Xét Nghiệm Đơn Và Cấp Văn Bằng Bảo Hộ


Ngoài ra, theo điều 29 CTMR, “để hưởng quyền ưu tiên, đơn đầu tiên (đơn nộp trước hay đơn ưu tiên) phải được nộp tại bất kỳ nước thành viên nào của Công ước Paris hoặc thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới hoặc tại nước mà có ghi nhận sự bảo hộ lẫn nhau đối với tất cả các nước thành viên của Liên minh châu Âu đối với đơn yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Quy chế này”. Còn đối với đơn nhãn hiệu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Luật SHTT Việt Nam, thì đơn đầu tiên phải là đơn nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Việt Nam là thành viên của điều ước này hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam; đồng thời, người nộp đơn yêu cầu hưởng quyền ưu tiên là công dân Việt Nam, công dân của nước khác như quy định trên nhưng cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc các nước như quy định trên.

2.1.3.2. Căn cứ hưởng quyền ưu tiên


Về căn cứ hưởng quyền ưu tiên, theo CTMR, có hai căn cứ để người nộp đơn xin hưởng quyền ưu tiên, đó là (i) trên cơ sở đơn nộp đầu tiên và (ii) trên cơ sở trưng bầy triển lãm.

Trong trường hợp đơn NHCĐ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn nộp đầu tiên, như trình bày ở trên, nước mà đơn nộp đầu tiên nộp phải là nước thành viên Liên minh châu Âu, thành viên của Công ước Paris hoặc của Tổ chức WTO hay của nước áp dụng nguyên tắc có đi có lại với các nước thành viên của EU. Luật SHTT của Việt Nam về cơ bản cũng có quy định như vậy, nhưng do Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO nên đơn được nộp tại một trong các nước của tổ chức này nhưng không phải là thành viên của Công ước Paris hoặc của nước có ký kết điều ước với Việt Nam về vấn đề này sẽ không được hưởng quyền ưu tiên. Tuy nhiên, quy định này sẽ tương đồng với luật SHTT của Việt Nam khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO.

Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở trưng bầy triển lãm là hàng hoá hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên đã được người nộp đơn tiến


hành trưng bầy tại một cuộc triển lãm được ghi nhận là một cuộc triển lãm quốc tế. Khái niệm triển lãm quốc tế, theo CTMR [22, điều 33] được hiểu là một cuộc triển lãm được tổ chức phù hợp với quy định về Hội nghị Triển lãm quốc tế ký ngày 22/11/1928 tại Paris.

Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở trưng bầy triển lãm, trước kia, được quy định trong Nghị định số 63/CP được sửa đổi theo nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 của chính phủ quy đinh chi tiết về sở hữu công nghiệp, nhưng hiện nay không được thừa nhận trong Luật SHTT hiện hành của Việt Nam. Tuy nhiên, chiểu theo quy định tại điều 5 của luật này, về ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế trong trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác với quy định của Luật SHTT Việt Nam, thì người nộp đơn vẫn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở “trưng bày triển lãm” quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

2.1.4. Quyền có trước


Bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam và pháp luật của Liên minh Châu Âu - 7

2.1.4.1. Khái niệm


Liên minh châu Âu là một thị trường chung thống nhất từ các nước thành viên (hiện nay là 25 nước). Trước khi Liên minh này được thiết lập, đã tồn tại từ trước các nhãn hiệu đã được bảo hộ tại từng nước thành viên. Khi liên minh này được thành lập, để đảm bảo quyền lợi đã có từ trước của chủ nhãn hiệu, hệ thống pháp luật của Liên minh cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu đã tồn tại từ trước tại nước thành viên có được “lợi thế” nhất định khi nộp đơn đăng ký chính nhãn hiệu đó vào thị trường chung thống nhất này thông qua NHCĐ. Khái niệm “Quyền có trước” ra đời từ đó. Quyền có trước là một đặc trưng của hệ thống NHCĐ. Quyền có trước là một khái niệm mới trong hệ thống pháp luật EU, nhưng không được định nghĩa cụ thể. Thay cho việc định nghĩa thế nào là “Quyền có trước”, hệ thống pháp luật EU lại quy định (i) các yêu cầu của quyền có trước, và (ii) tác động của quyền có trước.

Xác định theo “yêu cầu”, quyền có trước bao gồm các tiêu chí sau:


- Người nộp đơn hoặc chủ sở hữu NHCĐ phải có một tuyên bố yêu cầu hưởng quyền có trước.


- Yêu cầu hưởng quyền có trước là phải dựa trên một đăng ký nhãn hiệu quốc gia hoặc quốc tế đã tồn tại sớm hơn so với đơn NHCĐ.

- Nhãn hiệu có trước phải được đăng ký tại nước thành viên cộng đồng.

- Danh mục hàng hoá hoặc dịch vụ và chủ sở hữu trong đơn NHCĐ với đơn nhãn hiệu có trước phải giống nhau.

Xác định theo sự tác động, quyền có trước có nghĩa là “nếu và khi nào nhãn hiệu có trước bị từ bỏ, thì các quyền gắn liền với nhãn hiệu có trước vẫn được coi là tiếp tục tại nước thành viên cộng đồng nơi mà nhãn hiệu có trước đã được đăng ký với điều kiện là đơn NHCĐ vẫn đang trong tình trạng được xem xét”. Quyền có trước sẽ bị từ bỏ nếu nhãn hiệu có trước bị vô hiệu, huỷ bỏ hoặc bị từ bỏ trước ngày đăng ký của đơn NHCĐ.

Như vậy, có thể hiểu nội dung của quyền có trước là người nộp đơn hoặc chủ sở hữu NHCĐ vẫn có đầy đủ các quyền như một chủ sở hữu nhãn hiệu có trước tại nước thành viên kể cả khi nhãn hiệu này đã bị từ bỏ. Cơ chế này tạo thuận lợi cho chủ sở hữu NHCĐ có thể duy trì cùng một lúc được hưởng quyền từ hai đăng ký trên cơ sở một đăng ký NHCĐ mà không mất quyền đối với nhãn hiệu quốc gia được đăng ký sớm hơn ngay cả khi nhãn hiệu quốc gia này đã bị từ bỏ.

2.1.4.2. Các yêu cầu nội dung để hưởng quyền có trước


Vì yêu cầu hưởng quyền có trước được phát sinh trên cơ sở một nhãn hiệu đã được đăng ký từ trước tại một nước thành viên của cộng đồng, bởi vậy, theo chúng tôi, yêu cầu hưởng quyền có trước đối với đơn NHCĐ đòi hỏi các nội dung sau:

Thứ nhất, nhãn hiệu có trước phải có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có) tại một nước thành viên cộng đồng sớm hơn so với ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có) của NHCĐ. Quy định nhằm đảm bảo ý nghĩa của quyền có trước là chủ sở hữu NHCĐ khi được hưởng quyền có trước có quyền từ bỏ nhãn hiệu có trước nhưng vẫn được duy trì đầy đủ quyền của chủ sở hữu như thể nhãn hiệu có trước chưa bị từ bỏ, điều này có nghĩa là chủ sở hữu NHCĐ có thể “nối dài” quyền sở hữu của mình từ nhãn hiệu có trước. Do đó, nếu ngày nộp đơn của nhãn hiệu có trước mà sau ngày nộp đơn của NHCĐ, thì khi đó nhãn hiệu có trước này sẽ không


được bảo hộ vì tương tự với NHCĐ, và việc nộp đơn sớm hơn này không có ý nghĩa. Thuật ngữ “sớm hơn” có nghĩa là sớm hơn về mặt thời gian được tính theo ngày

Thứ hai, nhãn hiệu có trước phải được đăng ký bảo hộ tại nước thành viên của cộng đồng. Để chủ sở hữu NHCĐ, có thể được hưởng quyền có trước với ý nghĩa vẫn có đầy đủ quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu có trước ngay cả khi nhãn hiệu có trước đã bị từ bỏ, thì nhãn hiệu có trước phải được cấp độc quyền tức là phải được bảo hộ. Do vậy, chỉ có thể hưởng quyền có trước khi nhãn hiệu có trước đã được đăng ký.

Thứ ba, nhãn hiệu có trước và NHCĐ phải đồng nhất với nhau về chủ sở hữu, nhãn hiệu và hàng hoá hoặc dịch vụ được đăng ký. Các điểm đồng nhất này được gọi là “Nguyên tắc ba đồng dạng” [30, tr. VI.14]. Nguyên tắc này đòi hỏi:

- Chủ sở hữu NHCĐ và nhãn hiệu có trước phải là một

- NHCĐ và nhãn hiệu có trước phải là một.

- Hàng hoá và dịch vụ trong NHCĐ và nhãn hiệu có trước phải là một.

Trong ba tiêu chí đồng dạng trên, điều cần lưu ý là tiêu chí đồng dạng về hàng hoá và dịch vụ trong đơn NHCĐ và nhãn hiệu có trước. Hàng hoá và dịch vụ được coi là đồng dạng phải trùng lặp nhau, do đó hàng hoá và dịch vụ tương tự được xem là không đáp ứng tiêu chuẩn này. Phạm vi đồng dạng trong tiêu chí này không đòi hỏi tất cả hàng hoá và dịch vụ trong NHCĐ là trùng lặp với tất cả hàng hoá hoặc dịch vụ trong nhãn hiệu có trước. Pháp luật EU cho phép tất cả các hàng hoá và dịch vụ trong NHCĐ trùng với một phần hàng hoá và dịch vụ trong nhãn hiệu có trước. Khi đó gọi là yêu cầu một phần quyền có trước.

2.1.4.3. Tác động của quyền có trước trong hệ thống nhãn hiệu Cộng đồng


Theo CTMR, “quyền có trước sẽ có tác động độc lập theo Quy chế này đó là nếu chủ sở hữu từ bỏ hoặc để mặc nhãn hiệu có trước vô hiệu, thì chủ sở hữu vẫn được xem như tiếp tục có quyền đối với nhãn hiệu có trước như thể nhãn hiệu này tiếp tục được đăng ký” [22, điều 34]. Tác động này được thể hiện ở những điểm sau:


- Quyền có trước là cơ sở để chủ sở hữu NHCĐ thực hiện các phản đối trên cơ sở từ chối tương đối theo điều 8 CTMR.

- Chủ sở hữu NHCĐ có quyền phản tố trong thủ tục huỷ bỏ trước toà án khi bên thứ ba yêu cầu huỷ bỏ NHCĐ.

- Chủ sở hữu NHCĐ có quyền chống lại hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu quốc gia đăng ký sớm hơn kể cả khi nhãn hiệu này đã bị từ bỏ.

Khi NHCĐ bị từ bỏ, từ chối hoặc bị huỷ bỏ hay từ bỏ, người nộp đơn hoặc chủ sở hữu NHCĐ có quyền yêu cầu chuyển đổi đơn này thành các đơn quốc gia tại các nước thành viên. Nếu quyền có trước vẫn có hiệu lực, các đơn quốc gia này sẽ được hưởng quyền của nhãn hiệu có trước này. Tuy nhiên, việc chuyển đổi đơn NHCĐ trong tình huống này, thường chỉ có ý nghĩa khi nhãn hiệu có trước đã bị từ bỏ.

Quy định chủ sở hữu NHCĐ vẫn có quyền đối với nhãn hiệu có trước sau khi chúng bị từ bỏ. Tuy nhiên, luật của tất cả các quốc gia thành viên đều quy định mang tính truyền thống là quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu đã được đăng ký chứ không có quy định về khái niệm quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu có trước đã được đăng ký nhưng bị từ bỏ. Bởi vậy, tất yếu các quốc gia thành viên phải tiến hành sửa đổi luật quốc gia sao cho tương thích với quy định của pháp luật NHCĐ về vấn đề này bao gồm các quy định về: (i) cơ sở từ chối tương đối, (ii) xâm phạm, (iii) huỷ bỏ và (iv) chuyển nhượng.

2.1.4.4. Phân biệt quyền ưu tiên và quyền có trước


Như vậy vấn đề ở đây là quyền có trước có phải là một dạng của quyền ưu tiên không?. Theo quy định của pháp luật NHCĐ, đây là hai phạm trù khác nhau mặc dù cả hai đều được sử dụng để yêu cầu cho đơn NHCĐ. Quyền ưu tiên cho phép đơn NHCĐ được hưởng ngày nộp đơn sớm hơn trên cơ sở đơn nộp đầu tiên theo Công ước Paris hoặc theo WTO. Ngược lại, quyền có trước không tác động đến bản thân đơn NHCĐ, nhưng nó là cơ chế để “tập trung các quyền” của nhãn hiệu quốc gia trong một đơn NHCĐ, mà không mất quyền có được từ đơn quốc gia.


2.1.5. Xét nghiệm đơn và cấp văn bằng bảo hộ


2.1.5.1. Xét nghiệm hình thức đơn


Ngay sau khi đơn được nộp, OHIM sẽ tiến hành xét nghiệm sơ bộ hay còn gọi là xét nghiệm hình thức của đơn. Mục đích và yêu cầu của giai đoạn xét nghiệm này là để kiểm tra xem đơn có được làm đúng theo các quy định của OHIM về đơn NHCĐ hay không, cũng như kiểm tra xem người nộp đơn có phải là người nộp đơn hợp pháp hay không. Khái niệm hợp pháp ở đây có nghĩa là người nộp đơn có đúng là người có quyền nộp đơn được quy định tại điều 3 và 5 của CTMR hay không. Các quy định về đơn NHCĐ bao gồm thông tin về người nộp đơn; danh mục hàng hoá hoặc dịch vụ yêu cầu bảo hộ trong đơn; mẫu nhãn hiệu; mầu sắc của nhãn hiệu (nếu có); quyền ưu tiên và quyền có trước (nếu có); ngôn ngữ của đơn; chữ ký của người nộp đơn hoặc người đại diện.

Xét nghiệm sơ bộ, về cơ bản, pháp luật SHTT Việt Nam cũng có nội dung tương tự như pháp luật NHCĐ bao gồm các xét nghiệm về tư cách chủ thể của người nộp đơn, mẫu nhãn hiệu, mầu sắc của nhãn hiệu, quyền ưu tiên nếu có, phân loại hàng hoá.

2.1.5.2. Công bố đơn


Không giống như thủ tục xử lý đơn theo pháp luật SHTT Việt Nam, sau khi hoàn tất hai thủ tục, đó là (i) xét nghiệm về mặt hình thức của đơn và (ii) xét nghiệm trên cơ sở tuyệt đối, đơn NHCĐ sẽ được công bố trên công báo của OHIM. Nội dung của một công bố đối với một đơn NHCĐ bao gồm tất cả các thông tin về: người nộp đơn, mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hoá hoặc dịch vụ xin đăng ký, ngày nộp đơn, số đơn, các thông tin về quyền ưu tiên và/hoặc quyền có trước (nếu có).

Mục đích của việc công bố đơn là để nhằm tạo cơ hội cho các bên có liên quan, đặc biệt là các chủ sở hữu nhãn hiệu đã được đăng ký trước, thực hiện thủ tục phản đối nhãn hiệu công bố, nếu như họ thấy rằng nhãn hiệu công bố là tương tự gây nhầm lẫn hoặc nếu được cấp có nguy cơ xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu đã có từ trước của họ. Như đã được trình bầy dưới đây, theo CTMR, OHIM sẽ không


tiến hành việc xét nghiệm nội dung của đơn trên cơ sở xét nghiệm tương đối để khẳng định xem nhãn hiệu yêu cầu đăng ký có tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu của nước thành viên hoặc NHCĐ đã được nộp hoặc đăng ký từ trước hay không. Thủ tục này chỉ được OHIM thực hiện theo yêu cầu của các bên liên quan bằng việc nộp yêu cầu phản đối thông qua việc theo dõi qua công báo của OHIM.

2.1.5.3. Xét nghiệm nội dung đơn


Bản chất của việc xét nghiệm nội dung của đơn là để xác định nhãn hiệu yêu cầu trong đơn có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ như một nhãn hiệu hay không? Chế độ xét nghiệm nhãn hiệu theo hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau là khác nhau. Việt Nam vừa áp dụng chế độ xét nghiệm bắt buộc (tự động) một cách triệt để vừa áp dụng chế độ xét nghiệm công bố. Ngược lại, hệ thống pháp luật EU áp dụng chế độ xét nghiệm công bố (xét nghiệm các phản đối của các bên có liên quan trên cơ sở từ chối tương đối) một cách triệt để kết hợp với chế độ xét nghiệm trên cơ sở tuyệt đối. Các chế độ xét nghiệm này được chúng tôi phân tích trong phần tiếp theo của luận văn.

Xét nghiệm tự động


Theo quy định của pháp luật Việt Nam về nhãn hiệu trước đây cũng như Luật SHTT hiện hành, việc xét nghiệm nội dung của đơn sẽ đương nhiên được tiến hành bởi Cục SHTT, mà không cần có bất cứ điều kiện nào như yêu cầu của người nộp đơn, yêu cầu phản đối của bên thứ ba. Chế độ xét nghiệm này, do đó, được gọi là “xét nghiệm tự động”. Xét về mặt pháp luật, quy định bên thứ ba có quyền nộp yêu cầu phản đối là mang tính quy định về quyền của bên thứ ba, chứ không mang tính chất là một điều kiện khi xét nghiệm nội dung của đơn: “Kể từ ngày đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó” [3, điều 112].


Tuy nhiên, trong quy định về xét nghiệm nội dung của đơn, Luật SHTT Việt Nam lại không hề có bất cứ quy định nào liên quan đến việc xét nghiệm yêu cầu phản đối của bên thứ ba. Do đó, điều này đã dẫn đến một bất cập đó là thiếu hẳn các quy định về trình tự và thủ tục xử lý các đơn phản đối của bên thứ ba. Và, như vậy, thực chất là không có cơ chế để bên thứ ba có thể bảo vệ quyền lợi của họ.

Theo Luật SHTT Việt Nam, yêu cầu đối với xét nghiệm nội dung là xét nghiệm các tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu được quy định tại các điều từ 72 đến 74 [3]. Theo đó, một nhãn hiệu được coi là đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ phải là dấu hiệu không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại, kiểu dáng của người khác đã được nộp với ngày ưu tiên sớm hơn, và đồng thời dấu hiệu đó phải không thuộc một trong các trường hợp loại trừ. Các quy định cụ thể về các trường hợp này sẽ được chúng tôi phân tích trong so sánh với các quy định về xét nghiệm của pháp luật EU như trình bày dưới đây.

Xét nghiệm trên cơ sở tuyệt đối


Xét nghiệm trên cơ sở tương đối là một đặc thù của pháp luật EU. Theo quy định, OHIM không tự động tiến hành xét nghiệm trên cơ sở tương đối, nhưng việc tiến hành xét nghiệm trên cơ sở tuyệt đối sẽ do chính OHIM thực hiện trước khi đơn được công bố. Xét nghiệm trên cơ sở tuyệt đối là xác định xem nhãn hiệu yêu cầu đăng ký có thuộc một trong các trường hợp bị coi là không có khả năng phân biệt theo quy định tại điều 7 của CTMR [22]. Các trường hợp bị từ chối trên cở sở tuyệt đối là các trường hợp NHCĐ, xét về bản chất, không đáp ứng tiêu chuẩn của một NHCĐ. Về vấn đề này, chúng tôi tập trung làm rõ các khả năng phân biệt của nhãn hiệu như quy định tại điều 7 của CTMR thông qua các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Nhãn hiệu là kết hợp của các dấu hiệu mang tính mô tả


Mặc dù cả pháp luật EU và pháp luật SHTT Việt Nam đều không bảo hộ đối với nhãn hiệu mang tính mô tả. Điều này được quy định tại điều 7(1)(c) của CTMR [22]: nhãn hiệu sẽ không được đăng ký nếu “nhãn hiệu chỉ gồm các dấu hiệu chỉ chất lượng, tính năng, giá trị sử dụng…của hàng hoá”, và được quy định tại điều

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/11/2022