhận.

Ở Việt Nam trước khi Luật SHTT 2005 ra đời thì chưa có quy định pháp luật điều chỉnh về nhãn hiệu chứng nhận và bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận. Tuy vậy,

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật nước ngoài - 8

trong thực tiễn có nhiều doanh nghiệp của chúng ta có được nhãn hiệu chứng nhận thuộc dòng ISO- International Standard Organisation (ISO 9001, ISO 9002, ISO 14000), đây là loại nhãn chứng nhận điển hình trên thế giới. Để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội, hướng tới sự tương thích với pháp luật các nước trên thế giới và để thực thi các cam kết quy định trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Luật SHTT năm 2005 lần đầu tiên ghi nhận về sự tồn tại của nhãn hiệu chứng nhận. Tại khoản 18 Điều 4 định nghĩa: nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.‌

Với những trình bày ở trên chúng ta thấy nhãn hiệu chứng nhận có một số đặc trưng cơ bản sau:

- Nhãn hiệu chứng nhận có mục đích chứng nhận cho hàng hóa, dịch vụ của nhiều chủ thể kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau;

- Nhãn hiệu chứng nhận không được sử dụng bởi chủ nhãn hiệu. Người được quyền gắn nhãn hiệu chứng nhận lên hàng hóa, dịch vụ của mình là người đáp ứng các tiêu chuẩn của nhãn hiệu chứng nhận và được phép của chủ nhãn hiệu.

- Nhãn hiệu chứng nhận có thể được sử dụng để chứng nhận về nhiều tiêu thức khác nhau như nguồn gốc xuất xứ địa lý hay xuất xứ khác, nguyên vật liệu sử dụng, độ chính xác, cách thức cung cấp dịch vụ nhưng chủ yếu là để chứng nhận chất lượng của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

- Chủ thể xin đăng ký nhãn hiệu chứng nhận phải có khả năng đảm bảo tiêu chuẩn chứng nhận (competent to certify). Chủ thể này phải là người đại diện cho các sản phẩm có gắn nhãn hiệu chứng nhận. Đây là sự đảm bảo quan trọng cho người tiêu dùng, cho xã hội tránh được những hành vi kinh doanh không trung thực.

Chính vì vậy mà chủ thể kinh doanh thường là các hiệp hội doanh nghiệp, liên minh doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước hoặc chính bản thân nhà nước.

5.3. Nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng


5.3.1 Nhãn hiệu liên kết


Đây là một loại nhãn hiệu mới, việc bảo hộ nhãn hiệu liên kết là một phương tiện pháp lý quan trọng cho phép các chủ thể kinh doanh chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các chủ thể kinh doanh khác. Để tạo cho các chủ thể kinh doanh chủ động ngăn ngừa hành vi cạnh tranh không lành mạnh pháp luật cho phép họ được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu này. Tuy nhiên, pháp luật các nước không có sự thống nhất khi đề cập đến nhãn hiệu liên kết.

Pháp luật Mỹ không quy định riêng về nhãn hiệu liên kết nhưng lại lồng các quy định tương ứng vào việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Trong khi đó pháp luật Anh và Trung Quốc không quy định về loại nhãn hiệu này.

Pháp luật Nhật Bản khác với pháp luật Việt Nam khi quy định nhãn hiệu liên kết là nhãn hiệu bảo vệ (defensive) và như là một công cụ để bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Chủ sở hữu một nhãn hiệu có thể đăng ký các nhãn hiệu bảo vệ giống hệt với nhãn hiệu đã đăng ký của mình khi nhãn hiệu đã đăng ký trở nên nổi tiếng đối với người tiêu dùng và vì thế người khác có thể sử dụng nhãn hiệu tương tự cho các hàng hóa và dịch vụ không cùng loại, do đó sẽ gây nhầm lẫn về nhãn hiệu đã đăng ký đối với người tiêu dùng (Điều 64 Luật nhãn hiệu).

Theo pháp luật Việt Nam nhãn hiệu liên kết lần đầu tiên được ghi nhận tại khoản 8a Điều 2 Nghị định 63/CP: nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu hàng hóa tương tự với nhau do cùng một chủ thể đăng ký để dùng cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại, tương tự với nhau hoặc có liên quan đến nhau, và các nhãn hiệu hàng hóa trùng nhau do cùng một chủ thể đăng ký để dùng cho các sản phẩm, dịch vụ tương tự với nhau hoặc có liên quan với nhau. Khoản 19 Điều 4 Luật SHTT 2005 cũng kế thừa tinh thần của điều luật trên khi quy định: "Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu

do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau".‌

Với những phân tích trên chúng ta có thể chia nhãn hiệu liên kết thành hai loại: thứ nhất là các nhãn hiệu tương tự với nhau do một chủ thể đăng ký dùng cho các hàng hóa, dịch vụ cùng loại, tương tự với nhau hoặc có liên quan với nhau. Thứ hai là các nhãn hiệu trùng nhau do cùng một chủ thể đăng ký cho các hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc có liên quan với nhau.

5.3.2. Nhãn hiệu nổi tiếng


Nhãn hiệu nổi tiếng có giá trị to lớn đối với chủ nhãn hiệu, nó được xác định dựa trên khả năng phân biệt cao, được nhiều người biết đến và tính phổ thông, ngoài ra nó còn thể hiện sự cam kết về chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng. Do đó, việc sao chép, bị nhái, quyền của chủ nhãn hiệu nổi tiếng bị xâm phạm diễn ra khắp nơi trên khắp thế giới. Vì vậy, trong hệ thống pháp luật của các nước việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng được quy định đặc biệt hơn so với nhãn hiệu thông thường ở những cấp độ khác nhau.

Tại Điều 6bis Công ước Paris 1883 đã quy định những khía cạnh của nhãn hiệu nổi tiếng như sau:

- Các nước thành viên có trách nhiệm bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng bằng việc từ chối hoặc huỷ bỏ đăng ký, ngăn cấm việc sử dụng nhãn hiệu mà nhãn hiệu đó là sự sao chép, bắt chước, chuyển đổi hoặc có thành phần chủ yếu là sự sao chép và có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng.

- Việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng chỉ giới hạn trong phạm vi các hàng hóa giống hoặc tương tự.

- Việc xác định một nhãn hiệu là nổi tiếng tuân theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của nước đăng ký hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhãn hiệu nổi tiếng được sử dụng.

- Thời hạn tối thiểu để yêu cầu huỷ bỏ nhãn hiệu sao chép, bắt chước, chuyển đổi là 5 năm kể từ ngày đăng ký nhãn hiệu. Đối với nhãn hiệu được đăng ký hoặc sử dụng với dụng ý xấu thì không áp dụng thời hạn.

Có thể thấy với các quy định của công ước Paris còn thể hiện một số hạn chế: thứ nhất, thì quá thiên vị trong việc bảo vệ quyền lợi cho các nước phát triển; thứ hai, các quy định của công ước Paris không áp dụng cho sản phẩm dịch vụ mà chỉ áp dụng cho sản phẩm hàng hóa.

Do đó trên cơ sở kế thừa các quy định của Công ước Paris, Hiệp định TRIPS đã có một số sửa đổi quan trọng, khoản 2 Điều 16 Hiệp định TRIPS quy định:

- Việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng được mở rộng cho cả các nhãn hiệu dịch vụ. Điều này phản ánh sự phát triển với tốc độ nhanh chóng của thương mại dịch vụ và nhận thức của các nước về tầm quan trọng của thương mại dịch vụ.

- Việc xác định một nhãn hiệu nổi tiếng phải dựa trên việc xem xét danh tiếng của nhãn hiệu đó trong bộ phận công chúng có liên quan, kể cả danh tiếng tại nước thành viên tương ứng đạt được nhờ hoạt động quảng cáo nhãn hiệu đó. Như vậy, việc xác định một nhãn hiệu nổi tiếng phải căn cứ cả vào pháp luật nước thành viên mà chủ nhãn hiệu muốn đăng ký bảo hộ tại nước đó.

- Công ước Paris được mở rộng để bảo hộ cho nhãn hiệu nổi tiếng theo đó việc gắn nhãn hiệu trùng hoặc tương tự có nguy cơ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc loại này lên các hàng hóa, dịch vụ thậm chí khác loại làm cho người tiêu dùng hiểu rằng có sự liên quan giữa những hàng hóa, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký với điều kiện là lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký có nguy cơ bị việc sử dụng đó gây thiệt hại.

Pháp luật Mỹ quy định nhãn hiệu nổi tiếng tại Điều 43.c (U.S.C.1125) Luật Nhãn hiệu Mỹ 1946 thì việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng sẽ dược tiến hành khi có các hành vi bị xem là bắt chước không hợp pháp, chỉ dẫn sai nguồn gốc thương mại dẫn đến làm giảm giá trị của một nhãn hiệu đó. Trong trường hợp này chủ nhãn hiệu nổi tiếng có quyền yêu cầu tòa ra lệnh cấm việc sử dụng vì mục đích thương mại của

một người khác đối với nhãn hiệu hay tên thương mại nổi tiếng của mình nếu hành vi sử dụng diễn ra khi nhãn hiệu hay tên thương mại của mình đã trở nên nổi tiếng và gây hại đến sự nổi tiếng của nhãn hiệu. Để quyết định một nhãn hiệu có nổi tiếng hay không tòa án sẽ xem xét các yếu tố:

Mức độ của tính phân biệt mà tự bản thân nhãn hiệu có;


Thời gian sử dụng và mức độ sử dụng nhãn hiệu đối với hàng hóa, dịch vụ gắn nhãn hiệu;

Thời gian và mức độ quảng cáo và đưa ra công chúng nhãn hiệu đó;


Phạm vi địa lý của khu vực thương mại, dịch vụ có gắn nhãn hiệu;


Mức độ nhận ra nhãn hiệu đó tại các khu vực và kênh thương mại có sự tham gia của chủ nhãn hiệu và chủ nhãn hiệu kiện;

Bản chất và mức độ sử dụng các nhãn hiệu trùng hay tương tự bởi bên thứ ba;

Nhãn hiệu đó đã được đăng ký theo các luật liên quan của Mỹ chưa.


Dựa vào các căn cứ này toàn án xác định được một nhãn hiệu nào đó là nhãn hiệu nổi tiếng thì chủ nhãn hiệu có quyền yêu cầu toàn án chấm dứt hành vi xâm phạm của người khác đối với nhãn hiệu của mình. Tuy nhiên, nếu một trong ba trường hợp sau xảy ra thì quyền đó của chủ nhãn hiệu nổi tiếng sẽ không được bảo vệ:

Hành vi của người khác sử dụng một cách công bằng nhãn hiệu nổi tiếng trong hoạt động quảng cáo hay quảng bá sản phẩm thương mại cạnh tranh nhằm chỉ rõ nguồn gốc thương mại của các sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh với sản phẩm của nhãn hiệu nổi tiếng; hoặc

Hành vi sử dụng nhãn hiệu nổi tiếng không vì mục đích thương mại; hoặc

Các hình thức báo cáo tin tức hay bình luận tin tức.

Ngoài ra pháp luật Mỹ còn quy định về sự lu mờ của nhãn hiệu nổi tiếng là giảm đi khả năng của một nhãn hiệu nổi tiếng trong việc xác định và phân biệt hàng hóa, dịch vụ, không lệ thuộc vào sự tồn tại hay không tồn tại sự cạnh tranh giữa chủ nhãn hiệu nổi tiếng và các bên khác, hay xảy ra sự nhầm lẫn hay lừa dối.

Nhìn chung, hệ thống pháp luật Mỹ có rất nhiều điểm khác biệt so với pháp luật Châu Âu cũng như các hệ thống pháp luật khác trên thế giới. Điều này là do đặc điểm kinh tế - chính trị và truyền thống pháp luật quy định. Những thành tựu mà Mỹ đã đạt được trong quá trình bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng là hết sức thực tế.

Theo Pháp luật Anh, Nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Điều 56 Luật nhãn hiệu 1994 phù hợp với Điều 6bis Công ước Paris và Hiệp định WTO: (1) Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu nhãn hiệu nổi tiếng ở Anh khi chủ sở hữu nhãn hiệu :

- Là thành viên của công ước Paris, hoặc


- Cư trú, hoặc hoạt động kinh doanh thương mại hoặc công nghiệp có hiệu quả ở nước thành viên công ước, dù chủ sở hữu nhãn hiệu có hoạt động kinh doanh hay không hoặc có được sự tín nhiệm của khách hàng ở Anh.

(2) Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo Công ước Paris hoặc hiệp định WTO khi đó một nhãn hiệu nổi tiếng sẽ được quyền ngăn chặn việc sử dụng nhãn hiệu ở Anh theo lệnh của tòa án, hoặc phần nhãn hiệu giống hoặc tương tự với nhãn hiệu của chủ sở hữu, gần giống hoặc tương tự với nhãn hiệu hoặc dịch vụ, mà việc sử dụng đó là nguyên nhân gây nhầm lẫn.

Pháp luật Nhật Bản không có các quy định về các tiêu chuẩn đánh giá một cách cụ thể nhãn hiệu nổi tiếng của một nhãn hiệu. Để đánh giá một nhãn hiệu có nổi tiếng hay không các cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản trên thực tế thường dựa vào các tiêu chí: (1) thời gian sử dụng nhãn hiệu, thời điểm bắt đầu dử dụng, phạm vi lãnh thổ sử dụng và phạm vi hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu; (2) mức độ của hoạt động quảng cáo; (3) quy mô của công ty, tình trạng hoạt động, phạm vi

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí