Những Lợi Ích Của Việc Bảo Hộ Nhãn Hiệu Ra Nước Ngoài.

kinh doanh và các vấn đề khác của công ty; (4) các kênh thương mại liên quan đến hàng hóa, phương thức sử dụng nhãn hiệu trên sản phẩm mang nhãn hiệu.

Pháp luật Việt Nam cũng quy định về nhãn hiệu nổi tiếng khá tương đồng với quy định của pháp luật Hoa Kỳ đó là "Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam" (Điều 4, Khoản 20 Luật SHTT 2005).

Trong khi đó Pháp luật Trung Quốc quy định khá chi tiêu về các tiêu chí để đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng tại Điều 14 Luật Nhãn hiệu. Việc xem xét một nhãn hiệu nổi tiếng căn cứ vào các yếu tố sau:

Công chúng biết đến danh tiếng của nhãn hiệu ;


Thời gian sử dụng nhãn hiệu ;


Thời gian, mức độ và phạm vi địa lý mà nhãn hiệu công khai;


Lịch sử bảo hộ nhãn hiệu như là một nhãn hiệu nổi tiếng; và

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.


Các yếu tố khác liên quan đếb danh tiếng của nhãn hiệu.

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật nước ngoài - 9


6. Những lợi ích của việc bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài.


Bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài thực sự mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Việc đăng ký tạo nên một cơ sở để chủ sở hữu thực hiện những quyền và lợi ích hợp pháp, đồng thời là căn cứ pháp lý chống lại những hành vi xâm hại những quyền năng đó. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể nhận được rất nhiều những lợi ích khác từ việc đăng ký, điều này hiển nhiên còn tùy thuộc vào đặc điểm riêng của mỗi doanh nghiệp, song từ góc độ chung nhất có thể kể ra một số lợi ích như sau:

Thứ nhất, việc đăng ký nhãn hiệu tại quốc gia khác cho phép khả năng bảo hộ nhãn hiệu trên một phạm vi rộng lớn hơn về mặt địa lý. Không có được việc đăng ký tại quốc gia khác, kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể là một dự định mang nhiều rủi ro, bất cứ ai đăng ký nhãn hiệu của bạn

tại một lãnh thổ khác trước bạn sẽ có khả năng ngăn cản bạn sử dụng nhãn hiệu trên lãnh thổ đó.

Thứ hai, theo các quy định về nhãn hiệu hiện hành ở một số quốc gia, sau một vài năm sử dụng liên tục, thường là 5 năm, kể từ khi được đăng ký, nhãn hiệu đã được đăng ký sẽ không thể bị hủy bỏ. Với quy định này, bạn có thể loại bỏ hầu hết những rắc rối có thể có với nhãn hiệu của mình. Bạn cũng có thể quyên đi những biện pháp tự bảo vệ tốn kém, không một ai dù là thông qua việc khiếu kiện tại một phiên tòa hay khiếu nại trước cơ quan hành chính có thể chứng minh rằng nhãn hiệu đã được đăng ký của bạn không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đăng ký, ví dụ như không có tính phân biệt hay khả năng phân biệt của nhãn hiệu đó với nhãn hiệu khác. Tất nhiên phải loại trừ trường hợp nhãn hiệu của bạn được đăng ký với mục đích không trung thực. Do đó, sẽ giúp cho bạn duy trì hoạt động kinh doanh ổn định.

Thứ ba, việc đăng ký nhãn hiệu là căn cứ để có thể khiếu nại trước cơ quan hành chính hay khởi kiện trước tòa án tại một quốc gia được đăng ký. Bạn sẽ có những thuận lợi trong việc cung cấp các bằng chứng trước cơ quan hành chính và tòa án. Với một nhãn hiệu đã được đăng ký, bạn sẽ không phải chứng minh nhãn hiệu có hiệu lực hay bạn là chủ sở hữu của nhãn hiệu đó, bên phản đối sẽ đứng trước những khó khăn to lớn và quan tòa hay bồi thẩm đoàn sẽ bị thuyết phục nhiều hơn trên quan điểm của bạn với một con dấu chứng nhận việc đăng ký hợp lệ. Và cuối cùng, việc đăng ký của bạn có tác dụng thông báo cho những đối thủ rằng bạn đã đầu tư tiền bạc và công sức vào nhãn hiệu này, thông điệp này hàm ý bạn sẵn sàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến khoản đầu tư này.

Thứ tư, với việc đăng ký nhãn hiệu, bạn có khả năng đòi được khoản bồi thường vi phạm, khoản này có thể bằng hoặc lớn hơn so với thiệt hại thực tế cộng với chi phí cho luật sư nếu ai đó xâm phạm những quyền và lợi ích liên quan đến nhãn hiệu đó. Tuy nhiên, trên thực tế việc đền bù như vậy xảy ra không nhiều và đi kèm là yêu cầu phải đưa ra được những bằng chứng rõ rệt về việc vi phạm. Tuy

nhiên, rõ ràng rằng chỉ với một nhãn hiệu đã được đăng ký bạn mới có khả năng đòi được khoản bồi thường lớn nhất.

Thứ năm, chỉ với việc đăng ký có hiệu lực bạn mới có thể sử dụng biểu tượng ®. Việc làm này sẽ tạo nên một thông điệp ngầm hiểu rằng nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền. Với thông điệp này, bên bị kiện không thể có lý do là vi phạm không có ý, điều mà sẽ dẫn tới tránh được trách nhiệm bồi thường. Việc sử dụng biểu tượng chữ R với một vòng tròn cũng nói lên rằng bạn coi trọng và sẽ bảo vệ những quyền sở hữu trí tuệ của mình. Như vậy, những ai không muốn gặp rắc rối sẽ không sử dụng nhãn hiệu của bạn.

Thứ sáu, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể nhận được sự giúp đỡ to lớn từ phía cơ quan hải quan của nước mà nhãn hiệu đã được đăng ký để chống lại những nhà nhập khẩu gian dối trong việc nhập khẩu những hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu hay những hàng hóa từ chợ đen. Tất nhiên, việc hỗ trợ này không mang tính tự động, để được hưởng sự giúp đỡ nói trên, chủ sở hữu nhãn hiệu cần ghi nhận việc đăng ký của mình với cơ quan hải quan và trong nhiều trường hợp cần giúp đỡ cơ quan hải quan trong việc truy tìm những hành vi vi phạm.

Thứ bảy, một trong những lý do cơ bản của việc đăng ký là để thông báo cho thế gới rằng bạn đã yêu cầu quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu. Việc ngăn cản những tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng nhãn hiệu có thể diễn ra theo hai cách: thứ nhất, cơ quan đăng ký nhãn hiệu tại quốc gia sở tại sẽ từ chối việc đăng ký cho bất cứ nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn nào với nhãn hiệu của bạn. Thứ hai, nhãn hiệu của bạn sẽ xuất hiện trên các báo cáo tra cứu nhãn hiệu khi một doanh nghiệp dự định sẽ sử dụng hay đăng ký một nhãn hiệu tương tự hay giống nhãn hiệu của bạn.

Ngoài ra, việc đăng ký nhãn hiệu cũng cho bạn một công cụ để chống lại những “kẻ đạo tặc” trên mạng internet trong việc biến nhãn hiệu của bạn thành một tên miền. Bởi lẽ một nhãn hiệu đã được đăng ký trong bất kỳ trường hợp nào bạn

cũng có cơ sở vững chắc để chống lại việc bị chiếm đoạt một tên miền giống với nhãn hiệu đó.‌‌

CHƯƠNG 2

BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU THEO PHÁP LUẬT MỸ, ANH, TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN.

1. Căn cứ xét nhận đơn xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

1.1 Các nguyên tắc chấp nhận đơn xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Trong lịch sử bảo hộ nhãn hiệu đã tồn tại hai nguyên tắc chấp nhận đơn xin đăng ký bảo hộ đó là nguyên tắc người nộp đơn xin bảo hộ đầu tiên đối với nhãn hiệu (first - to - file) và nguyên tắc người sử dụng đầu tiên đối với nhãn hiệu (first - to -use).

Nguyên tắc người sử dụng đầu tiên đối với nhãn hiệu có nghĩa là khi xem xét hai hay nhiều đơn xin đăng ký cùng một nhãn hiệu hoặc khi phát sinh các tranh chấp trong việc đăng ký nhãn hiệu, cơ quan đăng ký sẽ thẩm tra thời điểm sử dụng nhãn hiệu của mình là có trước thì bên đó sẽ được cấp đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu. Pháp luật các nước thường không áp dụng nguyên tắc này và thay vào đó các nước sử dụng nguyên tắc người nộp đơn đầu tiên (first-to-file).

Nội dung của nguyên tắc người nộp đơn đầu tiên là việc chấp nhận cho đăng ký và bảo hộ một nhãn hiệu sẽ dựa trên thời điểm nộp đơn hợp lệ xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Trong trường hợp có tranh chấp về việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, người nộp đơn hợp lệ trước sẽ là người được quyền đăng ký nhãn hiệu. Quyền ưu tiên được quy định tại điều 4 Công ước Paris, quy định tại Điều 4 Công ước Paris cũng là nghĩa vụ mà các thành viên của Hiệp định TRIPS phải thực hiện. Theo quy định này một công dân của một nước thành viên Công ước Paris (hoặc chủ thể đáp ứng Điều 3 Công ước Paris) được coi là có quyền ưu tiên trong thời hạn 06 tháng tính từ ngày nộp đơn đầu tiên đối với nhãn hiệu khi nộp đơn hợp lệ xin đăng ký nhãn hiệu tại một trong các nước thành viên của Công ước. Ngày nộp đơn này sẽ được coi là ngày nộp đơn hợp lệ tại các nước thành viên khác và việc nộp đơn sau đó không bị vô hiệu bởi bất kỳ hành động nào được thực hiện trong khoảng thời gian tính từ ngày nộp đơn hợp lệ tại nước thành viên đến ngày nộp đơn sau. Tuy nhiên, các trường hợp được hưởng quyền ưu tiên nộp đơn theo các cam kết quốc tế

về SHCN và nhãn hiệu được coi là những trường hợp ngoại lệ. Trên cơ sở đó cơ quan đăng ký nhãn hiệu các nước sẽ xác định được người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước.

Khi đề cập đến vấn đề này pháp luật Mỹ có sự kết hợp giữa hai nguyên tắc: người nộp đơn đầu tiên (first-to-file) và người sử dụng đầu tiên (first-to-use). Theo quy định tại Điều 2.83 Tiêu đề 37 Đạo luật tố tụng và Thủ tục hành chính Liên bang Mỹ (The Code of Federal Regulations - C.F.R) thì bất cứ đơn xin đăng ký nào được nộp mà nhãn hiệu ở đó giống với một hay nhiều nhãn hiệu khác đang xin đăng ký mà có thể dẫn đến nhầm lẫn hay lừa dối công chúng, thì nhãn hiệu được nộp với ngày nộp đơn hợp lệ sớm nhất sẽ được chấp nhận cho đăng trên công báo SHCN để tiến hành thủ tục phản đối. Trong trường hợp các đơn xin đăng ký nhãn hiệu giống hoặc tương tự nhau có thể gây nhầm lẫn có cùng ngày nộp đơn hợp lệ thì pháp luật Mỹ xem xét đơn nào có ngày ký sớm nhất sẽ được chấp nhận để tiếp tục làm thủ tục đăng ký.

Đồng thời pháp luật Mỹ còn quy định trong trường hợp đơn có ngày nộp hợp lệ sớm nhất không được chấp nhận đăng ký và sau đó lại có nhiều đơn khác cùng xin đăng ký nhãn hiệu tương tự trong đó có đơn không được nộp lần trước do có ngày nộp đơn muộn hơn sẽ được tính ngày nộp đơn hợp lệ là ngày nộp đơn trong lần trước chứ không phải ngày nộp đơn trong lần sau.

Ngoài ra Mỹ còn áp dụng nguyên tắc first-to-you, tại Điều 2.d Luật Nhãn hiệu Mỹ 1946 quy định một nhãn hiệu mặc dù có tính phân biệt sẽ không được đăng ký nếu nó giống hoặc tương tự tới mức có thể gây nhầm lẫn hoặc đánh lừa với một nhãn hiệu hay tên thương mại đã được sử dụng trước ở Mỹ bởi một người khác mà chưa bị từ bỏ.

Pháp luật Anh quy định nguyên tắc này tại Điều 5,6 Luật nhãn hiệu Anh 1994 về các cơ sở để từ chối một đơn xin đăng ký nhãn hiệu. Theo đó, một đơn xin đăng ký nhãn hiệu sẽ bị từ chối nếu:Nhãn hiệu xin đăng ký giống với một nhãn hiệu đã đăng ký trước (earlier trademark) và hàng hóa hoặc dịch vụ mà nó xin đăng ký cùng loại với hàng hóa hoặc dịch vụ của nhãn hiệu đăng ký trước đã được bảo hộ.

Hoặc nhãn hiệu đăng ký trước đã có danh tiếng ở Anh và việc sử dụng nhãn hiệu đó không phải là nguyên nhân dẫn đến sự mất cân bằng, gây thiệt hại cho, dấu hiệu đặc biệt hoặc danh tiếng của nhãn hiệu đăng ký trước.

Nhãn hiệu đã đăng ký trước bao gồm nhãn hiệu đã được đăng ký ở Anh, nhãn hiệu quốc tế có chỉ định ở Anh, nhãn hiệu Cộng đồng chung Châu Âu, nhãn hiệu quốc tế có chỉ định vào Cộng đồng chung Châu Âu mà có ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sớm hơn đơn nhãn hiệu xin yêu cầu bảo hộ.

Thông thường Cục sở hữu trí tuệ Anh sẽ xem xét để áp dụng nguyên tắc first-to-file dựa trên điều kiện: (1) phải có ý kiến phản đối về việc nhãn hiệu đã có đơn đăng ký trước, ý kiến này thường được đưa ra trong thủ tục phản đối đơn sau khi có công bố đơn (Điều 38.2 Luật Nhãn hiệu 1994); (2) nhãn hiệu đang xin đăng ký bảo hộ có sự trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký trước đó.

Pháp luật Trung Quốc cũng công nhận nguyên tắc first-to-file để chấp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu. Nhưng nguyên tắc first-to-file được bổ sung bởi nguyên tắc first-to-you. Theo quy định tại Điều 29 Luật Nhãn hiệu thì:

Khi có hai hay nhiều người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự cho cùng loại hàng hóa hoặc tương tự với nhau, thì đơn nhãn hiệu đăng ký đầu tiên sẽ được xét nghiệm sơ bộ, phê duyệt và được công bố.

Nếu các đơn nhãn hiệu được nộp cùng một ngày, thì nhãn hiệu nào có thời gian sử dụng trước sẽ được xét nghiệm sơ bộ, phê duyệt và được công bố, và các đơn nhãn hiệu khác sẽ bị từ chối và không được công bố.

Quy định này chỉ rõ việc xét nghiệm và phê duyệt đơn đăng ký nhãn hiệu dựa trên nguyên tắc first-to-file được bổ sung bởi nguyên tắc first-to-you.

Nếu hai đơn nhãn hiệu được nộp trong cùng một ngày, thì nhãn hiệu nào có thời gian sử dụng trước sẽ ưu tiên cho chủ đơn có nhãn hiệu được sử dụng trước. Chủ đơn sẽ phải đưa ra bằng chứng chứng minh ngày nhãn hiệu được sử dụng trước.

Nếu hai chủ đơn bắt đầu sử dụng một nhãn hiệu trong cùng một ngày hoặc không sử dụng nhãn hiệu đó, họ có thể giải quyết vấn đề sử dụng nhãn hiệu thông qua việc đàm phán.

Nếu đàm phán không thành, thì chủ đơn chiến thắng sẽ được chọn ra bằng cách bình chọn hoặc do Cục nhãn hiệu lựa chọn.

Giống như pháp luật Anh, pháp luật Nhật Bản quy định rất cụ thể về nguyên tắc first-to-file. Điều 8 Luật Nhãn hiệu Nhật Bản quy định khi có hai hay nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu liên quan đến các nhãn hiệu tương tự hoặc giống nhau được áp dụng với các hàng hóa, dịch vụ cùng loại được nộp vào những ngày khác nhau thì chỉ người nộp đơn nào có ngày nộp đơn sớm nhất mới có quyền đăng ký nhãn hiệu. Trong trường hợp các đơn đó nộp cùng một ngày thì bắt buộc các chủ đơn phải đàm phán với nhau để chọn ra một người được quyền đăng ký. Cơ quan đăng ký sẽ có yêu cầu về vấn đề này và buộc các bên phải báo cáo về việc đàm phán giữa họ. Thông thường nội dung thỏa thuận của các bên liên quan đến việc một hoặc một số chủ thể chấp nhận rút lại đơn đăng ký và bên kia chấp nhận thanh toán cho bên rút đăng ký một khoản tiền để bù đắp chi phí tạo ra một nhãn hiệu mới. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được hoặc thỏa thuận được nhưng báo cáo không đúng hạn thì cơ quan đăng ký sẽ tổ chức bốc thăm một cách công bằng để chọn ra một bên (trích trong phần giới thiệu pháp luật Nhãn hiệu, Cục SHCN Nhật Bản - Trung tâm SHCN Châu Á Thái Bình Dưong (ЈIII) 2001,trang 25,26).

Trong trường hợp các chủ thể kinh doanh nếu không thoả thuận được với nhau sẽ bốc thăm để quy định ai được quyền tiếp tục làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Cách giải quyết này có thể nói là công bằng (dù có yếu tố may rủi) và tránh được khả năng bị người thứ ba lợi dụng một cách bất chính.

1.2 Yêu cầu về việc sử dụng nhãn hiệu.

Bảo hộ nhãn hiệu không có mục đích tự thân, không phải là mục đích cuối cùng. Bảo hộ nhãn hiệu nhằm mục đích đưa nhãn hiệu vào sử dụng trong thực tiễn thương mại nhằm đạt được các mục tiêu đề ra của việc bảo hộ. Sẽ là vô nghĩa khi nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ nhưng rồi chúng lại không được sử dụng trong đời

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/11/2022