Các Biện Pháp Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Nhãn Hiệu

1.2. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU‌

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu cũng như quyền sở hữu tài sản nói chung là quyền dân sự tuyệt đối của chủ sở hữu mà những người khác có nghĩa vụ tôn trọng, không được thực hiện hành vi xâm phạm. Nhà nước với vai trò chủ đạo thiết lập một hệ thống pháp luật với những biện pháp bảo vệ nhất định nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm, bảo vệ quyền sở hữu cho chủ sở hữu nhãn hiệu. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật được trình bày cụ thể dưới đây.

1.2.1. Biện pháp hành chính

Biện pháp hành chính hiểu một cách chung nhất là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Bản chất của biện pháp hành chính là việc áp dụng đơn phương các biện pháp chế tài của cơ quan nhà nước đối với bên có nghĩa vụ. Trong biện pháp hành chính, quan hệ không cân bằng giữa một bên chủ thể có quyền là cơ quan nhà nước nhân danh nhà nước áp đặt ý chí của mình lên đối tượng quản lý (bên có nghĩa vụ phục ting). Tức là, có sự không bình đẳng giữa các bên tham gia trong quan hệ quản lý hành chính, một bên nhân danh nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước để đưa ra các quyết định hành chính, còn bên kia phải phục tùng những quyết định ấy. Xét về bản chất, biện pháp hành chính được áp dụng nhằm bảo đảm cho công tác quản lý hành chính nhà nước được ổn định, biện pháp này được nhà nước sử dụng để trừng phạt, răn đe ở mức độ nhẹ.

Biện pháp hành chính áp dụng để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được hiểu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện bằng việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức cá nhân có hành vi bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công

nghiệp đối với nhãn hiệu theo đề nghị của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc theo sự phát hiện của chính cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính.

Khác với biện pháp dân sự luôn có mục đích là khắc phục những thiệt hại đã xảy ra, ý nghĩa của biện pháp hành chính trong bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là nhằm trừng phạt, răn đe những hành vi xâm phạm quyền bằng các biện pháp chế tài như cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, tịch thu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu…nhưng không tính đến những thiệt hại của bên chủ sở hữu bị vi phạm quyền.

Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Nghị định 106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp đã phân định rõ hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp trong đó có nhãn hiệu, quy định hình thức xử phạt hành chính và các mức xử phạt, quy định các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, bao gồm: Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan cảnh sát, cơ quan quản lý thị trường, cơ quan hải quan, thanh tra chuyên ngành sở hữu công nghiệp. Đồng thời phân định rõ phạm vi thực hiện chức năng xử lý hành chính các hành vi xâm phạm.

Trên thực tế, biện pháp hành chính thường được chủ sở hữu nhãn hiệu lựa chọn khi xảy ra hành vi xâm phạm vì việc xử lý hành chính đối với các hành vi xâm phạm nhãn hiệu thường được thực hiện trong thời gian ngắn, điều đó giúp ngăn chặn kịp thời hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu kịp thời hơn; thủ tục xử lý vi phạm đối với nhãn hiệu theo biện pháp hành chính được tiến hành đơn giản, ít tốn kém đồng thời với ý nghĩa trừng phạt đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm, biện pháp hành chính có tác dụng răn đe và phòng ngừa nhất định đối với việc tái phạm cũng như đối với những người khác có ý định thực hiện các hành vi xâm phạm. Tuy nhiên, vẫn có những hạn chế nhất định trong biện pháp hành chính khi giải quyết xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, thể hiện ở chỗ: việc áp dụng xử phạt hành chính chưa đáp ứng yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu khi việc vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu thường gây nên những thiệt hại nặng nề cho chủ sở hữu

nhưng việc xử lý vi phạm bằng biện pháp hành chính chỉ được bồi thường một khoản tiền chưa đủ để chủ sở hữu nhãn hiệu khắc phục thiệt hại về vật chất. Hơn nữa, việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên thực tế rất khó thực hiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

1.2.2. Biện pháp hình sự

Biện pháp hình sự là công cụ chế tài do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng nhằm trừng phạt những hành vi xâm phạm trật tự xã hội ở mức độ nghiêm trọng bị coi là tội phạm được quy định trong pháp luật hình sự. Bản chất của biện pháp hình sự nói chung là việc nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước với mục đích trừng phạt và răn đe những hành vi xâm phạm trật tự xã hội, trật tự quản lý nhà nước... ở mức độ nghiêm trọng bị coi là tội phạm.

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự - 3

Trong bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, biện pháp hình sự thường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng điều chỉnh đối với các hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu, gây hậu quả nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của họ, ảnh hưởng đến trật tự xã hội, đặc biệt đối với hậu quả của việc sản xuất hàng giả kém chất lượng làm tổn hại đến sức khỏe của người tiêu dùng, thiệt hại về vật chất và tinh thần cho chủ sở hữu quyền. Thực chất biện pháp này cũng có những đặc điểm giống với biện pháp hành chính khi nó thể hiện tính áp đặt ý chí của nhà nước đến đối tượng vi phạm nhằm bảo đảm trật tự xã hội, ngăn chặn sự xâm phạm trật tự xã hội. Tuy nhiên biện pháp hình sự trong bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thể hiện ở mức độ nghiêm khắc hơn nhiều so với biện pháp hành chính.

Theo quy định tại Điều 156, 157, 158, 167, 171 Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999 thì biện pháp hình sự được áp dụng bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu khi có các hành vi như chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam nhằm mục đích kinh doanh, sản xuất, buôn bán hàng giả, các hành vi này có thể bị coi là tội phạm và bị

truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc được thực hiện nhiều lần, có tổ chức, người thực hiện hành vi xâm phạm đã bị xử phạt hành chính về hành vi này nhưng chưa hết thời hạn bị coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, hoặc đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xoá án tích.

Pháp luật Việt Nam định rõ thẩm quyền quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với nhãn hiệu thuộc về cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân. Luật quy định những người có quyền tố cáo hành vi xâm phạm là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khi phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.

Biện pháp hình sự được coi là biện pháp nghiêm khắc nhất nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có quyền bị xâm phạm, quyền và lợi ích của người tiêu dùng, góp phần bảo vệ nền kinh tế - xã hội. Nếu so sánh với với biện pháp hành chính thì biện pháp này có tính nghiêm khắc hơn rất nhiều. Tuy nhiên, do xuất phát từ bản chất của biện pháp hình sự là sự cưỡng chế, trừng phạt của cơ quan nhà nước với một bên bị coi là tội phạm nên trong mối quan hệ này, quyền lợi của chủ sở hữu quyền bị xâm phạm cũng như những tổn thất của người bị vi phạm do hành vi xâm phạm gây ra vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.

1.2.3. Biện pháp dân sự

Biện pháp dân sự là biện pháp mà các bên trong quan hệ dân sự thông qua nhà nước tác động lên các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân làm cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt theo ý chí nhà nước (thông qua hệ thống pháp luật). Bản chất của biện pháp dân sự là điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân, trong quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân, chủ thể tham gia bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý. Điều này xuất phát từ đặc trưng của quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong pháp luật dân sự, các quan hệ tài sản mà luật dân sự điều chỉnh mang tính chất hàng hóa - tiền tệ và đền bù tương đương.

Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là một quyền tài sản của chủ sở hữu, quyền này mang bản chất của một quyền dân sự. Do đó, biện pháp dân sự được coi là biện pháp chủ đạo và phù hợp với việc áp dụng để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, có khả năng giải quyết thỏa đáng và triệt để những thiệt hại mà chủ sở hữu quyền bị xâm phạm đã phải chịu.

Việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thông qua biện pháp dân sự là việc chủ sở hữu nhãn hiệu, người có quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu (người được thừa kế quyền sở hữu nhãn hiệu, người nhận chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu…) trên sơ sở các quyền được pháp luật quy định thông qua tòa án nhân dân nộp đơn khởi kiện yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được pháp luật tôn trọng và bảo vệ nên khi có hành vi xâm phạm, nếu gây ra thiệt hại cho chủ thể quyền thì chủ thể quyền có quyền đòi bồi thường từ phía người vi phạm. Bên vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại trực tiếp cho bên bị vi phạm về những tổn thất mà mình gây ra. Việc yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại là một biện pháp đền bù cho những quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền đã bị thiệt hại. Việc lựa chọn biện pháp dân sự để bảo vệ trong trường hợp này sẽ bảo đảm được tối đa lợi ích cũng như bù đắp được thiệt hại của chủ thể quyền.

Thẩm quyền áp dụng biện pháp dân sự để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thuộc về tòa án nhân dân. Tòa án căn cứ vào yêu cầu của đương sự và trên cơ sở quy định của pháp luật để xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, để ra bản án hay các quyết định buộc bên vi phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, đồng thời tòa án xem xét cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi bảo đảm đầy đủ các điều kiện: có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật với thiệt hại thực tế đã xảy ra, người gây thiệt hại

có lỗi…từ đó yêu cầu bên vi phạm bồi thường một cách hợp lý nhất những thiệt hại đã gây ra cho chủ sở hữu quyền.

Trong các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thì biện pháp dân sự được đánh giá là phù hợp nhất vì biện pháp này giải quyết vấn đề xuất phát từ bản chất của quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là một quyền dân sự. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự cùng với các biện pháp bảo vệ khác được quy định trong luật góp phần tác động đến hành vi xử sự của con người, ngăn chặn sự xâm hại đến lợi ích của chủ sở hữu hợp pháp nhãn hiệu.

1.2.4. Biện pháp kiểm soát biên giới

Biện pháp kiểm soát biên giới là biện pháp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện bằng việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới.

Thực chất, biện pháp kiểm soát hàng hóa qua biên giống với biện pháp hành chính. Tuy nhiên, do đặc thù việc áp dụng biện pháp này chỉ ở phạm vi khu vực biên giới đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vì thế hiện nay biện pháp này thường được nhắc đến với tư cách là một biện pháp độc lập, tách biệt với biện pháp hành chính.

Tương tự với khái niệm biện pháp kiểm soát biên giới nói chung, biện pháp kiểm soát biên giới liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được hiểu là biện pháp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện bằng việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thông qua công tác kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Biện pháp kiểm soát biên giới liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói riêng cùng với các biện pháp bảo vệ khác đã được đề cập đến trong các điều ước quốc tế. Hiệp định TRIPS năm 1995 quy định trong cơ chế thực thi đã nhấn mạnh về sự cần

thiết lập các thủ tục kiểm soát hàng hóa tại biên giới. Mục đích chủ yếu trong quy định này của TRIPS liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là nhằm ngăn chặn hàng giả thông qua con đường nhập khẩu hàng hóa qua biên giới. Hiệp định TRIPS cũng yêu cầu các nước thành viên phải thể chế các quy định này trong pháp luật nước mình thành các biện pháp bảo vệ quyền hữu hiệu chống lại hành vi xâm phạm.

Thể chế các yêu cầu của TRIPS, pháp luật Việt Nam quy định việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp kiểm soát biên giới được tiến hành theo thủ tục chung của biện pháp này khi áp dụng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tức là, biện pháp kiểm soát biên giới bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được áp dụng khi có người yêu cầu. Các chủ thể yêu cầu áp dụng biện pháp này phải đáp ứng những điều kiện nhất định của pháp luật. Các quy định về thẩm quyền, thủ tục tiến hành biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng được đề cập tại Luật Hải quan; Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; Luật Sở hữu trí tuệ.

Các biện pháp kiểm soát biên giới giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn hàng hóa có yếu tố vi phạm quyền sở hữu công nghiệp nói chung và quyền sở hữu nhãn hiệu nói riêng từ nước ngoài vào Việt Nam cũng như trong nước xuất khẩu ra nước ngoài. Qua đó bảo vệ quyền lợi và uy tín của chủ sở hữu nhãn hiệu cũng như lợi ích chính đáng của người tiêu dùng trong nước.


1.3. VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA VIỆC BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ

Xuất phát từ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thực chất là một quyền tài sản, cũng đồng thời được hiểu là một quyền dân sự. Hơn nữa, khi xem xét những đặc trưng của mỗi biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công

nghiệp đối với nhãn hiệu như đã phân tích ở trên bao gồm biện pháp hành chính, biện pháp hình sự, biện pháp dân sự, biện pháp kiểm soát hàng hóa qua biên giới, có thể thấy việc lựa chọn bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự là phù hợp với bản chất của quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Biện pháp này khi áp dụng sẽ giải quyết thỏa đáng mối quan hệ tài sản giữa chủ thể quyền bị xâm phạm với bên xâm phạm quyền, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền, đặc biệt là bù đắp được những thiệt hại do hành vi xâm phạm gây nên. Tính ưu việt này không được thể hiện trong các biện pháp bảo vệ còn lại bởi vì biện pháp hình sự, biện pháp hành chính hay biện pháp kiểm soát biên giới nhìn chung nhằm đảm bảo trật tự quản lý nhà nước, trật tự xã hội giữa một bên chủ thể là Nhà nước nhân danh nhà nước với một bên có hành vi xâm phạm, được áp dụng khi Nhà nước nhận thấy cần thiết. Các biện pháp này mang đặc trưng mệnh lệnh - phục tùng buộc hành vi xâm phạm phải chịu những chế tài trừng phạt, răn đe ở các mức độ khác nhau. Trong quan hệ này không tính đến bên có quyền bị xâm phạm, những thiệt hại của chủ sở hữu quyền không được đặt ra để xác định mức bồi thường. Với biện pháp dân sự, trong nhiều trường hợp việc áp dụng nó là cách duy nhất để giải quyết thỏa đáng vấn đề bồi thường thiệt hại, khắc phục được những thiệt hại vật chất cho chủ thể quyền, bảo đảm khôi phục tình trạng ban đầu khi quyền sở hữu chưa bị xâm phạm. Trên cơ sở nguyên tắc chung của việc xác định bồi thường dân sự là thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu, có thể xem đây là biện pháp duy nhất xác định được mức thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra cho chủ thể quyền.

Xét về khả năng áp dụng, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự có khả năng áp dụng rộng hơn so với các biện pháp còn lại. ở biện pháp này, bất cứ khi nào chủ thể quyền thấy quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm thì có thể yêu cầu tòa án can thiệp để bảo vệ quyền lợi cho mình một cách hợp pháp, đồng thời người khởi kiện có thể đưa ra những yêu cầu khi khởi kiện hoặc thay đổi yêu cầu trong quá trình giải quyết vụ án. Hơn nữa, áp dụng biện pháp dân sự trong bảo vệ nhãn hiệu xét về góc độ lý

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 12/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí