Cơ Quan Có Thẩm Quyền Thực Thi Pháp Luật Bảo Hộ Nhãn Hiệu

Bắc Kinh. Dựa vào những chứng cứ do Bên A cung cấp và thu thập được, Tòa án đã yêu cầu G2000 phải bồi thường cho ông Zhao Hua là Rmb 20 triệu (2.94 triệu USD) (http://www.lexfieldlaw.com/templates).‌

5.2. Cơ quan có thẩm quyền thực thi pháp luật bảo hộ nhãn hiệu

Theo pháp luật Mỹ các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tại bao gồm:

- Uỷ ban giải quyết khiếu nại về nhãn hiệu (TTAB) thuộc USPTO

- Toà án (toà án hạt liên bang, toà án khu vực liên bang, toà phúc thẩm của toà án khu vực liên bang, toà án tối cao).

- Các cơ quan hành pháp: cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ, Cục Điều tra liên bang (FBI), Cơ quan tình báo, Cục thuế nội địa, Văn phòng luật sư Hoa Kỳ;v.v…

Giống như Mỹ, pháp Luật Nhật Bản cũng quy định về vấn đề này, bao gồm Trung tâm hòa giải sở hữu công nghiệp Nhật Bản, Trọng tài Thương mại Nhật Bản, Tóa án....

Theo Pháp luật Trung Quốc, thì ngoài các thủ tục pháp lý cơ bản giống với các quốc gia khác, Luật SHTT Trung Quốc trao quyền cho các cơ quan hành chính (Cục nhãn hiệu trung Quốc, Ban đánh giá và xét xử các vấn đề nhãn hiệu, tòa án, hải quan..)giải quyết các vấn đề tranh chấp về SHTT quy định. Ở Trung Quốc, tòa án phúc thẩm sẽ là cấp quyết định cuối cùng.

Giống như pháp luật các nước, pháp luật Anh quy định các cơ quan có thẩm quyền thực thi pháp luật bảo hộ nhãn hiệu bao gồm: tòa án, cơ quan đăng ký, cơ quan hải quan...

5.3 Các biện pháp cần thiết chống lại hành vi vi phạm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Theo pháp luật của Mỹ Khi phát hiện các hành vi xâm phạm nói trên, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền:

Yêu cầu bên vi phạm hoặc khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền để buộc bên vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, huỷ bỏ hàng hóa vi phạm và bồi thường thiệt hại hoặc áp dụng các biện pháp khác để ngăn chặn xâm phạm;

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật nước ngoài - 14

Khởi kiện dân sự tại toà án có thẩm quyền;

Nếu hàng hóa vi phạm được nhập khẩu vào Mỹ, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể yêu cầu Cơ quan Hải quan Mỹ cấm thông quan hoặc bắt giữ hàng hóa vi phạm đó.

Ngoài các biện pháp tự bảo vệ, kiện dân sự và biện pháp kiểm soát biên giới như trên, biện pháp bảo vệ có tính nghiêm khắc nhất được áp dụng cho các hành vi xâm phạm là biện pháp hình sự.

Pháp luật Mỹ còn quy định rất cụ thể về bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu nhằm chống nạn làm giả nhãn hiệu. Mặc dù nạn làm giả nhãn hiệu đã tồn tại qua nhiều thế kỷ song phải tới năm 1946, quốc hội Hoa Kỳ mới thừa nhận sự nghiêm trọng của nạn làm hàng giả và ban hành các luật để bảo hộ nhãn hiệu. Đạo luật Lanham, 15, U.S.C. Đ1041 và các luật tiếp theo. Các luật này tạo điều kiện để các chủ sở hữu thực thi và bảo vệ nhãn hiệu của mình thông qua tố tụng dân sự. Luật này đã được sửa đổi vào năm 1984 để hình sự hoá hành vi làm giả nhãn hiệu và quy định những hình phạt nghiêm khắc hơn đối với những kẻ làm giả: luật chống làm giả nhãn hiệu năm 1984, 18 U.S.C. Đ2 320.

Hiện nay, hai phần ba số bang của Mỹ đã ban hành các luật để hình sự hoá hành vi làm giả nhãn hiệu. Nhiều luật trong số đó quy định các hình phạt nghiêm trọng, các mức phạt tù và phạt tiền đối với những kẻ phạm những tội này.

Bên cạnh đó, các chủ sở hữu nhãn hiệu được tuỳ chọn nhiều loại chế tài dân sự khác nhau để bảo vệ nhãn hiệu của mình. Theo pháp luật hiện hành, các doanh nghiệp có quyền tịch thu sản phẩm hàng giả, cấm vĩnh viễn việc sản xuất và bán các mặt hàng đó, loại bỏ những mặt hàng đó không cho bán trên Internet và yêu cầu bồi thường thiệt hại bằng tiền hoặc khởi kiện lên tòa án. Ở Mỹ, biện pháp khởi kiện dân sự luôn được các bên ưa chuộng và lựa chọn nhiều hơn so với những biện pháp trừng phạt nhân danh nhà nước.

Các cơ quan hành pháp cấp liên bang có thẩm quyền xử lý các vụ làm giả nhãn hiệu: Cơ quan hải quan và bảo vệ biên giới (CBP) và cơ quan nhập cư và hành pháp hải quan (ICE); Cục điều tra liên bang (FBI); Cơ quan bưu điện Mỹ - nơi dịch vụ bưu chính được sử dụng để gửi hàng giả; Cơ quan tình báo; Cục quản lý rượu, thuốc là

và súng; Cục thuế nội địa; Văn phòng luật sư Mỹ. Ngoài ra còn có các cơ quan hành pháp cấp bang cũng đóng vai trò tích cực trong việc phát hiện, xử lý các vụ làm giả nhãn hiệu như cảnh sát địa phương, cảnh sát cấp bang, các cơ quan hành pháp địa phương công tố viên cấp bang, cấp địa phương, các cơ quan thuế cấp bang, sở lao động, sở phòng cháy, chữa cháy…

Như vậy, có thể thấy rằng thủ tục kiện dân sự ở đây được tiến hành khá chặt chẽ với các biện pháp chế tài nghiêm khắc, bảo vệ một cách thích đáng quyền lợi của bên bị vi phạm. Chính vì vậy, ở Hoa Kỳ, biện pháp khởi kiện dân sự luôn được các bên ưa chuộng và lựa chọn nhiều hơn so với những biện pháp trừng phạt nhân danh Nhà nước.

Theo pháp luật Nhật Bản, nếu phát hiện thấy có vi phạm đối với quyền nhãn hiệu của mình, chủ nhãn hiệu có thể tiến hành lựa chọn các biện pháp sau nhằm chống lại hành vi vi phạm:

- Gửi thư khuyến cáo;

- Hòa giải tại Trung tâm hòa giải SHCN Nhật Bản;

- Yêu cầu Hội trọng tài Thương mại Nhật Bản phân xử;

- Khởi kiện trước Tòa án có thẩm quyền.

Trong trường hợp sản phẩm vi phạm đang được nhập khẩu, chủ nhãn hiệu bị vi phạm có quyền nộp đơn yêu cầu hải quan dừng việc nhập khẩu đối với hàng hóa vi phạm theo Luật thuế quan trong khi chờ giải quyết.

Trong trường hợp khởi kiện trước tòa, tiến hành hóa giải hay nhờ trọng tài phân xử, nhất thiết phải có luật sư làm đại diện bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu nhãn hiệu.

Một vụ kiện dân sự có thể kéo dài 3 đến 5 năm cho phiên tòa đầu tiên (tòa địa phương) và từ 1 đến 3 năm cho các lần xử tiếp theo. Tuy nhiên, thời gian xét xử từng vụ việc không giống nhau.

Ngoài các thủ tục pháp lý giống với các quốc gia khác, pháp luật Trung Quốc trao quyền cho các cơ quan hành chính giải quyết các vấn đề tranh chấp về SHTT. Do vậy, khi phát sinh các hành vi vi phạm quyền SHTT, các bên liên quan có thể có

hai lựa chọn sau: tiến hành các thủ tục trước Tòa án hoặc yêu cầu các cơ quan hành chính liên quan giải quyết vụ việc. Quyết định của các cơ quan hành chính có thể bị khiếu nại nếu các bên liên quan không thỏa mãn với quyết định đó. Các quy định này tương đối giống Việt Nam.

Ở Trung Quốc, Tòa án phúc thẩm sẽ là cấp ra quyết định cuối cùng. Do đó, có thể khiếu nại phán quyết hoặc quyết định của tòa cấp sơ thẩm lên 1 cấp. Nếu một bên hoặc cả hai bên đương sự có liên quan đến nước ngoài thì thời hạn để nộp đơn khiếu nại là 30 ngày tính từ ngày mà phán quyết hoặc quyết định bằng văn bản của tòa án được gửi tới đương sự.

Chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ yêu cầu đền bù thiệt hại. Tiền đến bù thiệt hại do hành vi vi phạm độc quyền sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký sẽ được tính bằng lợi nhuận mà bên vi phạm quyền thu được từ hành vi bất chính trong suốt quá trình vi phạm đó hoặc sự thiệt hại mà người bị vi phạm chịu do việc vi phạm trong suốt quá trình vi phạm đó, bao gồm cả các chi phí hợp lý mà bên bị vi phạm quyền chi trả nhằm chấm dứt hành vi vi phạm quyền.

Trong trường hợp không thể xác định được lợi nhuận mà bên vi phạm thu được bởi hoặc thiệt hại mà bên bị vi phạm chịu do hành vi vi phạm gây nên, tòa án ra quyết định đền bù một số tiền không vượt quá 500.000 Nhân dân tệ phù hợp với hoàn cảnh thực tế của hành vi vi phạm (Điều 56 Luật nhãn hiệu Trung Quốc).

Giống pháp luật Mỹ, Pháp luật Anh cũng quy định khi phát hiện các hành vi xâm phạm nói trên, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền:

Yêu cầu bên vi phạm hoặc khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền để buộc bên vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, huỷ bỏ hàng hóa vi phạm và bồi thường thiệt hại hoặc áp dụng các biện pháp khác để ngăn chặn xâm phạm;

Khởi kiện dân sự tại toà án có thẩm quyền (Điều 16, Điều 19 Luật nhãn hiệu

Anh);

Nếu hàng hóa vi phạm được nhập khẩu vào Anh, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể

yêu cầu Cơ quan Hải quan cấm thông quan hoặc bắt giữ hàng hóa vi phạm đó (Điều 89,90 Luật nhãn hiệu Anh).

6. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam‌

Qua việc tìm hiểu các quy định pháp luật bảo hộ nhãn hiệu của Anh, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc, chúng ta thấy được hệ thống pháp luật bảo hộ nhãn hiệu của các nước này khá chi tiết, đầy đủ, phù hợp với những chuẩn mực quốc tế và đã phần nào phát huy được hiệu quả trong việc nâng cao vai trò sáng tạo của các chủ thể, tạo động lực cho sự phát triển, bảo hộ sản xuất trong nước, thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Dựa vào những phân tích ở trên, tác giả xin đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu kinh nghiệm Anh, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc trong hoạt động bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu, cho thấy Việt Nam cần phải có một cơ chế linh hoạt trong việc lựa chọn hình thức bảo hộ cho nhãn hiệu.

Thứ hai, cần phải có cơ chế bảo đảm thực thi hiệu quả, do ở Việt Nam cơ chế bảo đảm thực thi chưa được hoàn thiện và chưa phát huy đúng mức, biểu hiện vụ việc được giải quyết ở tòa án rất ít ỏi, mà chủ yếu được giải quyết ở các cơ quan hành chính, cùng với các quy định đã có nhưng mới chỉ dừng ở nguyên tắc chứ chưa đủ chi tiết, nên việc áp dụng các chế tài bị lẫn lộn và thiếu hiệu quả. Trình tự dân sự đáng lẽ phải được coi là biện pháp chủ yếu nhưng các quan hệ dân sự thông thường đã bị hành chính hóa một cách quá mức.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức bảo đảm thực thi. Việt Nam tuy có nhiều cơ quan (mỗi cơ quan lại có nhiều cấp: tỉnh, huyện) có chức năng và thẩm quyền xử lý hành chính về sở hữu trí tuệ, nhưng năng lực chuyên môn của chính hệ thống này lại chưa đáp ứng với đòi hỏi thực tế. Hiện nay, tại các tòa án và các cơ quan bảo đảm thực thi sở hữu Trí tuệ khác có rất ít cán bộ được đào tạo về lĩnh vực này.

Thứ tư, tăng cường sự hiểu biết của toàn xã hội đối với vấn đề bảo hộ nhãn hiệu. Ở Việt Nam vẫn chưa hình thành tập quán tôn trọng quyền SHCN đối với nhãn hiệu như ở Anh và Mỹ, các chủ sở hữu nhãn hiệu chưa chủ động thực hiện việc bảo vệ quyền và tài sản của mình mà còn mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại

vào Nhà nước. Đây còn là lĩnh vực mới mẻ với đa số cán bộ, công chức nhà nước và gần như hầu hết các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thông tin sở hữu trí tuệ đang là một trong các khâu yếu nhất của hoạt động sở hữu trí tuệ, với năng lực tài nguyên thông tin có tại Việt Nam về sở hữu trí tuệ thuộc loại trung bình, song chưa được phát huy đầy đủ.

Thứ năm, cần phải có những bổ sung, hoàn thiện đối với khung pháp lý hiện hành về bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam. Do ảnh hưởng từ mặt trái của quá trình hội nhập kinh tế, thực tế không phải mọi loại hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ đều được sản xuất ở Việt Nam, mà một khối lượng hàng hóa loại đó được sản xuất ở nước ngoài rồi đưa vào Việt Nam theo nhiều đường, bằng nhiều cách để tiêu thụ.

Để làm được điều đó, trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ xin đóng góp một số suy nghĩ bước đầu về phương hướng hoàn thiện và các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật bảo hộ nhãn hiệu.

CHƯƠNG 3‌‌‌

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

1. Những quy định của pháp luật Việt Nam.

1.1 Căn cứ xét nhận đơn xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

a. Các nguyên tắc chấp nhận đơn xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Pháp luật Việt Nam cũng có các quy định về nguyên tắc first-to-file giống với pháp luật Anh và Nhật Bản. Trước đây, theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 63/CP: nếu có từ hai chủ thể trở lên đều nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ với cùng một nhãn hiệu dùng cho cùng một loại sản phẩm, dịch vụ thì khi được cấp, văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho người nộp đơn sớm nhất trong số những người nộp đơn đó.

Điểm hạn chế ở đây là nguyên tắc người nộp đơn đầu tiên chỉ được áp dụng cho trường hợp hai hay nhiều chủ thể cùng nộp đơn xin đăng ký bảo hộ cùng một nhãn hiệu dùng cho cùng một loại sản phẩm. Trường hợp hai hay nhiều chủ thể nộp đơn xin đăng ký các nhãn hiệu tương tự với nhau tới mức có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thì nguyên tắc này không được áp dụng.

Khắc phục nhược điểm đó, Điều 90 Luật SHTT 2005 quy định: trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau hoặc tương tự với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Cách thức giải quyết của Luật SHTT 2005 là hợp lý vì theo lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về nhãn hiệu thì các nhãn hiệu trùng nhau hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn được giải quyết theo cách thức như nhau để bảo hộ chủ sở hữu hợp pháp cũng như bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Đây cũng là cách giải quyết đã được ghi nhận trong pháp luật của nhiều nước như Nhật Bản, v.v...

Một vấn đề khác đặt ra ở đây là trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo sự thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì tất cả các đơn đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ (khoản 2 Điều 9 Luật SHTT 2005).

Theo tôi cách giải quyết như vậy sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của các chủ thể nộp đơn. Hơn nữa, ở đây cũng có điều không rõ ràng là liệu người thứ ba, sau một thời gian nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu đó, hoặc nhãn hiệu tương tự (tới mức gây nhầm lẫn) thì cơ quan có thẩm quyền có chấp nhận đơn của người này không?

b. Yêu cầu về việc sử dụng nhãn hiệu.

Khác với pháp luật các nước, pháp luật Việt Nam quy định về thời gian ân hạn là 5 năm liên tục (Khoản 1,d Điều 95 Luật SHTT 2005). Quy định này giống với quy định của pháp luật Anh.

Hậu quả của việc không sử dụng

Trước đây, pháp luật Việt Nam quy định vấn đề nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu và thời gian ân hạn không sử dụng tại Bộ luật dân sự 1995 (điểm c khoản 1 Điều 793) và Nghị định 63/CP (điểm c khoản 2 Điều 28), theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu phải sử dụng hoặc chuyển giao quyền sử dụng trong thời hạn do pháp luật quy định kể từ ngày văn bằng bảo hộ có hiệu lực. Thời gian ân hạn không sử dụng là 5 năm liên tục. Hậu quả của việc không tuân thủ nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu là Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bị đình chỉ hiệu lực. Cục SHTT là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trên cơ sở xem xét đơn yêu cầu đình chỉ hiệu lực của bất kỳ bên thứ ba nào.

Theo quy định tại Điều 95 và 96 Luật SHTT 2005, chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó. Trong trường hợp nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng thì

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/11/2022