Bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam và pháp luật của Liên minh Châu Âu - 8


6.2.c Nghị định số 63/CP [13] và điều 74.2.c Luật SHTT Việt Nam [3]: nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là …(c) dấu hiệu mang tính mô tả hàng hoá”. Tuy nhiên, việc đánh giá "tính mô tả", trên thực tế là rất khác nhau giữa hai hệ thống pháp luật này. Án lệ BABY-DRY là ví dụ minh chứng cho thực tế này.

Trong vụ việc này [28], nhãn hiệu BABY-DRY, từ đầu có nghĩa là “trẻ em” và từ sau có nghĩa là “khô ráo” đăng ký cho các sản phẩm tã giấy dành cho trẻ em đã bị OHIM từ chối bảo hộ trên cơ sở từ chối tuyệt đối theo quy định tại điều 7.1.c của CTMR với lý do rằng nhãn hiệu BABY-DRY có hàm ý mô tả tính năng và công dụng của hàng hoá khi người tiêu dùng có thể hiểu rằng “giữ cho mông trẻ luôn khô ráo”, do vậy, không có khả năng phân biệt của một nhãn hiệu hàng hoá. Vụ việc được khiếu nại lên Toà phúc thẩm sau khi Toà sơ thẩm vẫn giữ nguyên quyết định của OHIM. Toà án phúc thẩm đã tiến hành các cuộc kiểm tra để xét nghiệm tính phân biệt của nhãn hiệu thông qua việc làm rõ các tiêu chí sau:

- Liệu có sự kết hợp khác thường về chức năng cú pháp của ngôn ngữ trong nhãn hiệu BABY-DRY hay không?

- Liệu có phải sự kết hợp của nhãn hiệu này có phải là sự diễn đạt được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày “để giữ cho mông trẻ em được khô ráo” hay nhãn hiệu còn có ý nghĩa khác?

Trong xem xét các tiêu chí trên, Toà án phúc thẩm đã nhận định, việc khẳng định nhãn hiệu mang tính mô tả không chỉ dựa vào ý nghĩa của từng thành tố mà phải dựa vào quan hệ tổng thể. Bất cứ một sự khác biệt nào có thể nhận biết được giữa kết hợp từ được sử dụng làm nhãn hiệu và từ được sử dụng theo cách nói thông thường của nhóm người tiêu dùng có liên quan nhằm chỉ ra rằng hàng hoá hay dịch vụ hay những đặc điểm chủ yếu của chúng là được xem thoả mãn khả năng phân biệt và có thể được đăng ký là một nhãn hiệu.

Để đánh giá xem một kết hợp từ như từ BABY-DRY có khả năng phân biệt hay không, cần phải đặt mình vào địa vị của người tiêu dùng nói tiếng Anh. Từ quan điểm đó, toà án cho rằng kết hợp từ này không phải là cách nói thông thường


của người tiêu dùng. Chính vì vậy, mặc dù cụm từ trên không loại bỏ khả năng ám chỉ tới chức năng của hàng hoá, nhưng nó vẫn không rơi vào hai trường hợp nêu trên. Dù từ trong nhãn hiệu kết hợp đều có thể hình thành một phần diễn giải được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày để chỉ rõ chức năng của tã giấy trẻ em, thì sự kết hợp khác thường về cú pháp giữa BABY và DRY không thể làm cho người tiêu dùng hiểu đấy là một từ chỉ đặc điểm của tã giấy.

Do đó, kết hợp từ BABY-DRY, trong xem xét về tổng thể, không được xem là mang hàm ý mô tả công dụng của hàng hoá; chúng là những sự sáng tạo về từ vựng nhằm đưa khả năng phân biệt vào nhãn hiệu, theo đó Toà án phúc thẩm đã phán quyết rằng nhãn hiệu BABY-DRY đăng ký cho tã giấy trẻ em không có tính mô tả các đặc điểm của tã giấy trẻ em và là thuật ngữ có sự kết hợp khác thường về cú pháp, và không phải là cách nói thông thường của người tiêu dùng, vì vậy, nhãn hiệu đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ và không bị từ chối theo điều 7(1)(c) của CTMR.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, theo quan điểm của Cục SHTT, nhãn hiệu này đã bị từ chối bảo hộ khi được nộp tại Việt Nam vào ngày 14/04/2000 theo đơn nhãn hiệu số 4-2000- 4598. Lý do mà xét nghiệm viên Việt Nam đưa ra là nhãn hiệu này mang hàm ý mô tả tính năng và công dụng của sản phẩm giống như lý do mà OHIM đưa ra.

Qua án lệ trên, có thể rút ra những nhận xét sau đây:

Bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam và pháp luật của Liên minh Châu Âu - 8


Đối với những nhãn hiệu là kết hợp của nhiều thành tố mà mỗi thành tố có tính mô tả nhưng tổng thể nhãn hiệu có những hàm ý khác nhau mà người tiêu dùng không thể ngay lập tức có sự liên tưởng đến đặc tính của sản phẩm, nhãn hiệu vẫn có khả năng phân biệt.

Khả năng phân biệt của nhãn hiệu phải được xem xét và đánh giá trong một tổng thể, không được chia nhỏ ra thành các yếu tố thành phần để đánh giá. Sự khác thường về cú pháp trong nhãn hiệu kết hợp có thể sẽ loại bỏ được tính mô tả của nhãn hiệu.

Chỉ những dấu hiệu mô tả rõ ràng và trực tiếp mới là đối tượng bị từ chối theo Điều 7(1)(c) của CTMR.


Trường hợp 2: Nhãn hiệu bao gồm một chữ cái


Trong phần này, chúng tôi tập trung làm rõ quy định của pháp luật NHCĐ thông qua các án lệ đối với trường hợp nhãn hiệu được coi là không có tính phân biệt theo điều 7(1)(b) của CTMR [22]. Những nhãn hiệu được quy chiếu theo quy định này là những nhãn hiệu bao gồm một chữ cái. Nhưng vấn đề đặt ra là một chữ cái được thể hiện như thế nào được coi là thuộc trường hợp từ chối này?. Các án lệ sau đây đã chỉ ra rằng đó là những chữ cái đơn giản, còn những chữ cái mà có sự kết hợp với bất cứ hình học đơn giản vẫn được xem là có khả năng phân biệt:

- chữ cái "J" trong một vòng tròn cho xe tải và thân xe tải đã được đăng ký theo nhãn hiệu CTM số 453282 (xem mẫu nhãn hiệu dưới đây):


Quan điểm trên cũng được khẳng định lại trong quyết định số R 91 1998 2 1


Quan điểm trên cũng được khẳng định lại trong quyết định số R 91/1998-2, đơn của Adolf Ahlers AG, ngày 28 tháng 5 năm 1999) [33] liên quan đến nhãn hiệu bao gồm chữ cái “A” trong một hình tròn như trình bày dưới đây:


Về các trường hợp này thực tế Cục SHTT có quan điểm ngược lại quan 2

Về các trường hợp này, thực tế, Cục SHTT có quan điểm ngược lại quan điểm của OHIM. Cục SHTT của Việt Nam không chấp nhận việc bảo hộ cho các nhãn thuộc dạng này. Cụ thể nhãn hiệu chữ A trong một vòng tròn (xem mẫu nhãn hiệu dưới đây) được nộp theo đơn số 4-2002-03720, ngày 25/6/2002 đã bị từ chối tại Việt Nam với lý do nhãn hiệu này là sự kết hợp của chữ cái và hình học đơn giản không có khả năng phân biệt [10, điều 6.2.]:


Các án lệ trên đã làm rõ quy định về tính phân biệt đối với nhãn hiệu là 3


Các án lệ trên đã làm rõ quy định về tính phân biệt đối với nhãn hiệu là chữ cái, chữ số đúng như quy định tại điều 7(1)(b) của CTMR rằng dấu hiệu sẽ không


được coi là có khả năng phân biệt khi dấu hiệu đó chỉ gồm một chữ cái. Còn dấu hiệu là một kết hợp của một chữ cái với một yếu tố nào đó, ví dụ như một hình học đơn giản, vẫn có khả năng phân biệt.

Đối chiếu vấn đề trên với quy định tại điều 74.2 của Luật SHTT Việt Nam “nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau: (a) … chữ số, chữ cái” cho thấy quy định này là không hợp lý bởi lẽ nó vừa thiếu lại vừa mâu thuẫn.

Điểm mâu thuẫn là ở chỗ, điều 72 của Luật SHTT Việt Nam quy định một trong những điều kiện của tiêu chuẩn bảo hộ là dấu hiệu được thể hiện dưới dạng chữ cái. Mặc dù ý của điều luật này là dấu hiệu được bảo hộ phải là dạng chữ viết – chữ cái, nhưng quy định như vậy không tránh khỏi cách hiểu khác đó là chữ cái cũng có thể được bảo hộ.

Điểm thiếu ở đây là nếu quy định chữ số, chữ cái là dấu hiệu không được bảo hộ cần phải chỉ rõ dấu hiệu đó chỉ gồm một chữ số hoặc một chữ cái đơn thuần nhằm phân biệt với trường hợp dấu hiệu gồm hai hoặc nhiều chữ cái kết hợp. Tuy nhiên, theo chúng tôi, dù có quy định rõ ràng như vậy thì cũng sẽ vẫn vấp phải một vấn đề xác định ranh giới giữa chữ cái đơn thuần và chữ cái cách điệu có yếu tố hình hoạ, điều này có thể dẫn tới không thống nhất trong quan điểm xét nghiệm nhãn hiệu.

Trường hợp 3: Nhãn hiệu là hình học đơn giản


Một quy định hoàn toàn khác với Luật SHTT của Việt Nam đó là pháp luật EU không hề ngăn cấm việc đăng ký dấu hiệu hình học đơn giản như một NHCĐ miễn là người nộp đơn chỉ ra được khả năng phân biệt của dấu hiệu này. Việc đăng ký kiểu dáng hình học đơn giản là không bị cấm theo điều 7(1)(b) của CTMR [22]. Vấn đề là liệu dấu hiệu đó khi được đi kèm với hàng hoá hay dịch vụ xin nộp đơn có khả năng hình thành trong tâm trí của người tiêu dùng mối liên hệ giữa dấu hiệu với hàng hoá hoặc dịch vụ của người nộp đơn hay không. Nếu người tiêu dùng có


thể ghi nhớ được, dấu hiệu hình học đơn giản đó sẽ được chấp nhận đăng ký là NHCĐ.

Ngược lại, Luật SHTT Việt Nam hiện hành, không chấp nhận việc đăng ký dấu hiệu hình học đơn giản với tư cách là nhãn hiệu hàng hoá, mà chỉ thừa nhận trong một trường hợp duy nhất đó là dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa là nhãn hiệu. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là “hình hoặc học đơn giản, trừ trường hợp dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa là một nhãn hiệu” [3, điều 74.2.a]. Quy định này của Luật SHTT Việt Nam, đã gián tiếp giới hạn tính phân biệt của nhãn hiệu ở đặc điểm “đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi”, trong khi định nghĩa về nhãn hiệu chỉ quy định “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt” [3, điều 4.16]. Quy định này đã loại bỏ các trường hợp dấu hiệu vốn dĩ đã đạt được tính phân biệt ngay khi chúng chưa được sử dụng dù chúng là hình học đơn giản. Điều hiển nhiên là không phải cứ được sử dụng và thừa nhận rộng rãi mới được coi là có tính phân biệt, dù rằng được thừa nhận rộng rãi là đảm bảo khả năng phân biệt. Thừa nhận rộng rãi và tính phân biệt là hai phạm trù khác nhau. Thừa nhận rộng rãi là kết quả của tính phân biệt thông qua một quá trình sử dụng lâu dài, chứ không phải là yếu tố làm lên thuộc tính phân biệt. Do đó, về mặt lý luận, không thể quy định chỉ thừa nhận dấu hiệu hình học đơn giản với danh nghĩa là nhãn hiệu hàng hoá khi và chỉ khi dấu hiệu này đã đựơc sử dụng và thừa nhận rộng rãi, điều này sẽ tạo lên sự mâu thuẫn giữa định nghĩa với quy định về khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Sự khác nhau, trong trường hợp này, giữa hai hệ thống pháp luật có thể được diễn giải theo sơ đồ sau:

khả năng phân biệt

dấu hiệu nhãn hiệu

(theo CTMR)


khả năng phân biệt = sử dụng và thừa nhận rộng rãi

dấu hiệu nhãn hiệu

(theo luật Việt Nam)


Trường hợp 4: Nhãn hiệu là các từ chỉ nguồn gốc địa lý


Theo quy định tại Điều 7(1)(c) của CTMR, các dấu hiệu là chỉ dẫn địa lý sẽ không được đăng ký với tư cách là NHCĐ. Tuy nhiên, trên thực tế, trong các án lệ, vẫn có trường hợp chỉ dẫn địa lý được chấp nhận đăng ký với tư cách là NHCĐ. Bởi vậy, một vấn đề đặt ra là một chỉ dẫn địa lý phải đáp ứng tiêu chí gì để có thể được chấp nhận là một NHCĐ. Điều này, được làm sáng tỏ qua án lệ sau:

Án lệ liên quan đến nhãn hiệu CHIEMSEE, tên một hồ lớn ở Bavaria [27]


Vụ việc tóm tắt như sau: Windsurfing Chiemsee là tên một công ty của Đức nằm bên bờ một cái hồ lớn, hồ Chiemsee, bán quần áo, giày dép thể thao và các đồ thể thao khác mang tên CHIEMSEE từ năm 1990. Những hàng hoá này được thiết kế theo các chức năng sinh hoạt và sử dụng ở Windsurfing nhưng được sản xuất bên ngoài lãnh thổ nước Đức. Năm 1995, Boots - und Segelzubehor Walter Huber, một công ty khác của Đức, cũng bắt đầu bán quần áo mang tên CHIEMSEE tại một thị trấn gần hồ nước này, sử dụng nhãn hiệu có hình thức khác với nhãn hiệu của Windsurfing, và nảy sinh tranh chấp.

Đầu tiên, Phòng huỷ bỏ của OHIM tuyên bố rằng thuật ngữ địa lý đang đựơc sử dụng như một chỉ dẫn nguồn gốc địa lý, do vậy, việc từ chối theo cơ sở từ chối tuyệt đối tại Điều 7.1.c của CTMR là xác đáng. Tuy nhiên, sau đó, Toà án Liên minh châu Âu phán quyết rằng Điều 3.1.c của Chỉ dẫn không ngăn cấm việc đăng ký độc quyền tên địa danh nếu tên địa danh đó là nơi gắn liền với hàng hoá mang tên địa danh đó, trong nhận thức của người tiêu dùng. Nếu cơ quan có thẩm quyền nhận thấy nhãn hiệu có các đặc điểm phân biệt như yêu cầu thì nhãn hiệu đó phải được cấp văn bằng bảo hộ. Toà án Liên minh châu Âu đã giải thích điều 3.1.c của Chỉ thị như sau:

- Điều khoản này không cấm việc đăng ký độc quyền nhãn hiệu cho tên địa danh nếu tên địa danh đó là nơi gắn liền với hàng hoá mang tên địa danh đó, trong nhận thức của người tiêu dùng.


- Trong quá trình đánh giá, cần phải xem xét cụ thể mức độ thân thuộc giữa người tiêu dùng với tên địa danh, đặc thù của địa danh đó và với hàng hoá mang tên địa danh đó.

- Không cần thiết rằng hàng hoá mang tên địa danh phải được sản xuất tại địa điểm của địa danh đó.

Đối chiếu với các quy định trên, Toà án cho rằng chỉ dẫn CHIEMSEE đã gắn liền với hàng hoá trong tâm thức của người tiêu dùng suốt từ năm 1990 với ý nghĩa là một nhãn hiệu. Địa danh CHIEMSEE không phải là nơi có điều kiện đặc thù để đem lại chất lượng cho hàng hoá, do vậy, không tạo nên một sự liên tưởng giữa chất lượng của hàng hoá và chỉ dẫn địa lý CHIEMSEE. Cũng vì vậy, việc hàng hoá đựơc sản xuất không phải tại địa danh CHIEMSEE không làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hoá. Vì lý do đó, chỉ dẫn địa lý CHIEMSEE được chấp nhận đăng ký là một NHCĐ.

Về vấn đề này, Luật SHTT của Việt Nam cũng có quy định giống như pháp luật NHCĐ là nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận [3, điều 71.1. d].

Tuy nhiên, Luật SHTT của Việt Nam lại thừa nhận sự bảo hộ nhãn hiệu là chỉ dẫn nguồn gốc địa lý trong trường hợp chỉ dẫn đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận. Quy định này vừa dài, hoàn toàn không đi vào bản chất của vấn đề - đó là tính phân biệt của hàng hoá. Định nghĩa tại điều 4.16 của Luật SHTT Việt Nam, gián tiếp, đã chỉ ra rằng bất cứ khi nào một dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hoá của cơ sở kinh doanh này với hàng hoá của cơ sở kinh doanh khác, thì dấu hiệu đó được bảo hộ là nhãn hiệu. Thay vì quy định rằng “chỉ dẫn nguồn gốc địa lý có tính phân biệt của nhãn hiệu” mang tính diễn giải thì Luật SHTT Việt Nam lại quy định mang tính dẫn chiếu ngang, không có tính diễn giải: chỉ dẫn nguồn gốc địa lý - là nhãn hiệu - nếu nhãn hiệu đã được sử dụng và thừa


nhận rộng rãi. Chỉ dẫn nguồn gốc địa lý là nhãn hiệu tức là nói đến kết quả của vấn đề, nhưng bản chất của vấn đề là tiêu chuẩn gì và điều kiện gì cần có để một chỉ dẫn nguồn gốc địa lý được đăng ký với tư cách là nhãn hiệu lại không được chỉ ra. Tiếp theo, cũng với cách quy định như vậy, chỉ dẫn nguồn gốc địa lý hàng hoá được thừa nhận là nhãn hiệu hàng hoá khi được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận. Quy định mang tính dẫn chiếu này cũng không đi vào bản chất của tính phân biệt của hàng hoá như đề cập ở trên. Như trình bày ở Chương 1, đặc điểm của “nhãn hiệu tập thể” là đề cập đến tư cách nộp đơn của “một nhóm người” hay còn gọi là một tập thể, còn đặc điểm của “nhãn hiệu chứng nhận” là đề cập đến đặc tính của hàng hoá như về xuất xứ, vật liệutóm lại là đề cập đến một mức chất lượng của hàng hoá. Trong khi đó, bản chất của chỉ dẫn nguồn gốc địa lý, không phải lúc nào cũng có một trong các đặc điểm của nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận.

Hơn nữa, theo điều 79 Luật SHTT Việt Nam, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là những chỉ dẫn sử dụng cho sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó có nguồn gốc địa lý ứng với chỉ dẫn địa lý đó, và đồng thời phải có chất lượng hoặc danh tiếng của khu vực mang chỉ dẫn địa lý đó. Như vậy, sẽ có rất nhiều chỉ dẫn địa lý không đáp ứng các tiêu chuẩn trên không được bảo hộ với danh nghĩa là chỉ dẫn địa lý, trong khi đó chỉ dẫn đó có tính phân biệt của một nhãn hiệu lại không được đăng ký là nhãn hiệu?. Điều này ngược với quy định tại điều 3(1)(c) của Chỉ thị của Cộng đồng châu Âu “không cấm việc đăng ký độc quyền nhãn hiệu cho tên địa danh nếu tên địa danh đó là nơi gắn liền với hàng hoá mang tên địa danh đó, trong nhận thức của người tiêu dùng” [29].

Rõ ràng, trong vấn đề này, một sửa đổi Luật SHTT mang tính nguyên tắc như phán quyết của Toà án châu Âu là một chỉ dẫn nguồn gốc địa lý vẫn có thể bảo hộ như là nhãn hiệu “nếu nó có các đặc điểm phân biệt của một nhãn hiệu” là thích hợp hơn cả.

Trường hợp 5: Các dấu hiệu đã trở nên thông dụng trong ngôn ngữ hiện tại hoặc trong thương mại

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí