Hình Thức Hủy Bỏ Hiệu Lực Một Nhãn Hiệu Đã Đăng Ký.

Bên xin đăng ký kháng cáo lên Tòa Phúc thẩm thuộc Toà án liên bang Mỹ và yêu cầu được tranh tụng trước toà.

Quyết định của Tòa Phúc thẩm:

+ Toà xem xét lại các quyết định của Hội đồng để đảm bảo các quyết định đó được củng cố bởi các chứng cứ quan trọng.

+ Toà kết luận rằng việc nhầm lẫn là có khả năng xảy ra: bởi vì từ "Technologies" trong nhãn hiệu của bên xin đăng ký hàm nghĩa gợi ý hoặc mô tả nên nó ít quan trọng hơn. Các dịch vụ mà hai bên dùng cho nhãn hiệu là giống nhau. Vì vậy, nhãn hiệu "Packard Technologies" không được chấp nhận.

So với pháp luật Mỹ thì Pháp luật Anh cũng quy định rất cụ thể về vấn đề khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Tất cả các bên bị ảnh hưởng bởi một quyết định nào đó của cơ quan đăng ký hay từng bộ phận của cơ quan đăng ký đều có quyền khiếu nại. Các khiếu nại cũng chỉ tập trung vào những quyết định mang tính chất chính thức của cơ quan đăng ký, các xét nghiệm viên, bộ phận xử lý khiếu nại. Thời hạn để nộp đơn khiếu nại đến phòng giải quyết khiếu nại (a person appointed) là 28 ngày kể từ ngày có quyết định khiếu nại của cơ quan đăng ký. Trong trường hợp bên thứ 3 tham gia khiếu nại trước cơ quan đăng ký (bên bị khiếu nại- the respondent), cơ quan đăng ký gửi bản sao đơn khiếu nại và thông báo về việc khiếu nại tới bên bị khiếu nại và trong thời hạn 21 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký gửi đi, bên bị khiếu nại sẽ phải nộp công văn trả lời thông báo khiếu nại đó (Mục 71.2.4 The Trade Marks Rule 2008; Điều 76 Luật Nhãn hiệu 1994).

Trong thời hạn 28 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký gửi thông báo khiếu nại tới bên bị khiếu nại, thì cơ quan đăng ký hoặc bên bị khiếu nại sẽ đề nghị phòng giải quyết khiếu nại giải quyết việc khiếu nại đó lên tòa án (Mục 72.1 The Trade Marks Rule 2008). Nếu phòng giải quyết khiếu nại không đồng ý giải quyết việc khiếu nại đó ở tòa án, phòng giải quyết khiếu nại sẽ xem xét và ra quyết định giải quyết khiếu nại và quyết định đó sẽ là quyết định cuối cùng.

Theo pháp luật Trung Quốc vấn đề khiếu nại và giải quyết khiếu nại được quy định rất cụ thể. Cơ quan đăng ký nhãn hiệu có thể từ chối đơn đăng ký nhãn

hiệu nếu, kết quả xét nghiệm cho thấy nhãn hiệu không có khả năng phân biệt hoặc giống hoặc tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký trước cho hàng hóa, dịch vụ giống hoặc tương tự.

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo từ chối bảo hộ nhãn hiệu, người nộp đơn có thể nộp đơn khiếu nại lên Ban đánh giá và xét xử các vấn đề nhãn hiệu (Trademark Review and Adjudication Board), quyết định của Ban này là quyết định cuối cùng.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo từ chối, nếu không đồng ý với quyết định của Ban đánh giá và xét xử các vấn đề nhãn hiệu, người nộp đơn có quyền khởi kiện lên tòa án (Điều 32 Luật nhãn hiệu Trung Quốc).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó pháp luật Trung Quốc cũng quy định về vấn đề khiếu nại/hủy bỏ hiệu lực văn bằng, theo Điều 41,43 Luật Nhãn hiệu Trung Quốc thì trong thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký nhãn hiệu, bất kỳ bên thứ 3 nào cũng có quyền nộp đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu đã đăng ký. Đơn khiếu nại được nộp căn cứ trên quyền đã được đăng ký trước hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với đơn đăng ký nhãn hiệu nộp trước cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại. Đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực giấy đăng ký nhãn hiệu có thể nộp cho Ban Đánh giá và xét xử các vấn đề nhãn hiệu. Quyết định của ban này là quyết định cuối cùng. Đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực đối với đăng kỹ nhãn hiệu có thể được nộp trên cơ sở rằng nhãn hiệu đó được đăng ký một cách không trung thực hoặc thuộc một trong các dấu hiệu không có khả năng bảo hộ nhãn hiệu.

Nếu không đồng ý với Quyết định của Ban Đánh giá và xét xử các vấn đề nhãn hiệu có quyền khởi kiện lên tòa án trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật nước ngoài - 12

Giống như pháp luật Anh, Mỹ và Trung Quốc, pháp luật Nhật Bản cũng có các quy định chi tiết về thủ tục khiếu nại đối với các quyết định từ chối bảo hộ nhãn hiệu. Trước tiên, pháp luật Nhật Bản quy định thủ tục khiếu nại trực tiếp với Cục Sáng chế Nhật Bản (JPO) tại Điều 44,45 Luật nhãn hiệu:

Trong trường hợp không đồng ý với thông báo từ chối tạm thời, người nộp đơn có quyền tiến hành khiếu nại trực tiếp với Cục Sáng chế Nhật Bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo;

Trong trường hợp không đồng ý với quyết định từ chối chính thức của xét nghiệm viên hoặc không đồng ý với quyết định từ chối sửa đổi của xét nghiệm viên, người nộp đơn có quyền khiếu nại với JPO trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.

Trong trường hợp vì sự kiện bất khả kháng mà yêu cầu khiếu nại không được thực hiện trong thời hạn quy định nói trên, thời hạn khiếu nại có thể gia hạn thêm 14 ngày kể từ thời điểm sự kiện bất khả kháng nói trên không còn nữa (với người nộp đơn nước ngoài, thời hạn này là 2 tháng) song không quá 6 tháng so với thời hạn quy định.

Sau khi xem xét vụ việc, yêu cầu của người nộp đơn không được chấp thuận, JPO sẽ từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu. Trong trường hợp này, người nộp đơn có quyền khiếu kiện lên Tòa án Tokyo yêu cầu xem xét lại quyết định từ chối của JPO. Tòa án Tokyo sẽ xem xét vụ việc và ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu của người nộp đơn.

Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Tòa án Tokyo, người nộp đơn có thể khiếu kiện lên Tòa án Tối cao, quyết định của Tòa án Tối cao là quyết định cuối cùng.

Trường hợp Tòa án Tối cao chấp nhận yêu cầu của người nộp đơn, JPO sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ cho đơn nhãn hiệu.‌

3. Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Việc hủy bỏ hiệu lực của một nhãn hiệu đã đăng ký là vấn đề liên quan trực tiếp tới quyền và lợi ích của chủ nhãn hiệu và các bên liên quan. Do đó, pháp luật tất cả các nước đều quy định rất cụ thể, chặt chẽ về các trường hợp cũng như trình tự, thủ tục tiến hành hủy bỏ hiệu lực đối với nhãn hiệu đã đăng ký.

3.1 Hình thức hủy bỏ hiệu lực một nhãn hiệu đã đăng ký.

Theo pháp luật Anh, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc thì khi hủy bỏ hiệu lực đối với một nhãn hiệu đã đăng ký sẽ dẫn đến quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu đó không còn và nhãn hiệu đó sẽ không có trong sổ đăng ký. Tuy nhiên, pháp luật Anh lại quy định có hai hình thức hủy bỏ hiệu lực của một nhãn hiệu đã đăng ký:

Hình thức thứ nhất, pháp luật Anh gọi là thu hồi (chấm dứt) đăng ký nhãn hiệu (revocation). Nếu một nhãn hiệu bị hủy bỏ theo hình thức này thì hậu quả pháp lý đem lại đối với nhãn hiệu là nhãn hiệu đó sẽ bị coi là không tồn tại kể từ một thời điểm đó (Điều 46 Luật Nhãn hiệu Anh).

Hình thức thứ hai, được pháp luật Anh gọi là vô hiệu hóa nhãn hiệu (invalidity). Khác với hình thức thứ nhất, khi hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu sẽ bị coi chưa bao giờ tồn tại (Điều 47 Luật Nhãn hiệu Anh).

Khác với pháp luật Anh, pháp luật Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc lại không có sự phân biệt hai hình thức hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu. Các trường hợp có thể dẫn tới hủy bỏ hiệu lực một nhãn hiệu có thể được quy định chung trong cùng một điều khoản hoặc ở các điều khoản (Điều 14 Luật Nhãn hiệu Mỹ; Điều 50,51,52 Luật Nhãn hiệu Nhật Bản; Điều 41,44,45 Luật Nhãn hiệu Trung Quốc). Pháp luật Mỹ không chỉ rõ sự khác biệt trong hậu quả pháp lý của từng trường hợp hủy bỏ, còn pháp luật Nhật Bản chỉ chú trọng đến các trường hợp nhãn hiệu bị cấp sai và theo đó bị hủy bỏ theo cách chưa bao giờ tồn tại.

3.2 Người có quyền nộp đơn đề nghị hủy bỏ một nhãn hiệu đã đăng ký

Pháp luật các nước quy định việc xem xét hủy bỏ hiệu lực một nhãn hiệu dựa trên yêu cầu hủy bỏ của bên thứ ba và trên cơ sở đó cơ quan có thẩm quyền xem xét hủy bỏ hiệu lực của một nhãn hiệu.

Pháp luật Nhật Bản, Trung Quốc và Anh có những quy định rộng rãi nhất về các đối tượng có quyền gửi đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Pháp luật Nhật Bản quy định: bất kỳ ai đều có quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ (Điều 50 Luật nhãn hiệu). Theo Điều 41 Luật nhãn hiệu Trung Quốc thì bất kỳ bên thứ ba nào cũng có quyền nộp đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của nhãn hiệu đã được đăng ký. Pháp luật Anh quy định bất kỳ ai đều có quyền nộp

đơn yêu cầu hủy bỏ nhãn hiệu đã đăng ký lên cơ quan đăng ký hoặc tòa án (Điều 46.4, 47.3 Luật nhãn hiệu Anh).‌

Trong khi đó Pháp luật Mỹ có sự giới hạn phạm vi những người có thể khiếu nại đòi hủy bỏ hiệu lực một nhãn hiệu. Pháp luật Mỹ chỉ cho phép những người "tin rằng anh ta đang hoặc sẽ bị thiệt hại bởi việc cho đăng ký nhãn hiệu" (Điều 14 Luật Nhãn hiệu Mỹ).

3.3 Thời hiệu khiếu nại yêu cầu hủy bỏ một nhãn hiệu đã đăng ký

Pháp luật các nước có quy định khác nhau về vấn đề này. Vấn đề này được đề cập ở hai khía cạnh là thời hạn người có quyền được phép khiếu nại và các hoàn cảnh mà người có quyền được thực hiện khiếu nại.

Thời hạn người có quyền được phép khiếu nại

Pháp luật Nhật Bản quy định thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là 2 tháng kể từ ngày công bố nhãn hiệu lên công báo SHCN (Điều 43-2 Luật Nhãn hiệu Nhật Bản).

Khác với pháp luật Nhật Bản, pháp luật Mỹ quy định rộng hơn về thời hạn khiếu nại này. Người có quyền khiếu nại có thời hạn 5 năm kể từ ngày công bố nhãn hiệu để khiếu nại hủy bỏ đăng ký nhãn hiệu đó. Có một số trường hợp đáng lẽ nhãn hiệu không được cấp do trái pháp luật hoặc nhãn hiệu không nên được tiếp tục tồn tại do ảnh hưởng tới lợi ích công chúng thì thời hạn khiếu nại là không hạn chế.

Khác với pháp luật các nước pháp luật Trung Quốc quy định 5 năm kể từ ngày đăng ký, bất kỳ bên thứ ba nào cũng có quyền nộp đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của nhãn hiệu đã đăng ký (Điều 41 Luật nhãn hiệu Trung Quốc).

Các hoàn cảnh mà người có quyền được thực hiện khiếu nại

Pháp luật Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc đều có quy định là người khiếu nại phải nộp đơn cùng với những bằng chứng lên cơ quan có thẩm quyền. Trong khi đó pháp luật Anh lại quy định khác, người có quyền khiếu nại không chỉ gửi đơn khiếu nại lên cơ quan đăng ký mà còn có thể đưa đơn khiếu nại lên tòa án Điều 46.4, 47.3 Luật nhãn hiệu Anh.

3.4 Các trường hợp một nhãn hiệu đã đăng ký có thể bị hủy bỏ hiệu lực

Khi đề cập đến vấn đề này pháp luật Trung Quốc, Nhật Bản và Anh quy định khá chi tiết, trong khi đó Pháp luật Mỹ lại không liệt kê các trường hợp cụ thể. Theo pháp luật Mỹ thì bất cứ ai cảm thấy mình có thể bị thiệt hại do việc đăng ký một nhãn hiệu đều có quyền khiếu nại, sau đó cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét (Điều 7.e Luật nhãn hiệu Mỹ (U.S.C 1057)).

Tuy nhiên, pháp luật Mỹ, Anh, Trung Quốc và Nhật Bản về cơ bản giống nhau ở một số trường hợp có thể coi là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền quyết định hủy bỏ hiệu lực, cụ thể là những trường hợp sau :

a. Hủy bỏ vì không gia hạn

Nhãn hiệu chỉ được đăng ký bảo hộ trong một thời hạn nhất định, nếu chủ nhãn hiệu không gia hạn nhãn hiệu của mình và không nộp phí gia hạn thì nhãn hiệu đó sẽ loại khỏi sổ đăng ký. Cơ quan đăng ký của các nước thường cho phép ân hạn trong một khoảng thời gian với điều kiện phải nộp thêm một khoản phí trên khoản phí gia hạn.

Một số nước cho phép gia hạn đối với một số nhóm mặt hàng và những nhóm mặt hàng nào không được chủ nhãn hiệu gia hạn thì nhãn hiệu đối với nhóm đó coi như bị hủy bỏ.

b. Hủy bỏ theo yêu cầu của chủ nhãn hiệu

Chủ nhãn hiệu có thể tuyên bố từ bỏ nhãn hiệu đã đăng ký của mình đối với toàn bộ hay một số mặt hàng đã đăng ký nhãn hiệu vào bất cứ lúc nào. Theo yêu cầu của chủ nhãn hiệu thì cơ quan có thẩm quyền sẽ loại bỏ nhãn hiệu toàn bộ hay một phần ra khỏi sổ đăng ký. Pháp luật Mỹ, Anh và Trung Quốc đều có điều khoản riêng quy định vấn đề này (Điều 7.e Luật nhãn hiệu Mỹ (U.S.C 1057); Điều 46 Luật nhãn hiệu Anh và Điều 41 Luật nhãn hiệu Trung Quốc), theo đó hiệu lực của nhãn hiệu được công nhận là bị hủy bỏ kể từ ngày bị tuyên bố từ bỏ. Trong khi đó pháp luật Nhật Bản không quy định rõ ràng trường hợp này nhưng công nhận nó trên thực tế.

c. Hủy bỏ do không sử dụng

Nếu chủ nhãn hiệu không sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký trong một thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật, thì bên thứ ba có thể yêu cầu hủy bỏ nhãn hiệu. Thời hạn này được quy định khác nhau theo pháp luật các nước. Pháp luật Trung Quốc, Anh quy định thời hạn đó là 5 năm, trong khi đó pháp luật Mỹ và Nhật Bản thời hạn đó là 3 năm liên tục. Nếu chủ nhãn hiệu không thể chứng minh được việc sử dụng của mình là chính đáng thì cơ quan đăng ký hoặc tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ nhãn hiệu. Còn trường hợp chủ nhãn hiệu chứng mình được việc không sử dụng của mình là chính đáng đối với một vài loại nhãn hiệu thì toàn án sẽ ra lệnh hủy bỏ từng phần đối với nhãn hiệu.

d. Hủy bỏ do nhãn hiệu bị vô hiệu (việc cho phép đăng ký là không chính đáng)

Nếu nhãn hiệu là dấu hiệu thuộc loại không nên cho phép đăng ký hoặc được đăng ký bởi những hành vi trái pháp luật thì có thể bị tuyên bố vô hiệu theo yêu cầu của bên có quyền khiếu nại. Thường việc hủy bỏ nhãn hiệu thuộc loại này chỉ được thực hiện khi các căn cứ để tuyên bố vô hiệu đã tồn tại trước khi thời điểm nhãn hiệu được đăng ký.

Pháp luật Mỹ không đề cập đến một trường hợp cụ thể nào thuộc loại này mà chỉ quy định chung là nếu việc đăng ký nhãn hiệu đã được thực hiện một cách không hợp pháp hoặc trái pháp luật điều chỉnh thì khi phát hiện ra bất cứ lúc nào nó cũng có thể sẽ bị hủy bỏ theo đơn của người khiếu nại.

Pháp luật Anh cũng liệt kê các trường hợp của loại này là: nhãn hiệu đăng ký không có khả năng phân biệt; hay trái với đạo đức, chính sách công cộng; hay lừa dối công chúng hoặc vi phạm nguyên tắc first-to-file (Điều 3.1b, 3.3, Điều 5.1 Luật Nhãn hiệu Anh).

Pháp luật Nhật Bản liệt kê một cách cụ thể hơn như: khi nhãn hiệu đăng ký không mang tính phân biệt; hay khi nhãn hiệu rơi vào một trong những trường hợp không thể được đăng ký theo pháp luật Nhật Bản (như vi phạm đạo đức, lợi ích công cộng...); hay vi phạm nguyên tắc first -to-file; việc đăng ký nhãn hiệu đó trái với các quy định về quyền lợi của người nước ngoài ở Nhật hay trái với Điều ước quốc tế mà Nhật tham gia (Điều 4 Luật nhãn hiệu).

Giống như các nước pháp luật Trung Quốc quy định khi nhãn hiệu rơi vào một trong những trường hợp tại Điều 10 Luật nhãn hiệu thì không thể được đăng ký như các dấu hiệu trái với đạo đức hoặc tập quán xã hội chủ nghĩa hoặc có ảnh hưởng không lành mạnh khác, nhãn hiệu có tính chất phân biệt kỳ thị dân tộc....

Nhìn chung pháp luật các nước đều công nhận trường hợp phổ biến thuộc loại này là khi nhãn hiệu xin đăng ký không mang tính phân biệt. Tuy nhiên, nếu qua quá trình sử dụng sau khi đăng ký nhãn hiệu đó đã có tính phân biệt thì việc đăng ký vẫn được chấp nhận mà không bị hủy bỏ (Điều 14 Luật nhãn hiệu Mỹ), trong khi đó pháp luật Việt Nam vẫn chưa thừa nhận trường hợp này.

e. Hủy bỏ nhãn hiệu do đã mất tính phân biệt

Pháp luật Trung Quốc gần như không đề cập tới trường hợp này, ngay cả pháp luật Nhật Bản cũng chỉ đề cập đến một cách không rõ ràng.

Trong khi đó pháp luật Mỹ và Anh lại quy định rất cụ thể về vấn đề này. Theo pháp luật Mỹ quy định nếu một nhãn hiệu đã đăng ký mà trở thành tên chung gọi hàng hóa, dịch vụ gắn lên nó hay là một phần của tên chung đó hoặc nếu nhãn hiệu đó đang được sử dụng bởi hay với sự cho phép của người đăng ký dẫn đến sự hiểu nhầm nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nó thì nó có thể bị khởi kiện hủy bỏ vào bất kỳ lúc nào (Điều 14.3 Luật nhãn hiệu Mỹ).

Pháp luật Anh thì quy định nếu hậu quả của việc sử dụng hoặc ít sử dụng của chủ sở hữu nhãn hiệu đã đang làm cho nhãn hiệu đã trở thành tên chung trong thương mại cho hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đó thì nhãn hiệu sẽ bị hủy bỏ (Điều 46.1c Luật nhãn hiệu Anh).

f. Các trường hợp hủy bỏ khác

Ngoài những trường hợp hủy bỏ mang tính chất giống nhau, pháp luật các nước Mỹ, Nhật Bản, Anh và Trung Quốc đều đề cập đến những trường hợp khá đặc thù.

Pháp luật Mỹ thì chú trọng đến những lĩnh vực mới trong bảo hộ nhãn hiệu, đó là nhãn hiệu chứng nhận. Các trường hợp liên quan đến việc hủy bỏ hiệu lực một nhãn hiệu chứng nhận được quy định cụ thể tại Điều 14.5 Luật nhãn hiệu Mỹ, theo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/11/2022