Lợi Ích Và Bất Lợi Của Việc Nộp Đơn Nhãn Hiệu Cộng Đồng


Một điểm nữa của tính thống nhất đó là chỉ có thể chuyển giao hoặc chuyển nhượng nhãn hiệu trong phạm vi tất cả các nước thành viên, chứ không thể giới hạn phạm vi chuyển giao hoặc chuyển nhượng tại một phần lãnh thổ của Liên minh châu Âu được.

1.7.2. Tính đan xen và riêng biệt


Bên cạnh đặc tính thống nhất chung, NHCĐ còn có đặc tính đan xen và riêng biệt. Đặc tính này được phản ánh thông qua các hệ thống pháp luật khác nhau cùng điều chỉnh NHCĐ, một mặt đó là các quy chế chung của Liên minh châu Âu từ quy định về thủ tục xác lập quyền cho đến các phán quyết của toà án Liên minh châu Âu, mặt khác đó là hệ thống pháp luật của mỗi nước thành viên cũng tham gia điều chỉnh. Đó chính là sự biểu hiện của sự đan xen.

Dù áp dụng chung các quy chế của EU trong việc đăng ký và bảo hộ NHCĐ, nhưng trong những thủ tục nhất định, pháp luật quốc gia của nước thành viên vẫn giữ tính riêng biệt của nó. Ví dụ, như trình bầy ở mục 1.4.2.2 (Cơ sở từ chối tương đối), NHCĐ có thể bị phản đối dựa trên một đơn quốc gia được nộp trước tại một nước thành viên trên cơ sở pháp luật quốc gia của chính nước đó, việc đánh giá như thế nào là tương tự? theo tiêu chí nào?, cũng theo chính pháp luật của quốc gia đó. Việc xác định đâu là hành vi xâm phạm và xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá cũng có thể thuộc thẩm quyền tài phán quốc gia: toà án quốc gia, luật tố tụng và luật nội dung cũng là luật quốc gia. Tất cả các đặc điểm này, một mặt tạo cho hệ thống pháp luật EU trong việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá mang tính đen xen, mặt khác tạo cho nó tính độc lập.

1.8. Cách thức bảo hộ nhãn hiệu


Cả hệ thống pháp luật EU và pháp luật SHTT Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu đều lựa chọn hình thức bảo hộ nhãn hiệu là hình thức “độc quyền”. Cách thức này, về nguyên tắc, cho phép chủ sở hữu được độc quyền trong khai thác, độc quyền trong sử dụng hoặc cho người khác sử dụng nhãn hiệu thông qua hợp đồng li-xăng. Các chủ thể khác bị ngăn cấm việc sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu, không ai


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

ngoài chủ sở hữu mới được sử dụng và khai thác nhãn hiệu. Tuy nhiên, khái niệm “độc quyền” trong cả hai hệ thống là khái niệm mang tính “tương đối’ bởi vì một số trường hợp sử dụng nhãn hiệu, theo pháp luật EU và Luật SHTT Việt Nam, đều không bị xem là xâm phạm quyền độc quyền của chủ sở hữu (xem mục 2.2.2 - Các trường hợp giới hạn quyền). Hình thức bảo hộ độc quyền này được xác định và giới hạn bằng cách quy định danh mục các hành vi thuộc quyền và các hành vi không thuộc quyền của chủ sở hữu.‌

1.9. Lợi ích và bất lợi của việc nộp đơn nhãn hiệu Cộng đồng

Bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam và pháp luật của Liên minh Châu Âu - 6


1.9.1. Lợi ích của đăng ký nhãn hiệu Cộng đồng


Thứ nhất, đăng ký NHCĐ tạo ra quyền thống nhất trong toàn bộ phạm vi lãnh thổ của EU trong khi nhãn hiệu chỉ được yêu cầu sử dụng tại một nước để duy trì sự bảo hộ của nhãn hiệu trong toàn bộ phạm vi lãnh thổ của EU, tránh khả năng bị yêu cầu huỷ bỏ bởi bên thứ ba trên cơ sở nhãn hiệu không sử dụng trong khoảng thời gian 5 năm liên tục.

Thứ hai, đăng ký NHCĐ tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho chủ sở hữu. Thay vì tiến hành nộp các đơn độc lập tại tất cả 25 nước thuộc thành viên của EU với chi phí rất lớn, thì chủ sở hữu chỉ phải nộp một đơn duy nhất tới văn phòng của OHIM. Hơn nữa, hệ thống đăng ký NHCĐ quy định việc tiến hành xét nghiệm và cấp đăng ký nhãn hiệu nhanh hơn so với việc đăng ký riêng lẻ vào từng quốc gia;

Thứ ba, hệ thống đăng ký NHCĐ không chỉ dành quyền ưu tiên cho công dân của nước thành viên EU mà còn dành cho cả công dân của nước là thành viên của Công ước Paris, WTO hoặc nước có quy định bảo hộ lẫn nhau.

1.9.2. Bất lợi của việc nộp đơn nhãn hiệu Cộng đồng


Bên cạnh những lợi ích nêu trên, việc đăng ký nhãn hiệu theo thể thức NHCĐ cũng tiềm ẩn những rủi ro như sau:

Thứ nhất, thủ tục phản đối là thủ tục gắn liền với đăng ký NHCĐ, nên chủ sở hữu NHCĐ có thể phải đối diện với nguy cơ bị phản đối từ nhiều phía.


Thứ hai, chi phí cho thủ tục chống lại các phản đối là rất tốn kém, và ngoài ra, trong nhiều trường hợp phải trả một khoản phí và chi phí cho bên thứ ba trong vụ kiện do việc sử dụng và đăng ký NHCĐ của mình.

Thứ ba, chỉ cần NHCĐ bị từ chối tại một nước, đơn sẽ bị từ chối ở tất cả các quốc gia. Như vậy, đăng ký NHCĐ bị huỷ bỏ tại một nước, sẽ tự động bị huỷ bỏ trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ EU.


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

2.1. Thủ tục xác lập quyền đối với nhãn hiệu


Trong phần này, chúng tôi tập trung làm rõ các căn cứ phát sinh, quyền nộp đơn và các thủ tục để xác lập quyền đối với nhãn hiệu.

2.1.1. Căn cứ phát sinh và quyền nộp đơn


Về căn cứ phát sinh quyền đối với nhãn hiệu, Luật SHTT Việt Nam và pháp luật của Liên minh châu Âu về nhãn hiệu đều có quy định là quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu phát sinh trên cơ sở Văn bằng bảo hộ do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Về quyền nộp đơn và quyền thực hiện việc nộp đơn nhãn hiệu, theo CTMR, các cá nhân và pháp nhân sau, bao gồm cả tổ chức được thành lập hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ NHCĐ [22, điều 5].

- Công dân của nước thành viên

- Công dân của nước là thành viên Công ước Paris hoặc là thành viên WTO

- Công dân của nước không phải là thành viên của Công ước Paris nhưng cư trú hoặc sinh sống hoặc có cơ sở kinh doanh thương mại thực sự và hiệu quả trong phạm vi lãnh thổ của Liên minh châu Âu hoặc trong phạm vi lãnh thổ của nước là thành viên của Công ước Paris

- Công dân của nước không phải là thành viên của Công ước Paris hoặc của WTO nhưng là công dân của nước đã ghi nhận sự bảo hộ lẫn nhau đối với tất cả các nước thành viên của Liên minh châu Âu

Khái niệm công dân trong quy định trên được hiểu là thể nhân và pháp nhân. Như vậy, không có bất cứ một hạn chế nào về tư cách chủ thể của người nộp đơn đăng ký NHCĐ. Bất cứ công dân nào, trong phạm vi kể trên, đều có thể trở thành chủ sở hữu NHCĐ. Điều kiện có cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh thương mại thực sự và hiệu quả chỉ đặt ra đối với những công dân không phải là công dân của các nước thành viên của EU và WTO. Các trường hợp còn lại, dù công dân đó không có


cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn có quyền nộp đơn đăng ký NHCĐ, hay theo cách hiểu khác dù công dân đó, tại thời điểm nộp đơn, không sản xuất, kinh doanh hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ vẫn có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hàng hoá hoặc dịch vụ đó.

Ngược lại, theo Luật SHTT Việt Nam, không phải tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Theo điều 87, Luật SHTT Việt Nam, chỉ những tổ chức cá nhân đáp ứng điều kiện nhất định mới có quyền nộp đơn đăng ký, đó là những điều kiện sau:

- Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

- Tổ chức, tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.

- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.

Quy định về các loại chủ thể có quyền nộp đơn theo pháp luật Việt Nam, theo chúng tôi, là chồng chéo và không rõ ràng, thể hiện ở các điểm sau đây:

Thứ nhất, quy định “tổ chức” có hoạt động sản xuất và kinh doanh có quyền nộp đơn, như vậy quy định này đương nhiên sẽ loại trừ các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị và tổ chức xã hội. Các tổ chức có quyền nộp đơn như tổ chức tập thể, tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng cũng đã được xác định. Vậy các tổ chức còn lại, ngoài các tổ chức đã xác định nêu trên, có quyền nộp đơn là tổ chức như thế nào? Vấn đề này, trong Luật SHTT cũng như tất cả các văn bản


pháp luật khác, kể cả Bộ luật dân sự 2005 [1], đều không có quy định.


Thứ hai, quy định chỉ cho phép những người đã có sở sản xuất kinh doanh hoặc thương mại được quyền đăng ký nhãn hiệu, mà loại bỏ nhóm đối tượng là “cá nhân có dự định” sản xuất kinh doanh hoặc thương mại hàng hoá. Mục đích của quy định này nhằm hạn chế khả năng “đầu cơ” hoặc tiếm quyền của những chủ thể không có như cầu thực sự. Trên thực tế, quy định này không có tác dụng nhiều khi những chủ thể có ý đinh như vậy vẫn có thể đăng ký được nhãn hiệu bằng nhiều cách khác nhau. Trong khi đó, hoàn toàn có thể loại bỏ quy định này theo hướng không hạn chế như quy định của CTMR, khi đã có quy định về huỷ bỏ nhãn hiệu do không sử dụng trong 5 năm liên tục hoặc không trung thực khi nộp đơn.

Như vậy, có sự khác nhau về cách xác định tư cách chủ thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Theo CTMR, tư cách chủ thể được xác định theo quốc tịch và nơi cư trú mà không đòi hỏi thêm bất cứ điều kiện gì, ví dụ như điều kiện về có hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh. Ngược lại, Luật SHTT Việt Nam xác định tư cách chủ thể theo năng lực thực tế của chủ thể “có quyền đăng ký hàng hoá do mình sản xuất”. Quy định này hoàn toàn mang tính quản lý hành chính khi chỉ cho phép những người đã có sở sản xuất kinh doanh hoặc thương mại được quyền đăng ký nhãn hiệu, mà loại bỏ nhóm đối tượng là “cá nhân có dự định” sản xuất kinh doanh hoặc thương mại hàng hoá. Rõ ràng, quy định này là không phù hợp và cần sửa đổi.

Để tiến hành việc nộp đơn đăng ký NHCĐ, người nộp đơn là công dân của một trong các nước thành viên liên minh có quyền nộp đơn NHCĐ trực tiếp cho OHIM. Các trường hợp người nộp đơn không cư trú trong lãnh thổ của Liên minh phải chỉ định người đại diện để thông qua đó nộp đơn cho mình. Không phải tổ chức nào cũng có thể trở thành người đại diện trong lĩnh vực SHTT trước OHIM. Chỉ những tổ chức đáp ứng đủ điều kiện theo pháp luật của nước thành viên liên minh và được thừa nhận là người đại diện về SHTT, mới có đủ tư cách trở thành người đại diện về SHTT trước OHIM.

Để đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, điều 89 Luật SHTT Việt Nam quy định:


Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam”.

2.1.2. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên


Vấn đề này có một sự khác nhau nhất định giữa CTMR và Luật SHTT Việt Nam. Luật SHTT Việt Nam khẳng định rõ nguyên tắc nộp đơn đầu tiên là được áp dụng cho việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam: "Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký ... các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau hoặc tương tự với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo sự thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì tất cả các đơn đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ[3, điều 90].

Như vậy, nguyên tắc nộp đơn đầu tiên của Luật SHTT Việt Nam được áp dụng triệt để, đơn nộp đầu tiên sẽ được cấp văn bằng bảo hộ, nếu trong trường hợp các đơn có cùng điều kiện như nhau mà không thoả thuận được một đơn duy nhất, thì tất cả sẽ bị từ chối. Trong khi đó, CTMR không áp dụng triệt để nguyên tắc này, mà có đan xen giữa nguyên tắc này với nguyên tắc “sử dụng đầu tiên”. Cụ thể là một nhãn hiệu sẽ không được đăng ký nếu nó trùng lặp hoặc tương tự với một nhãn hiệu đã được nộp đơn trước [22, điều 8.1].

Tuy nhiên một nhãn hiệu cũng sẽ không được đăng ký nếu nhãn hiệu đó đã được sử dụng trong thương mại từ trước ngày ưu tiên của đơn trên cơ sở phản đối của người sử dụng nhãn hiệu đó [22, điều 8.4]. Hệ quả là một nhãn hiệu được đăng


ký theo CTMR, một mặt phải đáp ứng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên - không tương tự với nhãn hiệu có ngày ưu tiên sớm hơn, mặt khác phải đáp ứng “nguyên tắc sử dụng đầu tiên” - không thuộc vào nhãn hiệu hoặc dấu hiệu của người khác đã được sử dụng từ trước ngày ưu tiên của nhãn hiệu xin đăng ký.

2.1.3. Quyền ưu tiên


2.1.3.1. Nội dung của quyền ưu tiên


Cả Luật SHTT Việt Nam và CTMR đều có quy định khá tương đồng về quyền ưu tiên. Quyền ưu tiên tạo cho đơn nộp sau có ngày nộp đơn chính là ngày ưu tiên của đơn đầu tiên để nhằm loại bỏ các nhãn hiệu trùng lặp hoặc tương tự được nộp trong khoảng thời gian sau ngày ưu tiên nhưng trước ngày nộp đơn thực tế của đơn xin đăng ký có thể được viện dẫn bởi xét nghiệm viên nhãn hiệu trong thủ tục xét nghiệm theo luật Việt Nam hoặc khả năng bị phản đối bởi bên thứ ba trong thủ tục phản đối theo CTMR.

Để yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, đơn ưu tiên (đơn nhãn hiệu nộp trước) và đơn nhãn hiệu xin hưởng quyền ưu tiên phải có 3 điều kiện: (i) thống nhất về người nộp đơn, (ii) thống nhất về nhãn hiệu và (iii) phạm vi hàng hoá trong đơn yêu cầu hưởng quyền ưu tiên phải thống nhất và nằm trong phạm vi hàng hoá trong đơn ưu tiên. Điều đó có nghĩa đơn ưu tiên và đơn nhãn hiệu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên phải đồng nhất với nhau. Thời hạn để thực hiện yêu cầu hưởng quyền ưu tiên là sáu tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên [22, điều 29].

Theo điều 91, khoản 2 Luật SHTT Việt Nam thì “có thể yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn”. Trong trường hợp mỗi đơn ưu tiên nộp trước đó chỉ đăng ký cho một phần hàng hoá hoặc dịch vụ nêu trong đơn yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, ví dụ mỗi đơn ưu tiên chỉ đăng ký cho một nhóm hàng hoá trong khi đó đơn yêu cầu hưởng quyền ưu tiên đăng ký cho nhiều nhóm hàng hoá. Tương tự, cũng có thể yêu cầu hưởng một phần quyền ưu tiên trong trường hợp phạm vi hàng hoá đăng ký trong đơn ưu tiên là rộng hơn phạm vi hàng hoá nêu trong đơn yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí